Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 85/2008/QĐ-BNN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Nguyễn Việt Thắng
Ngày ban hành: 06/08/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 85/2008/QĐ-BNN

Hà Nội, ngày 06 tháng 8 năm 2008

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỐNG THUỶ SẢN

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Thuỷ sản số 17/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khoá 11;
Căn cứ Pháp lệnh giống vật nuôi số 16/2004/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24 tháng 3 năm 2004 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá 11;
Căn cứ Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nuôi trồng thuỷ sản,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này: Quy chế quản lý sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các Vụ, Cục, Thanh tra Bộ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Việt Thắng

QUY CHẾ

QUẢN LÝ SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỐNG THUỶ SẢN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 85/2008/QĐ-BNN ngày06 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Chương I.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng, phạm vi áp dụng

1. Quy chế này thống nhất quản lý đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản nuôi trồng.

2. Quy chế này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản trên lãnh thổ Việt Nam và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong quy chế này một số từ ngữ được hiểu như sau:

1. Giống thuỷ sản thương phẩm bao gồm giống động vật thuỷ sản, động vật lưỡng cư và giống thực vật thuỷ sản được sử dụng để nuôi trồng.

2. Sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản là các hoạt động nhân giống, ương nuôi, thuần dưỡng, vận chuyển, dịch vụ giống thuỷ sản thương phẩm.

Chương II.

QUẢN LÝ SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỐNG THUỶ SẢN

Điều 3. Điều kiện sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản

Tổ chức, cá nhân khi sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản, cụ thể như sau:

1. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về giống thuỷ sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp (trừ trường hợp hộ gia đình ương nuôi, thuần dưỡng, làm dịch vụ giống thuỷ sản quy mô nhỏ, có thu nhập thấp thì không phải đăng ký kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 02/4/2004 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh và Khoản 3 Điều 2 của Nghị định 59/2005/NĐ-CP).

2. Địa điểm xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản phải theo quy hoạch của địa phương.

3. Quy mô và cơ sở vật chất kỹ thuật, các trang thiết bị kỹ thuật, hệ thống cấp và thoát nước, xử lý nước thải, phương tiện vận chuyển, lưu giữ của cơ sở phải đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh từng đối tượng và phẩm cấp giống thuỷ sản theo các Tiêu chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn ngành đã quy định; phải đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y thuỷ sản được cơ quan có thẩm quyền ở địa phương chứng nhận và phải đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trường sinh thái theo quy định của pháp luật.

4. Có hồ sơ theo dõi quá trình sản xuất, kinh doanh giống:

Đối với cơ sở sinh sản nhân tạo cá giống phải có hồ sơ theo dõi lý lịch các cá thể trong đàn cá bố mẹ. Mỗi cá thể phải được đánh dấu bằng các cách như gắn chip, đeo số, cắt dấu trên vây, đánh số trên đầu,… có sổ ghi nguồn gốc đảm bảo chất lượng dòng thuần, thời gian tuyển chọn, trọng lượng, các đặc điểm, số lần tham gia sinh sản, kết quả đẻ trứng; chế độ nuôi vỗ (thức ăn và cách cho ăn, chế độ kích thích nước, khả năng phát dục qua các lần kiểm tra); kết quả sản xuất từng lô giống (số cá thể tham gia, trọng lượng, việc sử dụng kích dục tố, điều kiện môi trường khi cho đẻ, kết quả số lượng trứng và số lượng cá bột của mỗi lứa đẻ...).

Đối với cơ sở sinh sản nhân tạo tôm giống phải có hồ sơ theo dõi đàn tôm bố mẹ, xuất xứ rõ ràng, nhật ký chế độ chăm sóc và sử dụng thức ăn, tình hình sức khoẻ và kiểm tra bệnh, sự phát dục trong quá trình nuôi dưỡng, điều kiện môi trường, kết quả cho đẻ từng lô.

Đối với cơ sở ương, dưỡng giống phải có ao, bể cách ly giống mới nhập về và nuôi cách ly 1-2 ngày để theo dõi bệnh và sức khoẻ đàn giống đảm bảo không nhiễm bệnh trước khi đưa vào ương nuôi; có nhật ký theo dõi quá trình ương nuôi từng lô (thời gian ương, số lượng, chế độ chăm sóc, sử dụng thức ăn, tình hình phát triển, diễn biến thời tiết, các biểu hiện của giống ương, kiểm tra bệnh định kỳ, kết quả ương nuôi).

5. Cơ sở sản xuất, kinh doanh đàn giống bố mẹ, giống thương phẩm phải có nhân viên kỹ thuật có chứng chỉ đã được đào tạo về kỹ thuật sản xuất giống thuỷ sản hoặc nuôi trồng thuỷ sản;

6. Cơ sở sản xuất, kinh doanh đàn giống thuần chủng, đàn giống cụ kỵ, đàn giống ông bà phải có nhân viên kỹ thuật có văn bằng chứng nhận trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành nuôi trồng thuỷ sản hoặc ngành sinh học.

7. Cơ sở nhập khẩu giống thuỷ sản để kinh doanh phải có khu nuôi cách ly để theo dõi tình hình sức khoẻ, dịch bệnh và có chứng nhận cơ sở đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y thuỷ sản.

Điều 4. Thực hiện quy trình kỹ thuật bắt buộc áp dụng

Tổ chức, cá nhân kinh doanh giống thuỷ sản phải thực hiện quy trình kỹ thuật và đảm bảo vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường nước theo quy định tại Thông tư 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thuỷ sản hướng dẫn thực hiện Nghị định 59/2005/NĐ-CP và Quyết định số 21/2006/QĐ-BTS ngày 01/12/2006 của Bộ Thuỷ sản nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn v/v ban hành Danh mục giống thuỷ sản phải áp dụng tiêu chuẩn ngành.

Đối với giống khai thác tự nhiên phải qua ương dưỡng, thuần hoá đạt kích cỡ thích hợp theo tiêu chuẩn ngành mới được đưa ra thị trường.

Việc sử dụng các loại thức ăn, thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất trong sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 5. Sử dụng đàn giống bố mẹ để sản xuất giống thương phẩm

1. Cơ sở thực hiện sinh sản nhân tạo giống cá tra, sản xuất rô phi đơn tính phải sử dụng đàn bố mẹ đảm bảo chất lượng theo Tiêu chuẩn ngành, có chứng nhận xuất xứ dòng thuần được tiếp nhận từ các Trung tâm giống thuỷ sản (của Viện nghiên cứu hoặc của tỉnh) hoặc từ cơ sở có đăng ký kinh doanh đàn giống thuần chủng, đàn giống ông bà, đàn giống bố mẹ; mỗi cá thể sử dụng cho sinh sản không quá 2 lần trong một năm đối với cá tra và không quá 5 lần đối với cá rô phi.

2. Cơ sở thực hiện sinh sản nhân tạo tôm sú chỉ sử dụng đàn tôm bố mẹ cho sinh sản nhân tạo không quá 3 lần/cá thể; nếu đàn tôm bố mẹ thu gom từ khai thác tự nhiên phải có chứng nhận kiểm dịch; trường hợp sử dụng đàn bố mẹ nhập khẩu phải có chứng nhận nguồn gốc, có chứng nhận kiểm dịch.

3. Cơ sở thực hiện sinh sản nhân tạo tôm chân trắng phải sử dụng đàn bố mẹ có chứng nhận dòng sạch bệnh (dòng SPF – Specific Pathogen Free) hoặc dòng kháng bệnh (dòng SPR – Specific Pathogen Resistant) và có chứng nhận kiểm dịch và tuân thủ các quy định về quy mô, nơi sản xuất, kiểm dịch giống khi xuất trại theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 6. Công bố chất lượng giống thuỷ sản

1. Mỗi lô giống thuỷ sản thương phẩm thuộc các đối tượng nuôi chủ lực dưới đây khi đưa ra thị trường bắt buộc phải thực hiện công bố chất lượng:

a) Giáp xác nuôi nước lợ - mặn: tôm sú (Penaeus momodon), tôm chân trắng (Penaeus vannamei);

b) Cá biển: cá chẽm (Lates calcarifer), các loài cá song (Epinephelus sp), cá giò (Rachycentron canadum);

c) Nhuyễn thể: nghêu Bến Tre (Meretrix meretrix);

d) Thuỷ sản nuôi nước ngọt: cá tra (Pangasius hypophythalmus), cá basa (Pangasius bocourti), rô phi vằn (Oreochromis niloticus), tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii).

2. Các đối tượng giống thuỷ sản khác khi đưa ra thị trường được khuyến khích thực hiện công bố chất lượng.

3. Nội dung công bố chất lượng giống thuỷ sản được thực hiện theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BNN ngày 19/01/2007 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn V/v ban hành ''Quy định về công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hoá đặc thù chuyên ngành nông nghiệp'', cụ thể như sau:

a) Tiêu chuẩn chất lượng giống thuỷ sản được công bố bao gồm: Tiêu chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn Ngành đã ban hành trước ngày 31/12/2006, Tiêu chuẩn quốc tế hoặc khu vực, Tiêu chuẩn nước ngoài được cơ sở áp dụng đối với sản xuất giống của mình, Tiêu chuẩn cơ sở do cơ sở tự xây dựng.

b) Tổ chức, cá nhân công bố chất lượng giống thủy sản phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

c) Hồ sơ công bố chất lượng lập thành 2 bộ, mỗi bộ gồm:

- Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng giống thuỷ sản.

- Tiêu chuẩn chất lượng giống công bố kèm theo quyết định ban hành (bản sao được chứng thực từ bản chính).

Trường hợp công bố theo tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành đã ban hành trước ngày 31/12/2006 thì không cần kèm theo tiêu chuẩn.

Trường hợp công bố theo tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn nước ngoài phải kèm theo tiêu chuẩn và quyết định ban hành (bản chính hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính).

- Nhãn hàng hóa kèm theo (bản chính).

d) Trình tự thực hiện công bố chất lượng:

- Cơ sở kinh doanh giống thuỷ sản nộp hồ sơ công bố chất lượng giống cho Chi cục Thuỷ sản hoặc Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản (gọi chung là Chi cục Thuỷ sản) thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận;

- Chi cục Thuỷ sản tiếp nhận hồ sơ, viết biên nhận; trong thời gian 5 ngày làm việc Chi cục Thuỷ sản kiểm tra tính phù hợp của tiêu chuẩn, hướng dẫn bổ sung những phần còn thiếu, khi hồ sơ hợp lệ trong thời gian 10 ngày làm việc Chi cục xác nhận công bố chất lượng giống thủy sản (Mẫu bản công bố tiêu chuẩn chất lượng theo Phụ lục 1; Mẫu bản tiếp nhận công bố tiêu chuẩn theo Phụ lục 2).

- Khi cơ sở thay đổi các chỉ tiêu chất lượng giống thuỷ sản phải làm thủ tục công bố lại chất lượng giống;

- Cơ sở không phải nộp lệ phí cho việc công bố tiêu chuẩn.

Điều 7. Ghi nhãn hàng hoá

Các đối tượng giống thuỷ sản được nêu tại khoản 1 thuộc Điều 6 của quy chế này khi lưu thông bắt buộc phải ghi nhãn hàng hoá.

Nội dung ghi nhãn cho các lô giống thuỷ sản thực hiện theo Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về Nhãn hàng hoá và Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN ngày 06/4/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP về Nhãn hàng hoá, phải đủ các nội dung sau:

1. Tên đối tượng giống thuỷ sản (kèm tên khoa học);

2. Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về giống thuỷ sản;

3. Xuất xứ giống (đối với giống sản xuất tại Việt Nam để lưu thông trong nước, đã ghi địa chỉ của nơi sản xuất ra giống đó thì không bắt buộc phải ghi xuất xứ giống);

4. Định lượng (số lượng giống);

5. Số ngày tuổi, hoặc kích cỡ chiều dài con giống, nếu là giống bố mẹ thì ghi rõ khối lượng, giai đoạn phát dục;

6. Ngày sản xuất (ngày xuất xưởng hoặc ngày xuất bán);

7. Hạn sử dụng;

8. Hướng dẫn sử dụng, vận chuyển, hướng dẫn bảo quản.

Điều 8. Đối tượng và loại bệnh bắt buộc phải kiểm dịch giống

1. Giống tôm sú, giống tôm thẻ chân trắng khi đưa ra thị trường bắt buộc phải kiểm dịch không có mầm các loại bệnh nguy hiểm sau đây: bệnh đốm trắng (WSSV), bệnh đầu vàng (YHV), bệnh MBV, bệnh tauza.

2. Giống cá tra khi đưa ra thị trường bắt buộc phải kiểm dịch không nhiễm mầm bệnh nguy hiểm là bệnh gan thận mủ và trắng mang gây chết cá hàng loạt do vi khuẩn edwardsiella tarda.

3. Giống tôm hùm khi đưa ra thị trường bắt buộc phải kiểm dịch bệnh đen mang, bệnh đỏ thân, triệu chứng bệnh tôm sữa.

4. Các đối tượng giống thuỷ sản thương phẩm khác được nêu trong khoản 1 Điều 6 của quy chế này khi đưa ra thị trường phải được kiểm dịch theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có phiếu kiểm dịch của cơ quan thú y có thẩm quyền ở nơi sản xuất.

5. Tất cả các loài thuỷ sản sống nhập khẩu (kể cả làm thực phẩm) đều phải kiểm dịch bắt buộc.

Điều 9. Thực hiện kiểm dịch và xử lý khi phát hiện bệnh

1. Việc kiểm dịch giống thuỷ sản do cơ quan thú y thực hiện theo Quy định được ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 08/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Ban hành Quy định về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y.

2. Nội dung kiểm dịch giống thuỷ sản theo quy định của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh thú y và các quy định khác của pháp luật hiện hành.

a) Yêu cầu quản lý kiểm dịch đối với các đối tượng giống thuỷ sản được nêu tại khoản 1 Điều 6 của quy chế này được quy định như sau:

- Trước khi đ­ưa ra khỏi trại sản xuất giống, cơ sở phải khai báo và gửi hồ sơ kiểm dịch theo mẫu đến cơ quan quản lý thú y ở địa phương để kiểm dịch và cấp phiếu kiểm dịch cho lô giống đó; giống lưu thông không có phiếu kiểm dịch buộc phải tiêu huỷ.

- Khi kiểm dịch phát hiện lô giống có tỷ lệ cảm nhiễm bệnh vượt mức cho phép theo quy định đối với từng loại bệnh thì cơ quan kiểm dịch yêu cầu và hướng dẫn chủ cơ sở thực hiện tiêu huỷ ngay toàn bộ lô giống đó, khử trùng cơ sở sản xuất.

- Trường hợp người mua giống tự đến cơ sở lấy mẫu để kiểm tra bệnh trước khi mua thông qua các tổ chức, cá nhân đủ năng lực kiểm tra bệnh bằng phương pháp tiên tiến (PCR,...) có kết quả lô giống đó bị nhiễm các bệnh được nêu trong khoản 1 và khoản 2 của Điều 8 quy chế này và thông báo lại thì cơ sở không được bán lô giống đã nhiễm bệnh đó, phải báo ngay cho cơ quan quản lý thú y địa phương hướng dẫn tiêu huỷ toàn bộ và thực hiện khử trùng làm sạch khu vực trước khi tiếp tục sản xuất lô mới.

b) Đối với tất cả các loại giống thuỷ sản nhập khẩu phải làm thủ tục kiểm dịch qua cửa khẩu, phải nuôi cách ly trong một thời gian từ 1-2 ngày trở lên để theo dõi tình trạng sức khoẻ và sự thích ứng với môi trường, sau khi đã có xác nhận của cơ quan kiểm dịch giống không bị nhiễm bệnh thì mới được đưa vào sản xuất.

Điều 10. Xuất, nhập khẩu giống thuỷ sản

Việc xuất khẩu, nhập khẩu giống thuỷ sản được thực hiện theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTS ngày 08/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành Quy chế quản lý nhập khẩu, xuất khẩu hàng hoá chuyên ngành thuỷ sản.

Đối với các trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu giống thuỷ sản phải xin phép (những đối tượng chưa có trong Danh mục các giống thuỷ sản được phép nhập khẩu thông thường, kể cả thuỷ sản còn sống để làm thực phẩm), tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ xin cấp phép về Cục Nuôi trồng thuỷ sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thẩm định hồ sơ và cấp phép.

- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, Cục Nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thông báo kết quả cho cơ sở xin nhập khẩu, xuất khẩu, nêu rõ lý do, yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đạt yêu cầu.

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Nuôi trồng thuỷ sản cấp giấy phép nhập khẩu hoặc giấy phép xuất khẩu.

Điều 11. Thu và sử dụng phí, lệ phí

Các hoạt động quản lý nhà nước về giống thuỷ sản và dịch vụ kiểm nghiệm chất lượng, kiểm dịch giống thuỷ sản được thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật hiện hành; mức thu nộp được áp dụng theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTC ngày 04/04/2006 của Bộ Tài chính v/v quy định chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thú y thuỷ sản.

Chương III.

THANH TRA, KIỂM TRA VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Điều 12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát sản xuất giống thuỷ sản

1. Mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh giống thuỷ sản trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu sự thanh tra, kiểm tra và giám sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sở tại.

2. Cục Nuôi trồng thuỷ sản tổ chức chỉ đạo thống nhất công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc và các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy chế quản lý giống thuỷ sản; trực tiếp kiểm tra hoạt động của các cơ sở giống thuỷ sản thuộc trung ương và các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam; trực tiếp kiểm tra hoặc phối hợp với các cơ quan nhà nước liên quan để thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh giống thuỷ sản ở các địa phương.

3. Cục Nuôi trồng thuỷ sản hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất khi cần thiết.

Điều 13. Nội dung thanh tra, kiểm tra kinh doanh giống thuỷ sản

1. Thanh tra, kiểm tra những nội dung được cấp phép trong đăng ký sản xuất, kinh doanh với hoạt động thực tế mà tổ chức, cá nhân đó đang tiến hành, bao gồm:

a) Điều kiện của cơ sở sản xuất, kinh doanh giống;

b) Thực hiện quy trình kỹ thuật bắt buộc áp dụng

c) Nguồn giống bố mẹ được dùng để sinh sản nhân tạo;

d) Sử dụng đàn giống bố mẹ để sản xuất giống thương phẩm;

e) Phương pháp sản xuất giống;

f) Chất lượng giống được sản xuất;

g) Lịch trình và thời vụ sản xuất;

h) Phương thức và thiết bị vận chuyển giống;

i) Nhãn mác giống, mã số nguồn giống hoặc tài liệu giới thiệu giống được công bố;

k) Việc chấp hành các quy định về vệ sinh thú y, môi trường, kiểm dịch;

2. Ngoài các nội dung nói trên, còn kiểm tra các nội dung khác có liên quan với sản xuất giống khi có khiếu kiện của khách hàng.

Chương IV.

KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ CÁO

Điều 14. Khen thưởng và xử lý vi phạm:

1. Các tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản sẽ được khen thưởng theo quy định hiện hành.

2. Khi thanh tra, kiểm tra nếu phát hiện những vi phạm cơ sở kinh doanh giống thuỷ sản sẽ xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành; mọi chi phí cho quá trình xử lý chủ hàng phải chịu trách nhiệm.

3. Đối với tổ chức, cá nhân thuộc cơ quan quản lý nhà nước vi phạm các quy định của pháp luật trong quản lý giống thuỷ sản, gây thiệt hại cho sản xuất thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo các quy định của pháp luật hiện hành.

4. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý và trong sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản theo quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chương V.

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Điều 15. Phân cấp quản lý:

1. Cục Nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm:

a) Thực hiện quản lý nhà nước hoạt động sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản trên phạm vi cả nước.

b) Thẩm định hồ sơ, cấp phép nhập khẩu giống thuỷ sản mới để sản xuất, kinh doanh hoặc khảo nghiệm, thử nghiệm thay cho Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản (NAFIQAVED) trước đây.

c) Tổ chức kiểm tra, thanh tra, đánh giá việc thực hiện quy định quản lý đối với các khu sản xuất giống thuỷ sản tập trung.

d) Tổ chức kiểm tra và cấp chứng nhận cơ sở đảm bảo điều kiện sản xuất kinh doanh giống thuỷ sản.

e) Phối hợp với Cục Thú y trong việc chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trong sản xuất kinh doanh giống thuỷ sản, kiểm tra và xác nhận cơ sở đảm bảo vệ sinh thuý y thuỷ sản, kiểm dịch giống thuỷ sản.

f) Phối hợp với Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Cục quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản, các Cục, Vụ, Viện nghiên cứu trong ngành và các cơ quan nhà nước liên quan trong việc hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản bảo đảm các quy định.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

a) Thực hiện quản lý nhà nước về sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản trên phạm vi tỉnh, thành phố;

b) Cấp chứng nhận cho các cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản theo quy định;

c) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy định quản lý đối với các cơ sở giống thuỷ sản trên địa bàn tỉnh, thành phố quản lý;

d) Định kỳ báo cáo với Cục Nuôi trồng thuỷ sản về công tác quản lý giống thuỷ sản trên địa bàn tỉnh, thành phố mỗi năm 2 lần vào tháng 4 và 11.

3. Cục Thú y có trách nhiệm kiểm tra vệ sinh thú y cơ sở sản xuất giống thuỷ sản và cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y, tổ chức thực hiện kiểm dịch giống thuỷ sản, phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh giống thuỷ sản vi phạm về thú ý thuỷ sản.

4. Cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp cấp huyện có trách nhiệm:

a) Quản lý nhà nước đối với sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản trên địa bàn đảm bảo các quy định của Điều 11 quy chế này.

b) Phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức, hướng dẫn sản xuất theo mùa vụ và những quy định quản lý cộng đồng của địa phương, khi phát hiện có dịch bệnh phải xử lý ngay theo đúng sự hướng dẫn về phòng trừ dịch bệnh của cơ quan thú y thuỷ sản.

Chương VI.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16. Cục trưởng Cục Nuôi trồng thuỷ sản, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Quy định này.

Trong quá trình thực hiện Quy chế, nếu có vướng mắc phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, giải quyết./.

PHỤ LỤC 1

MẪU BẢN CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 85/2008/QĐ-BNN ngày 06/8/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG GIỐNG THUỶ SẢN

Số …………..

Doanh nghiệp: (Tên doanh nghiệp) ...............................…………….........................

Địa chỉ : …..…………………………………………………………............................

Điện thoại: .………………………………………………………….............................…

Fax: …………………………………………………..………............….................……..

E-mail: ..…………………………………………………………….............................…

CÔNG BỐ

Tiêu chuẩn (số hiệu và tên tiêu chuẩn) ………………......................………………….

……………………………………………………………………………......................…..

Áp dụng cho sản phẩm, hàng hóa (Tên, kiểu, loại, mã số hàng hóa) ……………….

…………………………………………………………………………………………..........

…………………………………………………………………………………………………

Doanh nghiệp cam kết sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa theo đúng tiêu chuẩn công bố nêu trên.

…….., ngày….tháng…..năm……….

Đại diện doanh nghiệp

(tên, chức vụ)

PHỤ LỤC 2

MẪU BẢN TIẾP NHẬN CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 85/2008/QĐ-BNN ngày 06/8/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Sở Nông nghiệp và PTNT
(tỉnh/ thành phố)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------

Số:………

………., ngày……tháng…….năm …..

BẢN TIẾP NHẬN CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN

Sở Nông nghiệp và PTNT (tỉnh/ thành phố) xác nhận đã tiếp nhận Bản công bố tiêu chuẩn của:

(tên doanh nghiệp) …………………………………………………………………….……..

(địa chỉ) ……………………………………………………………………………………......

Cho (sản phảm, hàng hóa): ………..………………………………………………………..

Số, ký hiệu tiêu chuẩn tương ứng: ………………………………………………………….

Bản tiếp nhận này chỉ ghi nhận sự công bố tiêu chuẩn sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp, không có giá trị chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn.

Nơi nhận:

- Doanh nghiệp;

- Lưu hồ sơ

…….., ngày….tháng…..năm……….

GIÁM ĐỐC SỞ

(ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 3

MẪU ĐƠN XIN XUẤT (NHẬP) KHẨU GIỐNG THUỶ SẢN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 85/2008/QĐ-BNN ngày 06/8/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------

(Địa danh), ngày tháng năm 200

ĐƠN XIN XUẤT/(NHẬP) KHẨU GIỐNG THUỶ SẢN

Kính gửi: Cục Nuôi trồng thuỷ sản.

- Căn cứ (ghi đầy đủ tên Điều ước quốc tế mà Việt nam đã ký kết hoặc gia nhập)

- Căn cứ vào Quy chế quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá chuyên ngành thuỷ sản Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTS ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản;

Tên đơn vị đề nghị xuất khẩu:

Địa chỉ:

Tel: Fax:

Đề nghị Quý Cục xét duyệt và cấp phép xuất (nhập) khẩu:

1. Tên thương mại/tên khoa học loài thủy sản xin cấp phép xuất khẩu:

2. Tên cơ sở sản xuất:

3. Địa điểm sản xuất:

4. Tên, địa chỉ đơn vị nhập/(xuất) khẩu, nước nhập/(xuất) khẩu:

5. Mục đích nhập/(xuất) khẩu giống:

6. Số lượng dự kiến xuất/(nhập) khẩu:

7. Thời gian dự kiến xuất/(nhập) khẩu:

8. Địa điểm dự kiến xuất khẩu:

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký tên, đóng dấu)

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence- Freedom- Happiness
---------

No. 85/2005/QD-BNN

Hanoi, August 6, 2008

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON MANAGEMENT OF AQUATIC BREED PRODUCTION AND TRADING

THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

Pursuant to the Governments Decree No. 01/2008/ND-CP dated January 3, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
Pursuant to the XIth National Assembly's Fisheries Law No. 17/2003/QH11 dated November 26, 2003;
Pursuant to the XIth National Assembly Standing Committees March 24, 2004 Ordinances No. 16/PL-UBTVQH11, on Animal Breeds, and No. 15/PL-UBN'QH11, on Plant Varieties;
Pursuant to the Governments Decree No. 59/2005/ND-CP dated May 4, 2005, on conditions on a number of fisheries production and business lines;
At the proposal of the Director of the Aquaculture Department,

DECIDES:

Article 1. - To promulgate together with this Decision the Regulation on management of aquatic breed production and trading.

Article 2. - This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

Article 3. - The director of the Office, heads of Departments, Bureaus and the Inspectorate of the Ministry, directors of provincial/municipal Agriculture and Rural Development Services, and heads of concerned agencies shall implement this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

FOR THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
VICE MINISTER




Nguyen Viet Thang

 

REGULATION

ON MANAGEMENT OF AQUATIC BREED PRODUCTION TRADING
(Promulgated together with the Agriculture and Rural Development Ministers Decision No. 85/2008/QD-BNN dated August 6, 2008)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. - Scope of regulation and- subjects of application

1. This Regulation provides for uniform management of the production and trading of aquatic breeds for rearing.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2. - Interpretation of terms

In this Regulation, the terms below are construed as follows:

1. Commercial aquatic breed comprise aquatic animal breeds, amphibian breeds and aquatic plant varieties for rearing.

2. Aquatic breed production and trading covers activities of propagating, rearing, domesticating, transporting and providing services on, commercial aquatic breeds.

Chapter II

MANAGEMENT OF AQUATIC BREED PRODUCTION AND TRADING

Article 3. - Conditions on aquatic breed production and trading

Aquatic breed producers and traders must satisfy the conditions specified in Article 11 of the Government's Decree No. 59/2005/ND-CP dated May 4, 2005, on conditions on a number of fisheries production and business lines, specifically as follows:

1. To possess an aquatic breed business registration certificate granted by a competent state management agency (except for low-income households rearing, domesticating and providing services on animal breeds on a small scale under Clause 2, Article 24 of the Government Decree No.109/2004/ND-CP dated April 2, 2004, on business registration, and Clause 3, Article 2 of Decree No. 59/2005/ND-CP).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The establishment's size and its material and technical foundations, technical equipment, systems of water supply and drainage and wastewater treatment, means of transport, and storage facilities must meet production and trading requirements for each group and grade of aquatic breeds according to Vietnam standards and branch standards; the establishment must be certified by a competent local agency as meeting aquatic veterinary hygiene requirements and satisfy eco-environment protection requirements according to law.

4. To keep records on breed production and trading:

A breed fish artificial reproduction establishment must keep records on individual fish in the parent fish flock and must mark each fish by sticking a chip or a number to it, placing a mark on its fin or number on its head. The establishment must keep books recording the purebred origin of the fish, time of selection, weights, characteristics, times of reproduction, spawning results; rearing methods (feed and way of feeding, water stimulus method, sexual maturity in each examination); production results of each batch of breeds (number of participating fish, their weights, use of gonadotrophic hormones, breeding environment conditions, quantity of spawn and fries of each breeding).

A breed prawn artificial reproduction establishment must keep records on the parent prawn flock, their origins and dairies on methods of caring and feed use, the fish's health status and examination of diseases, sexual maturity throughout the rearing, environment conditions and reproduction results of each batch.

A breed rearing establishment must have ponds or tanks to separate newly received breeds for 1- 2 days to examine their diseases and health to ensure they are disease-free before rearing; and keep dairies recording the rearing of each batch (time of rearing, quantity, methods of caring and feed use, development status, weather conditions, signs of reared breeds, regular examination of diseases and rearing results).

5. An establishment producing and trading in parent breeds and commercial breeds must have technicians possessing certificates of aquatic breed production or aquaculture techniques;

6. An establishment producing and trading in purebred breeds, grandparent and great-grandparent breeds must have technicians holding a university or higher degree on aquaculture or biology.

7. An establishment importing aquatic breeds for trading must have isolated rearing zones to monitor the breeds' health status and epidemics and possess a certificate of aquatic veterinary hygiene.

Article 4. - Compulsory technical processes

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Natural breeds may only be sold on the market after being cultured and domesticated to reach the sizes set by branch standards.

The use of feed, veterinary medicines, biological preparations, microorganisms and chemicals in aquatic breed production and trading complies with current law.

Article 5. - Use of parent breeds for commercial breed production

1. Establishments artificially reproducing tra catfish breeds and producing unisexual tilapia must use parent breed flocks satisfying branch standards on quality, possess a certificate of purebred origin received from aquatic breed centers (of research institutes or provinces) or establishments having a business registration certificate of purebred breeds, grandparent and parent breeds; and may use each individual tra catfish for reproduction for no more than 2 times a year and each individual tilapia, for no more than 5 times.

2. Black tiger prawn (Penaeus momodon) artificial reproduction establishments may only use parent flocks for artificial reproduction for no more than 3 times/prawn; and must produce a quarantine certificate for natural parent breeds; and a certificate of origin and quarantine certificate for imported parent breeds.

3. White leg shrimp (Penaeus vannamei) artificial reproduction establishments must use parent flocks having a Specific Pathogen Free (SPF) or Specific Pathogen Resistant (SPR) certificate and a quarantine certificate, and comply with the Agriculture and Rural Development Ministry's regulations on size, production site and breed quarantine.

Article 6. - Aquatic breed quality announcement

1. Every batch of commercial aquatic breeds of the major groups below is subject to quality announcement before sale:

a/ Crustacean cultured in brackish or sea water: Black tiger prawn (Penaeus momodon) and white leg shrimp (Penaeus vannamei);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Mollusk: Asiastic hard clam (Meretrix meretrix);

d/ Freshwater aquatic products: tra catfish (Pangasisus hypophythalmu), basa catfish (Pangasisus bocourti), Nile tilapia (Oreochromis niloticus) and giant river prawn (Macrobrachium rosenbergii).

2. To encourage the quality announcement of other aquatic breeds before sale.

3. Contents of aquatic breed quality announcement comply with the Agriculture and Rural Development Ministrys Decision No. 03/2007/QD-BNN dated January 19, 2007, promulgating the Regulation on quality a announcement for agricultural products and commodities, specifically as follows:

a/ Aquatic breed quality standards to be announced include Vietnam standards, branch standards promulgated before December 31, 2006, international or regional standards, foreign standards applicable to establishments' breed production and establishments' own standards.

b/ Organizations and individuals announcing aquatic breed quality must possess a business registration certificate.

c/ A quality announcement dossier shall be made in two sets, each comprising:

- A statement on aquatic breed quality standards.

- Aquatic breed quality standards to be announced, enclosed with the promulgation decision (certified true copy of the original).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Attachment of the standards to the promulgation decision (the original or certified true copy) is required for the announcement of establishment standards or foreign standards.

- Goods label (the original).

d/ Quality announcement order:

- An aquatic breed trading establishment shall submit its breed quality announcement dossier to the Fisheries or Aquaculture Sub-Department (collectively referred to as Fisheries Sub-Department) under the Agriculture and Rural Development Service of the locality where the establishment is headquartered for comparison and grant of a receipt slip;

The Fisheries Sub-Department shall receive the dossier and issue a receipt slip; within 5 working days, it shall evaluate the standards and guide the establishment in supplementing incomplete dossiers. When the dossier is valid, within 10 working days, the Sub-Department shall certify the aquatic breed quality announcement (quality standard announcement form in Appendix 1 and receipt slip form in Appendix 2 to this Decision, not printed herein).

When changing its aquatic breeds quality norms, the establishment shall carry out breed quality announcement procedures again;

- The establishment is not required to pay fees for its standard announcement.

Article 7. - Goods labeling

The aquatic breeds specified in Clause 1, Article 6 of this Regulation must be labeled upon circulation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Name of the aquatic breed (and its scientific name);

2. Name and address of the organization or individual responsible for the aquatic breed;

3. Origin of the breed (not required for domestically produced breeds for domestic circulation which already have the producer's address);

4. Quantity of the breed;

5. Days of age or length of the breed, or its weight, and sexual maturation stage, for parent breeds;

6. Date of production (date of ex-works or date of delivery for sale);

7. Expiry date;

8. Instructions for use, transportation and preservation.

Article 8. - Breeds and diseases subject to quarantine

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Before sale, tra catfish breeds must be quarantined to be free from ulcer hepatopancreas and white gills diseases caused by edwardsiella tarda virus, resulting in mass death of fish.

3. Before sale, lobster breeds must be quarantined for black gills and red tail (gaffkemia) diseases and a shrimp disease caused by rickettsia-like bacteria.

4. Before sale, other commercial aquatic breeds specified in Clause 1, Article 6 of this Regulation must be quarantined according to the Agriculture and Rural Development Ministry's regulations and have a quarantine slip issued by a competent animal health agency of the locality where they are produced.

5. All imported living aquatic species (including those for food) are subject to compulsory quarantine.

Article 9. - Quarantine and handling upon detection of diseases

l. Quarantine of aquatic breeds shall be conducted by animal health agencies according to the Regulation on order of and procedures for animal and animal product quarantine and veterinary hygiene examination, promulgated together with the Agriculture and Rural Development Minister's Decision No. 15/2006/QD-BNN dated March 8, 2006.

2. Contents of aquatic breeds quarantine comply with the Government's Decree No. 33/2005/ND-CP dated March 15, 2005, detailing the implementation of a number of articles of the Animal Health Ordinance, and other current provisions of law.

a/ Requirements on quarantine of the aquatic breeds specified in Clause 1, Article 6 of this Regulation are prescribed below:

- Before dispatching a batch of breeds from a breed farm, the establishment shall make declaration and submit a quarantined dossier, made according to a set form, to the local animal health management agency for quarantine and grant of a quarantine slip for that batch; breeds circulated without a quarantine slip are subject to culling.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- When a breed buyer takes sample breeds from a production establishment for pre-procurement disease testing with advanced methods (PCR) by a technically viable organization or individual and testing results show that the breeds are infected with any disease specified in Clauses 1 and 2, Article 8 of this Regulation, and inform establishment thereof, the establishment may not sell the batch of infected breeds and shall promptly report to the local animal health management agency for guidance on culling and disinfection before producing anew batch.

b/ All imported aquatic breeds ale subject to border-gate quarantine procedures and must be reared separately for 1-2 or more days to monitor their health status and adaptation to the environment and may only be put into production after being certified as disease-free by a quarantine agency.

Article 10. - Export and import of aquatic breeds

The export and import of aquatic breeds comply with the Fisheries (now Agriculture and Rural Development) Ministers Decision No. 15/2006/QD-BTS dated September 8, 2006, promulgating the Regulation on management of import and export of fisheries commodities.

For aquatic breeds subject to import or export licensing (those not on the list of aquatic breeds permitted for import, including living species for food), importers or exporters shall submit a permit application dossier to the Ministry of agriculture and Rural Developments Aquaculture Department for dossier appraisal and licensing.

- Within 5 working days, the Aquaculture Department shall evaluate the application dossier and notify the applicant of the results, clearly stating the reason and requesting supplements if the dossier fails to meet requirements.

- Within 10 working days from the date of receiving a valid dossier, the Aquaculture Department shall grant an import permit or export permit.

Article 11. - Collection and use of fees and charges

Fees and charges for the state management of aquatic breeds and aquatic breed quality assessment and quarantine services may be collected according to current law and at the rates specified in the finance Ministrys Decision No. 22/2006/QD-BTC dated April 4, 2006, on the regime for collection, management and use of fees and charges for management of aquatic veterinary hygiene, safety and quality.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



INSPECTION, EXAMINATION AND DISPUTE SETTLEMENT

Article 12. - Inspection, examination and supervision of aquatic breed production

l. All aquatic breed traders in provinces and centrally run cities are subject to the inspection, examination and supervision by respective local Agriculture and Rural Development Services.

2. The Aquaculture Department shall organize and uniformly direct the inspection and examination of the observance of law in aquatic breed production and trading activities; examine its attached units and provincial/municipal Agriculture and Rural Development Services in performing their tasks related to the regulation on aquatic breed management; directly examine activities of centrally managed aquatic breed establishments and foreign-owned breed production and trading establishments in Vietnam; directly examine, or coordinate with concerned state agencies in inspecting and examining, aquatic breed production and trading activities in localities.

3. The Aquaculture Department or provincial/municipal Agriculture and Rural Development Services shall conduct regular or irregular inspection or examination when necessary.

Article 13. - Contents of inspection and examination of aquatic breed trading.

l. To inspect and examine actual activities of organizations and individuals against the contents of their production and business registration certificates, including:

a/ Conditions of the breed production and trading establishment;

b/ Observance of the compulsory technical process;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Use of parent breed flocks for production of commercial breeds;

e/ Breed production methods;

f/ Quality of produced breeds;

g/ Production schedules and crops;

h/ Modes and equipment for breed transportation;

i/ Labels of breeds, codes of breed sources or published documents on breeds;

j/ Observance of veterinary hygiene, environment and quarantine regulations.

2. In addition to the above contents, to examine other contents related to breed production upon customer complaints.

Chapter IV

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 14. - Commendation, and handling of violations

1. Organizations and individuals recording achievements in aquatic breed production and trading may be commended according to current regulations.

2. Aquatic breed trading establishments violations detected through inspection or examination shall be handled according to current law; goods owners shall cover all expenses incurred in the course of handling.

3. State management agencies' organizations and individuals violating the law in aquatic breed management activities and causing damage to production shall, depending on the nature and severity of their violations, be handled according to current law.

4. Organizations and individuals may lodge complaints and denunciations about acts of violation in the management, and production and trading of aquatic breeds with competent state agencies according to the law on complaints and denunciations and other relevant law.

Chapter V

STATE MANAGEMENT RESPONSIBILITIES

Article 15. - Management decentralization

1. The Aquaculture Department shall:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Evaluate permit application dossiers and grant permits for import of new aquatic breeds for production and trading, or conduct appraisal or testing for the former National Fisheries Quality Assurance and Veterinary Department (NAFIQUAVED).

c/ Organize the examination, inspection and assessment of consolidated aquatic breed production zones' observance of management regulations.

d/ Organize the examination and grant of certificates of eligibility for aquatic breed production and trading to production and trading establishment.

e/ Coordinate with the Animal Health Department in directing the prevention and control of diseases in aquatic breed production and trading, examining and certifying establishments in meeting aquatic veterinary hygiene and aquatic breed quarantine.

f/ Coordinate with the Science, Technology and Environment Department, Agricultural, Forest and Aquatic Product Quality Control Department and Bureaus, Departments and research institutes of the branch, and concerned state management agencies in guiding and directing aquatic breed production and trading activities in meeting requirements.

2. Provincial/municipal Agriculture and Rural Development Services shall:

a/ Perform the state management of aquatic breed production and trading within their provinces or cities;

b/ Grant certificates to establishments eligible for aquatic breed production and trading according to law;

c/ Organize the examination and inspection of aquatic breed establishments in observing management regulations in localities under their management;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The Animal Health Department shall examine veterinary hygiene of aquatic breed production establishments and grant certificates of veterinary hygiene, organize the quarantine of aquatic breeds and coordinate with functional agencies in handling aquatic breed producers and traders violating aquatic veterinary regulations.

4. District-level agriculture state management agencies shall:

a/ Perform the state management of aquatic breed production and trading in their localities under Article 11 of this Regulation.

b/ Coordinate with commune-level People's Committees in organizing and guiding seasonal production as well as local regulations on community management, and, when detecting epidemics, promptly deal with them according to the aquatic veterinary agency's guidance on epidemic prevention and control.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISION

Article 16. - The Director of the Aquaculture Department and directors of provincial/municipal Agriculture and Rural Development Services shall, within the ambit of their functions, tasks and powers, guide the implementation of this Regulation.

In the course of implementing this Regulation, any arising problems should be reported to the Ministry of Agriculture and Rural Development for study and settlement.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 85/2008/QĐ-BNN ngày 06/08/2008 về quy chế quản lý sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.680

DMCA.com Protection Status
IP: 3.129.70.63
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!