Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3104/TCHQ-KTSTQ Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan Người ký: Đặng Thị Bình An
Ngày ban hành: 07/07/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 3104/TCHQ-KTSTQ
V/v Tiếp tục triển khai nội dung công văn số 1708/TCHQ-KTSTQ

Hà Nội, ngày 07 tháng 7 năm 2004

 

Kính gửi: Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố

Qua sơ kết đánh giá kết quả đợt I triển khai thực hiện công văn số 1708/TCHQ-KTSTQ ngày 16/4/2004 của Tổng cục Hải quan cho thấy toàn ngành đã tích cực triển khai thực hiện và thu được những kết quả như đã truy thu thuế đối với các doanh nghiệp không thanh toán qua Ngân hàng hoặc thay đổi phương thức thanh toán so với hợp đồng... Tuy nhiên còn một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố triển khai chậm, không xử lý theo đúng trình tự hướng dẫn tại công văn số 1708/TCHQ-KTSTQ.

Để giải quyết vướng mắc và đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện, Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể một số nội dung như sau:

1. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố cần có biện pháp mạnh mẽ hơn nữa chỉ đạo công tác kiểm tra sau thông quan nói chung và đẩy nhanh tiến độ thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng cục tại công văn số 1708/TCHQ-KTSTQ. Tiếp tục triển khai kiểm tra sau thông quan đối với những bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu có dấu hiệu vi phạm pháp luật từ ngày 01/11/2003 đến ngày 30/6/2004.

Đến hết ngày 20/7/2004, những đơn vị nào chưa tiến hành kiểm tra sau thông quan và chưa ra được quyết định truy thu thuế đối với những doanh nghiệp vi phạm thì phải chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng về sự trì trệ trong công tác kiểm tra sau thông quan và thực hiện công văn số 1708/TCHQ - KTSTQ tại đơn vị mình.

2. Chỉ đạo, hướng dẫn các Chi cục Hải quan trực thuộc thành lập các Tổ công tác do Lãnh đạo Chi cục là Tổ trưởng để đẩy nhanh tiến độ phân loại hồ sơ từng doanh nghiệp (thuộc địa bàn và không thuộc địa bàn quản lý) theo các tiêu chí đã hướng dẫn tại công văn số 1708/TCHQ-KTSTQ:

a) Lập kế hoạch, thời gian, địa điểm và nội dung cụ thể, có văn bản mời doanh nghiệp đến xuất trình chứng từ thanh toán để kiểm tra, đối chiếu và lập biên bản làm việc. Lưu ý:

- Nội dung văn bản mời cần nêu rõ Doanh nghiệp cần chuẩn bị những chứng từ và tài liệu liên quan đến những bộ hồ sơ Chi cục cần xác minh để làm việc (kèm theo danh mục tờ khai cần bổ sung hồ sơ thanh toán; quy định thời gian làm việc cụ thể và hạn cuối cùng nếu doanh nghiệp không đến sẽ chuyển hồ sơ lên Cục Hải quan tỉnh, thành phố để tiến hành kiểm tra sau thông quan.

- Chọn những doanh nghiệp trọng tâm, trọng điểm làm trước.

- Doanh nghiệp thanh toán chậm so với hợp đồng nhập khẩu đã khai báo hải quan thì coi đây là dấu hiệu vi phạm, cần kết hợp với các dấu hiệu vi phạm khác để mời doanh nghiệp đến làm việc. Sau khi làm việc nếu nhận thấy giá thanh toán theo hợp đồng không hợp lý (quá thấp) và doanh nghiệp không tự nguyện khắc phục vi phạm (nộp thuế bổ sung) thì Chi cục Hải quan chuyển hồ sơ lên Cục Hải quan tỉnh, thành phố để tiến hành kiểm tra sau thông quan.

b) Chuyển hồ sơ về Cục Hải quan, tỉnh, thành phố để giải quyết đối với những hồ sơ của doanh nghiệp: đã có văn bản mời nhưng doanh nghiệp không đến; vượt thẩm quyền giải quyết; thuộc diện phải chuyển hồ sơ theo quy định tại công văn số 1708/TCHQ-KTSTQ.

3. Cục Hải quan tỉnh, thành phố phân loại, tổng hợp hồ sơ và dấu hiệu vi phạm do các Chi cục Hải quan trực thuộc chuyển đến theo từng doanh nghiệp.

a) Thực hiện các bước theo quy định tại công văn số 1708/TCHQ-KTSTQ.

Lưu ý:

- Nội dung văn bản mời nêu rõ Doanh nghiệp cần chuẩn bị những chứng từ và tài liệu liên quan để làm việc; thời gian làm việc cụ thể và hạn cuối cùng nếu doanh nghiệp không đến sẽ ra Quyết định kiểm tra sau thông quan tại doanh nghiệp.

- Chọn những doanh nghiệp thuộc địa bàn có dấu hiệu vi phạm pháp luật rõ ràng, số thuế dự kiến truy thu lớn và có tính khả thi cao để tiến hành kiểm tra sau thông quan trước.

b) Khi tiến hành kiểm tra sau thông quan tại doanh nghiệp cần lưu ý không chỉ tập trung kiểm tra gian lận qua việc thanh toán trị giá thực lô hàng nhập khẩu mà cần kiểm tra toàn diện các dấu hiệu gian lận về trị giá nhập khẩu, giá bán hàng hoá (so sánh giá khai báo với giá tại thời Điểm nhập khẩu của hàng hoá đó hoặc hàng hoá tương tự để phát hiện bất hợp lý) và các gian lận khác về áp thuế suất, xuất xứ, số lượng hàng nhập khẩu... (nếu có).

c) Đối với những doanh nghiệp trên địa bàn đã và đang phá sản, giải thể hoặc thay đổi tên, địa chỉ kinh doanh và thành lập doanh nghiệp khác thì lập danh sách, ghi rõ hành vi vi phạm, gửi đến các cơ quan liên quan như cơ quan cấp Giấy phép thành lập doanh nghiệp, cơ quan Thuế, cơ quan Công an,Viện Kiểm sát để phối hợp xử lý.

d) Đẩy mạnh công tác phối hợp xác minh và chuyển thông tin, hồ sơ liên quan giữa các Cục Hải quan tỉnh, thành phố đối với các doanh nghiệp vi phạm có trụ sở tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố khác để giải quyết như Điểm c nêu trên.

đ) Sau khi lập kế hoạch kiểm tra sau thông quan thì fax ngay tên, địa chỉ, mã số thuế của doanh nghiệp về Cục Kiểm tra sau thông quan để được cung cấp thông tin liên quan đến doanh nghiệp tại các Cục hải quan tỉnh, thành phố khác (nếu có).

4. Cách giải quyết một số vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện

- Để kiểm tra toàn diện các loại chứng từ thanh toán, phương thức doanh nghiệp thanh toán cho lô hàng nhập khẩu, cần yêu cầu doanh nghiệp xuất trình chứng từ, tài liệu để chứng minh doanh nghiệp thực hiện thanh toán cho lô hàng nhập khẩu phù hợp với từng phương thức thanh toán như yêu cầu phát hành thư tín dụng, giấy báo chứng từ nhờ thu hàng nhập, lệnh chuyển tiền, điện chuyển tiền (theo mẫu MT103, MT202, MT700), sổ phụ tài Khoản tiền gửi tại Ngân hàng, phiếu chuyển Khoản, chứng từ báo nợ của Ngân hàng..., đối với dấu hiệu doanh nghiệp thực hiện thanh toán mậu dịch biên giới (thu chuyển tiền, thư uỷ thác chuyển tiền, chứng từ chuyên dùng, thư thông báo hối phiếu Ngân hàng, đơn xin cấp hối phiếu ngân hàng hoặc chứng từ thanh toán biên mậu, giấy mua bán ngoại tệ, hợp đồng mua bán ngoại tệ...). Trên cơ sở chứng từ, tài liệu doanh nghiệp nộp hoặc xuất trình để kiểm tra, đối chiếu với thông tin, tài liệu đã thu thập được và các quy định liên quan để kết luận vi phạm của doanh nghiệp.

- Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố có thể uỷ quyền bằng văn bản cho Chi cục trưởng Chi cục Hải quan trực thuộc ký các quyết định truy thu thuế, chênh lệch giá theo quy định. Mỗi quyết định truy thu cho một doanh nghiệp cụ thể, đối với trường hợp một doanh nghiệp bị truy thu nhiều tờ khai thì quyết định truy thu kèm theo bảng kê chi Tiết số tiền thuế phải truy thu của từng tờ khai. Quyết định truy thu phải có đầy đủ căn cứ pháp lý.

- Trị giá thực thanh toán cho lô hàng nhập khẩu vi phạm cao hơn Bảng giá tối thiểu của Bộ Tài chính, Bảng giá kiểm tra của Tổng cục Hải quan thì truy thu thuế theo trị giá thực thanh toán.

- Không thực hiện truy thu thuế đối với những trường hợp doanh nghiệp chỉ chậm thanh toán so với thời gian quy định tại hợp đồng. Nếu doanh nghiệp thanh toán chậm, mang tính đối phó thì coi đây là dấu hiệu vi phạm để tiến hành kiểm tra sau thông quan tại doanh nghiệp.

- Đối với trường hợp doanh nghiệp ngoài địa bàn, mời doanh nghiệp không đến thì Chi cục Hải quan tập hợp gửi lên Cục Hải quan tỉnh, thành phố để tổng hợp các trường hợp vi phạm theo từng doanh nghiệp gửi Cục Hải quan nơi doanh nghiệp đóng trụ sở để tổng hợp dấu hiệu vi phạm và tiến hành kiểm tra sau thông quan.

- Thanh toán bằng hàng đổi hàng hoặc/ và sửa đổi, bổ sung Điều Khoản thanh toán, trị giá thanh toán của hợp đồng ngoại thương sau ngày giao hàng là vi phạm quy định tại Thông tư số 08/2002/TT-BTC, không được áp giá tính thuế nhập khẩu theo hợp đồng mua bán ngoại thương, tiến hành truy thu theo quy định.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị kịp thời phản ánh về Tổng cục Hải quan (Cục Kiểm tra sau thông quan) để được hướng dẫn cụ thể./.

 

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Đặng Thị Bình An

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn số 3104/TCHQ-KTSTQ ngày 07/07/2004 ngày 07/07/2004 của Tổng cục Hải quan về việc tiếp tục triển khai nội dung Công văn số 1708/TCHQ-KTSTQ

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.584

DMCA.com Protection Status
IP: 13.58.82.79
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!