Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 581/2003/QĐ-NHNN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Lê Đức Thuý
Ngày ban hành: 09/06/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 581/2003/QĐ-NHNN

Hà Nội, ngày 09 tháng 6 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ DỰ TRỮ BẮT BUỘC ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước số 01/1997/QH10 và Luật Các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997;

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng 8 năm 2003.

Điều 3. Quyết định này thay thế Quyết định số 51/1999/QĐ-NHNN1 ngày 10/02/1999 về việc ban hành Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng, Quyết định số 191/1999/QĐ-NHNN1 ngày 31/5/1999 về tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng, Quyết định số 303/2000/QĐ-NHNN1 ngày 11/9/2000, Quyết định số 700/2002/QĐ-NHNN ngày 04/7/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về gửi tiền dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng tham gia thanh toán điện tử liên ngân hàng.

Điều 4. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra Ngân hàng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC




Lê Đức Thuý

 

QUY CHẾ

DỰ TRỮ BẮT BUỘC ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 581/QĐ-NHNN ngày 09 tháng 9 năm 2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam phải duy trì trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước.

Điều 2. Trong quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu:

1. Kỳ xác định dự trữ bắt buộc là khoảng thời gian của tháng trước kể từ ngày 01 đầu tháng đến hết ngày cuối cùng của tháng.

2. Kỳ duy trì dự trữ bắt buộc là khoảng thời gian của tháng hiện hành kể từ ngày 01 đầu tháng đến hết ngày cuối cùng của tháng.

Điều 3. Đối tượng thi hành Quy chế dự trữ bắt buộc là các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng.

Điều 4. Dự trữ bắt buộc được tính toán trên cơ sở số dư tiền gửi huy động bình quân của từng loại tiền gửi phải dự trữ bắt buộc tại Hội sở chính và các chi nhánh của tổ chức tín dụng trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc và tỷ lệ dự trữ bắt buộc tương ứng được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.

Điều 5. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định tùy thuộc vào mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.

Điều 6. Việc trả lãi đối với số tiền phải dự trữ bắt buộc của từng loại hình tổ chức tín dụng, từng loại tiền gửi trong từng thời kỳ được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Điều 7. Các tổ chức tín dụng phải duy trì dự trữ bắt buộc như sau:

1. Đối với dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam, được duy trì trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước và các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh thành phố;

2. Đối với dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ, được duy trì trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.

Điều 8. Việc thông báo dự trữ bắt buộc và xử lý thừa thiếu dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ do Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước thực hiện.

Việc thông báo dự trữ bắt buộc và xử lý thừa thiếu dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam do Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh thành phố nơi tổ chức tín dụng đặt Hội sở chính thực hiện.

Điều 9. Ngân hàng Nhà nước thực hiện trả lãi phần vượt hoặc xử phạt phần thiếu dự trữ bắt buộc đối với Hội sở chính của tổ chức tín dụng, không tính riêng từng chi nhánh của tổ chức tín dụng.

Điều 10. Trong trường hợp tổ chức tín dụng bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các tổ chức tín dụng đến mức tối thiểu 0%.

Chương 2:

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 11. Các tổ chức tín dụng phải duy trì đầy đủ dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc theo nguyên tắc sau:

1. Số dư bình quân tài khoản tiền gửi thanh toán của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước không thấp hơn tiền dự trữ bắt buộc trong kỳ.

2. Số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước hàng ngày trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc có thể thấp hơn hoặc cao hơn tiền dự trữ bắt buộc của kỳ đó.

Điều 12. Dự trữ bắt buộc được tính toán trên các cơ sở sau:

1. Các loại tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc bao gồm:

a. Đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam:

- Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước.

- Tiền gửi của khách hàng:

* Tiền gửi của khách hàng trong nước:

+ Tiền gửi không kỳ hạn

+ Tiền gửi có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc

+ Tiền gửi vốn chuyên dùng

* Tiền gửi tiết kiệm:

+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc

+ Tiền gửi tiết kiệm khác

* Tiền gửi của khách hàng nước ngoài:

+ Tiền gửi không kỳ hạn

+ Tiền gửi có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc

- Tiền thu được từ việc phát hành giấy tờ có giá có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc.

b. Đối với tiền gửi bằng ngoại tệ:

- Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước.

- Tiền gửi của khách hàng:

* Tiền gửi của khách hàng trong nước:

+ Tiền gửi không kỳ hạn

+ Tiền gửi có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc

+ Tiền gửi vốn chuyên dùng

* Tiền gửi tiết kiệm:

+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc

* Tiền gửi của khách hàng nước ngoài

+ Tiền gửi không kỳ hạn

+ Tiền gửi có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc

- Tiền thu được từ việc phát hành giấy tờ có giá có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc.

(Số hiệu tài khoản được hướng dẫn tại Phụ lục I đính kèm)

2. Tiền gửi bằng ngoại tệ làm cơ sở tính dự trữ bắt buộc là các loại ngoại tệ, được quy đổi thành USD để dự trữ bắt buộc bằng USD. Tỷ giá quy đổi các loại ngoại tệ để tính dự trữ bắt buộc là tỷ giá hạch toán ngoại tệ của kỳ xác định dự trữ bắt buộc do Bộ Tài chính thông báo hàng tháng.

3. Trường hợp tổ chức tín dụng có số dư tiền gửi huy động bằng EURO, hoặc JPY, hoặc GBP, hoặc CHF chiếm trên 50% tổng nguồn huy động bằng ngoại tệ thì có thể dự trữ bắt buộc bằng loại ngoại tệ đó.

Điều 13. Cách tính dự trữ bắt buộc cho kỳ duy trì dự trữ bắt buộc.

1. Dự trữ bắt buộc cho kỳ duy trì dự trữ bắt buộc được tính bằng cách lấy số dư bình quân các loại tiền gửi huy động phải dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng (quy định tại Điều 12 Quy chế này) trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc nhân với tỷ lệ dự trữ bắt buộc quy định cho từng loại hình tổ chức tín dụng và cho từng loại tiền gửi tương ứng.

2. Số dư bình quân các loại tiền gửi huy động phải tính dự trữ bắt buộc trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc được tính bằng cách cộng các số dư tiền gửi huy động phải tính dự trữ bắt buộc cuối mỗi ngày trong kỳ đem chia cho tổng số ngày trong kỳ.

Điều 14. Quy trình xác định dự trữ thực tế.

1. Dự trữ thực tế là số dư tiền gửi bình quân của tổ chức tín dụng gửi tại Ngân hàng Nhà nước trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc

2. Dự trữ thực tế được xác định trên cơ sở dữ liệu điện tử về số dư tiền gửi hàng ngày của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước do các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước khởi tạo, kiểm tra, truyền và xử lý.

3. Đảm bảo tính pháp lý của dữ liệu điện tử.

a. Đối với các đơn vị gửi dữ liệu thuộc Ngân hàng Nhà nước: Sau khi khởi tạo dữ liệu, đơn vị gửi dữ liệu phải in dữ liệu dưới dạng bảng kê và lưu giữ tại đơn vị gửi theo quy định lưu trữ chứng từ kế toán; đồng thời, Thủ trưởng đơn vị hoặc người được ủy quyền sử dụng mã khóa được cấp để ký chữ ký điện tử lên dữ liệu chuyển đi.

b. Đối với đơn vị nhận dữ liệu thuộc Ngân hàng Nhà nước, Thủ trưởng hoặc người được ủy quyền sử dụng mã khóa được cấp phải kiểm tra tính chính xác của dữ liệu điện tử nhận được, sau đó chuyển dữ liệu cho bộ phận nghiệp vụ in bảng kê và xử lý tiếp. Thủ trưởng và người lập biểu ký trên bảng kê và lưu trữ bảng kê theo quy định của chứng từ kế toán.

Điều 15. Xác định thừa, thiếu dự trữ bắt buộc.

1. Thừa dự trữ bắt buộc là phần dự trữ thực tế lớn hơn dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc

2. Thiếu dự trữ bắt buộc là phần dự trữ thực tế nhỏ hơn dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc

Cách tính dự trữ bắt buộc, dự trữ thực tế được hướng dẫn thêm tại Phụ lục II đính kèm.

Điều 16. Xử lý thừa thiếu dự trữ bắt buộc.

1. Ngân hàng Nhà nước trả lãi phần thừa dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ vào tài khoản tiền gửi thanh toán của Hội sở chính tổ chức tín dụng theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.

2. Ngân hàng Nhà nước phạt bằng tiền phần thiếu dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng như sau:

a. Trường hợp tổ chức tín dụng thiếu dự trữ bắt buộc lần đầu trong năm sẽ chịu hình thức xử phạt cảnh cáo.

b. Trường hợp tổ chức tín dụng thiếu tiền dự trữ bắt buộc lần thứ 2 trở đi trong năm, Ngân hàng Nhà nước xử phạt bằng tiền phần thiếu đối với Hội sở chính của các tổ chức tín dụng như sau:

- Đối với phần thiếu dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam, tổ chức tín dụng chịu phạt theo lãi suất bằng 150% lãi suất tái cấp vốn tại ngày làm việc cuối cùng của kỳ duy trì dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, tính trên phần thiếu hụt cho cả kỳ duy trì dự trữ bắt buộc

- Đối với phần thiếu tiền dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ, tổ chức tín dụng chịu phạt theo lãi suất bằng 150% lãi suất đô la Mỹ trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng Singapore (SIBOR) kỳ hạn 3 tháng được công bố vào ngày làm việc cuối cùng của kỳ duy trì dự trữ bắt buộc, tính trên phần thiếu hụt cho cả kỳ duy trì dự trữ bắt buộc.

Chương 3:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 17. Các tổ chức tín dụng có trách nhiệm:

Trong vòng 3 ngày làm việc đầu tháng, Hội sở chính tổ chức tín dụng có trách nhiệm báo cáo cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh thành phố nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính về số dư tiền gửi huy động bình quân phải dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc làm cơ sở tính toán dự trữ bắt buộc của kỳ duy trì dự trữ bắt buộc (theo biểu 1 đính kèm).

Điều 18. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh thành phố có trách nhiệm :

Trước 11 giờ ngày làm việc, truyền số dư tài khoản tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam cuối ngày làm việc trước của các tổ chức tín dụng có mở tài khoản tiền gửi tại đơn vị về Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng Nhà nước tỉnh thành phố không thực hiện trả lãi đối với số dư tài khoản tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam của chi nhánh tổ chức tín dụng tại đơn vị.

Điều 19. Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm:

1. Trong vòng 3 ngày làm việc đầu tháng, trên cơ sở số dư tài khoản tiền gửi thanh toán cuối ngày của tổ chức tín dụng do các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh thành phố truyền về, tổng hợp và tính toán số dư bình quân tài khoản tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc. Truyền số dư bình quân tài khoản tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc cho Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh thành phố nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính.

2. Trong vòng 5 ngày làm việc đầu tháng, trên cơ sở số dư bình quân tài khoản tiền gửi thanh toán của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng trước, thực hiện kiểm tra và xử lý thừa, thiếu dự trữ bắt buộc cho các tổ chức tín dụng thuộc đơn vị quản lý theo Điều 16 Quy chế này.

3. Trong vòng 5 ngày làm việc đầu tháng, trên cơ sở báo cáo số dư tiền gửi huy động bình quân phải dự trữ bắt buộc trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng gửi đến, thực hiện kiểm tra, tính toán, thông báo dự trữ bắt buộc của kỳ duy trì dự trữ bắt buộc và kết quả xử lý thừa thiếu dự trữ bắt buộc của kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng trước cho tổ chức tín dụng thuộc đơn vị quản lý theo biểu 2 đính kèm.

4. Trong vòng 7 ngày làm việc đầu tháng, thực hiện tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng do đơn vị quản lý và gửi về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng) theo biểu 3 đính kèm.

Điều 20. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh thành phố nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính có trách nhiệm:

1. Trong vòng 5 ngày làm việc đầu tháng, trên cơ sở số dư bình quân tài khoản tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng trước do Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước truyền về, thực hiện kiểm tra và xử lý thừa, thiếu dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam cho các tổ chức tín dụng thuộc đơn vị quản lý theo Điều 16 Quy chế này.

2. Trong vòng 5 ngày làm việc đầu tháng, trên cơ sở báo cáo số dư tiền gửi huy động bình quân phải dự trữ bắt buộc trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng gửi đến, thực hiện kiểm tra, tính toán, thông báo dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam của kỳ duy trì dự trữ bắt buộc và kết quả xử lý thừa thiếu dự trữ bắt buộc của kỳ duy trì dự trữ bắt buộc trước cho tổ chức tín dụng thuộc đơn vị quản lý theo biểu 2 đính kèm.

3. Trong vòng 7 ngày làm việc đầu tháng, thực hiện tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng do đơn vị quản lý và gửi về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng) theo biểu 3 đính kèm.

Điều 21. Vụ Các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng có trách nhiệm:

Trong vòng 10 ngày làm việc đầu tháng, tổng hợp tình hình chấp hành dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng do Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước và các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh thành phố gửi về, báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và đồng gửi cho Vụ Chính sách tiền tệ, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước.

Điều 22. Vụ Chính sách tiền tệ có trách nhiệm:

Căn cứ vào các diễn biến tình hình kinh tế, mục tiêu chính sách tiền tệ trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước các vấn đề sau:

1. Điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi;

2. Mức lãi suất phạt đối với phần thiếu dự trữ bắt buộc, mức lãi suất trả cho phần thừa dự trữ bắt buộc;

3. Đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ việc trả lãi đối với dự trữ bắt buộc của từng loại hình tổ chức tín dụng, từng loại tiền gửi cho phù hợp với từng thời kỳ.

Điều 23. Vụ Kế toán - Tài chính có trách nhiệm:

Thực hiện hướng dẫn hạch toán các tài khoản kế toán về tiền gửi huy động phải dự trữ bắt buộc và hạch toán trả lãi phần thừa dự trữ bắt buộc, hạch toán tiền phạt phần thiếu dự trữ bắt buộc cho phù hợp với Quy chế này.

Điều 24. Thanh tra Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm:

Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng. Báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về kết quả thanh tra, kiểm tra và kiến nghị các biện pháp giải quyết, xử lý theo thẩm quyền trong trường hợp tổ chức tín dụng vi phạm các quy định về dự trữ bắt buộc.

Điều 25. Cục Công nghệ tin học ngân hàng có trách nhiệm:

1. Lập, cài đặt và hướng dẫn vận hành chương trình cho các đơn vị Ngân hàng Nhà nước và các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố để thực hiện việc truyền tin, tổng hợp, báo cáo, tính toán và xử lý thừa, thiếu dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng.

2. Cấp phát, quy định việc quản lý và sử dụng mã khóa cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước và các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh thành phố phục vụ cho việc lập, kiểm soát, truyền tin, xử lý, lưu trữ và bảo quản dữ liệu điện tử.

Điều 26. Xử lý vi phạm.

1. Các trường hợp vi phạm chế độ thông tin, báo cáo được xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

2. Phạt thiếu dự trữ bắt buộc được thực hiện theo Khoản 2 Điều 16 của Quy chế này.

Điều 27. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

 

PHỤ LỤC 1

SỐ HIỆU TÀI KHOẢN TIỀN GỬI HUY ĐỘNG PHẢI TÍNH DỰ TRỮ BẮT BUỘC

1. Đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam (bao gồm cả hoạt động ở trụ sở chính và các Chi nhánh tổ chức tín dụng):

a. Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước: Tài khoản 401

b. Tiền gửi của khách hàng:

- Tiền gửi của khách hàng trong nước: Tài khoản 431

Tiền gửi không kỳ hạn: Tài khoản 4311

Tiền gửi có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc: Tài khoản 4312, Tài khoản 4313

Tiền gửi vốn chuyên dùng: Tài khoản 4314

- Tiền gửi tiết kiệm: Tài khoản 433

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Tài khoản 4331

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc: Tài khoản 4332, Tài khoản 4333

Tiền gửi tiết kiệm khác: Tài khoản 4338

- Tiền gửi của khách hàng nước ngoài: Tài khoản 435

Tiền gửi không kỳ hạn: Tài khoản 4351

Tiền gửi có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc: Tài khoản 4352, tài khoản 4353

c. Tiền thu được từ việc phát hành giấy tờ có giá có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc: Tài khoản 441, Tài khoản 442

2. Đối với tiền gửi bằng ngoại tệ (bao gồm cả hoạt động ở trụ sở chính và các Chi nhánh tổ chức tín dụng):

a. Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước: Tài khoản 402

b. Tiền gửi của khách hàng:

- Tiền gửi của khách hàng trong nước: Tài khoản 432

Tiền gửi không kỳ hạn: Tài khoản 4321

Tiền gửi có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc: Tài khoản 4322, Tài khoản 4323

Tiền gửi vốn chuyên dùng: Tài khoản 4324

- Tiền gửi tiết kiệm: Tài khoản 434

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Tài khoản 4341

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc: Tài khoản 4342, Tài khoản 4343

- Tiền gửi của khách hàng nước ngoài: Tài khoản 436

Tiền gửi không kỳ hạn: Tài khoản 4361

Tiền gửi có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc: Tài khoản 4362, Tài khoản 4363

c. Tiền thu được từ việc phát hành giấy tờ có giá có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc: Tài khoản 441, Tài khoản 442

 

PHỤ LỤC 2

VÍ DỤ VỀ TÍNH DỰ TRỮ BẮT BUỘC, DỰ TRỮ THỰC TẾ VÀ XÁC ĐỊNH THỪA THIẾU DỰ TRỮ BẮT BUỘC

Về cách tính dự trữ bắt buộc và dự trữ thực tế:

Ví dụ đối với kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng 1/2003:

- Kỳ xác định dự trữ bắt buộc: từ đầu ngày 01/12/2002 đến cuối ngày 31/12/2002.

- Kỳ duy trì dự trữ bắt buộc: từ đầu ngày 01/01/2003 đến cuối ngày 31/01/2003.

- Cách tính dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng 1/2003:

Tiền dự trữ bắt buộc của từng loại tiền gửi trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng 1/2003

=

Số dư tiền gửi huy động bình quân từ ngày 01/12/2002 đến 31/12/2002 của từng loại tiền gửi phải dự trữ bắt buộc

x

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tương ứng của từng loại tiền gửi của tổ chức tín dụng

- Cách tính số dư tiền gửi huy động bình quân trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc:

Số dư tiền gửi huy động bình quân

=

Tổng số dư cuối ngày của tài khoản tiền gửi huy động từ ngày 01 đến 31/12/2002

31

- Cách tính dự trữ thực tế trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng 1/2003

Dự trữ thực tế

=

Tổng số dư cuối ngày của tài khoản tiền gửi thanh toán của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước từ ngày 01 đến 31/01/2003

31

Ví dụ về tính dự trữ bắt buộc và xử lý thừa thiếu dự trữ bắt buộc:

Việc xác định và thông báo dự trữ bắt buộc được thực hiện như sau:

- Giả sử ngân hàng thương mại cổ phần đô thị A, trong vòng 3 ngày làm việc đầu tháng 1/2003, báo cáo cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước là nơi Ngân hàng A đặt trụ sở chính về số dư tiền gửi huy động bình quân không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 24 tháng trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc tháng 12/2002: bằng VND là 800.000 triệu đồng (trong đó tiền gửi huy động có thời hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng là 200.000 triệu đồng), bằng ngoại tệ là 50.000 ngàn USD (toàn bộ dưới 12 tháng).

- Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, trong vòng 5 ngày làm việc đầu tháng 1/2003, trên cơ sở báo cáo số dư tiền gửi huy động bình quân trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc tháng 12/2002 do ngân hàng thương mại A gửi về, thực hiện kiểm tra, tính toán và thông báo dự trữ bắt buộc của kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng 1/2003 cho ngân hàng thương mại A. Ví dụ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng thương mại cổ phần đô thị như sau :

+ Đối với tiền gửi bằng VND:

- Kỳ hạn dưới 12 tháng: áp dụng tỷ lệ là 3%,

- Kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng: áp dụng tỷ lệ là 1%,

+ Đối với tiền gửi bằng ngoại tệ:

- Kỳ hạn dưới 12 tháng: áp dụng tỷ lệ là 4%

- Kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng: áp dụng tỷ lệ là 1%

Cách tính dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng 1/2003 như sau:

Đối với VND = 600.000 triệu đồng x 3% + 200.000 triệu đồng x 1% = 20.000 triệu đồng

Đối với ngoại tệ = 50.000 ngàn USD x 4% = 2.000 ngàn USD

Việc xử lý thừa thiếu dự trữ bắt buộc được thực hiện như sau:

Giả sử Ngân hàng A có mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại 3 Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước là Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Thành phố Hải phòng và Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh. Việc báo cáo và xử lý thừa thiếu dự trữ bắt buộc được thực hiện như sau:

Đối với Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước:

- Trước 11 giờ ngày làm việc, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thành phố Hải phòng và thành phố Hồ Chí Minh truyền số dư tài khoản tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng A cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước để tổng hợp.

Đối với Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước:

- Trong vòng 3 ngày làm việc đầu tháng 2/2003, trên cơ sở số dư tài khoản tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam cuối ngày của Ngân hàng A do các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước truyền về, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước thực hiện tổng hợp tính toán số dư bình quân tài khoản tiền gửi thanh toán của Ngân hàng A tại Ngân hàng Nhà nước và số dư tài khoản tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước. Giả sử số dư tiền gửi bình quân của Ngân hàng A do Sở Giao dịch tổng hợp tính toán là:

Đối với VND = 50.000 triệu đồng.

Đối với USD = 1.800 USD

- Ví dụ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định:

+ Ngân hàng Nhà nước trả lãi đối với phần thừa dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt nam theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức tín dụng gửi tại Ngân hàng Nhà nước (giả sử mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước bằng đồng Việt Nam là 0,1%/tháng)

+ Ngân hàng Nhà nước phạt phần thiếu dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ theo lãi suất bằng 150% lãi suất đô la Mỹ trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng Singapore (SIBOR) kỳ hạn 3 tháng được công bố vào thời điểm cuối cùng của kỳ duy trì dự trữ bắt buộc (giả sử SIBOR 3 tháng là 1,4285%/năm)

Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước xử lý thừa thiếu dự trữ bắt buộc cho Ngân hàng A như sau:

+ Đối với VND:

- Dự trữ bắt buộc VND là: 20.000 triệu đồng

- Dự trữ thực tế VND là: 50.000 triệu đồng

- Thừa dự trữ bắt buộc VND là: 30.000 triệu đồng (=50.000-20.000)

- Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước trả lãi cho phần thừa dự trữ bắt buộc vào tài khoản tiền gửi thanh toán của Ngân hàng A tại Sở Giao dịch là: 30.000 triệu đồng x 0,1% = 30 triệu đồng.

+ Đối với USD:

- Dự trữ bắt buộc USD là: 2.000 ngàn USD

- Dự trữ thực tế USD là: 1.800 ngàn USD

- Thiếu dự trữ bắt buộc USD là: 200 ngàn USD (= 2.000 - 1.800)

- Sở Giao dịch phạt phần thiếu dự trữ bắt buộc trên tài khoản tiền gửi thanh toán của Ngân hàng A tại Sở Giao dịch là:

= 200 ngàn USD x 150% x (1,4285%/năm : 12 tháng)

= 0,357125 ngàn USD

- Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thành phố Hải phòng và Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thành phố Hồ Chí Minh không phải là nơi Ngân hàng A đặt trụ sở chính, không phải trả lãi cho tài khoản tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam của chi nhánh Ngân hàng A tại Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước.

 

Biểu 1

 

Tổ chức tín dụng gửi cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh thành phố nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính.

TÊN TỔ CHỨC TÍN DỤNG

ĐỊA CHỈ

 

 

BÁO CÁO
SỐ DƯ TIỀN GỬI HUY ĐỘNG BÌNH QUÂN PHẢI DỰ TRỮ BẮT BUỘC THÁNG.... NĂM .............

Đơn vị: triệu VND; ngàn USD/EURO/JPY/GBP/CHF.

Ngày

Số dư tiền gửi huy động bình quân phải dự trữ bắt buộc bằng VND

Số dư tiền gửi huy động bình quân phải dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ

Loại không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng

Loại có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng

Loại không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng

Loại có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

.........

 

 

 

 

30

 

 

 

 

31

 

 

 

 

Số dư bình quân

 

 

 

 

 

 

Lập biểu

 

Kiểm soát

......, ngày....tháng....năm..........

Thủ trưởng đơn vị

 

Biểu 2

 

Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh thành phố nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính thông báo cho tổ chức tín dụng.

 

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
--------
TÊN ĐƠN VỊ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:..................

........., ngày... tháng... năm...

 

THÔNG BÁO
DỰ TRỮ BẮT BUỘC TRONG KỲ DUY TRÌ DỰ TRỮ BẮT BUỘC
THÁNG... NĂM... ĐỐI VỚI TỔ CHỨC TÍN DỤNG ...

- Căn cứ Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN ngày 09 tháng 6 năm 2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;

Giám đốc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh thành phố...) thông báo:

Loại tiền

 

Số tiền phải DTBB trong kỳ duy trì DTBB tháng.........

Tình hình thực hiện DTBB trong kỳ duy trì DTBB trước

Số phải DTBB đã thông báo

DTBB thực tế

Thừa (+) thiếu (-) DTBB

Xử lý thừa thiếu DTBB

Bằng VND

 

 

 

 

 

Bằng USD/ EUR/ GBP/ JPY/ CHF

 

 

 

 

 

 

Nơi gửi:
- Như đề gửi
- Lưu

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

 

Biểu 3

 

Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh thành phố gửi cho Vụ Các ngân hàng

 

TÊN ĐƠN VỊ

Số:.......

BÁO CÁO
SỐ DƯ BÌNH QUÂN TÀI KHOẢN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VÀ TỔNG HỢP TÌNH HÌNH DỰ TRỮ BẮT BUỘC CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
THÁNG ........ NĂM...........

Đơn vị: triệu VND; ngàn USD, EURO, JPY, GBP.

STT

Tên TCTD

Số dư tiền gửi huy động bình quân kỳ trước làm cơ sở tính dự trữ bắt buộc

Số tiền phải dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước

Dự trữ thực tế trong kỳ

Thừa, thiếu dự trữ bắt buộc

Ghi chú tóm tắt kết quả xử lý thừa thiếu dự trữ bắt buộc

VND

Ngoại tệ

VND

Ngoại tệ

VND

Ngoại tệ

VND

Ngoại tệ

Dưới 12 tháng

Từ 12 đến dưới 24 tháng

Dưới 12 tháng

Từ 12 đến dưới 24 tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THE STATE BANK
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 581/2003/QD-NHNN

Hanoi, June 09, 2003

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON COMPULSORY RESERVES APPLICABLE TO CREDIT INSTITUTIONS

THE STATE BANK GOVERNOR

Pursuant to State Bank Law No. 01/1997/QH10 and Credit Institution Law No. 02/1997/QH10 of December 12, 1997;
Pursuant to the Government's Decree No. 86/2002/ND-CP of November 5, 2002 defining the functions, tasks, powers and organizational structures of the ministries and ministerial-level agencies;
At the proposal of the director of the Monetary Policy Department,

DECIDES:

Article 1.- To promulgate together with this Decision the Regulation on compulsory reserves applicable to credit institutions.

Article 2.- This Decision takes effect as from the period of compulsory reserve maintenance of August 2003.

Article 3.- This Decision replaces Decision No. 51/1999/QD-NHNN1 of February 10, 1999 promulgating the Regulation on compulsory reserves for credit institutions, Decision No. 191/1999/QD-NHNN1 of May 31, 1999 on compulsory reserve rates applicable to credit institutions, Decision No. 303/2000/QD-NHNN1 of September 11, 2000 and Decision No. 700/2002/QD-NHNN of July 4, 2002 of the State Bank Governor on depositing the compulsory reserves in Vietnam dong by credit institutions which participate in the inter-bank electronic payment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

STATE BANK GOVERNOR




Le Duc Thuy

 

REGULATION

ON COMPULSORY RESERVES APPLICABLE TO CREDIT INSTITUTIONS
(Promulgated together with the State Bank Governor's Decision No. 581/QD-NHNN of June 9, 2003)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Compulsory reserves are money amounts which credit institutions operating in Vietnam must maintain on their payment deposit accounts at the State Bank.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Period of compulsory-reserve determination means the preceding month's period of time from the first day to the last day of the month.

2. Period of compulsory-reserve maintenance means the current month's period of time from the first day to the last day of the month.

Article 3.- Subject to the application of the Compulsory Reserve Regulation are credit institutions established and operating under the Law on Credit Institutions.

Article 4.- Compulsory reserves are calculated on the basis of the average mobilized deposit balance of each type of compulsory reserve-liable deposit at head offices and branches of credit institutions in the period of compulsory-reserve determination and at the corresponding compulsory-reserve rates prescribed by the State Bank Governor in each period.

Article 5.- The compulsory-reserve rate applicable to each type of credit institution and each type of deposit shall be prescribed by the State Bank Governor, depending on the objectives of the monetary policy in each period.

Article 6.- The payment of interests on compulsory reserves of each type of credit institution and each type of deposit in each period shall be made according to the Government's regulations.

Article 7.- Credit institutions shall have to maintain their compulsory reserves as follows:

1. Compulsory reserves in Vietnam dong shall be maintained on payment deposit accounts at the State Bank's Transaction Office and branches in the provinces and centrally-run cities;

2. Compulsory reserves in foreign currencies shall be maintained on payment deposit accounts at the State Bank's Transaction Office.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The notification of compulsory reserves and handling of Vietnam-dong compulsory-reserve surpluses or deficits shall be carried out by the State Bank's Transaction Office or the State Bank's branches in the provinces and cities where credit institutions are headquartered.

Article 9.- The State Bank shall pay interest on compulsory-reserve surpluses to, or impose fines for compulsory-reserve deficits on, head offices of credit institutions, without separately counting their branches.

Article 10.- In cases where credit institutions are placed under the special control, the State Bank Governor shall consider and decide to reduce the compulsory-reserve rates applicable to such credit institutions to the minimum level of 0%.

Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS

Article 11.- Credit institutions shall have to adequately maintain compulsory reserves at the State Bank in the period of compulsory-reserve maintenance on the following principles:

1. The average balance of credit institutions' payment deposit accounts at the State Bank must not be lower than their compulsory reserves in the period.

2. The daily balance of credit institutions' payment deposit accounts at the State Bank in the period of compulsory-reserve maintenance may be lower or higher than the compulsory reserves of such period.

Article 12.- Compulsory reserves shall be calculated on the following bases:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ For deposits in Vietnam dong:

- Deposits of the State Treasury.

- Deposits of customers:

* Deposits of domestic customers:

+ Demand deposits

+ Time deposits subject to compulsory reserve

+ Special-use capital deposits

* Savings:

+ Demand savings

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Savings of other types

* Deposits of foreign customers:

+ Demand deposits

+ Time deposits subject to compulsory reserve

- Proceeds from the issuance of valuable papers with definite terms, which are subject to compulsory reserve.

b/ For deposits in foreign currencies:

- Deposits of the State Treasury.

- Deposits of customers:

* Deposits of domestic customers:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Time deposits subject to compulsory reserve

+ Special-use capital deposits

* Savings:

+ Demand savings

+ Time savings subject to compulsory reserve

* Deposits of foreign customers:

+ Demand deposits

+ Time deposits subject to compulsory reserve

- Proceeds from the issuance of valuable papers with definite terms, which are subject to compulsory reserve.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. In cases where credit institutions have mobilized deposit balances in EURO, JPY, GBP or CHF accounting for over 50% of the total mobilized sources in foreign currencies, they may deposit their compulsory reserves in such foreign currencies.

Article 13.- Method of calculating compulsory reserves for the period of compulsory-reserve maintenance

1. Compulsory reserves for the period of compulsory-reserve maintenance shall be calculated by multiplying the average balance of the credit institutions' assorted mobilized deposits subject to compulsory reserve (specified in Article 12 of this Regulation) in the period of compulsory-reserve determination by the compulsory-reserve rate prescribed for each type of credit institution and each corresponding type of deposit.

2. The average balance of assorted mobilized deposits subject to the calculation of compulsory-reserve in the period of compulsory-reserve determination shall be calculated by aggregating the balances of mobilized deposits subject to compulsory-reserve at the end of every day in the period then dividing the result by the total number of days in such period.

Article 14.- Process of determining actual reserve

1. An actual reserve is the average deposit balance of a credit institution at the State Bank in the period of compulsory-reserve maintenance.

2. Actual reserves are determined on the basis of electronic databases on credit institutions' daily deposit balance at the State Bank, which are formulated, inspected, transmitted and processed by the units under the State Bank.

3. Assurance of legality of electronic data

a/ For units under the State Bank which transmit data: After formulating data, the data-transmitting units must print such data in form of listing tables and keep them according to the regulations on archival of accounting documents; and at the same time, the unit heads or authorized persons shall use granted passwords to give their electronic signatures on to be-transmitted data.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 15.- Determination of compulsory-reserve surpluses or deficits

1. Compulsory-reserve surplus is the actual reserve larger than the compulsory reserve in the period of compulsory-reserve maintenance.

2. Compulsory-reserve deficit is the actual reserve smaller than the compulsory reserve in the period of compulsory-reserve maintenance.

The method of calculating compulsory reserves and actual reserves is additionally guided in Appendix II to this Regulation (not printed herein).

Article 16.- Handling of compulsory-reserve surplus or deficit

1. The State Bank shall pay interests on excessive compulsory-reserve portions in Vietnam dong and foreign currency(ies) into payment deposit accounts of credit institutions’ head offices at the demand deposit interest rate prescribed by the State Bank Governor for each period.

2. The State Bank shall impose fines for deficient compulsory-reserve portions of credit institutions as follows:

a/ For the first-time compulsory-reserve deficit in a year, credit institutions shall be served with caution.

b/ For the second time of compulsory-reserve deficit onward in a year, the State Bank shall impose fines for deficits on credit institutions' head offices as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For foreign-currency compulsory-reserve deficit, credit institutions shall be fined at an interest rate equal to 150% of the 3-month USD interest rate on Singapore's interbank currency market (Singapore interbank offered rate -SIBOR), announced on the last working day of the period of compulsory-reserve maintenance, calculated on the deficit for the whole period of compulsory-reserve maintenance.

Chapter III

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 17.- Credit institutions have the following responsibility

Within the first 3 working days of every month, the head-offices of credit institutions shall have to report to the State Bank's Transaction Office or branches in the provinces and centrally-run cities where the credit institutions are headquartered on the credit institutions' average balance of mobilized deposits subject to compulsory reserve in the period of compulsory-reserve determination, which shall serve as basis for calculating compulsory reserves of the period of compulsory-reserve maintenance.

Article 18.- The State Bank's branches in the provinces and cities have the following responsibility:

Before 11:00 hrs of every working day, to transmit the balances of Vietnam-dong payment deposit accounts of credit institutions, opened at their units at the end of the preceding working day to the State Bank's Transaction Office.

The State Bank's branches in the provinces and cities shall not pay interests on the balances of Vietnam-dong payment deposit accounts of credit institutions' branches opened at their units.

Article 19.- The State Bank's Transaction Office has the following responsibility

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Within the first 5 working days of every month, on the basis of the preceding month's average balances of payment deposit accounts of credit institutions at the State Bank in the period of compulsory-reserve maintenance, to check and handle compulsory-reserve surplus or deficit for credit institutions under its management according to Article 16 of this Regulation.

3. Within the first 5 working days of every month, on the basis of the average balances of mobilized deposit accounts subject to the compulsory reserves in the period of compulsory-reserve determination reported by credit institutions, to check, calculate and notify the compulsory reserves of the period of compulsory-reserve maintenance and the result of the handling of compulsory-reserve surplus or deficit of the preceding month's period of compulsory-reserve maintenance to credit institutions under its management.

4. Within the first 7 working days of every month, to sum up and report on the situation of compulsory reserves of credit institutions under its management to the State Bank of Vietnam (the Department for Banks and Non-Bank Credit Institutions).

Article 20.- The State Bank's branches in the provinces and cities where credit institutions are headquartered have the following responsibilities

1. Within the first 5 working days of every month, on the basis of the preceding month's average balances of Vietnam-dong payment deposit accounts of credit institutions at the State Bank in the period of compulsory-reserve maintenance, transmitted by the State Bank's Transaction Office, to check and handle Vietnam-dong compulsory-reserve surplus or deficit of credit institutions under their respective management according to Article 16 of this Regulation.

2. Within the first 5 working days of every month, on the basis of the average balances of mobilized deposit accounts subject to the compulsory reserves in the period of compulsory-reserve determination, reported by credit institutions, to check, calculate and notify the Vietnam-dong compulsory reserves of the period of compulsory-reserve maintenance and the result of the handling of compulsory-reserve surplus or deficit of the preceding period of compulsory-reserve maintenance to credit institutions under their respective management.

3. Within the first 7 working days of every month, to sum up and report on the situation of compulsory reserves of credit institutions under their respective management to the State Bank of Vietnam (the Department for Banks and Non-Bank Credit Institutions).

Article 21.- The Department for Banks and Non-Bank Credit Institutions has the following responsibility

Within the first 10 working days of every month, to sum up the situation of credit institutions' observance of compulsory reserves transmitted by the State Bank's Transaction Office and branches in the provinces and cities, then report it to the State Bank Governor and concurrently to the Monetary Policy Department and the State Bank Inspectorate.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Basing itself on the economic development situation and monetary policy objectives to submit to the State Bank Governor the following matters:

1. Adjustment of compulsory-reserve rate applicable to each type of credit institution and each type of deposit;

2. Interest rate applicable to fines for compulsory-reserve deficits, interest rate applicable to payments for compulsory-reserve surpluses;

3. Submission of proposals on the payment of interests on compulsory-reserve of each type of credit institution or for each type of deposit to suit each period.

Article 23.- The Accountancy and Finance Department has the following responsibility:

To guide the accounting of book-keeping accounts of mobilized deposits subject to compulsory reserves as well as accounting of interest payments for compulsory-reserve surpluses or fines for compulsory-reserve deficits in compliance with this Regulation.

Article 24.- The State Bank Inspectorate has the following responsibility:

To inspect and examine the implementation of regulations on compulsory reserves by credit institutions. To report to the State Bank Governor on the results of inspection and examination, and propose remedies or handling measures according to its competence in cases where credit institutions violate regulations on compulsory reserves.

Article 25.- The Banking Information Technology Department has the following responsibility:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To grant passwords to the State Bank's Transaction Office and branches in the provinces and cities, and to promulgate regulations on management and use thereof in service of the formulation, control, transmission, processing, storing and preservation of electronic data.

Article 26.- Handling of violations

1. Violations of the information and reporting regime shall be handled according to the regulations on sanctioning administrative violations in the monetary and banking activities.

2. Fines for compulsory-reserve deficits shall be imposed according to Clause 2, Article 16 of this Regulation.

Article 27.- The amendment and supplementation of this Regulation shall be decided by the State Bank Governor.

 

 

STATE BANK GOVERNOR




Le Duc Thuy

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 581/2003/QĐ-NHNN ngày 09/06/2003 ban hành Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các Tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


36.649

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.239.195
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!