Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 794/QĐ-BNN-TCTL Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Cao Đức Phát
Ngày ban hành: 21/04/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Đề án tái cơ cấu ngành Thủy lợi đến năm 2020

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Quyết định số 794/QĐ-BNN-TCTL ngày 21/4/2014 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành thủy lợi.

Định hướng của đề án là nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi, đảm bảo an toàn hồ đập, năng lực phòng chống thiên tai...

Một số giải pháp chủ yếu được đưa ra như: đổi mới công tác quy hoạch; hoàn thiện các chính sách pháp luật; điều chỉnh cơ cấu đầu tư công; ứng dụng khoa học công nghệ...

Tổng cục Thủy lợi sẽ xây dựng kế hoạch hành động thực hiện năm 2014, 2015 và giai đoạn 2016 - 2020.

Các địa phương có trách nhiệm rà soát lại quy hoạch thủy lợi của mình và xây dựng kế hoạch để triển khai nội dung đề án trên địa bàn tỉnh.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 794/QĐ-BNN-TCTL

Hà Nội, ngày 21 tháng 04 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT "ĐÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH THỦY LỢI"

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Đê điều 2006; Luật Phòng, chống thiên tai 2013;

Căn cPháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi s 32/2001/PL-UBTVQH ngày 04/4/2001 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;

Căn cứ Quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày 9/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt định hướng Chiến lược Phát trin thủy lợi Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về cp nước sạch và vệ sinh nông thôn năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chng và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2010;

Căn cứ Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án "Tái cơ cấu ngành thủy lợi" với các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM.

1. Mục tiêu.

Nâng cao hiệu quả ngành thủy lợi phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trgia tăng và phát triển bền vững; đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế - xã hội; nâng cao năng lực phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH); góp phần hiện đại hóa cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

2. Nhiệm vụ

a) Củng cố, phát triển thủy lợi nội đồng, gắn vi xây dựng nông thôn mới: Nâng cấp cơ sở hạ tầng thủy lợi nội đồng, đáp ứng các phương thức canh tác tt để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, đáp ứng linh hoạt yêu cầu của thị trường, nâng cao thu nhập của nông dân; củng cố tổ chức thủy nông cơ sở (Hợp tác xã, tổ hợp tác) bền vững.

b) Củng cố các tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi: Nâng cao hiệu quả quản lý, đổi mi cơ chế vận hành, nâng cao chất lượng dịch vụ hệ thng; nâng cao chất lượng hệ thng công trình, chống xuống cấp, bền vững về kỹ thuật và tài chính, từng bước hiện đại hóa.

c) Phát triển một nền nông nghiệp chủ động tưới, tiêu theo hướng hiện đại: Đẩy mạnh trên diện rộng các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các cây trồng cạn chủ lực: cà phê, hồ tiêu, chè, cây điều, cây mía, cây ăn quả, rau, hoa,... Trọng tâm khu vực Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Duyên hải miền Trung và miền núi phía Bắc.

d) Phát triển hạ tầng thủy lợi phục vụ vùng thâm canh nuôi trồng thủy sản với đối tượng nuôi chủ lực (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, rô phi) ở Đồng bằng sông Cửu Long, các khu vực ven biển Trung Bộ.

e) Nâng cao mức bảo đảm an toàn phòng chống thiên tai, bão, lũ, lụt, an toàn hồ đập. Chủ động phòng chống, né tránh hoặc thích nghi để giảm thiểu tổn thất, bảo vệ an toàn cho dân cư, đảm bảo ổn định và phát triển sản xuất trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

f) Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro thiên tai và an toàn đập bằng áp dụng các công nghệ tiên tiến và nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, ưu tiên các giải pháp phi công trình.

g) Nâng cao hiệu quả quản lý khai thác các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn theo hướng bền vững cả về kết cấu hạ tầng, mô hình quản lý và tài chính.

3. Quan điểm

a) Tái cơ cấu ngành thủy lợi vừa là nội dung, vừa là giải pháp để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

b) Thực hiện phân cấp mạnh mẽ việc đầu tư, quản lý và khai thác các công trình thủy lợi; từng bước chuyển đổi cơ chế quản lý vận hành các công trình thủy lợi theo định hưng thị trường.

c) Chuyển dịch mạnh mẽ đối tượng phục vụ của thủy lợi từ sản xuất nông nghiệp đơn thuần (trọng tâm là cây lúa) sang phục vụ đa mục tiêu, ưu tiên cao phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, dược liệu,..., phục vụ sản xuất công nghiệp và dân sinh.

d) Nâng cao hiệu quả phòng chống thiên tai, áp dụng công nghệ tiên tiến kết hợp với nâng cao năng lực phòng chống của cộng đồng, đẩy mạnh biện pháp phi công trình. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

e) Phát huy nội lực và nâng cao vai trò chủ thể của người dân trên cơ sở đẩy mạnh xã hội hóa, huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế trong đầu tư, xây dựng và quản lý khai thác các công trình thủy lợi.

II. ĐỊNH HƯỚNG

1. Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi.

1.1. Với hệ thống thủy lợi nội đồng.

a) Nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng nội đồng để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới.

- Với diện tích đất trồng lúa: Nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng thủy lợi, gắn với xây dựng đường giao thông nội đồng, dồn điền, đổi thửa, san phẳng đồng ruộng để có thể áp dụng các phương thức canh tác tiên tiến; tổ chức lại sản xuất theo quy mô lớn, thúc đẩy cơ giới hóa, góp phần nâng cao năng suất, giảm chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tiết kiệm nước, giảm phát thải khí nhà kính, nâng cao thu nhập của người dân.

- Với diện tích đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hoặc canh tác kết hợp: Cần nâng cấp cơ sở hạ tầng thủy lợi nội đồng, để có thể áp dụng các phương thức canh tác tiên tiến thích hợp.

b) Củng cố Tổ chức quản lý thủy nông cơ sở.

- Rà soát, củng cố, tổ chức hợp tác xã, thành lập trên cơ sở tự nguyện, hợp tác, bình đẳng, đồng sở hữu, tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên hợp tác xã nhằm mang lại lợi ích cho thành viên; đồng thời, tổ chức quản lý thủy nông cơ sở gắn với xây dựng nông thôn mới.

- Căn cứ vào đặc thù của các vùng miền về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và quy mô hệ thống công trình thủy lợi để đề xuất các mô hình tổ chức khác nhau: Hợp tác xã đa dịch vụ, hợp tác xã chỉ làm dịch vụ nước, tổ hợp tác,.... Xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ để hỗ trợ, củng cố tổ chức, năng lực quản lý, khả năng tham gia cung cấp các dịch vụ khác nhau nhằm phát triển bền vững thủy nông cơ sở.

1.2. Với hệ thống công ty, xí nghiệp quản lý khai thác công trình thủy lợi.

- Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh hệ thống: Nâng cấp hệ thống kênh mương, công trình trên kênh, đầu tư xây dựng mới hệ thống kênh mương, trạm bơm để tăng tỷ lệ diện tích được cấp nước, khả năng tiêu thoát nước của hệ thng; ưu tiên hệ thng công trình thủy lợi khu vực miền Trung, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.

- Đầu tư các hạng mục công trình để nâng cao năng lực cung cấp các dịch vụ có thu như: cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ và các loại hình sản xuất nông nghiệp có giá trị gia tăng cao; tăng nguồn thu, giảm bớt bao cấp từ ngân sách nhà nước, tạo động lực nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi.

- Ưu tiên đầu tư các trang thiết bị công nghệ để nâng cao năng lực dự báo hạn, xâm nhập mặn, úng ngập,… trong hệ thống, nâng cao năng lực quản lý vận hành hệ thống.

- Nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống công trình thủy lợi: chuyển đổi căn bản cơ chế hoạt động của công tác quản lý khai thác từ cơ chế giao kế hoạch sang cơ chế đặt hàng hoặc đấu thầu quản lý khai thác; khuyến khích mở rộng các hoạt động cung cấp các dịch vụ có thu, ưu tiên cung cấp nước sạch cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp công nghệ cao; áp dụng các quy trình quản lý tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh.

2. Phát triển tưới cho cây trồng cạn.

- Áp dụng đồng bộ trên diện rộng các giải pháp tưới tiên tiến và tiết kiệm nước, nhm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, giảm thiểu rủi ro cho các loại cây trồng chủ lực có giá trị kinh tế cao như cây cà phê, hồ tiêu, điều, mía, chè, cây ăn quả và các loại cây trồng cạn khác; khuyến khích phát triển công nghệ chế tạo để sản xuất, cung cấp dịch vụ cho tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

- Tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống công trình thủy lợi (hồ chứa quy mô vừa và nhỏ, các trạm bơm, hệ thống chuyển nước áp lực và kênh dẫn) để tạo nguồn nước tưới cho vùng cây công nghiệp tập trung, ưu tiên khu vực Tây Nguyên, miền Trung và Đông Nam bộ; đồng thời, cung cấp nước cho khu vực đất dốc để tăng diện tích canh tác, tăng vụ, khai thác hiệu quả, bền vững vùng đất dốc, góp phần xóa đói giảm nghèo, giảm nạn phá rừng cho vùng miền núi phía Bắc và miền Trung.

3. Phát triển cơ sở hạ tầng thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản.

- Khu vực ven biển Trung bộ: Tiếp tục xây dựng các hồ chứa theo quy hoạch, kết nối các hồ chứa đtạo nguồn nước, xây dựng các hệ thống dẫn nước đcung cấp nước cho các khu công nghiệp, cho dịch vụ, cung cấp nước cho nông nghiệp và thủy sản ở khu vực ven biển gn với tchức lại sản xuất, nuôi trồng thủy sản tiết kiệm nước và xử lý nước sau nuôi; đảm bảo nguồn nước (mặn và ngọt) sạch, chủ động để nuôi thủy sản theo quy trình công nghệ tiên tiến, năng suất cao và an toàn.

- Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: Áp dụng các giải pháp thủy lợi phục vụ cho nuôi thủy sản bền vững: Đầu tư hạ tầng để lấy nước chủ động (mặn, ngọt), kết hợp với phương pháp nuôi tiết kiệm nước và có xử lý nước đảm bảo môi trường nước cho các khu vực nuôi thủy sản tập trung, nuôi công nghiệp (trọng tâm là các da trơn và thủy sản nước lợ).

4. Nâng cao mức đảm bảo an toàn hồ đập.

- Tăng cường quản lý nhà nước về an toàn đập (ATĐ), đảm bảo quản lý chặt chẽ về ATĐ từ quy hoạch, khảo sát, thiết kế, xây dựng và quản lý vận hành; tiếp tục rà soát hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chun thiết kế trong điều kiện BĐKH; tiếp cận các kinh nghiệm quc tế.

- Tăng cường đảm bảo an toàn cho khu vực hạ lưu đập: tăng cường phối hợp liên ngành để dự báo, cảnh báo lũ, vận hành hồ chứa và phòng chống lũ cho vùng hạ lưu đập.

- Nâng cao năng lực dự báo mưa lũ, vận hành hồ chứa hợp lý, điều tiết xả lũ liên hồ chứa, tiến tới vận hành theo thời gian thực. Tăng cường thiết bị quan trắc; tăng khả năng xả lũ các hồ chứa lớn theo tiêu chuẩn quốc tế; nâng cao khả năng xả lũ cho hồ chứa vừa và nhỏ, tiếp tục củng cố và nâng cấp đập.

5. Nâng cao năng lực phòng chống thiên tai.

- Tiếp tục thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong Chiến lược phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; rà soát, điều chỉnh Chiến lược phòng, chống thiên tai phù hợp vi Luật phòng, chống thiên tai và yêu cầu, nhiệm vụ mới đặt ra;

- Xây dựng kế hoạch quản lý rủi ro thiên tai và kế hoạch quản lý lũ tổng hợp cho các lưu vực sông; xây dựng kế hoạch và lộ trình thực hiện. Ưu tiên thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

+ Nâng cao năng lực thể chế cho Ban chỉ đạo phòng, chống thiên tai các cấp;

+ Lập và rà soát quy hoạch, kế hoạch quản lý rủi ro thiên tai; ưu tiên lập các bản đồ ngập lụt, bản đhiểm họa do bão và nước biển dâng; lập quy trình vận hành các hồ chứa nước và các công trình phòng chống lụt bão;

+ Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo lũ, tăng cường lắp đặt các thiết bị quan trắc thông tin hchứa, quan trắc vùng ngập, quan trắc lũ; phối hợp với Bộ Tài nguyên & MT hoàn chỉnh hệ thống quan trắc, dự báo khí tượng thủy văn; ưu tiên các lưu vực sông, hồ chứa miền Trung;

+ Nâng cao nhận thức và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, tăng cường thực hiện phương châm "4 tại chỗ", đẩy mạnh thực hiện Đề án "Nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của người dân" theo Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009 của Thủ tưng Chính phủ;

+ Kiện toàn hệ thống thông tin cảnh báo lũ; rà soát chính sách ứng cứu và phục hồi sau lũ; tiếp tục thực hiện các giải pháp công trình, ưu tiên rà soát các công trình gây cản trở khả năng thoát lũ ở vùng hạ lưu. Tiếp tục rà soát quy hoạch, nâng cao khả năng chứa lũ, dành không gian cho nước ở lưu vực sông, hệ thống hồ điều hòa ở khu vực đô thị, nông thôn; tiếp tục nghiên cứu các giải pháp để phòng chống lũ lớn có thể xảy ra, ưu tiên lưu vực sông Hồng, sông Đồng Nai - Sài Gòn, sông Mã và sông Cả... Nâng cao năng lực ứng phó với bão lớn.

- Nâng cao năng lực quản lý hệ thống đê sông, đê biển, quản lý sạt lở bờ sông, bờ biển:

+ Tiếp tục nâng cao năng lực nghiên cứu, dự báo các tác động của BĐKH, của phát triển thượng nguồn, tác động của vùng hạ lưu các lưu vực sông (như khai thác nước ngầm, và lún đất) đến hệ thng công trình thủy lợi, như: Đê sông, đê biển, các trạm bơm, cống lấy nước để đề xuất các giải pháp thích ứng và giảm thiểu.

+ Nâng cao năng lực quản lý sạt lở để chủ động giải quyết ngay khi xuất hiện, xử lý sạt lở theo nguyên lý chnh trị sông, biển. Đẩy mạnh xử lý sạt lở bằng các giải pháp thân thiện với môi trường, trồng cây chắn sóng và rừng ngập mặn.

- Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy hoạch chống ngập cho các thành phố lớn và khu vực dân cư nông thôn; thực hiện các giải pháp chng ngập cho đô thị và các vùng nông thôn.

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nâng cao chất lượng quy hoạch thủy lợi, tăng cường quản lý thực hiện theo quy hoạch.

a) Đi mới công tác quy hoạch.

- Quy hoạch thủy lợi gắn chặt vi tái cơ cấu ngành nông nghiệp; áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ thủy lợi và tổ chức lại sản xuất trong nông nghiệp.

- Quy hoạch phát triển thủy lợi gắn với nâng cao hiệu quả quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi (CTTL), nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ nước có thu, khuyến khích hợp tác đầu tư công-tư tạo nguồn lực cho phát triển thủy lợi.

- Nâng cao năng lực nghiên cứu, dự báo tác động của BĐKH và các tác động bất lợi trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực (cả thượng và hạ lưu) sông để đề xuất các giải pháp "không hối tiếc". Coi các giải pháp phi công trình là giải pháp quan trọng trong quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển thủy lợi.

b) Rà soát quy hoạch thủy lợi toàn quc.

- Đánh giá và điều chỉnh nhiệm vụ hệ thống công trình thủy lợi (CTTL) bao gồm: Cơ sở hạ tầng, phương thức tổ chức quản lý khai thác, năng lực của đội ngũ cán bộ - công nhân viên, hiện trạng và khả năng mở rộng cung cấp dịch vụ. Đổi mới phương pháp điều tra cơ bản, sử dụng bộ công cụ đánh giá Rap/Masscote; thực hiện đánh giá các công trình thủy lợi trên phạm vi toàn quốc làm căn cứ để điều chỉnh nhiệm vụ hệ thống công trình thủy lợi.

- Rà soát quy hoạch thủy lợi toàn quốc theo mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong điều kiện BĐKH với một snhiệm vụ trọng tâm sau:

+ Rà soát quy hoạch thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản: (1) Khu vực Duyên hải Miền Trung: Quy hoạch xây dựng hồ chứa trên các lưu vực sông để góp phần chống lũ và trữ nước cho mùa khô; liên kết các hồ chứa, tận dụng nguồn nước từ chuyển nước lưu vực sông Đồng Nai qua thủy điện Đại Ninh, sông Hinh, Đa Nhim, Kanak - An Khê, Hàm Thuận - Đa Mi... để tiếp nguồn nước cho các lưu vực sông. Khuyến khích đầu tư theo phương thức hợp tác công-tư để dẫn và cung cấp nước cho khu công nghiệp, dịch vụ du lịch, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản khu vực ven biển; tổ chức lại sản xuất nuôi trồng thủy sản theo quy mô công nghiệp, nuôi tiết kiệm nước và xử lý nước sau nuôi; (2) Khu vực ĐBSCL: Rà soát và điều chnh quy hoạch thủy lợi theo hướng phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, trọng tâm cho cá da trơn, tôm nước lợ.

+ Rà soát quy hoạch thủy lợi cấp nước tưới cho các cây trồng cạn có quy mô sản xuất lớn: cây cà phê ở khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Bc; cây điều ở vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và vùng Duyên hải Nam Trung bộ; cây hồ tiêu ở Đông Nam bộ, Tây Nguyên và Duyên hải Bắc Trung bộ; cây chè ở Trung du miền Núi phía Bắc, Tây Nguyên; cây cao su ở một số vùng có điều kiện thuận lợi về nguồn nước; cây mía ở trung du miền núi phía Bắc, duyên hải Miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và ĐBSCL; cây ăn quả ở ĐBSCL và miền núi phía Bắc.

c) Quy hoạch và kế hoạch phòng, chng thiên tai, an toàn đập.

- Trong phòng chống thiên tai: Thực hiện chiến lược phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, xây dựng kế hoạch quốc gia phòng, chống thiên tai. Trọng tâm xây dựng kế hoạch quản lý lũ tổng hợp các lưu vực sông và quy hoạch quản lý rủi ro thiên tai cho các vùng, địa phương; xây dựng lộ trình thực hiện và theo dõi, kiểm tra, giám sát qua bộ chỉ số đánh giá.

- Quy hoạch lũ: Đổi mới, nâng cao chất lượng quy hoạch lũ, đẩy mạnh nghiên cứu, dự báo các kịch bản bất lợi nhất do tác động của BĐKH và vận hành hồ chứa thượng nguồn để phòng chống lũ hạ du; đánh giá quá trình phát triển giao thông, đô thị hóa, tác động cản lũ hạ du; đưa nội dung quy hoạch chnh trị sông vào quy hoạch quản lý lũ hoặc đưa thành nội dung của quy hoạch phòng chống thiên tai. Tăng cường quản lý đất vùng hạ lưu liên quan tới quy hoạch lũ.

- Về an toàn đập: Điều chỉnh, bổ sung Chương trình an toàn hồ chứa, rà soát các hồ đập có nguy cơ mất an toàn, kiểm định đập, đánh giá lại lũ và mức đảm bảo an toàn hồ đập, từng bước nâng mức đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế cho hồ chứa lớn; tăng cường năng lực dự báo lũ và từng bước vận hành thời gian thực cho các hồ chứa lớn; tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn cho vùng hạ lưu khi xả lũ và trong trường hợp xảy ra sự cố vỡ đập.

2. Hoàn thiện thể chế, chính sách

a) Hoàn thiện thể chế và văn bản quy phạm pháp luật:

- Xây dựng Luật Thủy lợi; các nghị định hướng dẫn Luật phòng, chống thiên tai và Nghị định sửa đổi thay thế nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07/5/2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập. Rà soát, đồng bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thủy lợi, chú trọng hoàn thiện thể chế kinh tế thị tờng định hưng xã hội chủ nghĩa, nâng cao vai trò chủ thể của nhân dân và các bên có liên quan trong công tác thủy lợi:

- Tiếp tục đổi mới hệ thống công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi: Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thực hiện nghị định s130/2013/NĐ-CP ngày 29/11/2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.. điều chỉnh rà soát hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật; hoàn thiện cơ sở pháp lý để thúc đẩy, nhân rộng các hoạt động khai thác tổng hợp, các dịch vụ có thu, nhằm tăng nguồn thu, nâng cao tính tự chủ, bền vững về tài chính, tạo động lực để thu hút ngun nhân lực; kiện toàn tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi, từ hệ thống liên tỉnh đến các hệ thống liên huyện, liên xã; làm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước, quản lý khai thác các hệ thống công trình thủy lợi.

- Củng cố, đổi mới, phát triển bền vững tổ chức thy nông cơ sở: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý để hướng dẫn hoạt động của các tổ chức thủy nông cơ sở (Hợp tác xã, tổ hợp tác dùng nước), tăng cường đào tạo về quản lý vận hành và khoa học công nghệ cho tổ chức thủy nông cơ sở, ban hành các chính sách để hỗ trợ, củng cố tổ chức và tạo động lực cho phát triển bền vững các tổ chức thủy nông cơ sở, xây dựng cơ chế quản lý các chương trình, dự án (Nước sạch và VSMTNT, thủy lợi nội đồng...) gắn với xây dựng nông thôn mi.

- Hoàn thiện thể chế, tăng cường xã hội hóa và quản lý bền vững nước sạch nông thôn, bao gồm:

+ Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bn hưng dẫn thực hiện xã hội hóa lĩnh vực nước sạch nông thôn; rà soát hệ thống văn bản quy phạm phát luật có liên quan để triển khai trên diện rộng sự tham gia của khu vực tư nhân trong đầu tư, xây dựng, quản lý vận hành cung cấp nưc sạch nông thôn.

+ Tăng cường năng lực thể chế để phát triển bền vững hệ thống nước sạch nông thôn theo hướng quản lý định rõ trong các khâu từ quy hoạch, khảo sát, thiết kế, cơ chế quản lý đu tư theo hướng nâng cao vai trò tham gia của người hưởng lợi và chính quyền địa phương; làm rõ trách nhiệm của các tổ chức có liên quan.

- Nâng cao năng lực thể chế trong phòng chống thiên tai:

+ Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về an toàn đập: Làm rõ trách nhiệm của các cá nhân tổ chức có liên quan trong đảm bảo an toàn đập và vùng hạ lưu đập, hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn, các quy chuẩn, tiêu chuẩn về an toàn đập và vùng hạ lưu đập.

+ Hoàn thiện cơ chế phối hợp liên ngành (Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp &PTNT) trong quản lý rủi ro thiên tai; nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo sớm, điều tiết hồ chứa, quản lý rủi ro lũ, bão; cơ chế phối hợp trong quản lý, phát triển cơ sở hạ tầng liên quan tới bão lũ (giữa các ngành: Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp & PTNT, các tỉnh, thành phố trong lưu vực sông).

b) Hoàn thiện hệ thống chính sách

- Chính sách khuyến khích đầu tư công-tư:

+ Chuyển dịch vai trò của nhà nước từ cung cấp trực tiếp dịch vụ công sang xây dựng khung pháp lý, chính sách hỗ trợ, điều phối, giám sát thực hiện, nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình và hiệu quả vốn đầu tư công. Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý để thúc đẩy hợp tác đầu tư công-tư.

+ Trong lĩnh vực nước sạch: Hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn.

+ Tiếp tục nghiên cứu các chính sách để phát triển trạm bơm điện cho Đồng bằng sông Cửu Long; chính sách hợp tác công-tư trong quản lý, nạo vét hệ thống công trình thủy lợi cho vùng Đng bng sông Cửu Long.

+ Nghiên cứu, đề xuất chính sách giao đất, mặt nước và các chính sách khuyến khích khác để phát triển rừng ngập mặn ven biển, trồng cây chắn sóng ở khu vực đê sông, khuyến khích khu vực tư nhân trồng rừng và khai thác theo quy trình.

+ Nghiên cứu, đề xuất chính sách để thúc đẩy xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng, gắn với xây dựng nông thôn mới.

+ Nghiên cứu, đề xuất chính sách để đẩy mạnh áp dụng giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, xây dựng nhà lưới, nhà kính.

+ Hợp tác công-tư để khai thác các hệ thống nước áp lực của công trình thủy điện nhỏ, kết hợp trữ và tưới tiết kiệm để cung cấp nước cho sinh hoạt, cho trồng trọt ở khu vực miền núi.

- Hệ thống chính sách để củng cố, phát triển tổ chức thủy nông cơ sở:

+ Ngoài những chính sách đã được quy định trong Luật Hợp tác xã, cần đề xuất chính sách đặc thù, phù hợp với từng loại tổ chức, vùng miền, hỗ trợ hợp tác xã có thể cung cấp các dịch vụ như cung cấp nước sạch, cung cấp dịch vụ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, xây dựng nhà lưi, nhà kính, sản xuất các cấu kiện, thiết bị cho kiên cố hóa kênh mương; hỗ trợ thiết bị, công nghệ để chế tạo cấu kiện cho kiên cố hóa kênh mương,...

+ Chính sách thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi nội đồng: Hỗ trợ để xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi nội đng theo phương thức canh tác tiên tiến, gắn với san phng, cải tạo đồng ruộng, kết hợp với giao thông nội đồng để đẩy mạnh cơ giới hóa, khuyến khích liên kết sản xut, dồn điền đổi thửa, canh tác theo quy mô lớn; chính sách hỗ trợ tín dụng ưu đãi thuế, KHCN cho doanh nghiệp, HTX, tổ chức thủy nông cơ sở sản xuất các cấu kiện, thiết bị công nghệ cho kiên cố hóa kênh mương, nhà lưới, nhà kính...

- Chính sách để triển khai diện rộng tưới tiên tiến - tiết kiệm nước: Xây dựng các mô hình trình diễn về tưới tiên tiến, tiết kiệm nước ở khu vực cần ưu tiên như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung, miền núi phía Bắc... cho các loại cây trồng như: cà phê, hồ tiêu, mía, chè, cây điều, cây ăn quả, rau, hoa, dược liệu, tăng cường đào tạo, hướng dẫn quy trình kỹ thuật, thiết kế mẫu, đào tạo lắp đặt, sử dụng tưới tiên tiến - tiết kiệm nước: làm nhà lưới, nhà kính…; chính sách về cho vay vốn ưu đãi cho hộ gia đình, trang trại, doanh nghiệp để áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp, cá nhân (tín dụng ưu đãi, thuế, các chính sách khác) để sản xuất, cung ứng các vật tư thiết bị, cấu kiện, hệ thốngi tiên tiến - tiết kiệm nước, nhà lưới, nhà kính; chính sách khuyến khích phát triển mạng lưới cung ứng thiết bị vật tư, gắn với khuyến nông.

3. Điều chỉnh cơ cấu đầu tư công

- Rà soát, phân loại dự án đầu tư theo hướng khuyến khích các dự án đầu tư công-tư: (1) Các dự án xây dựng hồ chứa và hệ thống dẫn nước, cung cấp nước cho sản xuất công nghiệp, dịch vụ, kết hợp cung cấp nước cho thủy sản, nông nghiệp có giá trị cao; (2) các dự án cung cấp nước sạch nông thôn, ở khu vực đông dân cư; (3) phát triển cơ sở hạ tầng thủy lợi như: Trạm bơm điện ở ĐBSCL, hệ thống thủy lợi nội đng; (4) khai thác nguồn nước kết hợp phát điện ở khu vực miền núi phía Bc; (5) các dự án cung cấp nước cho thủy sản,...

- Điều chnh các dự án đầu tư đang thực hiện: Điều chỉnh dự án theo hướng xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi nội đồng để áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến; ưu tiên xây dựng mô hình trình diễn phù hợp với mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp, ưu tiên các dự án an toàn đập và quản lý rủi ro do lũ.

- Vận động vốn ODA theo hướng: Tăng cường đầu tư các công trình thủy lợi trực tiếp phục vụ chuyển đi cơ cấu sản xuất, xây dựng nông thôn mới; tăng cường an toàn đập, nâng cao năng lực phòng, chng thiên tai, thích ứng với BĐKH và bảo vệ môi trường.

- Đổi mới quản lý đầu tư các dự án trên địa bàn xã theo hướng: Nhà nước hỗ trợ, giao quyền tự chủ cho chính quyền và nhân dân địa phương thực hiện. Tiếp tục đổi mới phân cấp đầu tư giữa Bộ và địa phương: Tăng quyền tự chủ và chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương. Bộ quản lý các dự án có quy mô lớn, các dự án liên tỉnh, liên vùng, các dự án có kỹ thuật phức tạp.

- Nâng cao hiệu quả quản lý vốn Trái phiếu chính phủ, vốn ODA để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 16/NQ-CP (Ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-TW ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhằm đưa nước ta trthành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa vào năm 2020).

- Tăng cường hệ thống chính sách thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi nội đồng, đáp dụng các phương thức canh tác tiên tiến trong nông nghiệp, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường. Thúc đẩy áp dụng các giải pháp tưới tiên tiến - tiết kiệm nước cho cây công nghiệp chủ lực như: cà phê, hồ tiêu, điều, chè, mía...

4. Đổi mới hoạt động khoa học công nghệ.

- Nghiên cứu luận cứ khoa học để hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách: Trọng tâm chuyển các hoạt động trong lĩnh vực thủy lợi thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm thúc đẩy phát triển thủy lợi hiệu quả, bền vững; nghiên cứu, hoàn thiện thể chế, chính sách đhuy động nguồn lực qua hợp tác công-tư, thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân và đẩy mạnh xã hội hóa trong thủy lợi.

- Đẩy mạnh áp dụng các công nghệ tiên tiến, như: công nghệ ảnh vệ tinh, công nghệ thông tin, vật liệu mới, nâng cao năng lực dự báo trong phòng, chống thiên tai, đảm bảo an toàn đập và phòng, chống lũ cho hạ lưu, quản lý khai thác công trình thủy lợi.

- Tập trung nghiên cứu, hướng dẫn thiết kế các hệ thống thủy lợi nội đồng; nghiên cứu, chuyển giao công nghệ chế tạo các cấu kiện, thiết bị cho xây dựng, gn với xây dựng giao thông nội đồng để áp dụng phương thức canh tác nông nghiệp tiên tiến; nghiên cứu hệ thống thủy lợi đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trng, vật nuôi theo quy hoạch tái cơ cấu của từng hệ thống.

- Đẩy mạnh nghiên cứu các giải pháp thúc đẩy sản xuất các thiết bị, vật tư, hệ thống nhà lưới, nhà kính để tưới tiên tiến - tiết kiệm nước, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

- Nghiên cứu, tích hợp thiết bị, tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo mưa, lũ, mặn, hạn; nghiên cứu chế độ thủy văn, dòng chảy để nâng cao chất lượng quy trình vận hành hồ chứa bao gồm cả tình huống khẩn cấp.

- Nghiên cứu, nâng cao năng lực quản lý lũ tổng hợp các lưu vực sông, xây dựng các bản đồ ngập lụt, bản đồ hiểm họa, bản đồ sụt lở bờ... nghiên cứu xây dựng hệ thống cảnh báo sớm cho các lưu vực sông.

- Tăng cường nghiên cứu dự báo, đánh giá tác động của BĐKH và phát triển thượng ngun, tác động của phát triển kinh tế xã hội khu vực hạ du tới hệ thống thủy lợi, đề xuất giải pháp thích ứng, giảm thiểu và biện pháp công trình phù hợp.

- Nghiên cứu kết cấu, vật liệu, công nghệ thi công, quy trình vận hành, mức đảm bảo an toàn của cống ngăn sông, công trình ngăn sông lớn. Tăng cường nghiên cứu động lực học sông biển, chỉnh trị sông, bảo vệ bờ.

5. Củng cố tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thủy lợi

- Củng cố tổ chức, bộ máy, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức, quản lý nhà nước thủy lợi từ Trung ương đến địa phương; làm rõ tổ chức quản lý, vận hành hệ thống công trình thủy lợi, hệ thống nước sạch, đặc biệt khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, khu vực miền núi, Tây Nguyên; củng cố về tổ chức, tăng cường năng lực cho các tổ chức quản lý thủy lợi nhỏ, HTX, tổ hợp tác dùng nước, chủ quản lý đập; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức quản lý thủy nông cơ sở (HTX, tổ hợp tác dùng nước).

- Thành lập, củng cố tổ chức bộ máy phòng chống thiên tai các cấp từ Trung ương đến địa phương.

- Kiện toàn, củng cố các hội đồng quản lý HTTL liên tỉnh theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Thành lập cơ quan thường trực giúp việc cho Hội đồng; nghiên cứu thành lập mô hình hội đồng quản lý hệ thống trong nội tỉnh (liên huyện, liên xã), thí điểm áp dụng mô hình hội đồng quản lý hệ thống quản lý đặt hàng CTTL.

- Củng cố tổ chức thực hiện nhiệm vụ đặt hàng, đấu thầu quản lý khai thác công trình thủy lợi thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

- Rà soát chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy các đơn vị sự nghiệp khoa học, tăng tính chuyên nghiệp, chuyên sâu trong đào tạo, thu hút đội ngũ cán bộ đầu đàn trong từng lĩnh vực. Có chính sách đãi ngộ để tạo sự chuyển biến trong phát triển nguồn lực khoa học.

6. Đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường Hợp tác quốc tế

- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về thủy lợi, trọng tâm là cán bộ cấp huyện, cấp xã.

- Tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại cho các đội ngũ quản lý, vận hành hệ thống công trình thủy lợi, quản lý vận hành hồ đập, quản lý thủy nông cơ sở;

- Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế để tăng cường năng lực, thể chế, đào tạo nguồn nhân lực, lựa chọn công nghệ tiên tiến để chuyển giao.

Điều 2. Tổ chức thực hiện.

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Tổng cục Thủy lợi

- Xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Đề án năm 2014, 2015 và giai đoạn 2016-2020, trong đó tập trung xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm.

- Hoàn chỉnh Đề án nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi; báo cáo Bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cơ chế chính sách để nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan trực thuộc Bộ, các cơ quan, đơn vị có liên quan, các địa phương triển khai thực hiện Đề án. Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách huy động nguồn lực để thực hiện Đề án.

- Định kỳ tổng hợp báo cáo Bộ tình hình thực hiện, đề xuất sửa đổi, bổ sung Đề án khi cần thiết.

b) Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Vụ Kế hoạch: Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Thủy lợi, Cục quản lý Xây dựng công trình xây dựng Tiêu chí và lựa chọn danh mục dự án đầu tư đến năm 2020 phù hợp với Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp; cân đối, bố trí nguồn vốn thực hiện các dự án theo danh mục được lựa chọn.

- Cục Trồng trọt, Tổng cục Thủy sản: phối hợp với Tổng cục Thủy lợi tổ chức chỉ đạo rà soát quy hoạch thủy lợi phục vụ chuyển dịch cơ cấu, chuyển đổi cây trồng; thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản tập trung.

- Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường: chủ trì, phối hợp với các đơn vị rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới tiêu chun, quy chun quc gia trong lĩnh vực thủy lợi hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực; nghiên cứu, chuyển giao công nghệ mới vào xây dựng, quản lý công trình thủy lợi, công trình phòng chống thiên tai.

2. Các địa phương

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố:

- Rà soát quy hoạch thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản tập trung, phục vụ chuyển đổi cơ cu cây trồng và quy hoạch thủy lợi nội đồng gắn vi quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Xây dựng kế hoạch để triển khai các nội dung có liên quan trong Đề án này trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triền nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: KHĐT; Tài chính; Công Thương; KH&CN; TN&MT;
- Bộ trưởng và các Thứ trưởng;
- Ban cán sự Đảng bộ;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VT, TCTL.

BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

 

MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No.: 794/QD-BNN-TCTL

Hanoi, April 21, 2014

 

DECISION

APPROVING “SCHEME OF RESTRUCTURING OF IRRIGATION SECTOR”

MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

Pursuant to Decree No. 199/2013/ND-CP dated November 26, 2013 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

Pursuant to the Law on Dikes 2006 and the Law on Natural Disaster Prevention and Control 2013;

Pursuant to the Ordinance on exploitation and protection of irrigational works No. dated April 04, 2001 of the National Assembly Standing Committee;

Pursuant to the Decision No. 1590/QD-TTg dated October 9, 2009 of Prime Minister approving the orientation of Vietnam irrigation development Strategy;

Pursuant to the Decision No.104/2000/QĐ-TTg dated August 25, 2000 of the Prime Minister approving the National Strategy on clean water supply and rural sanitation by 2020;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Pursuant to the Decision No. 339/QD-TTg dated February 19, 2013 of the Prime Minister approving the overall scheme of economic restructuring associated with the growth pattern towards improving quality, efficiency and competitiveness 2013-2020 period;

Pursuant to the Decision No. 899/QD-TTg dated June 10, 2013 of the Prime Minister approving the scheme of restructuring of agricultural sector towards improving the added value and sustainable development;

At the proposal of the Director of the Directorate of Water Resources

DECIDES:

Article 1. Approving the Scheme “Restructuring of irrigation sector” with the following main contents:

I. OBJECTIVES AND VIEWPOINT.

1. Objective.

Improving efficiency of irrigation sector for restructuring of agricultural sector towards improving the added value and sustainable development; meeting the development requirements of social and economic sectors; improving the capacity for natural disaster prevention and response to climate change (CC); contributing to the modernization of agricultural and rural infrastructure and new rural construction.

2. Duties

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Strengthening organizations that manage the exploitation of irrigational works: Improvement of management efficiency, innovation of operation mechanism, improvement of quality of services systems and quality of works systems, prevention of degradation, technical and financial sustainability and gradual modernization;

c) Developing a proactively irrigated agriculture towards modernization: Widely promoting advanced and water-saving solutions to irrigation for the key upland crops: coffee, pepper, tea, cashew, sugarcane, fruit, vegetables, flowers…mainly in Central Highlands, Southeast, Central Coast and northern mountains.

d) Developing the irrigation infrastructure in service of the intensive aquaculture area with the key species (black tiger shrimp, white shrimp, catfish, tilapia) in the Mekong River delta and the Central coastal region.

e) Improving the level of safety assurance for natural disasters, storms, floods, safety of lakes and dams. Proactive prevention, avoidance or adaptation to minimize losses and safely protect the residents, ensure the stability and and production development in terms of climate change and sea level rise.

f) Improving the effectiveness of risk management of natural disaster and dam safety by application of advanced technologies and improving capacity of disaster forecasting and warning, giving the priority to the nonstructural solutions.

g) Improving the effectiveness of management of exploitation of rural domestic water supply towards the sustainability in terms of infrastructure, models and financial management.

3. Viewpoint

a) Restructuring the irrigation sector is both the content and solution to carry out the restructuring of agricultural sector towards the improvement of value-added and sustainable development

b) Implementing strong decentralization of investment, management and exploitation of irrigational works; gradually converting the mechanism of operational management of irrigational works towards market orientation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Improving the effectiveness of natural disaster prevention and control, applying advanced technology combined with the capacity of prevention and control of community, promoting non-structural measures. Actively responding to climate change, enhancing the management of natural resources and environmental protection.

e) Developing internal strength and enhancing the subjective role of people on the basis of promoting socialization, mobilizing the participation of all economic sectors in the investment, construction and management of exploitation of irrigational works .

II. ORIENTATION

1. Improving the effectiveness of management and exploitation of irrigational works system

1.1. With the system of interior field irrigation

a) Upgrading the system of interior field infrastructure to improve productivity, quality and effectiveness of agricultural production to meet the requirements of agricultural restructuring, associated with the new rural construction.

- With an area of ​​rice cultivation: Upgrading and renovating the irrigation infrastructure, associated with the construction of interior filed roads, land consolidation and leveling of field to be able to apply advanced farming methods; reorganizing the production with large scale, promoting mechanization, contributing to improve productivity, reduce costs of fertilizer, pesticide, water conservation, reduce greenhouse gas emissions and improve people’s income.

- With a land area of restructuring of crops, livestock or combined farming: required upgrading of interior field irrigation infrastructure to apply appropriate advanced farming methods.

b) Strengthening the grassroots irrigation management organization

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Based on the characteristics of the regions in terms of natural, economic, and social conditions and scale of irrigational works systems to propose different organizational models: multi-service cooperatives, cooperative only performing water services, cooperative groups,.... developing a uniform policy system to support and strengthen organizations, management capacity and ability to participate in providing various services to sustainably develop the grassroots irrigation.

1.2. With the system of companies and factories managing the exploitation of irrigational works

- Continuing to complete the system: upgrading canal and ditch system or works on canals, newly building the canal and ditch system and pumping stations to increase the percentage of area supplied with water, capacity of water drainage system; giving priority to the irrigational works system in the Central region, the Central Highlands, the Mekong Delta.

- Developing items of works to enhance the capacity to provide services with fee collection such as: water supply for domestic and industrial utilization, services and other forms of agricultural production of high added value; increase revenues, reduce subsidies from the state budget, enhance motivation to improve the effectiveness of exploitation management of irrigational works.

- Prioritizing the investment in equipment and technology to enhance capacity of forecasting of drought, saltwater intrusion, flooding, ... in the system, improve the capacity of management of system operation;

- Improving the effectiveness of management of irrigation systems: fundamental transformation of operational mechanism of exploitation management from the mechanism for assignment of plan to the mechanism for order or bidding of exploitation management; encouragement of expansion of activities to provide clean water for domestic, industrial utilization, high-tech agriculture; application of advanced management processes to improve the productivity and effectiveness of business and production;

2. Developing the irrigation for upland crops

- Synchronously and widely applying the advanced and water-saving irrigation solutions to improve the productivity, quality, effectiveness and risk reduction for all major crops with high economic value such as coffee, pepper, cashew, sugarcane, tea, fruit trees and other upland crops; encouraging the fabrication technology to produce and provide services for water-saving and advanced irrigation;

- Continuing to build the irrigational works system (reservoirs of small and medium scale, pumping stations, water transfer system with pressure and channels) to create the irrigation water for concentrated industrial crops, giving the priority to the Highlands, Central and Southeast region; simultaneously, supplying water for the slope areas to increase the cultivated area, crops, effectively and sustainably exploiting the slope area, contributing to poverty alleviation, reduction of deforestation for the Northern mountainous and Central region.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Central coast region: Continuing to build the reservoirs as planned, connecting the reservoirs to create water sources, building water irrigation system to supply water for industrial parks, services, supply water for agriculture and fisheries in coastal areas associated with reorganization of production and water-saving aquaculture and water treatment after raising; ensuring clean water sources (salty and fresh water) for aquaculture with the advanced process of technology, high productivity and safety.

- Mekong river delta: Applying the irrigational solutions for sustainable aquaculture. Investing in infrastructure to actively get water (salty and fresh water) in combination with the water-saving raising method with water treatment to ensure the water environment for concentrated or industrial raising area of aquaculture (catfish and brackish water fish and aquatic animals);

4. Improving the level of safety assurance of lakes and dams

- Strengthening the state management of dam safety (DS), ensuring strict management of DS from planning, survey, design, construction and operation management; continue reviewing and improving the system of regulations and standards of design in terms of climate change; access to international experiences.

- Enhancing the safety assurance for the downstream area of dam: strengthening inter-sectoral coordination for forecasting and warning of flood, operation of reservoir and flood prevention and control for the downstream area of dam;

- Improving capacity for rain and flood forecasting, reasonable reservoir operation, regulation of flood discharge from inter-reservoir towards real-time operation. Strengthen monitoring equipment; increased flood discharge capacity of large reservoirs according to international standards; improving flood discharge for small and medium reservoirs and continuing to strengthen and upgrade dams;

5. Improving capacity for natural disaster prevention

- Continuing the carry out the objectives and duties in the Strategy of prevention, control and mitigation of natural disaster; reviewing and adjusting the Strategy of prevention and control of natural disaster in accordance with the Law on Natural Disaster Prevention and Control and the requirements and duties newly set;

- Developing plan for risk management of natural disaster and the plan for general management of floods for river basins; developing plan and roadmap for implementation. Giving priority to the following key tasks:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Formulating and reviewing the planning and plans for risk management of natural disaster; giving priority of setting flooding map and hazard map due to storms and sea level rise; developing the process of operation of reservoirs and works of flood and storm prevention and control;

+ Improving capacity for forecasting and warning of floods, enhancing the installation of information survey equipment of reservoirs, survey of floodplain, flood; coordinating with the Ministry of Natural Resources and Environment to complete the system of survey and hydro-meteorological forecasting; giving the priority to the river basins and reservoirs in the Central region;

+ Raising the awareness and risk management of natural disaster relying on the community, strengthening the implementation of motto "4 spots", boosting the implementation of project "Raising public awareness on the prevention and mitigation of natural disasters of people " under the Decision No.1002/QD-TTg dated July 13, 2009 of the Prime Minister;

+ Strengthening the system of flood warning information; reviewing the police on rescue and recovery after floods; continuing to implement the structural solutions, giving priority to the review of works obstructing flood drainage capacity downstream. Continuing to review the planning, enhancing flood storage capacity, giving space for water in river basins, reservoir system in urban and rural areas; continuing to study solutions to the prevention of large floods that can occur, giving priority to the watersheds of Red, Dong Nai - Sai Gon, Ma and Ca river ... Enhancing capacity to cope with large storms.

- Enhancing capacity for management of river and sea dike system, management of river bank and seashore landslide:

+ Continuing to improve capacity for research and forecasting of impacts of climate change, upstream development, impacts of downstream areas of watersheds (such as groundwater extraction, and land subsidence) to the irrigational works system, such as river and sea dikes, pumping stations, offtakes to propose solutions to adaptation and mitigation;

+ Enhancing capacity for management landslide for immediate handling upon its occurrence, handling landslide by the principle of regulation of river and sea. Promoting landslide handling by environmentally friendly solutions, planting breakwater trees and mangroves.

- Continuing to study and improve the flooding prevention planning for large cities and rural residential areas; implementing the solutions to flooding prevention for urban and rural areas;

IV. KEY SOLUTIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Đổi mới công tác quy hoạch. Innovation of planning

- Irrigation planning is closely associated with restructuring of agricultural sector; application of scientific and technological progress of irrigation and re-organization of agricultural production;

- Planning of irrigation development associated with the improvement of effectiveness of exploitation management of irrigational works system (IW), improvement of effectiveness of water supply services with fee collection, encouragement of public-private investment cooperation to create resources for irrigation development;

- Improving capacity for research and forecasting of impacts of climate change and adverse effects during the social-economic development on the basin rivers (both upstream and downstream) to propose solution “no regret”. Regarding the nonstructural solutions as significant solutions in the planning and formulation of plan for irrigational development;

b) Reviewing nationwide irrigational planning

- Evaluating and adjusting duties of irrigational works systems (IW) including: infrastructure, method of exploitation management, capacity of staff, current situation and ability to expand services supply. Renewing the basic survey method, using the assessment tool Rap / Masscote; performing the evaluation of irrigational works on a national scale as a basis for adjusting the duties of irrigational works system.

- Reviewing the irrigation planning in the country with the objective of restructuring of agricultural sector in terms of climate change with a number of key duties as follows:

+ Reviewing the irrigation planning for aquaculture : ( 1 ) Central Coast Area : reservoir building planning on the river basins to contribute to flood control and water storage in the dry season; associated reservoirs, utilization of water from water transfer of Dong Nai river basin through Dai Ninh hydropower , Hinh, Da Nhim , Kanak - An Khe , Ham Thuan - Da Mi river ... to provide water for watersheds . Encouraging the investment in the form of public-private cooperation to irrigate and provide water for industrial parks, tourism services, agriculture and aquaculture in coastal areas; reorganization of aquaculture production under industrial scale, water-saving farming and water treatment after the; ( 2 ) Mekong River Delta: Reviewing and adjusting irrigation planning towards the aquaculture, focusing on catfish and shrimp in brackish water .

+ Reviewing irrigation planning to provide water for upland crops with large-scale production: coffee trees in the Central Highlands, Southeast and Northwest; cashew trees in the South East, Central Highlands, South Central Coast; pepper in the Southeast, the Central Highlands and North Central Coast; tea trees in the Northern mountainous midlands, Central Highlands; rubber trees in some areas with favorable conditions of water sources; sugarcane in the Northern mountainous midlands and Central coast, Central Highlands, Southeast and Mekong river Delta; fruit trees in the Mekong river Delta and northern mountainous region.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- In prevention and control of natural disaster: Implementing the strategy of prevention, control and mitigation of natural disaster, developing national plans for prevention and control of natural disaster. Focusing on developing plans for general management of floods of river basins and for risk management of natural disaster for regions and localities; preparing roadmap of implementation and carrying out the monitoring, inspection and supervision through the set of assessment indicators;

- Flood planning: Innovating and improving the quality of flood planning, promoting research and forecasting the most unfavorable scenario due to the impact of climate change and operating upstream reservoirs to prevent downstream flood; evaluating the process of development of transportation, urbanization, impacts of downstream flood; including the contents of river regulation planning in the flood control planning or natural disaster prevention and control planning. Strengthening the management of downstream land relating to flood planning.

- Dam safety: Adjusting and supplementing the Program of reservoir safety, reviewing reservoirs and dams at risk of safety loss, inspecting dams and re-evaluating floods and levels to ensure the safety of reservoirs and dams; gradually raising the safety level based on international standards for large reservoirs; enhancing capacity for flood forecasting and gradually operating the real time for large reservoirs; strengthening solutions to ensure the safety for downstream areas upon flood discharge and in case of dam failure incident;

2. Improving policies and institution

a) Improving institution and legal normative documents:

- Formulating the Law on Irrigation; the Decrees guiding the Law on Natural Disaster Prevention and Control and Decree amending and superseding Decree No. 72/2007/ND-CP dated May 07, 2007 of the Government on safety management of dam. Reviewing and synchronizing the system of legal normative documents on irrigation, paying attention to the improvement of socialist-oriented market economy institution, raising the subjective role of people and the parties concerned in terms of irrigation;

- Continuing to innovate the system of companies managing the exploitation of irrigational works: completing documents guiding the implementation of Decree No. 130/2013/ND-CP dated November 29, 2013 of the Government on production and supply of products, public services…adjusting, reviewing and completing technical standards and regulations and the system of technical-economic norm; improving the legal grounds to promote and replicate the general exploitation activities, services with fee collection to increase revenues, enhance self-reliance, financial sustainability and motivation to attract the human resources; strengthening the management organization of irrigational works exploitation, from inter-provincial system to inter-district and commune systems; clarifying the responsibilities of state management, management of exploitation of irrigational works systems.

- Strengthening, innovating and sustainably developing the grassroots irrigation organization: continuing the improvement of legal document system to guide the operation of grassroots irrigation organizations (cooperatives, cooperative groups of water utilization), strengthening the training on management of operation and technology science for the grassroots irrigation organizations, issuing policies to support and strengthen organization and create motivation for sustainable development of grassroots irrigation organizations, developing the management mechanism of programs and projects (clean water, rural environmental sanitation, interior field irrigation…) associated with new rural construction;

- Improving the institution, enhancing the socialization and sustainably managing the rural clean water, including:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Strengthening the institutional capacity for sustainable development of rural clean water system towards the management specified in all stages from planning, survey, design and mechanism of investment management towards the enhanced involvement of beneficiaries and local authorities; clarifying the responsibilities of the organizations concerned.

- Enhancing the institutional capacity in natural disaster prevention and control:

+ Improving capacity of state management on safety of dams: clarifying responsibility of individuals and organizations concerned in dam safety assurance and downstream areas of dams; completing the system of guiding documents, the regulations and standards on safety of dams and downstream areas of dams;

+ Improving the inter-sectoral coordination mechanisms (Industry and Commerce, Natural Resources and Environment, Agriculture and Rural Development) in control of disaster risk; improving capacity for forecasting and early warning, regulating reservoirs, controlling flood and storm risks and coordination mechanisms in management and development of infrastructure related to floods and storms (between sectors: Construction, Transportation, Agriculture and Rural Development, the provinces and cities in river basins).

b) Improving the system of policies

- Policy on public-private incentive investment:

+ Transferring the state role from direct supply of public services to development of legal framework, policies on support, coordination, supervision of implementation, improvement of transparency, accountability and effectiveness of public investment. Continuing the improvement of legal framework to promote the public-private investment cooperation;

+ In the clean water area: Guiding the implementation of Decision No. 131/2009/QD-TTg dated November 02, 2009 of the Prime Minister on a number of policies on incentive investment and management and exploitation of rural clean water supply program;

+ Continuing to study policies on development of electric pump stations for the Mekong River Delta; policies on public-private cooperation in management, dredging of irrigational works systems for the Mekong River Delta;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Studying and proposing policies on promoting the construction of interior field irrigation associated with new rural construction;

+ Studying and proposing policies on boosting the application of advanced and water-saving irrigation solutions, building of nethouse and greenhouse;

+ Publicly and privately cooperating to harness the pressurized water system of small hydropower projects, combining water storage and water-saving irrigation for domestic water supply, for cultivation in mountainous areas.

- System of policies to strengthen and develop the grassroots irrigation organizations;

+ In addition to the policies specified in the Law on cooperative, it is necessary to propose particular policies in accordance with each type of organization, region, support the cooperatives that can provide services such as clean water supply, advanced and water-saving irrigation services, build nethouses and greenhouses, produce components and equipment for solidification of canals and ditches; support equipment and technology to manufacture components for solidifying canals, ditches ...

+ Policies on promoting the construction of interior field irrigation infrastructure: Support the building of interior field irrigation infrastructure under advanced cultivation methods, associated with leveling, improvement, of fields combined with interior filed transportation to promote mechanization, encourage the production association, land consolidation, large-scale farming; policies on credit support and incentives of tax, science and technology for enterprises, cooperatives, grassroots irrigation organizations manufacturing technological components and equipment for solidifying canals, ditches, nethouse and greenhouse ...

- Policies on implementing on a large scale the advanced and water-saving irrigation: building models to demonstrate the advanced and water-saving irrigation in the prioritized areas such as: Central Highlands, Southeast, Central Coast, Northern Mountain ...for crops such as: coffee, pepper, sugarcane, tea, cashew, fruit trees, vegetables, flowers, medicinal herbs, strengthening the training and guiding the technical process, design, training of installation and use of advanced and water-saving irrigation: building nethouse, greenhouse…; policies on preferential loans to households, farms and businesses to apply advanced and water-saving irrigation; incentive policies for businesses and individuals (preferential credit, tax and other policies) to manufacture and supply materials, equipment, components, advanced and water-saving irrigation systems, nethouses, greenhouses; incentive policy on developing the network of equipment and material supply, associated with rural encouragement.

3. Adjusting structure of public investment

- Reviewing and classifying the investment project to wards encouraging the public-private investment projects: (1) Projects of building reservoirs and water irrigation and supply systems for industrial production, services combined with water supply for aquaculture and agriculture with high value; (2) Projects of rural clean water supply, in densely populated areas; (3) Development of irrigation infrastructure facility such as: electric pumping station in Mekong river delta, interior field irrigation system; (4) Harnessing of water sources combined with power generation in the northern mountainous region; (5) Projects of water supply for aquatic animals, ...

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- ODA mobilization towards increasing investment in irrigational works in direct service of production restructuring, new rural construction; increasing safety of dam, improving capacity for prevention and control of natural disaster, adaptation to climate change and environmental protection;

- Innovating the investment management of projects in the communal area towards: the State supports and assigns the autonomy to the local authorities and people for implementation. Continuing to innovate the decentralized investment between Ministries and localities: Increasing the autonomy and taking responsibility of the local authority. The Ministries shall manage projects with large scale, inter-provincial or regional projects or projects with complex techniques;

- Improving the effectiveness of capital management of government bonds and ODA to implement the objectives and tasks assigned by Resolution No.16/NQ-CP (issuing action plans to implement the Resolution No. 13/NQ-TW dated 16/01/2012 of the Central Executive Committee on consistent infrastructure construction, to make our country an industrialized country towards modernization by 2020).

- Enhancing the system of policies to boost the construction of interior field irrigation infrastructure to apply advanced farming methods in agriculture in order to improve productivity, quality and production effectiveness and environmental protection. Boosting the application of advanced and water saving solutions for industrial crops such as: coffee, pepper, cashew, tea, sugarcane ...

4. Innovating activities of technological science

- Studying the scientific arguments to improve institutions and policies: Focusing on transfer of activities in the field of irrigation in implementation of Resolution No. 21-NQ/TW on continuing the improvement of institution of socialist-oriented market economy to promote the development of irrigation effectively and sustainably; studying and improving institutions and policies to mobilize all resources through public-private cooperation, boosting the participation of private sector and promoting the socialization in irrigation;

- Promoting the application of advanced technologies such as: satellite imagery technology, information technology, new materials, enhancing capacity for forecasting in prevention and control of natural disasters, dam safety assurance and downstream flood prevention, management and exploitation of irrigational works;

- Focusing on researching and guiding the design of interior field irrigation systems, researching and transferring fabrication technologies of components and equipment for construction associated with the building of interior field transportation to apply the advanced method of agricultural farming; studying the irrigation system to meet the restructuring of plant and animal accordance with the restructuring plan of each system.

- Boosting the research of solutions that promote the production of equipment and supplies, nethouses and greenhouses for advanced and water-saving irrigation, high-tech agricultural production;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Studying and improving capacity for general control of floods in river basins, preparing flooding maps, hazard maps, landslide maps…studying to develop the early warning system for river basins;

- Enhancing the research on forecasting and evaluation of climate change and upstream development, impacts of social-economic development in downstream areas on the irrigation system; proposing solution to adaptation and mitigation and appropriate structural measures;

- Studying the structures, materials and construction technologies, operational process, the safety level of the damming culvert, major river damming works. Strengthening research on sea and river dynamics, river regulating and bank protection;

5. Strengthening the organization of state management apparatus on irrigation

- Strengthening the organization and mechanism, enhancing the capacity of civil servant teams, conducting state management on irrigation from Central to local levels; clarifying the arrangement of management and operation of irrigational works system, clean water system, especially in the Mekong river Delta region, the mountainous areas, the Central Highland regions; consolidating the organization, enhancing the capacity for organizations managing small irrigational works, cooperatives, cooperative groups using water, dam owners or managers; making big transformation and raising the operational effectiveness of grassroots irrigation management organizations (cooperatives, cooperative groups using water).

- Establishing and strengthening the disaster prevention apparatus at all levels from central to local levels.

- Consolidating and strengthening the inter-provincial irrigational management Council towards simplification and effectiveness. Establishing a standing body to assist the Council; studying to establish a model of system management Council within province (inter-district and inter-commune), applying on trial the model of management Council on management system of irrigational works order.

- Strengthening the implementation of duties of ordering and bidding for management and exploitation of irrigational works on a national scale.

- Reviewing the functions, tasks and organizational structure of non-business scientific units, increasing the professionalism and intensiveness in training, attracting leading staff in each area. Having remuneration policies to create a shift in development of scientific resources.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Enhancing the training of staff and civil servants responsible for state management on irrigation focusing on district and commune officials.

- Enhancing training and retraining of staff managing and operating the irrigational works systems, management of operation of reservoirs and dams, management of grassroots irrigation;

- Improving the effectiveness of international cooperation for improving the capacity, institution, human resource training, selection advanced technology for transfer.

Article 2. Implementation organization

1. Ministry of Agriculture and Rural Development

- Developing an action plan for implementation of the project in 2014, 2015 and 2016-2020 focusing on development of plans for performing key tasks.

- Completing the scheme to improve the effectiveness of management and exploitation of irrigational works; Making a report to the Ministry for submission to the Prime Minister for approving the policies and mechanisms to enhance the effectiveness of management and exploitation of irrigational works.

- Assuming the prime responsibility and coordinating with the agencies under the Ministry, agencies and units concerned and the localities in implementation of the Scheme. Studying and proposing the policies and mechanism to mobilize resources to implement the Scheme;

- Making periodic report for submission to the Ministry on the implementation, proposing the amendment and supplementation of the Scheme in case of necessity;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The Planning Department: Assuming the prime responsibility and coordinating with the Directorate of Water Resources, Department of works construction management to formulate the criteria and select the list of investment projects by 2020 in accordance with the Scheme of restructuring of agricultural sector; balancing and allocating funds to implement the project under the list selected;

- The Cultivation Department, General Directorate of Fisheries shall coordinate with the Directorate of Water Resources to direct the review of irrigational planning for restructuring, plant conversion; irrigation for concentrated aquaculture.

- Department of Science, Technology and Environment shall assume the prime responsibility and coordinate with other units to review, amend, supplement and newly formulate national regulations and standards in the field of irrigation in harmony with international standards and region; Studying and transfer new technologies to the construction and management of irrigational works and natural disaster prevention works.

2. Localities

Service of Agriculture and Rural Development shall advise the People's Committee of province and city:

- Reviewing the irrigational planning for concentrated aquaculture, plant restructuring and interior field irrigation planning associated with the planning of socio-economic development of localities.

- Developing plans to implement the relevant contents in this Scheme in the provincial area.

Article 3. This Decision takes effect from the date of its signing

Article 4. Director of the Ministry Office, General Director of Directorate of Water Resources, the heads of the relevant units of the Ministry of Agriculture and Rural Development, Service of Agriculture and Rural Development of the provinces and centrally-affiliated cities are liable to execute this Decision. /.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

MINISTER




Cao Duc Phat

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 794/QĐ-BNN-TCTL ngày 21/04/2014 phê duyệt "Đề án Tái cơ cấu ngành thủy lợi" do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.919

DMCA.com Protection Status
IP: 3.16.69.143
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!