Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 35/2016/TT-BLĐTBXH chính sách lao động cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập 22/2015/QĐ-TTg

Số hiệu: 35/2016/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Doãn Mậu Diệp
Ngày ban hành: 25/10/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Thông tư 35/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chia số dư bằng tiền quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, nguồn thu từ quỹ dự phòng ổn định thu nhập; chính sách mua cổ phần ưu đãi, mua thêm cổ phiếu; chính sách đối với người lao động dôi dư khi chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần.

1. Chia số dư bằng tiền của quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, nguồn thu từ quỹ dự phòng ổn định thu nhập

- Theo Thông tư số 35/2016, người lao động có tên trong danh sách lao động thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi tại thời điểm xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi được chia số dư bằng tiền của quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi.

- Thời gian làm việc của người lao động để chia quỹ khen thưởng, phúc lợi theo Thông tư 35/TT-BLĐTBXH gồm có thời gian đã làm việc tại đơn vị; thời gian tập sự, thử việc; thời gian cử đi học, thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn, thương tật; thời gian nghỉ hàng tuần...

2. Chính sách mua cổ phần với giá ưu đãi, mua thêm cổ phiếu

- Thông tư 35/2016 quy định cho người lao động có tên trong danh sách lao động thường xuyên được mua cổ phần với giá ưu đãi theo thời gian thực tế làm việc tại khu vực nhà nước.

- Thời gian thực tế làm việc tại khu vực nhà nước để mua cổ phần với giá ưu đãi là thời gian làm việc thực tế trong khu vực nhà nước (cộng dồn) tính đến thời điểm công bố giá trị đơn vị sự nghiệp công lập, trừ đi thời gian đã được mua ưu đãi và thời gian hưởng chế độ hưu trí, mất sức hoặc bảo hiểm xã hội một lần.

3. Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng vào đơn vị sự nghiệp chuyển đổi trước ngày 18 tháng 10 năm 2000

- Tại Thông tư số 35/BLĐTBXH, người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng vào đơn vị sự nghiệp chuyển đổi tại thời điểm phê duyệt phương án sử dụng lao động sẽ được hưởng chính sách đối với người lao động dôi dư.

- Thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính khoản hỗ trợ đối với người lao động dôi dư là thời gian tính hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định. Bên cạnh đó, Thông tư 35 còn hướng dẫn xác định thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm, khoản tiền hỗ trợ đối với lao động dôi dư.

- Thông tư số 35/2016/BLĐTBXH quy định tiền lương để tính trợ cấp cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi đối với lao động dôi dư gồm có tiền lương; phụ cấp lương; chênh lệch bảo lưu hoặc tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 05 năm cuối cùng trước khi nghỉ việc.

4. Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng vào đơn vị sự nghiệp chuyển đổi từ ngày 18 tháng 10 năm 2000 trở về sau

Người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng vào đơn vị sự nghiệp chuyển đổi từ ngày 18/10/2000 trở về sau được trợ cấp mất việc làm. Thời gian để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian làm việc thực tế trừ đi thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp, thời gian đã được tính trả trợ cấp.

Thông tư 35/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động khi chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần có hiệu lực ngày 10/12/2016.

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 35/2016/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2016

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI CHUYỂN ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 22/2015/QĐ-TTG NGÀY 22 THÁNG 6 NĂM 2015 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Lao động - Tiền lương;

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại bản số 2934/VPCP-ĐMDN ngày 28 tháng 4 năm 2016 của Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động khi chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần theo Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn thực hiện chia số dư bằng tiền quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, nguồn thu từ quỹ dự phòng ổn định thu nhập; chính sách mua cổ phần ưu đãi, mua thêm cổ phiếu; chính sách đối với người lao động dôi dư khi chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần theo Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần (sau đây gọi là Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập tại thời điểm chuyển đổi thành công ty cổ phần (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi), bao gồm:

a) Công chức, viên chức quản lý;

b) Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc;

c) Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp;

d) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động quy định tại Bộ luật Lao động.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc thực hiện chính sách đối với người lao động quy định tại Thông tư này.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Người lao động dôi dư là người có tên trong danh sách lao động của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi (đang làm việc hoặc đang chờ việc) tại thời điểm chuyển sang công ty cổ phần, đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi đã tìm mọi biện pháp nhưng không bố trí được việc làm.

2. Phương án sử dụng lao động là phương án sắp xếp lại lao động do đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi lập, gồm các nội dung chủ yếu quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động.

3. Người lao động có tên trong danh sách lao động thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi, bao gồm: đang làm việc, có tên trong danh sách trả lương và có đóng bảo hiểm xã hội của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi; đang được đơn vị cử đi học hoặc được đơn vị đồng ý cho đi học; đang nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, thai sản, điều trị thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội; đang phải ngừng việc không do lỗi của người lao động; nghỉ việc không hưởng lương mà có sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị; đang bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động.

Điều 4. Chia số dư bằng tiền của quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, nguồn thu từ quỹ dự phòng ổn định thu nhập

1. Người lao động có tên trong danh sách lao động thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi tại thời điểm xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi (thời điểm khóa sổ kế toán, lập báo cáo tài chính để xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập) được chia số dư bằng tiền của quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi (sau khi bù đắp các khoản đã chi vượt quá chế độ cho người lao động), nguồn thu từ quỹ dự phòng ổn định thu nhập (nếu có) theo thời gian làm việc (theo năm, đủ 12 tháng) tính từ thời điểm tuyển dụng lần cuối cùng vào đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi đến thời điểm xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập để chuyển đổi thành công ty cổ phần; việc chia số dư bằng tiền của quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, nguồn thu từ quỹ dự phòng ổn định thu nhập đối với phần tháng lẻ của số năm công tác của người lao động do đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi quyết định.

2. Thời gian làm việc của người lao động tại đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi để chia quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, nguồn thu từ quỹ ổn định thu nhập bao gồm: thời gian đã làm việc tại đơn vị; thời gian tập sự, thử việc trước khi vào làm việc tại đơn vị (nếu có); thời gian được đơn vị cử đi học; thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, thai sản, điều trị thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ hàng tuần, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo quy định của Bộ luật Lao động; thời gian hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về lao động và công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian bị tạm đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội.

Điều 5. Chính sách mua cổ phần với giá ưu đãi, mua thêm cổ phiếu

1. Chính sách mua cổ phần với giá ưu đãi

a) Người lao động có tên trong danh sách lao động thường xuyên tại thời điểm công bố giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi được mua cổ phần với giá ưu đãi theo thời gian thực tế làm việc tại khu vực nhà nước (tính theo năm, đủ 12 tháng, không tính tháng lẻ) theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg.

b) Thời gian thực tế làm việc tại khu vực nhà nước để mua cổ phần với giá ưu đãi là tổng thời gian làm việc thực tế trong khu vực nhà nước (cộng dồn) tính đến thời điểm công bố giá trị đơn vị sự nghiệp công lập, trừ đi thời gian đã được tính để mua cổ phần với giá ưu đãi (tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện cổ phần hóa hoặc đơn vị sự nghiệp công lập chuyển thành công ty cổ phần) trước đó và thời gian đã được tính hưởng chế độ hưu trí, mất sức lao động hoặc tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần (nếu có).

c) Thời gian làm việc thực tế trong khu vực nhà nước là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế tại đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi, tại cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn vị sự nghiệp công lập khác trước khi về làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi.

Thời gian làm việc thực tế trong khu vực nhà nước được tính tương tự như quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này.

2. Chính sách mua thêm cổ phiếu được thực hiện theo quy định tại Điều 21 Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Điều 6. Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng vào đơn vị sự nghiệp chuyển đổi trước ngày 18 tháng 10 năm 2000

1. Người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng vào đơn vị sự nghiệp chuyển đổi trước ngày 18 tháng 10 năm 2000 (thời điểm Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ về việc tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có hiệu lực thi hành) tại thời điểm phê duyệt phương án sử dụng lao động, được hưởng chính sách đối với người lao động dôi dư theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu (sau đây gọi là Nghị định số 63/2015/NĐ-CP).

2. Thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính khoản hỗ trợ đối với người lao động dôi dư từ đủ 55 tuổi đến đủ 59 tuổi đối với nam, từ đủ 50 tuổi đến đủ 54 tuổi đối với nữ có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên (theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP) và đối với người lao động dôi dư trên 59 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, trên 54 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên (theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP) là thời gian tính hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm, khoản tiền hỗ trợ đối với người lao động dôi dư theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP được xác định như sau:

a) Người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng vào đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 (ngày Bộ luật lao động năm 1994 có hiệu lực thi hành) thì thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm, khoản tiền hỗ trợ theo quy định tại điểm a và b Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP là tổng thời gian làm việc thực tế từ khi được tuyển dụng lần cuối cùng vào đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi đến khi nghỉ việc và thời gian làm việc thực tế trong khu vực nhà nước trước đó (nếu có), trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp, thời gian đã được tính trả trợ cấp khi phục viên, xuất ngũ sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự (nếu có).

Thời gian làm việc thực tế trong khu vực nhà nước được xác định theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 5 Thông tư này.

b) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng vào đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở về sau thì thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm, khoản tiền hỗ trợ theo quy định tại điểm a và b Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CPtổng thời gian làm việc từ khi được tuyển dụng lần cuối cùng vào đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi đến khi nghỉ việc, trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp, thời gian đã được tính trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp khi phục viên, xuất ngũ sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự (nếu có).

c) Người lao động là công chức, viên chức dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng vào đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến trước ngày 03 tháng 12 năm 1998 (ngày Nghị định số 96/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ về chế độ thôi việc đối với cán bộ, công chức có hiệu lực thi hành) thì thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm, khoản tiền hỗ trợ theo quy định tại điểm a và b Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP là tổng thời gian làm việc thực tế từ khi được tuyển dụng lần cuối cùng vào đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi đến khi nghỉ việc và thời gian làm việc thực tế tại tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập khác, cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang hưởng lương từ ngân sách nhà nước trước đó, trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp, thời gian đã được tính trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp khi phục viên, xuất ngũ sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự (nếu có).

d) Người lao động là công chức, viên chức dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng vào đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi từ ngày 03 tháng 12 năm 1998 đến trước ngày 18 tháng 10 năm 2000 thì thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm, khoản tiền hỗ trợ theo quy định tại điểm a và b Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP là tổng thời gian làm việc từ khi được tuyển dụng lần cuối cùng vào đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi đến khi nghỉ việc, trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp, thời gian đã được đơn vị sự nghiệp công lập tính trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp khi phục viên, xuất ngũ sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự (nếu có).

4. Tiền lương để tính chế độ trợ cấp cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi đối với người lao động dôi dư quy định tại điểm b Khoản 1 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP được quy định như sau:

a) Đối với đối tượng quy định tại điểm a, b và c Khoản 1 Điều 2 Thông tư này là tiền lương, phụ cấp lương, chênh lệch bảo lưu (nếu có) theo công việc hoặc chức danh được xếp theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang bình quân 05 năm (60 tháng) cuối cùng trước khi nghỉ việc.

b) Đối với đối tượng quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 2 Thông tư này là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động (bao gồm: mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác) của 05 năm (60 tháng) cuối cùng trước khi nghỉ việc.

5. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm, khoản tiền hỗ trợ đối với người lao động dôi dư theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP được quy định như sau:

a) Đối với đối tượng quy định tại điểm a, b và c Khoản 1 Điều 2 Thông tư này là tiền lương, phụ cấp lương, chênh lệch bảo lưu (nếu có) theo công việc hoặc chức danh được xếp theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang bình quân 06 tháng cuối cùng trước khi nghỉ việc.

b) Đối với đối tượng quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 2 Thông tư này là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động (bao gồm: mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác) của 06 tháng cuối cùng trước khi nghỉ việc.

Tiền lương theo hợp đồng lao động là tiền lương quy định tại Khoản 1, Điểm a Khoản 2 và Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động.

Điều 7. Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng vào đơn vị sự nghiệp chuyển đổi từ ngày 18 tháng 10 năm 2000 trở về sau

1. Người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng vào đơn vị sự nghiệp chuyển đổi từ ngày 18 tháng 10 năm 2000 trở về sau tại thời điểm phê duyệt phương án sử dụng lao động được trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian làm việc thực tế từ khi được tuyển dụng lần cuối cùng vào đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi đến khi nghỉ việc, trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp, thời gian đã được tính trả trợ cấp khi phục viên, xuất ngũ sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự (nếu có).

3. Tiền lương làm căn cứ tính chế độ trợ cấp mất việc làm được thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 6 Thông tư này.

Điều 8. Tổ chức thực hiện

1. Ban Chỉ đạo chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi xây dựng phương án sử dụng lao động theo quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này, đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch và có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại đơn vị.

b) Tổng hợp phương án sử dụng lao động trong phương án chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

c) Trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sử dụng lao động sau khi có quyết định phê duyệt phương án chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập; tổng hợp và trình cơ quan có thẩm quyền quyết định điều chỉnh phương án sử dụng lao động (nếu có).

d) Chỉ đạo đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi phối hợp với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở phổ biến, tuyên truyền chính sách theo quy định của pháp luật đến người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi để thống nhất thực hiện; thực hiện đầy đủ chính sách đối với người lao động theo quy định tại Thông tư này.

2. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi có trách nhiệm:

a) Xây dựng phương án sử dụng lao động theo quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch và có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại đơn vị.

b) Phối hợp với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở phổ biến, tuyên truyền chính sách đến người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi để thống nhất thực hiện; tổ chức thực hiện các chính sách theo quy định tại Thông tư này.

c) Lập danh sách và làm thủ tục để cơ quan Bảo hiểm xã hội thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp theo quy định; thanh toán đầy đủ các khoản liên quan đến quyền lợi của người lao động (nếu có); thực hiện các chế độ đối với người lao động theo quy định tại Thông tư này.

d) Bàn giao danh sách, hồ sơ của người lao động cho Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty cổ phần theo quy định tại Điều 16 Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg.

đ) Báo cáo kết quả thực hiện việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần cho các cơ quan có thẩm quyền theo Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giải quyết xong các chính sách đối với người lao động. Báo cáo lập thành 07 bản gửi: Cơ quan phê duyệt phương án chuyển đổi; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Tài chính; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công đoàn cấp trên cơ sở nơi đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi đóng trụ sở chính; Cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội mỗi cơ quan 01 bản và 01 bản lưu tại công ty cổ phần.

3. Người quản lý doanh nghiệp của công ty cổ phần được chuyển đổi từ đơn vị sự nghiệp công lập, có trách nhiệm:

a) Phối hợp với Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện chính sách đối với người lao động theo quy định tại Thông tư này.

b) Tiếp nhận và sử dụng số lao động chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần trong phương án sử dụng lao động và toàn bộ hồ sơ có liên quan của người lao động.

c) Thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định của pháp luật về lao động đối với người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động chuyển sang làm việc không trọn thời gian (nếu có) trong phương án sử dụng lao động.

d) Lập danh sách, hồ sơ và làm thủ tục với cơ quan liên quan để người lao động tiếp tục tham gia và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các chế độ khác đối với người lao động chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần theo quy định của pháp luật.

đ) Chia quỹ dự phòng ổn định thu nhập đến thời điểm chuyển thành công ty cổ phần mà vẫn chưa sử dụng hết (nếu có) cho người lao động làm việc ở đơn vị tại thời điểm xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập theo số năm công tác theo quy định tại Khoản 9 Điều 8 Quyết định số 22/2015/QĐ-TTgĐiều 4 Thông tư này.

e) Kế thừa mọi quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập đối với số lao động từ đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi chuyển sang theo quy định của pháp luật; trường hợp sau khi chuyển đổi thành công ty cổ phần mà người lao động thôi việc hoặc bị mất việc làm theo quy định của pháp luật về lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả chế độ trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm đối với thời gian người lao động đã làm việc cho mình và trợ cấp thôi việc đối với thời gian người lao động làm việc thực tế tại đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi, thời gian làm việc tại khu vực nhà nước trước khi được tuyển dụng lần cuối cùng vào đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi trước ngày 03 tháng 12 năm 1998 đối với người lao động là công chức, viên chức và trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trước khi được tuyển dụng vào làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi (nếu có).

g) Ban hành quy chế tuyển dụng và sử dụng lao động; xây dựng định mức lao động, thang lương, bảng lương và thực hiện chuyển xếp lương; ban hành quy chế trả lương, quy chế thưởng; nội quy lao động; thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể; xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động và thực hiện các quy định khác của pháp luật về lao động.

4. Cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi đơn vị sự nghiệp chuyển đổi tham gia bảo hiểm xã hội có trách nhiệm hướng dẫn đơn vị sự nghiệp chuyển đổi thu bảo hiểm xã hội và giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động dôi dư nghỉ hưu trước tuổi; hướng dẫn công ty cổ phần thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quy định tại Thông tư này.

5. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng thành viên của công ty mẹ Tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi thành công ty cổ phần có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo Ban Chỉ đạo chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi và người quản lý doanh nghiệp của công ty cổ phần thực hiện các quy định tại Thông tư này.

b) Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ đối với người lao động theo quy định tại Thông tư này.

c) Tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện chế độ đối với người lao động ở các đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này và gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính để theo dõi, giám sát.

Điều 9. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2016.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức và cá nhân phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để bổ sung, hướng dẫn.


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể và các Hội;
- Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở LĐTBXH tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp;
- Các Tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo; Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ LĐTBXH;
- Lưu: VT, LĐTL, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Doãn Mậu Diệp

PHỤ LỤC 1

XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Sau khi có quyết định phê duyệt danh mục và kế hoạch chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập, Ban chỉ đạo cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi xây dựng phương án sử dụng lao động (trong phương án chuyển đổi đơn vị sự nghiệp) theo các bước như sau:

1. Bước 1: Lập danh sách toàn bộ số lao động của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi tại thời điểm xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi (theo mẫu số 1 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này) và tại thời điểm công bố giá trị đơn vị nghiệp chuyển đổi (theo mẫu số 2 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này); bao gồm:

a) Người lao động đang làm việc, có tên trong danh sách trả lương và có đóng bảo hiểm xã hội của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi (kể cả người lao động đang trong thời gian tập sự);

b) Người lao động đang được đơn vị cử đi học hoặc được đơn vị đồng ý cho đi học;

c) Người lao động đang nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, thai sản, điều trị thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội;

d) Người lao động đang phải ngừng việc không do lỗi của người lao động;

đ) Người lao động đang nghỉ việc không hưởng lương mà có sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị;

e) Người lao động đang bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

g) Người lao động đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động.

2. Bước 2: Lập danh sách người lao động sẽ chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần (theo mẫu số 3 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này), bao gồm:

a) Người lao động tiếp tục sử dụng;

b) Người lao động phải đào tạo lại để tiếp tục sử dụng (nếu có);

c) Người lao động chuyển sang làm việc không trọn thời gian (nếu có).

3. Bước 3. Lập danh sách lao động sẽ nghỉ việc tại thời điểm chuyển đổi sang công ty cổ phần (theo mẫu số 4 tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này), bao gồm:

a) Người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

b) Người lao động hết hạn hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động, đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động.

c) Người lao động tại thời điểm chuyển đổi, đơn vị sự nghiệp đã tìm mọi biện pháp nhưng không bố trí được việc làm ở công ty cổ phần (sau đây gọi là lao động dôi dư).

4. Bước 4. Lập danh sách người lao động dôi dư tại thời điểm chuyển đổi sang công ty cổ phần (theo mẫu số 5 tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này), bao gồm:

a) Người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng vào đơn vị sự nghiệp chuyển đổi trước ngày 18 tháng 10 năm 2000:

- Người lao động dôi dư từ đủ 55 tuổi đến đủ 59 tuổi đối với nam, từ đủ 50 tuổi đến đủ 54 tuổi đối với nữ có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

- Người lao động dôi dư trên 59 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, trên 54 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

- Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 nhưng còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu.

- Người lao động dôi dư phải nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động.

b) Người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng vào đơn vị sự nghiệp chuyển đổi từ ngày 18 tháng 10 năm 2000 trở về sau.

5. Bước 5. Dự kiến thời điểm phải nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động, tính chế độ đối với lao động dôi dư tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 18 tháng 10 năm 2000.

- Người lao động dôi dư nghỉ hưu trước tuổi (theo mẫu số 6 tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này).

- Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu tối đa 06 tháng đóng bảo hiểm xã hội (theo mẫu số 7 tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này).

- Người lao động dôi dư phải nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động (theo mẫu số 8 tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này).

6. Bước 6. Dự kiến thời điểm phải nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động đối với lao động dôi dư tuyển dụng lần cuối cùng từ ngày 18 tháng 10 năm 2000 trở về sau (theo mẫu số 9 tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này).

7. Bước 7. Tổng hợp phương án sử dụng lao động theo mẫu số 10 tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này./.

PHỤ LỤC 2

(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

TT

Nội dung

Mẫu số 1

Danh sách lao động tại thời điểm xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập

Mẫu số 2

Danh sách lao động tại thời điểm công bố giá trị đơn vị sự nghiệp công lập

Mẫu số 3

Danh sách lao động chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần tại thời điểm công bố giá trị đơn vị sự nghiệp công lập

Mẫu số 4

Danh sách lao động sẽ nghỉ việc tại thời điểm chuyển đổi thành công ty cổ phần

Mẫu số 5

Danh sách lao động dôi dư tại thời điểm chuyển đổi thành công ty cổ phần

Mẫu số 6

Chế độ đối với lao động dôi dư nghỉ hưu trước tuổi

Mẫu số 7

Chế độ đối với lao động dôi dư đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu tối đa 06 tháng đóng bảo hiểm xã hội

Mẫu số 8

Chế độ đối với lao động dôi dư tuyển dụng trước ngày 18 tháng 10 năm 2000 phải nghỉ việc và chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động

Mẫu số 9

Chế độ đối với lao động dôi dư tuyển dụng từ ngày 18 tháng 10 năm 2000 trở về sau phải nghỉ việc và chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc

Mẫu số 10

Phương án sử dụng lao động

Mẫu số 1

TÊN CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN
TÊN ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
-------

DANH SÁCH LAO ĐỘNG
TẠI THỜI ĐIỂM XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
NGÀY THÁNG NĂM

Nhóm

Số TT

Họ và tên

Ngày/ tháng/ năm sinh

Chức danh/công việc đang làm

Trình độ chuyên môn/ bậc thợ

Ngày/tháng/năm được tuyển lần cuối vào đơn vị

Loại HĐLV, HĐLĐ

Tiền lương theo HĐLV, HĐLĐ (đồng)

Thời điểm bắt đầu cử đi học, nghỉ việc...

Ghi chú

(A)

(B)

(C)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

1. Đang làm việc

1

x

2

x

3

x

2. Đang đi học

3. Đang nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, thai sản, điều trị thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

4. Đang phải ngừng việc

5. Đang nghỉ việc không hưởng lương

6. Đang tạm đình chỉ công tác, tạm giữ, tạm giam

7. Đang tạm hoãn HĐLĐ, HĐLV


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày ….. tháng ….. năm …
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

- Cột A: được lập theo từng đối tượng quy định tại bước 1 của Phụ lục 1.

- Cột 3: Ghi trình độ cao nhất (sau đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, sơ cấp) hoặc tên nghề, bậc thợ.

- Cột 4: Ghi cụ thể ngày, tháng, năm được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi.

- Cột 5: + Đối với cán bộ, công chức ghi ký hiệu là (CC)

+ Không thuộc đối tượng ký hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động ghi ký hiệu là (K)

+ Đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn ký hiệu (A); Xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng ghi ký hiệu là (B); Dưới 12 tháng hoặc mùa vụ hoặc giao kết bằng lời nói được ghi ký hiệu (C); Tuyển dụng theo chế độ biên chế nhà nước, nhưng chưa chuyển sang ký hợp đồng lao động được ghi ký hiệu (D);

+ Đối với hợp đồng làm việc không xác định thời hạn ký hiệu là (H); hợp đồng làm việc xác định thời hạn ký hiệu (G).

- Cột 6: Ghi hệ số lương theo ngạch, bậc hoặc chức danh nghề nghiệp và các loại phụ cấp lương (nếu có) ghi trong hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động.

- Cột 7: Ghi cụ thể ngày, tháng, năm người lao động được cử đi học, nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, thai sản, điều trị thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ngừng việc, nghỉ không hưởng lương, bị tạm đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc.

- Cột 8: Ghi cụ thể lý do nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, thai sản, điều trị thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ngừng việc, nghỉ không hưởng lương, bị tạm đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc.

Mẫu số 2

TÊN CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN
TÊN ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
-------

DANH SÁCH LAO ĐỘNG
TẠI THỜI ĐIỂM CÔNG BỐ GIÁ TRỊ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
NGÀY THÁNG NĂM

Nhóm

Số TT

Họ và tên

Ngày/ tháng/ năm sinh

Chức danh/công việc đang làm

Trình độ chuyên môn/ bậc thợ

Ngày/tháng/năm được tuyển lần cuối vào đơn vị

Loại HĐLV, HĐLĐ

Tiền lương theo HĐLV, HĐLĐ (đồng)

Thời điểm bắt đầu cử đi học, nghỉ việc...

Ghi chú

(A)

(B)

(C)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

1. Đang làm việc

1

x

2

x

3

x

2. Đang đi học

3. Đang nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, thai sản, điều trị thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

4. Đang phải ngừng việc

5. Đang nghỉ việc không hưởng lương

6. Đang tạm đình chỉ công tác, tạm giữ, tạm giam

7. Đang tạm hoãn HĐLĐ, HĐLV


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày ….. tháng ….. năm …
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

- Cột A: được lập theo từng đối tượng quy định tại bước 1 của Phụ lục 1.

- Cột 3: Ghi trình độ cao nhất (sau đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, sơ cấp) hoặc tên nghề, bậc thợ.

- Cột 4: Ghi cụ thể ngày, tháng, năm được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi.

- Cột 5: + Đối với cán bộ, công chức ghi ký hiệu là (CC)

+ Không thuộc đối tượng ký hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động ghi ký hiệu là (K)

+ Đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn ký hiệu (A); Xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng ghi ký hiệu là (B); Dưới 12 tháng hoặc mùa vụ hoặc giao kết bằng lời nói được ghi ký hiệu (C); Tuyển dụng theo chế độ biên chế nhà nước, nhưng chưa chuyển sang ký hợp đồng lao động được ghi ký hiệu (D);

+ Đối với hợp đồng làm việc không xác định thời hạn ký hiệu là (H); hợp đồng làm việc xác định thời hạn ký hiệu (G).

- Cột 6: Ghi hệ số lương theo ngạch, bậc hoặc chức danh nghề nghiệp và các loại phụ cấp lương (nếu có) ghi trong hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động.

- Cột 7: Ghi cụ thể ngày, tháng, năm người lao động được cử đi học, nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, thai sản, điều trị thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ngừng việc, nghỉ không hưởng lương, bị tạm đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc.

- Cột 8: Ghi cụ thể lý do nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, thai sản, điều trị thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ngừng việc, nghỉ không hưởng lương, bị tạm đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc.

Mẫu số 3

TÊN CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN
TÊN ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
-------

DANH SÁCH LAO ĐỘNG CHUYỂN SANG LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
TẠI THỜI ĐIỂM CÔNG BỐ GIÁ TRỊ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
NGÀY THÁNG NĂM

Nhóm

Số TT

Họ và tên

Số thứ tự ở mẫu số 2

Ngày/ tháng/ năm sinh

Trình độ chuyên môn/ bậc thợ

Chức danh/công việc đang làm

Chức danh/công việc dự kiến ở công ty cổ phần

Thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội

Nam

Nữ

Số năm

Số tháng

(A)

(B)

(C)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

1. Tiếp tục được sử dụng

1

2

3

2. Phải đào tạo lại để tiếp tục sử dụng

3. Chuyển sang làm việc không trọn thời gian


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày ….. tháng ….. năm …
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: - Cột 7 và 8: ghi theo thời gian tính hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Mẫu số 4

TÊN CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN
TÊN ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
-------

DANH SÁCH LAO ĐỘNG SẼ NGHỈ VIỆC
TẠI THỜI ĐIỂM CHUYỂN ĐỔI THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN
NGÀY THÁNG NĂM

Số TT

Họ và tên

Số thứ tự ở mẫu số 2

Ngày/ tháng/ năm sinh

Ngày/tháng/ năm được tuyển lần cuối vào đơn vị

Thời gian làm việc thực tế tại đơn vị

Thời gian làm việc thực tế trong khu vực nhà nước trước đó (nếu có)

Thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội

Lý do

Nam

Nữ

Số năm

Số tháng

Số năm

Số tháng

Số năm

Số tháng

(A)

(B)

(C)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

I

Lao động đủ điều kiện nghỉ hưu

1

x

2

x

...

x

II

Lao động hết hạn HĐLV, HĐLĐ; đơn phương chấm dứt HĐLV, HĐLĐ

1

2

III

Lao động không bố trí được việc làm ở công ty cổ phần

a

Lao động tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi trước ngày 18 tháng 10 năm 2000

1

x

2

x

x

b

Lao động tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi từ ngày 18 tháng 10 năm 2000 trở về sau

1

x

2

x

x


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày ….. tháng ….. năm …
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

- Cột 6 và 7 ghi cụ thể số năm, số tháng làm việc trong khu vực nhà nước trước khi được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi.

- Cột 10: Ghi lý do thôi việc, chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động (ví dụ: viên chức chuyển công tác ghi là chuyển công tác; viên chức hết hạn hợp đồng làm việc ghi là hết hạn hợp đồng làm việc, v.v.).

- (a.III) Danh sách người lao động dôi dư theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

- (b.III) Danh sách người lao động dôi dư theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Mẫu số 5

TÊN CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN
TÊN ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
-------

DANH SÁCH LAO ĐỘNG DÔI DƯ
TẠI THỜI ĐIỂM CHUYỂN ĐỔI THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN
NGÀY THÁNG NĂM

Số TT

Họ và tên

Số thứ tự ở mẫu số 2

Ngày/ tháng/ năm sinh

Ngày/tháng/ năm được tuyển lần cuối vào đơn vị

Thời gian làm việc thực tế tại đơn vị

Thời gian làm việc thực tế trong khu vực nhà nước trước đó (nếu có)

Thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội

Lý do

Nam

Nữ

Số năm

Số tháng

Số năm

Số tháng

Số năm

Số tháng

(A)

(B)

(C)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

I

Lao động tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi trước ngày 18 tháng 10 năm 2000

a)

Lao động nghỉ hưu trước tuổi

1

x

...

x

b)

Lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu tối đa 06 tháng đóng bảo hiểm xã hội

1

c)

Lao động phải nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động

1

x

x

II

Lao động tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi kể từ ngày 18 tháng 10 năm 2000 trở về sau

1

x

x

x

x

x

x


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày ….. tháng ….. năm …
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

- Cột 6 và 7 ghi cụ thể số năm, số tháng làm việc trong khu vực nhà nước trước khi được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi.

- Cột 10 ghi cụ thể thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước đó là cán bộ, công chức, viên chức (từ ngày tháng năm đến ngày tháng năm) hoặc người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (từ ngày tháng năm đến ngày tháng năm).

Mẫu số 6

TÊN CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN
TÊN ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
-------

CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG DÔI DƯ NGHỈ HƯU TRƯỚC TUỔI
TÍNH ĐẾN THỜI ĐIỂM ……………..(1)

…………………………

Số TT

Họ và tên

Số thứ tự ở mẫu số 2

Ngày/tháng/ năm sinh

Thời gian đã đóng BHXH

Thời gian đã đóng BHXH làm tròn (năm)

Mức lương tháng bình quân của 05 năm cuối trước khi nghỉ việc (đồng/tháng)

Số năm về hưu trước tuổi (năm)

Mức trợ cấp 03 tháng lương/ năm nghỉ hưu trước tuổi (đồng)

Mức hỗ trợ 01 tháng lương cơ sở/năm đóng BHXH (đồng)

Mức hỗ trợ 0,5 tháng lương cơ sở/năm đóng BHXH (đồng)

Tổng tiền được nhận (đồng)

Nơi ở khi nghỉ hưu

Nam

Nữ

Số năm

Số tháng

(A)

(B)

(C)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

I

Từ đủ 55 đến dưới 59 tuổi (nam), từ đủ 50 đến dưới 54 tuổi (nữ)

1

x

(=8+9)

x

II

Từ đủ 59 đến dưới 60 tuổi (nam), từ đủ 54 đến dưới 55 tuổi (nữ)

1

x

x

x

x

(=10)

2

x

x

x

x

x

x

x

x

Tổng


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

….., ngày...tháng...năm ...
BỘ/ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ/ TẬP ĐOÀN/TỔNG CÔNG TY
(Chức danh, ký tên, đóng dấu)

Ngày ….. tháng ….. năm …
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: - (1): Dự kiến thời điểm nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động

- Cột 8 = (cột 6x3 tháng) x cột 7; trong đó cột 7 tính năm đủ 12 tháng (không tính tháng lẻ)

- Cột 9 = Mức lương cơ sở x (cột 5); trong đó cột 5 làm tròn năm theo nguyên tắc quy định tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP .

- Cột 10 = 0,5 tháng lương cơ sở x cột 5;

- Cột 11 = cột 8 + cột 9 (đối với nhóm I) hoặc = cột 10 (đối với nhóm II).

Mẫu số 7

TÊN CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN
TÊN ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
-------

CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG DÔI DƯ ĐỦ TUỔI NGHỈ HƯU NHƯNG THIẾU TỐI ĐA 06 THÁNG ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
ĐẾN THỜI ĐIỂM ……………..(1) ………………………

Số TT

Họ và tên

Số thứ tự ở mẫu số 2

Ngày/tháng năm sinh

Thời gian đã đóng BHXH

Số tháng còn thiếu chưa đóng BHXH

Tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH (đồng)

Tổng số tiền đóng cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí, tử tuất (đồng)

Nơi ở khi nghỉ hưu

Nam

Nữ

Năm

Tháng

(A)

(B)

(C)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

1

2

3

...

....

Tổng

x

x

x

x

x

x

x

NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

….., ngày...tháng...năm ...
CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI
(Chức danh, ký tên, đóng dấu)

….., ngày...tháng...năm ...
BỘ/ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ/ TẬP ĐOÀN/TỔNG CÔNG TY
(Chức danh, ký tên, đóng dấu)

Ngày ….. tháng ….. năm …
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: - (1) Dự kiến thời điểm phải nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động

- Cột 7 = cột 5 x cột 6 x tỷ lệ % đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất của người lao động và người sử dụng lao động.

Mẫu số 8

TÊN CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN
TÊN ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
-------

CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG DÔI DƯ TUYỂN DỤNG TRƯỚC NGÀY 18 THÁNG 10 NĂM 2000 PHẢI NGHỈ VIỆC VÀ CHẤM DỨT HĐLV, HĐLĐ TẠI THỜI ĐIỂM ……………..(1) ………………………

Số TT

Họ và tên

Số thứ tự ở mẫu số 2

Ngày, tháng năm được tuyển lần cuối vào đơn vị

Thời gian làm việc thực tế tại khu vực nhà nước trước đó (nếu có)

Thời gian làm việc tại đơn vị

Tổng thời gian đã làm việc thực tế

Thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Thời gian đã được trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp phục viên, xuất ngũ (nếu có)

Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc và hỗ trợ

Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc và hỗ trợ làm tròn (năm)

Tiền lương bình quân 06 tháng cuối trước khi nghỉ việc (đồng)

Trợ cấp mất việc làm (đồng)

Mức hỗ trợ theo tháng lương cơ sở cho mỗi năm làm việc (đồng)

Tổng tiền trợ cấp, hỗ trợ được nhận (đồng)

Năm

tháng

Năm

tháng

Năm

tháng

Năm

tháng

Năm

tháng

Năm

tháng

(A)

(B)

(C)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)

1

=14*15

=16+17

2

Tổng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

….., ngày...tháng...năm ...
BỘ/ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ/ TẬP ĐOÀN/TỔNG CÔNG TY
(Chức danh, ký tên, đóng dấu)

Ngày ….. tháng ….. năm …
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: - (1): Thời điểm dự kiến nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động

- Cột 2, 3: áp dụng đối với người lao động chuyển đến làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi trước ngày 03 tháng 12 năm 1998 đối với công chức, viên chức hoặc ngày 01 tháng 01 năm 1995 đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

- Cột 12 và 13: được xác định theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư này.

- Cột 16 = cột 14 x cột 15.

Mẫu số 9

TÊN CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN
TÊN ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
-------

CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG DÔI DƯ TUYỂN DỤNG TỪ NGÀY 18 THÁNG 10 NĂM 2000 TRỞ VỀ SAU PHẢI NGHỈ VIỆC VÀ CHẤM DỨT HĐLV, HĐLĐ TẠI THỜI ĐIỂM

……..……………..(1) ……..……………..

Số TT

Họ và tên

Số thứ tự ở mẫu số 2

Ngày, tháng năm được tuyển lần cuối vào đơn vị

Thời gian làm việc tại đơn vị

Thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Thời gian đã được trả trợ cấp thôi việc

Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc

Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm tròn (năm)

Tiền lương bình quân 06 tháng cuối trước khi nghỉ việc (đồng)

Tổng tiền trợ cấp mất việc làm (đồng)

Năm

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Tháng

(A)

(B)

(C)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

1

=10*11

2

Tổng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

….., ngày...tháng...năm ...
BỘ/ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ/ TẬP ĐOÀN/TỔNG CÔNG TY
(Chức danh, ký tên, đóng dấu)

Ngày ….. tháng ….. năm …
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: - (1) Thời điểm dự kiến nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động

- Cột 8 và cột 9: được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư này.

- Cột 12 = cột 10 x cột 11.

Mẫu số 10

TÊN CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN
TÊN ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
-----------

PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

I. Đặc điểm chung

- Tên đơn vị sự nghiệp công lập: ………………………………………………………………

- Ngày tháng năm thành lập: ……………………………………………………………………

- Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………

- Chức năng, nhiệm vụ chính: ……………………………………………………………………

- Thuận lợi khi thực hiện chuyển đổi: ……………………………………………………………

- Khó khăn khi thực hiện chuyển đổi: ……………………………………………………………

II. Phương án sử dụng lao động

1. Lao động trước khi sắp xếp

Tổng số lao động thường xuyên: …………… người, trong đó nữ: ………………. người.

Trong đó:

a) Số lao động đang làm việc: …………………………………..……………………. người.

b) Số lao động đang được đơn vị cử đi học hoặc được đơn vị đồng ý cho đi học: …………………………………………………………….. người.

c) Số lao động đang nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, thai sản, điều trị thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội: ………………………………………………………………người.

d) Số lao động đang phải ngừng việc không do lỗi của người lao động: ………………………………………………………………người.

đ) Số lao động đang nghỉ việc không hưởng lương mà có sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị: ………………………………………………………………người.

e) Số lao động đang bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền: ……………………………………………người.

g) Số lao động đang tạm hoãn thực hiện HĐLV, HĐLĐ: ……………………………người.

2. Phương án sử dụng lao động

a) Số lao động tiếp tục sử dụng tại công ty cổ phần: …………………… người, trong đó nữ: ………………người.

Trong đó:

- Số lao động tiếp tục sử dụng: …………………………………………………………người.

- Số lao động được đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng (nếu có): ……..………..người;

- Số lao động chuyển sang làm việc không trọn thời gian (nếu có): ………………..người.

b) Số lao động nghỉ hưởng chế độ hưu trí: …………………………………………….người.

c) Số lao động không bố trí được việc làm ở công ty cổ phần: ……..………………người.

- Số lao động được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 18 tháng 10 năm 2000 không bố trí được việc làm, phải nghỉ việc và chấm dứt HĐLV, HĐLĐ: ………………….người, trong đó nữ: ……………..người.

Trong đó:

+ Số lao động nghỉ hưu trước tuổi: ………………………………………………………người;

+ Số lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu tối đa 06 tháng đóng BHXH: ………….người;

+ Số lao động phải nghỉ việc, chấm dứt HĐLV, HĐLĐ: ……………………………….người;

- Số lao động được tuyển dụng lần cuối cùng từ ngày 18 tháng 10 năm 2000 trở về sau không bố trí được việc làm, phải nghỉ việc và chấm dứt HĐLV, HĐLĐ: ………người, trong đó nữ: ….người

3. Kinh phí dự kiến

Tổng kinh phí dự kiến thực hiện chính sách: ……………………………………………đồng,

Trong đó:

a) Thực hiện chế độ đối với số lao động về hưu trước độ tuổi quy định: ……..……. đồng;

b) Đóng cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí, tử tuất với số lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu tối đa 06 tháng đóng BHXH: ……………………………………………………………đồng;

c) Thực hiện chế độ đối với lao động tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 18 tháng 10 năm 2000 không bố trí được việc làm, phải nghỉ việc và chấm dứt HĐLV, HĐLĐ: ………………….. đồng;

d) Thực hiện chế độ đối với số lao động được tuyển dụng lần cuối cùng từ ngày 18 tháng 10 năm 2000 trở về sau không bố trí được việc làm, phải nghỉ việc và phải chấm dứt HĐLV, HĐLĐ: ……………………….. đồng.

4. Nguồn kinh phí đảm bảo

Tổng kinh phí dự kiến thực hiện chính sách: ……………………………………………đồng,

Trong đó:

a) Nguồn từ tiền bán cổ phần/bán đơn vị: ……………………………………………… đồng.

b) Chi phí của đơn vị: ………………………………………………………………………đồng.

c) Đề nghị Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp: …….…………………..đồng./.


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

….., ngày...tháng...năm ...
BỘ/ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ/ TẬP ĐOÀN/TỔNG CÔNG TY
(Chức danh, ký tên, đóng dấu)

Ngày ….. tháng ….. năm …
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 3

(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

TÊN CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN
BCĐ CỔ PHẦN HÓA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP (TÊN ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP)
-------

BÁO CÁO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP CHUYỂN ĐỔI

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Tổng số

Ghi chú

1

Vốn điều lệ

Triệu đồng

1.1

Tỷ lệ cổ phần của nhà nước

%

1.2

Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động

%

1.3

Tỷ lệ cổ phần bán ra ngoài

%

2

Mua cổ phần ưu đãi của người lao động

2.1

Số lao động mua cổ phần ưu đãi

Người

2.2

Tổng số cổ phần ưu đãi

Cổ phần

2.3

Tổng giá trị cổ phần ưu đãi

Triệu đồng

3

Mua thêm cổ phần ưu đãi của người lao động

3.1

Số lao động mua thêm cổ phần ưu đãi

Người

3.2

Tổng số cổ phần ưu đãi mua thêm

Cổ phần

3.3

Tổng giá trị cổ phân ưu đãi mua thêm

Triệu đồng

4

Tổng số lao động tại thời điểm công bố giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi

Người

4.1

Số lao động sẽ nghỉ việc tại thời điểm công bố giá trị đơn vị sự nghiệp công lập

Người

a) Số lao động đủ điều kiện nghỉ hưu theo chế độ hiện hành

Người

b) Số lao động chấm dứt HĐLV, HĐLĐ

Người

c) Số lao động không bố trí được việc làm tại thời điểm công bố giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi

Người

4.2

Số lao động sẽ chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần

Người

5

Số lao động dôi dư tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 18 tháng 10 năm 2000

Người

5.1

Số lao động từ đủ 55 tuổi đến dưới 59 tuổi đối với nam, từ đủ 50 tuổi đến dưới 54 tuổi đối với nữ được nghỉ hưu trước tuổi

Người

5.2

Số lao động từ đủ 59 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, từ đủ 54 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ được nghỉ hưu trước tuổi

Người

5.3

Số lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu tối đa 06 tháng đóng BHXH

Người

5.4

Số lao động phải nghỉ việc và chấm dứt HĐLV, HĐLĐ

Người

6.

Số lao động dôi dư tuyển dụng lần cuối cùng từ ngày 18 tháng 10 năm 2000 trở về sau phải nghỉ việc và chấm dứt HĐLĐ, HĐLV

Người

7.

Kinh phí thực hiện chính sách lao động dôi dư

Triệu đồng

a) Từ nguồn thu bán cổ phần

Triệu đồng

b) Từ Quỹ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp hỗ trợ

Triệu đồng

c) Từ chi phí của đơn vị

Triệu đồng

Ngày .... tháng ... năm ...
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày .... tháng ... năm ...
TM. BAN CHỈ ĐẠO CỔ PHẦN HÓA ĐƠN VỊ
TRƯỞNG BAN
(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC 4

(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

TÊN BỘ, NGÀNH ………………..
TÊN TỈNH, THÀNH PHỐ.............
TÊN TẬP ĐOÀN, TỔNG CÔNG TY………………….
-------

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYỂN ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN
TÍNH ĐẾN NGÀY ……. THÁNG …….

Số TT

Tên đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi

Vốn điều lệ (tỷ đồng)

Tổng số cổ phần ưu đãi

Tổng số lao động (người)

Số lao động chuyển sang công ty cổ phần (người)

Số lao động đủ tuổi nghỉ hưu (người)

Lao động chấm dứt HĐLV, HĐLĐ

Lao động dôi dư

Ghi chú

Nghỉ hưu trước tuổi

Đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu tối đa 06 tháng đóng BHXH

Trợ cấp mất việc làm

Số cổ phần ưu đãi

Số cổ phần ưu đãi mua thêm

Số người

Kinh phí (triệu đồng)

Số người

Kinh phí (triệu đồng)

Số người

Kinh phí (triệu đồng)

Số người

Kinh phí (triệu đồng)

(A)

(B)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

1

Đơn vị sự nghiệp A

2

Tổng kinh phí: ……………………đồng

Trong đó: Nguồn bán cổ phần: ……………………..đồng

Nguồn hỗ trợ: …………………………………………đồng

Nguồn chi phí của đơn vị: ……………………………đồng


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày ….. tháng ….. năm …
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: Cột 4 = cột 5 + cột 6 + cột 7 + cột 9 + cột 11 + cột 13

MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No.35/2016/TT-BLDTBXH

Hanoi, October 25, 2016

 

CIRCULAR

PROVIDING GUIDANCE ON IMPLEMENTATION OF EMPLOYEE POLICIES IN THE CONTEXT OF TRANSFORMATION OF PUBLIC SERVICE ESTABLISHMENTS INTO JOINT-STOCK COMPANIES UNDER THE PRIME MINISTER’S DECISION NO. 22/2015/QD-TTG DATED JUNE 22, 2015

Pursuant to the Government's Decree No. 106/2012/ND-CP dated December 20, 2012, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;

Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 22/2015/QD-TTg dated June 22, 2015 on transformation of public service establishments into joint-stock companies;

After considering the request of the Director of Labor and Payroll Department;

Upon implementation of the written order No. 2934/VPCP-DMDN of the Deputy Prime Minister Vuong Dinh Hue dated April 28, 2016 introduced by the Government's Office, the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs hereby provides guidance on implementation of employee policies in the context of transformation of public service establishments into joint-stock companies under the Prime Minister’s Decision No. 22/2015/QD-TTg dated June 22, 2015.

Article 1. Scope of application

This Circular gives guides to implementing the distribution of the residual cash amounts of the incentive, welfare fund or revenue of the reserve fund for income stabilization; the policy on purchase of preferred shares at preferential prices and additional stocks; the policy for employees who are made redundant due to transformation of public sector entities into joint-stock companies under the Prime Minister's Decision No. 22/2015/QD-TTg dated June 22, 2015 on transformation of public sector entities into joint-stock companies (hereinafter referred to as Decision No. 22/2015/QD-TTg).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Employees working in public sector entities as of the date of their transformation into joint-stock companies (hereinafter referred to as transformed public service establishment), including:

a) Public officials or state employees holding positions as managers;

b) Contract state employees;

c) Employees working under terms and conditions of an employment contract referred to in the Government’s Decree No. 68/2000/ND-CP dated November 17, 2000 on applying specific forms of employment contract to certain work types existing in state administrative bodies or public service establishments;

d) Employees working under employment contracts referred to in the Labor Code.

2. Institutional and individual entities related to implementation of employee policies prescribed by this Circular.

Article 3. Definition

1. Redundant employee refers to persons listed as employees of a transformed public service establishment (irrespective of whether they are currently on duty or expecting work assignments) at the date of its transformation into a joint-stock company to whom it has failed in all attempts to assign work duties.

2. Employee utilization plan refers to an employee reassignment plan established by a transformed public service establishments, including major contents referred to in Article 46 of the Labor Code.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 4. Distribution of the residual cash amounts of the incentive, welfare fund or revenue of the income stabilization fund

1. Employees that appear on the regular employee list of a transformed public service establishment as of the date of valuation of a transformed public service establishment (the date of closing of its accounting book, preparation of its financial statement for determination of value of that public service establishment) shall be entitled to distributions of the residual cash amount of the incentive, welfare fund (after offsetting payments in excess of benefits paid to employees), or revenue of the income stabilization fund (where available) in proportion to work term duration (number of years of employment or a full year) from the date of final recruitment into a transformed public service establishment to the date of valuation of the public service establishment for transformation into the joint-stock company. Distributing residual cash amounts of the incentive and welfare fund and revenue of the reserve fund for income stabilization in the fractional part of number of years of employment shall be subject to the transformed public service establishment’s decision.

2. The length of time of employment at the transformed public service establishment accepted as the basis for calculation of residual cash amounts of the incentive and welfare fund and revenue of the reserve fund for income stabilization includes the time period for which an employee has worked, probation or internship period before officially commencing work (where applicable); time period during which an employee has been sent to attend classes; time period during which an employee takes sick, maternity or paternity leave, or takes time off work for reasons of the medical treatment of any injury or illness due to accidents at work or occupational diseases as provided by laws on labor and social insurance; time period of weekly time-off or paid leave as stipulated by the Labor Code; time period during which an employee participates in trade union activities as prescribed by laws on labor and trade unions; time period during which an employee stops or leaves his/her work through no fault of his/her own; time period during which an employee is subject to temporary suspension, detention or imprisonment but is allowed to get back to work after obtaining a competent authority’s acquittal decision.

Article 5. Policy on purchase of shares at preferential prices or additional stocks

1. The policy on purchase of shares at preferential prices is provided for as follows:

a) Employees appearing on the regular employee list as of the date of announcement of value of a transformed public service establishment shall be entitled to purchase shares at preferential prices in proportion to the time period for which they have actually worked in the public sector (defined in years, full 12 months and with fractional months of the decimal number of years to be eliminated) in accordance with Clause 1 Article 21 of the Decision No. 22/2015/QD-TTg.

b) The actual time length of employment in the public sector qualifying an employee for purchase of shares at preferential prices is measured as total of actual time length of employment in the public sector accrued as of the date of announcement of value of a public service establishment less the time length which has already been included prior to purchase of shares at preferential prices (at wholly state-owned enterprises implementing equitization procedures or public service establishments transformed into joint stock companies) and the time length which has already been included in calculation of retirement, work incapacity or one-time social insurance benefits (where applicable).

c) The actual time length of employment in the public sector is the total length of time during which an employee has actually worked for a transformed public service establishment, state administrative institution, political organization, socio-political institution and armed force unit, and has received salaries from the State Budget, or enterprises whose charter capital is wholly owned by the State, or other public service establishments before transferring to a transformed public service establishment.

The actual time length of employment in the public sector shall be calculated in the similar manner as provided by Clause 2 Article 4 hereof.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 6. Policy for redundant employees accepted through the final recruitment procedure into a transformed public service establishment before October 18, 2000

1. Redundant employees accepted through the final recruitment procedure into a transformed public service establishment before October 18, 2000 (the date of entry into force of the Government’s Resolution No. 16/2000/NQ-CP dated October 18, 2000 on downsizing of state administrative agencies and public service establishments) at the date of approval of the employee utilization plan shall be entitled to policies for redundant employees in accordance with Clause 1, 2, 3, and 4 Article 3 of the Government’s Decree No. 63/2015/ND-CP dealing with policies for redundant employees in the context of re-organization of state-owned single-member limited liability companies (hereinafter referred to as Decree No. 63/2015/ND-CP).

2. The time length of employment during which social insurance contribution is made as the basis for calculation of benefits paid to male redundant employees aged from 55 to 59 and female redundant employees aged from 50 to 54 who have reached at least 20 years of social insurance contribution (in accordance with Point c Clause 1 Article 3 of the Decree No. 63/2015/ND-CP), and to male redundant employees aged above 59 to under 60 and female redundant employees aged above 54 to under 55 who have reached at least 20 years of social insurance contribution (in accordance with Point b Clause 2 Article 3 of the Decree No. 63/2015/ND-CP) is the time length qualifying as the basis for payment of compulsory social insurance covers in accordance with laws and regulations on social security.

3. The time length of employment used for calculation of severance benefit or subsidy amounts paid to redundant employees referred to in Clause 4 Article 3 of the Decree No. 63/2015/ND-CP shall be determined as follows:

a) With respect to redundant employees accepted through the final recruitment procedure into a transformed public service establishment before January 1, 1995 (the date of entry into force of the 1994 Labor Code), the time length of employment used for calculation of severance benefit or subsidy amounts as prescribed by Point a and b Clause 4 Article 3 of the Decree No. 63/2015/ND-CP is the aggregation of the actual time length of employment from start of the final recruitment into a transformed public service establishment to termination of employment and the previous actual time length of employment in the public sector (where applicable), less the time length of an employee’s participation in unemployment insurance or the time length which has already been used for calculation of benefit payments upon army demobilization and reintegration after that employee has fulfilled their military obligations (where applicable).

The actual time length of employment in the public sector shall be calculated in the similar manner as provided by Point c Clause 1 Article 5 hereof.

b) With respect to redundant contract employees accepted through the final recruitment procedure into a transformed public service establishment from January 1, 1995 onwards, the time length of employment used for calculation of severance benefit or subsidy amounts as prescribed by Point a and b Clause 4 Article 3 of the Decree No. 63/2015/ND-CP is the sum of the actual time length of employment from start of the final recruitment of an employee into a transformed public service establishment to termination of employment less the time length of that employee’s participation in unemployment insurance or the time length which has already been used for calculation of benefit payments upon army demobilization and reintegration after that employee has fulfilled their military obligations (where applicable).

c) With respect to redundant public officials or state employees accepted through the final recruitment procedure into a transformed public service establishment from January 1, 1995 to the dates preceding December 3, 1998 (the date of entry into force of the Government’s Decree No. 96/1998/ND-CP dated November 17, 1998 on , the time length of employment used for calculation of severance benefit or subsidy amounts as prescribed by Point a and b Clause 4 Article 3 of the Decree No. 63/2015/ND-CP is the sum of the actual time length of employment from start of the final recruitment of an employee into a transformed public service establishment to termination of employment less the time length of that employee’s participation in unemployment insurance or the time length which has already been used for calculation of benefit payments upon army demobilization and reintegration after that employee has fulfilled their military obligations (where applicable).

With respect to redundant public officials or state employees accepted through the final recruitment procedure into a transformed public service establishment from December 3, 1998 to the dates preceding October 18, 2000, the time length of employment used for calculation of severance benefit or subsidy amounts as prescribed by Point a and b Clause 4 Article 3 of the Decree No. 63/2015/ND-CP is the aggregation of the time length of employment from start of the final recruitment of an employee into a transformed public service establishment to termination of employment less the time length of that employee’s participation in unemployment insurance or the time length which has already been used for calculation of severance pays or benefit payments upon army demobilization and reintegration after that employee has fulfilled their military obligations (where applicable).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) As for those referred to in Point a, b and c Clause 1 Article 2 of this Circular, such salary is wage, salary or related allowances, retained differences (where available) equivalent to work duties or titles classified according to the provisions of the Government’s Decree No. 204/2004/ND-CP dated December 14, 2004 on salary or wage policies for state officers, public officials, state employees and armed forces, which are equal to the average amounts paid for the period of 05 last years (60 last months) before termination of their employment.

b) As for those referred to in Point d Clause 1 Article 2 of this Circular, such salary is the average amount of salary or wage specified in employment contracts (including pay rate, salary-related allowances and other supplementary payments) which is paid in 05 last years (60 last months) prior to termination of employment.

5. The amount of salary or wage used as the basis for calculation of severance benefit or subsidy amounts paid to redundant employees referred to in Clause 4 Article 3 of the Decree No. 63/2015/ND-CP shall be subject to the following regulations:

a) As for those referred to in Point a, b and c Clause 1 Article 2 of this Circular, such salary is wage, salary or related allowances, retained differences (where available) equivalent to work duties or titles classified according to the provisions of the Government’s Decree No. 204/2004/ND-CP dated December 14, 2004 on salary or wage policies for state officers, public officials, state employees and armed forces, which are equal to the average amounts paid for the period of 06 last months before termination of their employment.

b) As for those referred to in Point d Clause 1 Article 2 of this Circular, such salary is the average amount of salary or wage specified in employment contracts (including pay rate, salary-related allowances and other supplementary payments) which is paid in 06 last months prior to termination of employment.

Salary specified in employment contracts refers to salary or wage stipulated by Clause 1, Point a Clause 2 and Point a Clause 3 Article 4 of the Circular No. 47/2015/TT-BLDTBXH dated November 16, 2015 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs providing guidance on implementation of certain articles regarding employment contracts, labor disciplines and material responsibilities in the Government's Decree No. 05/2015/ND-CP dated January 12, 2015 on specific provisions and guidance on implementation of certain contents of the Labor Code.

Article 7. Policy for redundant employees accepted through the final recruitment procedure into a transformed public service establishment as from October 18, 2000 onwards

1. Redundant employees accepted through the final recruitment procedure into a transformed public service establishment as from October 18, 2000 to the date of approval of the employee utilization plan shall be entitled to severance benefits as provided by Clause 1 Article 4 of the Government’s Decree No. 63/2015/ND-CP.

2. The time length of employment used for calculation of payment of severance benefit amounts is the sum of the actual time length of employment from start of the final recruitment of an employee into a transformed public service establishment to termination of employment less the time length of that employee’s participation in unemployment insurance or the time length which has already been used for calculation of benefit payments upon army demobilization and reintegration after that employee has fulfilled their military obligations (where applicable).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 8. Implementation arrangements

1. The Steering Committee on transformation of public service establishments shall assume the following responsibilities:

a) Direct transformed public service establishments to draw up the employee utilization plan as prescribed in the Appendix 1 hereof, and ensure democracy, public disclosure and transparency and participation by the organization providing representation for employees working in these establishments.

b) Consolidate employee utilization alternatives as part of the public service transformation plan for submission to competent regulatory authorities to obtain their approval.

c) Request competent regulatory authorities to approve these employee utilization alternatives after obtaining the decision on approval of the public service establishment transformation plan; consolidate and request competent regulatory authorities to decide to make any modification to the employee utilization plan (where applicable).

a) Direct the transformed public service establishment to collaborate with the organization providing representation for employees to disseminate policies referred to in laws and regulations to employees working in the transformed public service establishment to implement them in a consistent manner; fully implement employee policies referred to herein.

2. The head of the transformed public service establishment shall assume the following responsibilities:

a) Draw up the employee utilization plan as prescribed in the Appendix hereto, and ensure democracy, public disclosure and transparency and participation by organizations providing representation for employees working in these establishments.

b) Collaborate with the organization providing representation for employees working in this establishment in disseminating these policies to implement them in a consistent manner; conduct implementation of these policies in accordance with provisions laid down in this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Transfer the list and necessary documentation of employees to the Management Board or the General Director (Director) of the joint-stock company in accordance with provisions laid down in the Decision No. 22/2015/QD-TTg.

dd) Submit the evaluation report on transformation of the public service establishment into the joint-stock company to competent regulatory authorities according to the Appendix 3 hereto within a maximum period of 30 days from the date on which all of the employee policies have been completely granted employees. The report must be made into 07 copies of which each is addressed to the authority in charge of approval of the transformation plan; the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs; the Ministry of Finance; the Department of Labour, War Invalids and Social Affairs, the Trade Union at the higher level than the grassroots level of the administrative subdivision where the main office of the transformed public service is located; the Social Security authority of the administrative subdivision where the company makes social insurance contributions, and the remaining 1 copy is deposited to the joint-stock company.

3. Manager of the transformed public service establishment shall assume the following responsibilities:

a) Collaborate with the head of the transformed public service establishment and entities involved in implementing employee policies in accordance with this Circular.

b) Accept and utilize the number of transferees working for the joint-stock company as defined in the employee utilization plan and related documentation of employees.

c) Agree on any amendment or modification to employment contracts or enter into new employment contracts in accordance with laws on labor with respect to employees accepted to continue their work, those sent to take re-training courses before continuing their work or those who change to work under non-full-time employment contracts (where applicable) as defined in the employee utilization plan.

d) Prepare the list, documentation of employees and implement necessary procedures with related authorities in order to ensure these employees are accepted to continue their work, and pay social, health and unemployment insurance benefits to transferees to the joint-stock company in accordance with laws and regulations.

dd) Distribute the residual cash amounts of the reserve fund for income stabilization that remain at the date of transformation into the joint-stock company (where applicable) to employees working at the establishment at the date of valuation of this establishment in proportion to the number of years of employment in accordance with provisions set forth in Clause 9 Article 8 of the Decision No. 22/2015/QD-TTg and Article 4 hereof.

e) Inherit all interest, obligations and responsibilities of the public service establishment toward the number of transferees from this establishment in accordance with laws and regulations; if employees are subject to redundancy or severance after transformation into the joint-stock company as stipulated by laws on labor, employers shall be responsible for paying redundancy or severance benefits in proportion to the time length during which they have worked for them and employment termination benefits proportionate to the time length during which employees actually work for the transformed public service establishment or the time length during which they worked in the public sector prior to being accepted through the final recruitment procedure into the transformed public service establishment before December 3, 1998 with respect to employees who are public officials or state employees and before January 1, 1995 with respect to employees working under employment contracts prior to being recruited for work at the transformed public service establishment (where applicable).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The social security authority of the administrative subdivisions where the transformed public service establishment makes social insurance contributions shall be responsible for guiding the transformed public service establishment to collect social insurance contributions and pay social insurance benefits to redundant employees who retire prior to reaching the statutory age; guiding the joint-stock company to implement social, health and unemployment insurance policies and provisions laid down in this Circular.

5. Ministries, Ministry-level bodies and government agencies, People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces, Board of Members of the parent company in the form of the economic corporation and state incorporations whose public service establishments are transformed into joint-stock companies shall take the following responsibilities:

Command the Steering Committee on transformation of public service establishments, the head of the transformed public service establishment and managers of the joint-stock companies to implement provisions laid down in this Circular.

b) Expedite, examine and oversee implementation of employee policies as prescribed by this Circular.

c) Consolidate and make a review report on employee policies at transformed public service establishments according to the Appendix 4 hereto and send it to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Finance for supervision and oversight purposes.

Article 9. Entry into force

This Circular shall enter into force from December 10, 2016.

In the course of implementation, if there is any difficult that arises, persons and entities concerned are advised to send their feedbacks to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs that decides to make any possible modification and further guidance.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

APPENDIX 1

FORMULATION OF THE EMPLOYEE UTILIZATION PLAN
(Issued together with the Circular No. 35/2016/TT-BLDTBXH dated October 25, 2016 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs)

After obtaining the decision on approval of the list and plan for transformation of public service establishments, the Steering Committee on equitization of transformed public service establishments shall establish the plan for employee utilization (included in the plan for transformation of public service establishments) according to the following steps:

1. Step 1: Compile the list of all employees working for the transformed public service establishment at the date of valuation thereof (according to the form No. 1 in the Appendix 2 issued together with this Circular) and at the date of announcement of value of the transformed public service establishment (according to the form No. 2 in the Appendix 2 issued together with this Circular), including:

a) Employees currently on duty, appearing on the payroll, and making social insurance contributions, of the transformed public service establishment (including employees on probation);

b) Employees currently sent to join courses or granted permission to join training courses;

c) Employees currently on sick, maternity or paternity leave, or taking time off work to take medical treatment of their injuries or illnesses due to accidents at work or occupational diseases in accordance with laws and regulations on labor and social insurance;

d) Employees currently having to leave their work through no fault of their own;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Employees currently subject to temporary suspension or detention or imprisonment in accordance with the decision granted by a competent regulatory authority;

g) Employees currently subject to a postponement of execution of labor or employment contracts.

2. Step 2: Compile the list of all transferees to joint-stock companies (according to the form No. 3 in the Appendix 2 issued together with this Circular), including:

a) Those accepted to continue their work;

b) Those that must be re-trained to be eligible to continue their work (where possible);

c) Those changing to work in the form of non-full-time employment (where applicable).

3. Step 3: Compile the list of all employees leaving their work at the date of transformation into the joint-stock company (according to the form No. 4 in the Appendix 2 issued together with this Circular), including:

a) Employees that meet retirement requirements in accordance with laws and regulations on social insurance.

b) Employees with whom employment or labor contracts have expired, or who unilaterally terminate employment or labor contracts.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Step 4: Compile the list of all redundant employees existing at the date of transformation into the joint-stock company (according to the form No. 5 in the Appendix 2 issued together with this Circular), including:

a) Redundant employees accepted through the final recruitment procedure into the transformed public service establishment before October 18, 2000:

- Male redundant employees aged from 55 to 59 and female redundant employees aged from 50 to 54 who have reached at least 20 years of social insurance contribution.

- Male redundant employees aged from above 59 to under 60 and female redundant employees aged from above 54 to under 55 who have reached at least 20 years of social insurance contribution.

- Employees who reach statutory retirement age as provided by Point a Clause 1 Article 54 of the 2014 Law on Social Insurance, but have no more than 06 months of social insurance contribution left to be eligible for receiving pension benefits.

- Redundant employees who have to leave their work or terminate employment or labor contracts.

b) Redundant employees accepted through the final recruitment procedure into the transformed public service establishment as from October 18, 2000 onwards.

5. Step 5. Set the specific time at which employees have to leave their work or terminate employment or labor contract, and pay benefits to redundant employees accepted through the final recruitment procedure before October 18, 2000.

- Redundant employees that retire before reaching the statutory retirement age (according to the form No. 6 in the Appendix 2 issued together with this Circular).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Redundant employees who have to leave their work or terminate employment or labor contracts (according to the form No. 8 in the Appendix 2 issued together with this Circular).

6. Step 6. Set the specific time at which redundant employees accepted through the final recruitment procedure occurring from October 18, 2000 onwards have to leave their work or terminate employment or labor contract (according to the form No. 9 in the Appendix 2 issued together with this Circular).

7. Step 7. Consolidate the plans for employee utilization according to the form No. 2 issued together with this Circular./.

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 35/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016 hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động khi chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần theo Quyết định 22/2015/QĐ-TTg do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


12.574

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.148.105
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!