Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 172/1998/TT-BTC Luật thuế xuất nhập khẩu hướng dẫn Nghị định 54/CP 94/1998/NĐ-CP

Số hiệu: 172/1998/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Phạm Văn Trọng
Ngày ban hành: 22/12/1998 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 172/1998/TT-BTC

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 1998

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 172/1998/TT-BTC NGÀY 22 THÁNG 12 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 54/CP NGÀY 28/08/1993, SỐ 94/1998/NĐ-CP NGÀY 17/11/1998 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU VÀ CÁC LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU

Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 26/12/1991 và các Luật sửa đổi, bổ sung, một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế xuất khẩu ngày 05/07/1993; số 04/1998/QH10 ngày 20/05/1998;
Căn cứ Nghị định số 54/CP ngày 28/08/1993, Nghị định số 94/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu như sau:

A - PHẠM VI ÁP DỤNG

I/ ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ, ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ:

1/ Đối tượng chịu thuế:

Hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam quy định tại Điều 1 Nghị định số 54/CP ngày 28/08/1993 của Chính phủ đều là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Trừ những trường hợp ghi ở mục II Phần A Thông tư này.

2/ Đối tượng nộp thuế:

Tổ chức, cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điểm 1, Mục I, Phần A Thông tư này đều là đối tượng nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

II/ ĐỐI TƯỢNG KHÔNG CHỊU THUẾ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU:

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không thuộc diện chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sau khi làm thủ tục Hải quan, theo Điều 3 của Nghị định số 54/CP ngày 28/08/1993 gồm:

1/ Hàng quá cảnh và mượn đường qua lãnh thổ Việt Nam.

2/ Hàng kinh doanh theo phương thức chuyển khấu, bao gồm các hình thức:

- Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam.

- Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

- Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

Trong quá trình vận chuyển, lưu kho trên lãnh thổ Việt Nam hàng hóa quá cảnh, mượn đường, chuyển khẩu phải chịu sự giám sát và quản lý theo quy định của cơ quan Hải quan từ khi nhập khẩu đến khi xuất khẩu, không được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam. Trường hợp đặc biệt, hàng hóa tiêu thụ tại Việt Nam phải được phép của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và phải làm đầy đủ thủ tục Hải quan.

3/ Hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất và hàng hóa từ khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất xuất khẩu ra nước ngoài (trực tiếp hoặc qua các cửa khẩu Việt Nam) hoặc hàng hóa đưa từ khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất này sang khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất khác trong lãnh thổ Việt Nam.

4/ Hàng viện trợ nhân đạo.

Hồ sơ cần thiết khi làm thủ tục Hải quan đối với các trường hợp ghi tại Mục này theo quy định của Tổng cục Hải quan.

B - CĂN CỨ TÍNH THUẾ

Căn cứ để tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là số lượng hàng hóa, giá tính thuế và thuế suất của mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu.

I/ SỐ LƯỢNG HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU:

Số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu làm căn cứ tính thuế là số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu.

II/ GIÁ TÍNH THUẾ:

1/ Trường hợp áp giá tính thuế theo Hợp đồng: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán ngoại thương, có đủ nội dung chủ yếu theo quy định tại Điều 50 Luật Thương mại ngày 10/05/1997 (trừ các mặt hàng thuộc danh mục mặt hàng Nhà nước quản lý giá tính thuế) thì giá tính thuế được xác định theo hợp đồng ngoại thương phù hợp với các chứng từ có liên quan đến việc mua, bán. Cụ thể:

a/ Đối với hàng xuất khẩu là giá bán cho khách hàng tại cửa khẩu xuất (giá FOB), không bao gồm phí bảo hiểm (I) và chi phí vận tải (F).

b/ Đối với hàng nhập khẩu là giá mua tại cửa khẩu nhập (CIF) bao gồm cả phí bảo hiểm (I) và chi phí vận tải (F). Nếu nhập khẩu bằng đường bộ là giá mua theo điều kiện biên giới Việt Nam (DAF).

c/ Giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất tại Việt Nam là giá thực tế mua, bán tại cửa khẩu khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất theo hợp đồng.

d/ Đối với trường hợp hàng nhập khẩu, có bao gồm hàng bảo hành theo hợp đồng (kể cả trường hợp gửi hàng sau) nhưng trong hợp đồng không tính thanh toán riêng đối với số hàng hóa bảo hành thì giá tính thuế trên hợp đồng là giá bao gồm cả phần bảo hành.

e/ Đối với máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải đưa ra nước ngoài để sửa chữa, thì giá tính thuế khi nhập khẩu trở lại Việt Nam là chi phí sửa chữa theo hợp đồng đã ký với nước ngoài.

g/ Đối với máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải đi thuê thì giá tính thuế là giá thuê theo hợp đồng đã ký với nước ngoài.

h/ Đối với hàng hóa do phía nước ngoài gia công cho phía Việt Nam, thì giá tính thuế khi nhập khẩu là giá trị thực tế của hàng hóa nhập khẩu trừ đi giá trị của nguyên liệu, vật tư, hàng hóa xuất ra nước ngoài để gia công, theo hợp đồng đã ký (thuế suất thuế nhập khẩu tính theo mặt hàng gia công thực tế nhập khẩu và xuất xứ của hàng hóa là xuất xứ của nước nhận gia công, giá trị thực tế hàng nhập khẩu được xác định theo giá tính thuế quy định tại Mục II, Phần B Thông tư này).

i/ Đối với hàng hóa nhập khẩu đã đưa vào sử dụng tại Việt Nam phải truy thu, thì giá tính thuế truy thu được xác định trên cơ sở giá trị sử dụng còn lại của hàng hóa tại thời điểm tính truy thu thuế, theo kết quả giám định chất lượng hàng hóa của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được tính cụ thể như sau:

- Giá trị sử dụng còn lại từ 30% trở xuống, thì giá tính thuế bằng 10% của giá nhập khẩu hàng mới.

- Giá trị sử dụng còn lại trên 30% đến 50%, thì giá tính thuế bằng 20% của giá nhập khẩu hàng mới.

- Giá trị sử dụng còn lại trên 50% đến 70%, thì giá tính thuế bằng 30% của giá nhập khẩu hàng mới.

- Giá trị sử dụng còn lại trên 70% đến 85%, thì giá tính thuế bằng 45% của giá nhập khẩu hàng mới.

- Giá trị sử dụng còn lại trên 85%, thì giá tính thuế bằng 60% của giá nhập khẩu hàng mới.

2/ Đối với một số mặt hàng Nhà nước quản lý giá thì giá tính thuế là giá theo Bảng giá của Bộ Tài chính quy định. Trường hợp giá trên hợp đồng mua, bán ngoại thương cao hơn giá quy định tại Bảng giá của Bộ Tài chính thì tính theo giá hợp đồng.

3/ Đối với hàng hóa nhập khẩu không đủ điều kiện để xác định giá tính thuế theo hợp đồng quy định tại Thông tư số 82/1997/TT/BTC ngày11/11/1997 của Bộ Tài chính, hoặc đối với hàng hóa nhập khẩu theo các phương thức khác không thông qua hợp đồng mua, bán (như hàng biếu, tặng, xuất nhập khẩu phi mậu dịch, hoạt động xuât nhập khẩu của cư dân biên giới...); không thanh toán qua Ngân hàng (như hàng đổi hàng, hàng trả công...) thì giá tính thuế được thực hiện theo Bảng giá tính thuế của Bộ Tài chính quy định (đối với các mặt hàng Nhà nước quản lý giá) hoặc của Tổng cục Hải quan quy định (đối với các mặt hàng Nhà nước không quản lý giá).

Điều kiện thực hiện áp dụng giá tính thuế nhập khẩu theo hợp đồng ngoại thương được thực hiện theo Thông tư số 82/1997/TT/BTC ngày 11/11/1997 của Bộ Tài chính.

4/ Tỷ giá tính thuế:

Giá tính thuế được tính bằng đồng Việt Nam. Tỷ giá làm cơ sở để xác định giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là tỷ giá mua, bán thực tế bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố được đăng trên báo Nhân dân hàng ngày. Trường hợp vào các ngày không phát hành báo Nhân dân hàng ngày (hoặc có phát hành nhưng không thông báo tỷ giá) thì tỷ giá tính thuế của ngày hôm đó được áp dụng theo tỷ giá tính thuế của ngày trước đó.

Đối với các đồng ngoại tệ không có giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng thì xác định theo nguyên tắc tỷ giá tính chéo giữa tỷ giá đồng đô la Mỹ (USD) với đồng Việt Nam mua, bán thực tế bình quân trên thị trường liên Ngân hàng và tỷ giá giữa đồng đô la Mỹ với các ngoại tệ khác trên thị trường Quốc tế do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.

5/ Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được nộp bằng đồng Việt Nam. Trường hợp đối tượng nộp thuế muốn nộp thuế bằng ngoại tệ thì phải nộp bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.

Những trường hợp phải nộp thuế bằng ngoại tệ do Bộ Tài chính quyết định đối với từng trường hợp.

III/ THUẾ SUẤT:

Thuế suất thuế nhập khẩu:

Thuế suất đối với hàng nhập khẩu gồm thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt được thực hiện như sau:

a/ Thuế suất ưu đãi là thuế suất chỉ áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước hoặc khối nước có thỏa thuận về đối xử tối hụê quốc trong quan hệ Thương mại với Việt Nam được quy định cụ thể cho từng mặt hàng trong Biểu thuế thuế nhập khẩu ưu đãi.

Điều kiện để được áp dụng thuế suất ưu đãi:

- Hàng hóa nhập khẩu có giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) từ nước hoặc khối nước đã có thỏa thuận về đối xử tối hụê quốc trong quan hệ Thương mại với Việt Nam. Nước hoặc khối nước đó phải nằm trong danh sách các nước hoặc khối nước do Bộ Thương mại thông báo đã có thỏa thuận về đối xử tối hụê quốc trong quan hệ Thương mại với Việt Nam;

- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) phải phù hợp với quy định của Bộ Thương mại.

b/ Thuế suất ưu đãi đặc biệt là thuế suất được áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước hoặc khối nước mà Việt Nam và nước hoặc khối nước đó đã thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh quan thuế hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác. Thuế suất ưu đãi đặc biệt được áp dụng cụ thể cho từng mặt hàng theo quy định trong thỏa thuận.

Điều kiện để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt:

- Hàng nhập khẩu có giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) từ nước hoặc khối nước đã có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu đối với Việt Nam. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) phải phù hợp với quy định của Bộ Thương mại;

- Hàng nhập khẩu phải là những mặt hàng được quy định cụ thể trong thỏa thuận và phải đáp ứng đủ các điều kiện đã ghi trong thỏa thuận.

c/ Thuế suất thông thường là thuế suất được áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước không có thỏa thuận về đối xử tối hụê quốc trong quan hệ Thương mại với Việt Nam.

Thuế suất thông thường cao hơn 50% (năm mươi phần trăm) so với thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng quy định tại Biểu thuế thuế nhập khẩu ưu đãi và được tính như sau:

Description: C:\Scan_Edit\9263_files\image001.gifDescription: C:\Scan_Edit\9263_files\image001.gifThuế suất thông thường

=

Thuế suất ưu đãi

+

Thuế suất ưu đãi

x

50%

Cơ quan Hải quan căn cứ vào điều kiện, quy định nêu trên để tính và thu thuế nhập khẩu cho từng trường hợp đúng với thuế suất quy định tại Điều 1 Nghị định số 94/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ.

Ngoài thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt, hàng hóa nhập khẩu trong một số trường hợp còn bị đánh thuế suất bổ sung và sẽ có hướng dẫn riêng.

2/ Thuế suất thuế xuất khẩu:

Thuế suất thuế xuất khẩu của từng mặt hàng thực hiện theo Biểu thuế thuế xuất khẩu.

C - ĐĂNG KÝ, KÊ KHAI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VÀ NỘP THUẾ

I/ KÊ KHAI HẢI QUAN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU:

1/ Tổ chức, cá nhân mỗi lần có hàng hóa được phép xuất khẩu phải kê khai đầy đủ, chính xác các nội dung theo quy định của cơ quan Hải quan, nộp tờ khai hàng hóa xuất khẩu, và nộp thuế xuất khẩu cho cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu.

2/ Tổ chức, cá nhân mỗi lần có hàng hóa được phép nhập khẩu phải kê khai đầy đủ, chính xác các nội dung theo quy định của cơ quan Hải quan, nộp tờ khai hàng hóa nhập khẩu và nộp thuế nhập khẩu cho cơ quan Hải quan nơi có cửa khẩu nhập khẩu hàng hóa.

Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được phép làm thủ tục thông qua tại các địa điểm ngoài cửa khẩu nhập khẩu, thì trình tự kê khai tính thuế được thực hiện như sau: Cơ quan Hải quan tại địa điểm thông quan có trách nhiệm tiếp nhận tờ khai hàng nhập khẩu và toàn bộ hồ sơ có liên quan đến lô hàng nhập khẩu để làm thủ tục nhập khẩu, sau đó chuyển cho cơ quan Hải quan có cửa khẩu nhập khẩu. Cơ quan Hải quan có cửa khẩu nhập khẩu có trách nhiệm kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ nhập khẩu của lô hàng để đối chiếu với các chứng từ có liên quan đến việc nhập khẩu (tại cảng, hãng tầu...) và quyết định việc cho phép chuyển lô hàng về nơi làm thủ tục thông quan ngoài cửa khẩu. Sau khi kiểm hóa, tính thuế cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục thông quan ngoài cửa khẩu phải có trách nhiệm bàn giao một bộ hồ sơ Hải quan hàng nhập khẩu (kèm theo thông báo thuế phải nộp) cho cơ quan Hải quan cửa khẩu hàng nhập để lưu theo dõi. Hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu nhập khẩu đến nơi làm thủ tục thông quan ngoài cửa khẩu phải chịu sự giám sát, quản lý theo quy định của cơ quan Hải quan.

II/ THỜI ĐIỂM TÍNH THUẾ VÀ THỜI HẠN THÔNG BÁO THUẾ:

1/ Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là ngày đối tượng nộp thuế đã nộp tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho cơ quan Hải quan.

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được tính theo thuế suất, giá tính thuế, tỷ giá tại ngày đối tượng nộp thuế nộp tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho cơ quan Hải quan. Quá 15 ngày kể từ ngày nộp tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho cơ quan Hải quan nhưng đối tượng nộp thuế chưa có hàng thực xuất khẩu, thực nhập khẩu thì tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp cho cơ quan Hải quan không có giá trị làm thủ tục Hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Khi có hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu đối tượng nộp thuế phải làm lại thủ tục kê khai và nộp tờ khai hàng xuất khẩu, nhập khẩu cho cơ quan Hải quan, thời điểm tính thuế là ngày nộp tờ khai lần sau.

2/ Thời hạn thông báo thuế theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 94/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 được thực hiện cụ thể như sau:

a/ Trong thời hạn 8 giờ làm việc kể từ khi tiếp nhận tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của đối tượng nộp thuế, cơ quan Hải quan phải thông báo chính thức cho đối tượng nộp thuế về số thuế phải nộp theo kê khai của đối tượng nộp thuế.

b/ Trong thời hạn 8 giờ làm việc kể từ khi cơ quan Hải quan kiểm hoá xong lô hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu, nếu có khác biệt về số thuế phải nộp so với thông báo theo kê khai ban đầu, thì cơ quan Hải quan phải thông báo cho đối thượng nộp thuế số thuế còn thiếu hoặc thừa so với số thuế đã thông báo theo kê khai.

Đối với những trường hợp bắt buộc phải có giám định về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng để đảm bảo chính xác cho việc tính thuế (như xác định tên mặt hàng, mã số tính thuế theo danh mục Biểu thuế, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tình trạng cũ, mới của hàng hóa nhập khẩu) thì thời hạn thông báo số thuế còn thiếu hoặc thừa được kéo dài hơn, nhưng tối đa không được quá 15 ngày làm việc.

Cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục Hải quan về thu thuế nhập khẩu khi kiểm hoá, tính thuế thấy không thể xác định rõ ràng về mặt hàng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tính trạng cũ mới làm căn cứ tính thuế có quyền yêu cầu giám định đối với các trường hợp quy định tại điểm này, đồng thời phải thông báo lại cho đối tượng nộp thuế biết lý do phải giám định. Kết quả giám định theo yêu cầu của cơ quan Hải quan là kết quả để làm căn cứ tính thuế và thu thuế nhập khẩu.

III/ THỜI HẠN NỘP THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU:

1/ Đối với hàng xuất khẩu là 15 ngày (ngày theo lịch), kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo tính thuế chính thức của cơ quan Hải quan về số thuế phải nộp.

2/ Đối với hàng hoá là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu là 9 tháng (được tính tròn là 275 ngày theo lịch) kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo thuế chính thức của cơ quan Hải quan về số thuế phải nộp.

Điều kiện để được áp dụng thời hạn nộp thuế 9 tháng (275 ngày) đối với vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu:

- Hợp đồng xuất khẩu hàng hóa.

- Đối tượng nộp thuế không nợ thuế quá thời hạn (tại thời điểm nhập khẩu) quy định của Luật thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu.

- Bản đăng ký vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.

Căn cứ vào hồ sơ qui định, cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu ra thông báo thời hạn nộp thuế cho doanh nghiệp là 9 tháng, đồng thời mở sổ theo dõi việc nợ thuế của doanh nghiệp để quyết toán số nợ thuế khi thực tế xuất khẩu sản phẩm.

Đối với một số trường hợp đặc biệt do chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên liệu của doanh nghiệp dài hơn 9 tháng như đóng tàu, thuyền, chế tạo máy móc, thiết bị cơ khí thì thời hạn nộp thuế là có thể được hơn 9 tháng. Doanh nghiệp có văn bản giải trình để Bộ Tài chính xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể.

Trường hợp doanh nghiệp đã được áp dụng thời hạn nộp thuế 9 tháng hoặc hơn 9 tháng nhưng không xuất khẩu thì ngoài việc bị xử lý phạt chậm nộp thuế (kể từ ngày thứ 31 tính từ ngày nhận được thông báo thuế của cơ quan Hải quan đến ngày thực nộp thuế), doanh nghiệp còn bị xử lý vi phạm theo pháp luật. Đồng thời doanh nghiệp không được áp dụng thời hạn nộp thuế 9 tháng của các lô hàng sau.

3/ Đối với hàng kinh doanh theo phương thức tạm xuất - tái nhập hoặc tạm nhập - tái xuất thì thời hạn nộp thuế là 15 ngày (ngày theo lịch), kể từ ngày hết thời hạn của cơ quan có thẩm quyền cho phép tạm xuất - tái nhập hoặc tạm nhập - tái xuất (áp dụng cho cả trường hợp được phép gia hạn) theo qui định của Bộ Thương mại.

4/ Đối với hàng tiêu dùng phải nộp xong thuế nhập khẩu trước khi nhận hàng. Danh mục hàng tiêu dùng thực hiện theo qui định của Bộ Thương mại.

Trường hợp đối tượng nộp thuế có sự bảo lãnh về số tiền phải nộp thì thời hạn nộp thuế là 30 ngày (ngày theo lịch), kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo thuế chính thức của cơ quan Hải quan về số thuế phải nộp với điều kiện sau:

- Đối tượng đứng ra bảo lãnh phải là tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức khác được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo qui đinh của Luật các tổ chức tín dụng.

- Nội dung bảo lãnh phải ghi rõ tên tổ chức đứng ra bảo lãnh, tên doanh nghiệp được bảo lãnh, số tiền thuế được bảo lãnh, thời hạn bảo lãnh và cam kết của đối tượng đứng ra bảo lãnh.

Căn cứ vào giấy bảo lãnh của tổ chức đứng ra bảo lãnh, Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu ra thông báo thời hạn nộp thuế là 30 ngày cho đối tượng nộp thuế tương ứng với số tiền thuế đã được bảo lãnh.

Quá thời hạn nộp thuế theo thông báo thuế của cơ quan Hải quan mà đối tượng nộp thuế chưa nộp thuế nhập khẩu theo qui định, thì cơ quan Hải quan yêu cầu tổ chức đứng ra bảo lãnh nộp số tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước thay cho đối tượng được bảo lãnh theo đúng qui định của Luật các tổ chức tín dụng ngày 12/12/1997 và các văn bản hướng dẫn. Đồng thời tổ chức đứng ra bảo lãnh phải nộp phạt chậm nộp thuế từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo thuế, nếu quá thời hạn nộp thuế 90 ngày mà tổ chức đứng ra bảo lãnh vẫn chua nộp thuế vào ngân sách Nhà nước thì cơ quan Hải quan có quyền yêu cầu phong tỏa tài khoản của tổ chức đứng ra bảo lãnh cho đến khi thu đủ số thuế, tiền phạt.

5/ Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của cư dân biên giới thì đối tượng nộp thuế phải nộp xong thuế trước khi xuất khẩu hàng ra nước ngoài hoặc nhập khẩu hàng vào Vịêt Nam.

6/ Đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc diện thực hiện nộp thuế theo qui định tại điểm 2, 3, 4, và 5 nêu trên, thì thời hạn nộp thuế là 30 ngày (ngày theo lịch) kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo thuế chính thức của cơ quan Hải quan về số thuế phải nộp.

7/ Hàng hóa nhập khẩu có thời hạn nộp thuế khác nhau thì phải mở Tờ khai hàng hóa nhập khẩu riêng theo từng thời hạn nộp thuế.

D- MIỄN THUẾ, XÉT MIỄN THUẾ, GIẢM THUẾ

I/ MIỄN THUẾ

Tổ chức, cá nhân khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc các trường hợp được miễn thuế theo qui định tại Điều 12 Nghị định 54/CP ngày 28/08/1993 của Chính phủ gồm:

1/ Hàng viện trợ không hoàn lại theo Dự án viện trợ hoặc Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam với các tổ chức của nước ngoài hoặc văn bản thỏa thuận viện trợ hoặc thông báo viện trợ;

2/ Hàng tạm nhập - tái xuất; hàng tạm xuất - tái nhập để tham dự hội trợ, triển lãm;

3/ Hàng hóa là tài sản di chuyển được miễn thuế theo định mức như sau:

- Đối với tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân người nước ngoài khi được phép vào công tác, làm việc tại Việt Nam thực hiện theo qui định tại Thông tư Liên Bộ Thương mại - Ngoại giao - Tài chính - Tổng cục Hải quan số 04 TTLB ngày 12/2/1996 và số 04 BS/TTLB ngày 20/10/1996.

- Đối với hàng là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam được phép đưa ra nước ngoài để kinh doanh và làm việc khi hết thời hạn chuyển về nước được miễn thuế đối với những tài sản đã đưa ra nước ngoài nay đưa trở về nước.

- Một số mặt hàng là tiêu dùng (cụ thể như: ô tô, xe máy, ti vi, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ, dàn âm thanh đang sử dụng) của gia đình cá nhân người Việt Nam, người nước ngoài được phép định cư tại Việt Nam được miễn thuế nhập khẩu mỗi thứ một chiếc cho mỗi hộ gia đình (hoặc cá nhân).

4/ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của khách xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu Việt Nam theo định mức qui định tại Nghị định số 17/CP ngày 06/02/1995 được sửa đổi tại Nghị định số 79/1998/NĐ-CP ngày 29/09/1998 của Chính phủ.

5/ Đối với hàng nhập khẩu, xuất khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam theo qui định của Pháp luật Việt Nam, và phù hợp với các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc thạm gia được thực hiện theo hướng dẫn tại các thông tư Liên Bộ Thương mại - Ngoại giao - Tài chính - Tổng cục Hải quan số 04/TTLB ngày 12/2/1996 và số 04 BS/TTLB ngày 20/10/1996 hướng dẫn và hướng dẫn bổ sung việc nhập khẩu hoặc mua tại Việt Nam, tái xuất khẩu và chuyển nhượng những vật dụng cần thiết phục vụ cho nhu cầu công tác và sinh hoạt của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện các tổ chức Quốc tế được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam.

6/ Đối với hàng hóa nhập khẩu để phục vụ gia công cho phía nước ngoài rồi xuất khẩu theo hợp đồng đã ký, được miễn thuế đối với các trường hợp:

- Vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để gia công;

- Vật tư tham gia vào quá trình sản xuất, gia công (giấy, phấn, bút vẽ, bút vạch dấu, đinh ghim quần áo, mực sơn in, bàn chải quét keo, khung in lưới, kếp tẩy, dầu đánh bóng...) nếu doanh nghiệp xây dựng được định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt;

- Hàng làm mẫu phục vụ cho gia công;

- Máy móc, thiết bị trực tiếp phục vụ gia công được thỏa thuận trong hợp đồng gia công. Hết thời hạn thực hiện hợp đồng gia công phải tái xuất; nếu không tái xuất thì phải kê khai nộp thuế theo quy định;

- Sản phẩm gia công xuất trả (nếu có thuế xuất khẩu).

Giám đốc doanh nghiệp nhận gia công chịu trách nhiệm về việc sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu vào mục đích gia công; trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật.

Thiết bị máy móc, nguyên liệu, vật liệu, sản phẩm gia công do phía nước ngoài thanh toán thay tiền công gia công khi nhập khẩu đều phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định.

7/ Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải do các nhà thầu nước ngoài mang vào Việt Nam theo phương thức tạm nhập, tái xuất để phục vụ thi công công trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được miễn thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu khi tái xuất.

Khi kết thúc thời hạn thi công công trình, dự án nhà thầu nước ngoài phải tái xuất, nếu không tái xuất phải kê khai nộp thuế nhập khẩu theo quy định.

Bộ Tài chính giao Tổng cục Hải quan căn cứ vào các quy định trên để tổ chức thực hiện việc giải quyết miễn thuế cho từng trường hợp. Khi giải quyết miễn thuế đối với các trường hợp nêu tại mục 1, 2, 3, 5, 6 và 7 cơ quan Hải quan phải ra quyết định miễn thuế cho từng trường hợp theo đúng thẩm quyền và tổ chức lưu giữ hồ sơ theo quy định. Khi có quyết định miễn thuế cơ quan Hải quan phải thanh khoản số thuế nhập khẩu được miễn và ghi rõ trên Tờ khai Hải quan Hàng xuất nhập khẩu: "Hàng miễn thuế theo Quyết định số.....ngày.....tháng.....năm.....của.....".

II/ XÉT MIỄN THUẾ:

Các tổ chức, cá nhân khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc các trường hợp được xét miễn thuế phải có đầy đủ các hồ sơ theo quy định sau:

1/ Đối với hàng nhập khẩu chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, nghiên cứu khoa học và giáo dục, đào tạo:

a/ Hàng nhập khẩu chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng:

- Công văn đề nghị xét miễn thuế của lãnh đạo Bộ chủ quản;

- Danh mục cụ thể về số lượng, chủng loại hàng nhập khẩu chuyên dùng cho an ninh, quốc phòng do lãnh đạo Bộ chủ quản phê duyệt đã được đăng ký và thống nhất với Bộ Tài chính từ đầu năm (chậm nhất đến hết 31/03 hàng năm Bộ chủ quản đã phải đăng ký kế hoạch nhập khẩu);

- Giấy phép nhập khẩu do Bộ Thương mại cấp (nếu có);

- Tờ khai Hải quan hàng hóa nhập khẩu (đã thanh khoản và tính thuế);

- Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (nếu là hàng nhập khẩu uỷ thác).

b/ Hàng nhập khẩu chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho nghiên cứu khoa học:

- Công văn đề nghị xét miễn thuế của đơn vị thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học;

- Hồ sơ đề tài nghiên cứu khoa học gồm:

+ Quyết định phê duyệt đề tài cấp Bộ hoặc cấp Nhà nước;

+ Danh mục hàng hóa cần nhập khẩu để thực hiện đề tài do cấp phê duyệt đề tài duyệt;

- Tờ khai Hải quan hàng nhập khẩu (đã thanh khoản và tính thuế);

- Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (nếu là hàng nhập khẩu uỷ thác).

c/ Hàng nhập khẩu chuyên dùng phục vụ cho giáo dục, đào tạo:

- Công văn đề nghị xét miễn thuế của đơn vị thực hiện công tác giáo dục, đào tạo;

- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư trang thiết bị phục vụ cho công tác giáo dục, đào tạo của Bộ chủ quản;

- Danh mục trang thiết bị thuộc dự án do Bộ chủ quản phê duyệt;

- Tờ khai Hải quan hàng nhập khẩu (đã thanh khoản và tính thuế);

- Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (nếu là hàng nhập khẩu uỷ thác).

Bộ Tài chính xem xét và ra quyết định miễn thuế cho từng trường hợp trên cơ sở hồ sơ quy định. Cơ quan Hải quan căn cứ vào quyết định miễn thuế của Bộ Tài chính để thanh khoản số thuế nhập khẩu được miễn và ghi rõ trên tờ khai Hải quan hàng nhập khẩu: "Hàng miễn thuế theo Quyết định số....ngày....tháng....năm........của Bộ Tài chính".

2/ Hàng nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và của bên nước ngoài hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định tại khoản 2, Điều 2 Nghị định số 94/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ thực hiện theo hướng dẫn tại các Thông tư số 74 TC/TCT ngày 20/10/1997 hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Thông tư số 63/1998/TT-BTC ngày 13/05/1998 hướng dẫn thực hiện một số quy định về thuế nhằm khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam quy định tại Nghị định số 10/1998/NĐ-CP .

3/ Hàng nhập khẩu của các nhà đầu tư trong nước theo luật khuyến khích đầu tư trong nước quy định tại khoản 3, Điều 2, Nghị định số 94/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ thực hiện theo hướng dẫn riêng.

4/ Đối với hàng là quà biếu, quà tặng của các tổ chức, cá nhân người nước ngoài cho các tổ chức, cá nhân người Việt Nam và ngược lại, phải có:

- Công văn đề nghị xét miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

- Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu do cơ quan Hải quan cấp (nếu có);

- Thông báo hay quyết định hoặc thỏa thuận tặng hàng của chủ hàng;

- Hồ sơ liên quan đến việc xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng là quà biếu, tăng.

Đối tượng, định mức quà biếu tặng được xét miễn thuế và chế độ quản lý sử dụng thực hiện theo Thông tư số 28 TC/TCT ngày 17/07/1992 của Bộ Tài chính. Riêng hàng là quà biếu, tặng của tổ chức, cá nhân Việt Nam cho cá nhân người nước ngoài và của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho cá nhân người Việt Nam thì chỉ được xét miễn thuế cho mỗi cá nhân với lô hàng có giá trị không quá 100 đô la Mỹ (USD). Trường hợp 1 lô hàng được tặng cho nhiều người thì mỗi cá nhân cũng chỉ được miễn thuế trong phạm vi không quá 100 USD và tổng trị giá lô hàng cũng không được vượt quá 1.000 USD. Mọi lô hàng quà biếu, tặng nếu vượt định mức quy định nêu trên thì phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cho toàn bộ lô hàng. Trường hợp đặc biệt lô hàng quà biếu, tặng mang mục đích nhân đạo, từ thiện (kể cả việc tặng máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu, vật tư, phế liệu, sản phẩm của các hợp đồng gia công cho nước ngoài) Bộ Tài chính sẽ xem xét xử lý cụ thể từng trường hợp.

Đối với hàng mẫu của các tổ chức, cá nhân người nước ngoài cho các tổ chức, cá nhân người Việt Nam và ngược lại được thực hiện theo định mức quy định tại Thông tư số 28 TC/TCT ngày 17/07/1992 của Bộ Tài chính; hồ sơ phải có:

- Công văn đề nghị xét miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

- Giấy thông báo hoặc thỏa thuận gửi hàng mẫu;

- Giấy phép nhập khẩu của cơ quan Hải quan cấp (nếu có);

- Hồ sơ liên quan đến việc xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng.

Căn cứ vào các hồ sơ và quy định trên đây Cục Hải quan các tỉnh, thành phố ra quyết định giải quyết xét miễn thuế cho các lô hàng là quà biếu, tặng, hàng mẫu của các tổ chức, cá nhân người nước ngoài cho cá nhân người Việt Nam và của tổ chức, cá nhân người Việt Nam cho cá nhân người nước ngoài trong định mức quy định (không quá 100USD). Các trường hợp là quà biếu tặng, hàng mẫu khác Bộ Tài chính giải quyết miễn thuế từng trường hợp cụ thể. Trên cơ sở quyết định miễn thuế cơ quan Hải quan phải thanh khoản số thuế được miễn và ghi rõ trên Tờ khai Hải quan hàng xuất nhập khẩu: "Hàng miễn thuế theo quyết định số....ngày....tháng....năm.........của Bộ Tài chính".

5/ Đối với hàng nhập khẩu để bán miễn thuế do cơ quan Hải quan quản lý theo chế độ quản lý giám sát hàng nhập khẩu để bán miễn thuế quy định tại quy chế về cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế ban hành kèm theo Quyết định số 205/1998/QĐ-TTg ngày 19/10/1998 của Thủ tướng Chính phủ đảm bảo nguyên tắc: Hàng hóa từ khi nhập khẩu đến khi bán phải chịu sự giám sát quản lý của cơ quan Hải quan.

Hàng nhập khẩu để bán miễn thuế tại các cửa hàng bán miễn thuế nếu đưa vào tiêu thụ tại thị trường Việt Nam hoặc bán cho đối tượng không được miễn thuế, doanh nghiệp kinh doanh cửa hàng miễn thuế phải kê khai nộp thuế theo quy định.

Tổng cục Hải quan tổ chức thực hiện việc miễn thuế, quản lý hàng bán miễn thuế quy định tại điểm này.

III/ XÉT MIỄN THUẾ:

Đối với hàng hóa xuất khẩu trong quá trình vận chuyển, bốc xếp (hàng hóa còn nằm trong sự giám sát, quản lý của cơ quan Hải quan) bị hư hỏng, mất mát có lý do xác đáng, do cơ quan Hải quan tỉnh, thành phố ra quyết định xử lý căn cứ vào mức độ tổn thất, hư hỏng đã được giám định, đối chiếu hồ sơ có liên quan để giảm thuế tương ứng đối với từng trường hợp cụ thể.

E - HOÀN LẠI THUẾ, TRUY THU THUẾ

I/ HOÀN THUẾ:

1/ Các trường hợp được xét hoàn thuế:

Các trường hợp được xét hoàn lại thuế theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 54/CP ngày 28/08/1993 của Chính phủ, khi đề nghị xét hoàn lại tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã nộp, các tổ chức, cá nhân phải có đầy đủ các giấy tờ sau:

a/ Đối với hàng nhập khẩu đã nộp thuế mà còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu dưới sự giám sát của Hải quan, được phép tái xuất, phải có:

- Công văn đề nghị hoàn thuế nhập khẩu đã nộp, có nêu lý do xin hoàn;

- Tờ khai Hải quan hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu có thanh khoản của cơ quan Hải quan. Đối với tờ khai Hải quan hàng xuất khẩu phải có xác nhận của cơ quan Hải quan là hàng còn lưu kho, lưu bãi ở cửa khẩu biên giới hoặc hàng hóa vẫn còn dưới sự giám sát của Hải quan và trong khu vực quản lý của Hải quan;

- Biên lai nộp thuế;

- Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu (nếu là hàng xuất nhập khẩu uỷ thác).

b/ Đối với hàng xuất khẩu đã nộp thuế xuất khẩu nhưng không xuất nữa phải có:

- Công văn đề nghị hoàn thuế xuất khẩu đã nộp;

- Tờ khai Hải quan hàng hóa xuất khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan là hàng không xuất khẩu theo tờ khai;

- Biên lai nộp thuế;

c/ Đối với hàng đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng thực tế xuất khẩu hoặc nhập khẩu ít hơn, phải có:

- Công văn đề nghị hoàn lại thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu đã nộp quá;

- Tờ khai Hải quan hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu đã thanh khoản Hải quan;

- Biên lai nộp thuế;

- Hóa đơn bán hàng, mua hàng theo hợp đồng ngoại thương.

d/ Đối với hàng nhập khẩu chưa phù hợp về chất lượng qui cách, phẩm cấp so với hợp đồng thương mại đã ký với phía nước ngoài, do phía nước ngoài gửi sai, có giấy giám định của cơ quan chức năng giám định Nhà nước, có xác nhận của chủ hàng nước ngoài thì Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào kết quả kiểm hóa hàng thực nhập khẩu và đối chiếu với các quy định hiện hành của Nhà nước để xem xét quyết định việc cho nhập khẩu hàng hóa hoặc bắt buộc tái xuất. Đồng thời tính lại số thuế nhập khẩu phải nộp để thu thuế phù hợp với hàng thực nhập khẩu trong trường hợp có sự thay đổi về thuế suất, giá tính thuế. Nếu doanh nghiệp đã nộp số tiền thuế nhập khẩu quá số thuế nhập khẩu tính lại theo hàng thực nhập khẩu thì sẽ được hoàn lại số đã nộp thừa, nếu nộp thiếu thì phải nộp bổ sung.

Hồ sơ xin hoàn lại thuế bao gồm:

- Công văn đề nghị hoàn lại số tiền thuế nhập khẩu nộp thừa (nêu rõ nguyên nhân xin hoàn thuế);

- Kết quả giám định hàng hóa nhập khẩu của cơ quan có thẩm quyền;

- Xác nhận của phía chủ hàng nước ngoài về việc gửi sai hợp đồng;

- Tờ khai Hải quan hàng nhập khẩu có ghi rõ kết quả kiểm hóa và các hồ sơ có liên quan đến việc nhập khẩu lô hàng;

- Biên lai nộp thuế.

e/ Đối với trường hợp đối tượng nộp thuế nhầm lẫn trong kê khai thì được hoàn trả tiền thuế nộp quá trong thời hạn một năm trở về trước (tính đến ngày nộp Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu) kể từ ngày kiểm tra, phát hiện; hồ sơ đề nghị xét hoàn thuế phải có:

- Công văn đề nghị hoàn lại tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu nộp thừa (nêu rõ nguyên nhân và lý do nhầm lẫn xin hoàn lại thuế);

- Tờ khai Hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (kèm theo hồ sơ xuất khẩu, nhập khẩu có liên quan);

- Biên lai nộp thuế và thông báo thuế của cơ quan hải quan.

g/ Đối với hàng vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu được hoàn thuế tương ứng với tỷ lệ xuất khẩu thành phẩm:

Các loại vật tư, nguyên liệu được hoàn lại thuế bao gồm:

- Vật tư, nguyên liệu trực tiếp cấu thành thực thể sản phẩm;

- Vật tư, nguyên liệu trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất hàng xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hóa thành hàng hoá hoặc không cấu thành thực thể sản phẩm bao gồm: giấy, phấn, bút vẽ, bút vạch dấu, đinh ghim quần áo, mực sơn in, bàn chải quyét keo, chổi quyét keo, khung in lưới, kếp tẩy, dầu đánh bóng... nếu doanh nghiệp xây dựng thành định mức tiêu hao cho đơn vị sản phẩm và giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm về định mức này.

Các trường hợp được xét hoàn thuế bao gồm:

- Các doanh nghiệp nhập nguyên liệu, vật tư rồi trực tiếp sản xuất hoặc tổ chức đưa gia công và nhận sản phẩm về để xuất khẩu (kể cả trường hợp liên kết sản xuất hàng xuất khẩu);

- Các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hóa tiêu thụ trong nước sau đó tìm được thị trường xuất khẩu và đưa số nguyên liệu, vật tư này vào sản xuất hàng xuất khẩu, đã thực xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài;

- Các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu thuộc phần vốn góp đầu tư của bên nước ngoài trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, sau đó xuất khẩu cho khách hàng nước ngoài hoặc cho công ty chính (công ty mẹ) ở nước ngoài.

Hồ sơ xét hoàn thuế:

- Công văn đề nghị hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp của doanh nghiệp, trong đó có phương án giải trình cụ thể về số lượng hàng xuất khẩu, mức tiêu hao thực tế nguyên liệu nhập khẩu, số thuế nhập khẩu đã nộp, số thuế nhập khẩu xin hoàn;

- Hợp đồng xuất khẩu hàng hóa ký kết với nước ngoài (trong đó có ghi rõ số lượng, qui cách, phẩm chất, chủng loại... hàng xuất khẩu) và hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu;

- Tờ khai Hải quan hàng nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đã thanh khoản Hải quan;

- Tờ khai Hải quan hàng xuất khẩu có xác nhận thực xuất của Hải quan cửa khẩu;

- Biên lai nộp thuế;

- Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu (nếu là xuất nhập khẩu uỷ thác).

Định mức tiêu hao nguyên liệu, vật tư sử dụng vào sản xuất sản phẩm xuất khẩu do doanh nghiệp xây dựng và giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm về cơ sở pháp lý, tính chính xác đúng đắn của định mức, đăng ký với cơ quan Hải quan (nơi làm thủ tục nhập khẩu và xuất khẩu sản phẩm sau này). Việc đăng ký định mức với cơ quan Hải quan phải được tiến hành trước khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm. Trường hợp đăng ký định mức không đúng với mức tiêu hao sản xuất thực tế thì doanh nghiệp phải báo cáo ngay với cơ quan Hải quan nơi đã đăng ký định mức để làm căn cứ hoàn thuế khi thực tế xuất khẩu sản phẩm. Đối với trường hợp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng tiêu thụ trong nước, sau đó tìm được thị trường xuất khẩu doanh nghiệp phải xây dựng định mức tiêu hao gửi cơ quan Hải quan trước khi làm thủ tục xin hoàn thuế Giám đốc doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về định mức nay. Thuế nhập khẩu được hoàn được xác định trên mức tiêu hao thực tế, nhưng không quá định mức tiêu hao đăng ký.

Trường hợp thấy có nghi vấn về định mức tiêu hao vật tư, nguyên liệu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu thì cơ quan Hải quan có thể trưng cầu giám định của cơ quan quản lý chuyên ngành về mặt hàng đó để làm cơ sở xem xét giải quyết hoàn thuế cho doanh nghiệp. Hàng năm, cơ quan Hải quan chủ trì phối hợp với cơ quan thuế địa phương tổ chức kiểm tra định mức tiêu hao vật tư, nguyên liệu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu liên quan đến việc giải quyết hoàn thuế nhập khẩu.

* Đối với trường hợp một loại nguyên liệu nhập khẩu về để sản xuất nhưng thu được hai hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau (nhập khẩu lúa mì để sản xuất bột mỳ thu lại được hai sản phẩm là bột mỳ và cám mỳ; Nhập khẩu condensate để lọc dầu thu được sản phẩm là xăng và diesel...) nhưng chỉ xuất khẩu một loại sản phẩm sản xuất ra, thì số thuế nhập khẩu được hoàn được tính theo phương pháp phân bổ như sau:

Số thuế nhập khẩu được hoàn (tương ứng với sản phẩm thực tế xuất khẩu

=

Tỷ lệ giữa trị giá của sản phẩm xuất khẩu và tổng trị giá của các sản phẩm thu được

x

Số thuế nhập khẩu của nguyên vật liệu nhập khẩu

Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu nếu thực xuất khẩu trong thời hạn nộp thuế quy định tại Mục III, Phần C Thông tư này thì không phải nộp thuế nhập khẩu tương ứng với số hàng thực tế xuất khẩu. Hồ sơ xét không thu thuế như quy định hồ sơ xét hoàn thuế. Riêng biên lai nộp thuế được thay bằng thông báo thuế chính thức của cơ quan Hải quan.

h/ Đối với hàng tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu hoặc hàng tạm xuất khẩu để tái nhập khẩu được xét hoàn thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu khi tái nhập, thuế xuất khẩu khi tái xuất trong các trường hợp sau:

- Hàng tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu hoặc hàng tạm xuất khẩu để tái nhập khẩu theo phương thức kinh doanh hàng tạm nhập - tái xuất; hàng tạm xuất - tái nhập và hàng nhập khẩu uỷ thác cho phía nước ngoài, phải có:

+ Công văn đề nghị hoàn lại thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã nộp;

+ Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Thương mại (hoặc cơ quan được uỷ quyền) cấp trong đó có ghi rõ hàng tạm nhập - tái xuất; hàng tạm xuất - tái nhập và hàng nhập khẩu uỷ thác cho phía nước ngoài (nếu có);

+ Tờ khai Hải quan hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu có thanh khoản và xác nhận thực nhập, thực xuất của cơ quan Hải quan về số lượng, trọng lượng và chủng loại hàng hóa xuất, nhập;

+ Hợp đồng mua bán ngoại thương ký với người bán và người mua hoặc hợp đồng nhập khẩu uỷ thác ký với nước ngoài;

+ Biên lai nộp thuế;

+ Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu (nếu là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác).

- Đối với hàng nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam được phép nhập để làm đại lý giao, bán hàng cho nước ngoài; Hàng hóa nhập khẩu để bán cho các phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến đường Quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế theo qui định của Chính phủ, phải có:

+ Công văn xin hoàn lại thuế nhập khẩu;

+ Công văn của Bộ thương mại cho phép nhập khẩu trong đó có ghi rõ hình thức kinh doanh (nhập khẩu để bán cho các máy bay nước ngoài hạ cánh tại Việt Nam, bán cho máy bay Việt Nam bay chuyến quốc tế...)

+ Tờ khai Hải quan hàng nhập khẩu;

+ Biên lai nộp thuế;

+ Hóa đơn bán hàng;

+ Tờ khai Hải quan hàng xuất khẩu có xác nhận thực xuất của Hải quan cửa khẩu;

+ Hợp đồng làm đại lý giao bán hàng và hợp đồng, hoặc thỏa thuận cung cấp hàng.

Đối với đồ uống phục vụ trên các chuyến bay quốc tế thì tờ khai Hải quan hàng xuất khẩu được thay bằng phiếu giao nhận đồ uống có xác nhận của Hải quan sân bay.

Trường hợp hàng tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu hoặc hàng tạm xuất khẩu để tái nhập khẩu, nếu đã thực tái xuất khẩu hoặc tái nhập khẩu trong thời hạn nộp thuế quy định tại Mục III, Phần C Thông tư này thì không phải nộp thuế nhập khẩu hoặc xuất khẩu tương ứng với số hàng thực tế đã tái xuất hoặc tái nhập khẩu. Hồ sơ xét không thu thuế như quy định hồ sơ xét hoàn thuế (riêng biên lai nộp thuế được thay bằng thông báo thuế chính thức của cơ quan Hải quan).

i/ Đối với hàng hóa từ thị trường nội địa xuất vào khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chế xuất được thực hiện như quy định hoàn thuế đối với các trường hợp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu; tạm nhập tái xuất nêu trên.

k/ Hàng đã xuất khẩu nhưng vì lý do nào đó buộc phải nhập khẩu trở lại Việt Nam được xét hoàn thuế xuất khẩu đã nộp và không phải nộp thuế nhập khẩu với điều kiện:

- Hàng được thực nhập trở lại Việt Nam trong thời hạn tối đa 6 tháng kể từ ngày thực tế xuất khẩu;

- Hàng hóa chưa qua quá trình sản xuất, gia công, sửa chữa hoặc sử dụng ở nước ngoài;

- Hàng nhập khẩu trở lại Việt Nam phải cùng cửa khẩu đã xuất khẩu hàng hóa đó;

* Hồ sơ xét hoàn thuế xuất khẩu đã nộp và không phải nộp thuế nhập khẩu, gồm:

- Công văn đề nghị xét hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu, trong đó nêu rõ lý do phải nhập khẩu trở lại Việt Nam;

- Thông báo của khách hàng nước ngoài hoặc thỏa thuận với khách hàng nước ngoài về việc nhận lại hàng, có nếu rõ lý do, số lượng hàng trả lại;

- Tờ khai Hải quan hàng xuất khẩu, hợp đồng mua bán ngoại thương ký với nước ngoài, hóa đơn bán hàng cho phía chủ hàng nước ngoài;

- Biên lai nộp thuế;

- Tờ khai Hải quan hàng nhập khẩu trở lại, có ghi rõ số hàng này trước đây đã được xuất khẩu theo tờ khai Hải quan hàng xuất khẩu nào và kết quả kiểm hóa cụ thể của Hải quan cửa khẩu, xác nhận là hàng nhập khẩu trở lại Việt Nam;

- Hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu (nếu là hàng xuất nhập khẩu uỷ thác).

Trường hợp hàng xuất khẩu phải nhập khẩu trở lại Việt Nam còn trong thời hạn nộp thuế xuất khẩu quy định tại Mục III, Phần C Thông tư này thì không phải nộp thuế xuất khẩu tương ứng với số hàng thực tế nhập khẩu trở lại. Hồ sơ xét không thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu như quy định hồ sơ xét hoàn thuế (riêng biên lai nộp thuế được thay bằng thông báo thuế của cơ quan Hải quan).

Trường hợp hàng xuất khẩu là hàng của các doanh nghiệp Việt Nam gia công cho phía nước ngoài thuộc diện đã được miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu, phải nhập khẩu trở lại Việt Nam để sửa chữa, tái chế, tiêu thụ thì cơ quan Hải quan quản lý, quyết toán hợp đồng gia công ban đầu phải tiếp tục thực hiện việc theo dõi, quản lý để quyết toán hàng xuất khẩu, thuế nhập khẩu nguyên vật liệu theo quy định tại Điểm 6, Mục I, phần D Thông tư này. Nếu không xuất khẩu thì phải kê khai nộp thuế theo quy định.

Trường hợp hàng xuất khẩu là hàng sản xuất từ nguyên vật liệu nhập khẩu; hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất (thuộc đối tượng được hoàn thuế khi xuất khẩu) phải nhập khẩu trở lại Việt Nam thì doanh nghiệp phải truy nộp số thuế nhập khẩu lần đầu đã được hoàn lại hoặc sẽ không được xét hoàn lại thuế (nếu chưa hoàn) tương ứng với số hàng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam. Khi thực tế xuất khẩu số hàng đã nhập khẩu trở lại Việt Nam thì doanh nghiệp phải kê khai nộp thuế xuất khẩu (nếu thuộc đối tượng phải nộp thuế xuất khẩu) và được xét hoàn thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm 1g, 1h Mục I, Phần E Thông tư này.

1/ Hàng nhập khẩu nhưng vì lý do nào đó buộc phải tái xuất ra nước ngoài (xuất trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba) được xét hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp tương ứng với số lượng tái xuất và không phải nộp thuế xuất khẩu, với điều kiện:

- Hàng được tái xuất ra nước ngoài trong thời hạn tối đa 6 tháng kể từ ngày thực nhập khẩu;

- Hàng hóa chưa qua quá trình sản xuất, gia công, sửa chữa hoặc sử dụng tại Việt Nam;

- Hàng tái xuất ra nước ngoài phải cùng cửa khẩu đã nhập khẩu hàng hóa đó.

Hồ sơ xét hoàn thuế nhập khẩu đã nộp và không phải nộp thuế xuất khẩu, gồm:

- Công văn đề nghị xét hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu, trong đó nêu rõ lý do xuất trả lại hàng cho chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba (ghi rõ số lượng, chủng loại... hàng tái xuất);

- Hợp đồng mua hàng ký với nước ngoài; hóa đơn bán hàng của phía nước ngoài;

- Tờ khai Hải quan hàng nhập khẩu được cơ quan Hải quan kiểm hóa có ghi rõ số lượng, chất lượng, chủng loại hàng nhập khẩu;

- Biên lai nộp thuế;

- Văn băn thỏa thuận trả lại hàng cho phía nước ngoài có ghi rõ lý do hoặc hợp đồng bán hàng cho phía nước ngoài trong đó có ghi rõ số lượng, chất lượng và chủng loại, xuất xứ hàng...;

- Tờ khai Hải quan hàng xuất khẩu có xác nhận thức xuất của Hải quan cửa khẩu, trong đó có ghi rõ số lượng, chất lượng, chủng loại hàng xuất khẩu và hàng xuất khẩu là theo tờ khai Hải quan hàng nhập khẩu nào;

- Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho hoặc hóa đơn bán hàng của hàng xuất khẩu;

- Hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu (nếu là hàng xuất nhập khẩu uỷ thác);

Trường hợp hàng nhập khẩu không phù hợp với hợp đồng thì phải có kết quả giám định hàng hóa của cơ quan có chức năng giám định Nhà nước.

Đối với số hàng hóa do phía nước ngoài gửi bù số lượng đã xuất trả lại do không phù hợp với hợp đồng thì doanh nghiệp phải kê khai nộp thuế nhập khẩu theo quy định.

Trường hợp hàng phải tái xuất còn trong thời hạn nộp thuế nhập khẩu quy định tại Mục III, Phần C Thông tư này thì không phải nộp thuế nhập khẩu tương ứng với số hàng tái xuất. Hồ sơ xét không thu thuế nhập khẩu như quy định hồ sơ xét hoàn thuế (riêng biên lai nộp thuế được thay bằng thông báo thuế của cơ quan Hải quan).

m/ Đối với số máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập - tái xuất hoặc mượn - tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất và các mục đích khác, khi nhập khẩu phải kê khai nộp thuế nhập khẩu theo quy định, khi tái xuất ra khỏi Việt Nam sẽ được hoàn thuế nhập khẩu. Số thuế nhập khẩu được hoàn được xác định trên cơ sở giá trị sử dụng còn lại của máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển khi tái xuất khẩu tính theo thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam (trường hợp thực tế đã hết giá trị sử dụng thì không được hoàn lại thuế). Cụ thể theo quy định dưới đây:

* Đối với loại hàng mới, nhập khẩu vào Việt Nam:

- Thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam từ 6 tháng trở xuống được hoàn lại toàn bộ số thuế nhập khẩu đã nộp.

- Thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam từ trên 6 tháng đến 1 năm được hoàn lại 85% số thuế nhập khẩu đã nộp.

- Thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam từ trên 1 năm đến 2 năm được hoàn lại 70% số thuế nhập khẩu đã nộp.

- Thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam từ trên 2 năm đến 3 năm được hoàn lại 55% số thuế nhập khẩu đã nộp.

- Thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam từ trên 3 năm đến 4 năm được hoàn lại 40% số thuế nhập khẩu đã nộp.

- Thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam từ trên 4 năm đến 5 năm được hoàn 35% số thuế nhập khẩu đã nộp.

- Thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam từ trên 5 năm được hoàn lại 15% số thuế nhập khẩu đã nộp.

* Đối với loại hàng đã qua sử dụng, được phép nhập khẩu vào Việt Nam:

- Thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam từ 6 tháng trở xuống được hoàn lại toàn bộ số thuế nhập khẩu đã nộp.

- Thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam từ trên 6 tháng đến 1 năm được hoàn lại 80% số thuế nhập khẩu đã nộp.

- Thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam từ trên 1 năm đến 2 năm được hoàn lại 60% số thuế nhập khẩu đã nộp.

- Thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam từ trên 2 năm đến 3 năm được hoàn lại 45% số thuế nhập khẩu đã nộp.

- Thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam từ trên 3 năm đến 4 năm được hoàn lại 30% số thuế nhập khẩu đã nộp.

- Thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam từ trên 4 năm được hoàn lại 15% số thuế nhập khẩu đã nộp.

Hồ sơ xét hoàn thuế nhập khẩu gồm:

- Công văn đề nghị xét hoàn thuế nhập khẩu;

- Văn bản của Bộ Thương mại hoặc Tổng cục Hải quan cho phép nhập khẩu, trong đó ghi rõ là hàng tạm nhập - tái xuất (trong trường hợp cần phải có theo quy định của Nhà nước);

- Hợp đồng (hoặc văn bản thỏa thuận) nhập khẩu, mượn máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiên vận chuyển;

- Tờ khai Hải quan xuất khẩu, nhập khẩu có thanh khoản và xác nhận của cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại hàng thực nhập khẩu, thực tái xuất khẩu;

- Biên lai nộp thuế;

- Hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu (nếu là uỷ thác xuất nhập khẩu);

Trường hợp các tổ chức, cá nhân nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển hết thời gian tạm nhập, phải tái xuất nhưng chưa tái xuất, mà được phép của Bộ Thương mại hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển giao cho đối tượng khác tại Việt Nam tiếp tục quản lý, sử dụng thì khi chuyển giao không được coi là xuất khẩu và không được hoàn lại thuế nhập khẩu, đối tượng tiếp nhận hoặc mua lại không phải nộp thuế nhập khẩu. Đến khi thực tái xuất ra khỏi Việt Nam sẽ được hoàn lại thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm này. Khi đề nghị xét hoàn thuế, ngoài hồ sơ theo quy định nêu trên, tổ chức, cá nhân đề nghị xét hoàn thuế còn phải bổ sung thêm hồ sơ sau:

- Văn bản của Bộ Thương mại (hoặc cơ quan có thẩm quyền) cho phép chuyển giao, tiếp nhận số máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển đã tạm nhập (trong trường hợp cần phải có theo quy định của Nhà nước);

- Hợp đồng mua bán hoặc biên bản bàn giao, giao nhận máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển giữa hai bên;

- Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho hoặc hóa đơn bán hàng của tổ chức cá nhân nhập khẩu giao cho bên mua hoặc tiếp nhận;

2) Trình tự giải quyết hoàn lại thuế được thực hiện như sau:

- Đối với các trường hợp a, b, c, d, e của điểm 1 Mục I, phần này thì bộ phận kiểm hóa hàng xuất khẩu, nhập khẩu xác nhận, bộ phận tính thuế của cơ quan Hải quan kiểm tra lại và làm thủ tục hoàn lại thuế. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố ký quyết định hoàn lại số thuế. Số thuế nhập khẩu được hoàn, được trừ vào số thuế phải nộp kỳ sau của đối tượng được hoàn. Trường hợp số thuế phải hoàn lớn hoặc đối tượng được hoàn lại thuế không có hoạt động xuất nhập khẩu kỳ sau thì Cục trưởng Cục Hải quan xác nhận và đề nghị Bộ Tài chính (Vụ Ngân sách Nhà nước) trực tiếp hoàn lại thuế cho đối tượng được hoàn theo quyết định hoàn thuế của Cục Hải quan.

- Đối với các trường hợp g, h, i, m, của điểm 1 Mục I, phần này, cơ quan Hải quan khi thu thuế được gửi vào một tài khoản riêng của Cục Hải quan tỉnh, thành phố tại kho bạc. Khi đối tượng được hoàn lại thuế đề nghị được xét hoàn thuế thì Cục Hải quan tỉnh, thành phố căn cứ vào hồ sơ quy định để kiểm tra, xem xét và ký quyết định hoàn thuế (hoặc không thu thuế) và thực hiện việc hoàn lại thuế cho đối tượng được hoàn từ tài khoản tiền gửi nói trên tại kho bạc.

- Đối với các trường hợp k, l của điểm 1 Mục I, phần này, Bộ Tài chính căn cứ vào hồ sơ theo quy định để kiểm tra, xem xét và ký quyết định hoàn lại thuế (hoặc không thu thuế) cho các đối tượng. Căn cứ vào quyết định hoàn thuế của Bộ Tài chính, Cục Hải quan nơi tổ chức, cá nhân đăng ký tờ khai hàng xuất nhập khẩu và nộp thuế, theo dõi để trừ vào số tiền thuế phải nộp kỳ sau của đối tượng được hoàn. Trường hợp số thuế phải hoàn lớn hơn số thuế phải nộp của kỳ sau hoặc đối tượng được hoàn lại thuế không có hoạt động xuất nhập khẩu kỳ sau thì Cục trưởng Cục Hải quan xác nhận và đề nghị Bộ Tài chính (Vụ Ngân sách Nhà nước) trực tiếp hoàn lại thuế cho đối tượng được hoàn thuế.

Khi giải quyết hoàn thuế theo các quy định hoàn thuế, Cục Hải quan phải thanh khoản số thuế được hoàn trên từng tờ khai Hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu và ghi rõ: "Hoàn thuế..... đồng, theo Quyết định số...... ngày...... tháng..... năm........của......"

Trường hợp số thuế được hoàn được trừ vào số thuế phải nộp kỳ sau của đối tượng được hoàn thuế thì trên Tờ khai Hải quan hàng xuất nhập khẩu được trừ thuế cũng phải ghi rõ "Số tiền thuế được trừ......... đồng, theo Quyết định hoàn thuế số ........ngày.........tháng.......năm ...... của.......".

3/ Thời hạn nộp hồ sơ và thời hạn xét hoàn thuế:

- Thời hạn nộp hồ sơ:

Chậm nhất trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày xuất khẩu, nhập khẩu hoặc kể từ ngày thực hiện xong một hợp đồng, thỏa thuận hợp đồng các đối tượng thuộc diện được xét hoàn lại thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải hoàn thành hồ sơ theo quy định gửi cơ quan có thẩm quyền, để xem xét giải quyết hoàn lại thuế theo quy định.

- Thời hạn xét hoàn thuế:

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo đúng quy định của đối tượng được xét hoàn lại thuế, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm ký quyết định hoàn lại thuế cho các đối tượng được hoàn lại thuế theo thẩm quyền quy định.

II/ TRUY THU THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU:

1/ Các trường hợp phải truy thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:

- Các trường hợp đã được miễn thuế, giảm thuế theo quy định tại Phần D Thông tư này, nếu đã sử dụng khác với mục đích đã được miễn giảm thì phải truy thu đủ số thuế đã được miễn giảm.

- Trường hợp đối tượng nộp thuế nhầm lẫn trong kê khai hàng hoá xuất nhập khẩu thì phải truy thu tiền thuế trong thời hạn 1 (một) năm trở về trước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự nhầm lẫn đó.

Các trường hợp nhầm lẫn trong kê khai là nhầm lẫn trong tính toán, sai mã số của biểu thuế.

- Trường hợp có sự gian lận, trốn thuế thì phải truy thu tiền thuế, tiền phạt trong thời hạn 5 (năm) năm trở về trước kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự gian lận, trốn thuế. Gian lận, trốn thuế gồm tất cả các trường hợp đều phải truy thu thuế ngoài hai trường hợp phải truy thu nêu trên.

2/ Căn cứ để tính truy thu xuất khẩu, thuế nhập khẩu là giá tính thuế và thuế suất được áp dụng theo quy định tại thời điểm tính truy thu thuế.

3/ Thời hạn kê khai truy nộp thuế là 2 (hai) ngày kể từ ngày thay đổi mục đích sử dụng ghi trên các văn bản, chứng từ, hoá đơn có liên quan. Trường hợp không có các chứng từ để xác định ngày thay đổi mục đích sử dụng, thì ngày xác định để truy thu là ngày đăng ký Tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu.

4/ Thời hạn nộp thuế phải truy thu thực hiện theo quy định tại Mục III Phần C Thông tư này. Nếu quá thời hạn quy định nêu trên mà đối tượng nộp thuế chưa nộp thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Điểm 1 Mục I Phần G Thông tư này.

G- XỬ LÝ VI PHẠM

I/ XỬ LÝ VI PHẠM VỀ THUẾ:

Theo quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Lụât thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Nghị định số 94/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ, đối tượng nộp thuế, cán bộ thuế và cá nhân khác vi phạm Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bị xử lý như sau:

1/ Đối với đối tượng nộp thuế:

a/ Không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng những quy định về thủ tục đăng ký, kê khai hàng hóa xuất nhập khẩu, thuế nhập khẩu, chứng từ liên quan đến việc tính thuế, nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm nhẹ hoặc nặng mà bị cảnh cáo hoặc phạt tiền về vi phạm hành chính về thuế.

b/ Nộp chậm tiền thuế hoặc tiền phạt so với số ngày quy định phải nộp ghi trong thông báo thuế, quyết định truy thu hoặc quyết định xử lý về thuế thì ngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế, tiền phạt theo Luật định, mỗi ngày nộp chậm còn phải nộp phạt bằng 0,1% (một phần nghìn) số tiền chậm nộp.

c/ Khai man thuế, trốn thuế thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị phạt tiền từ 1 đến 5 lần số thuế gian lận. Cụ thể như một số các trường hợp:

- Không khai báo hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

- Khai báo sai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu so với thực tế xuất khẩu, nhập khẩu như sai tên hàng, giá, số lượng, chủng loại, phẩm cấp, chất lượng, xuất xứ hàng...;

- Lập hồ sơ chứng từ mua bán giả, cung cấp không đầy đủ, sai lệch hồ sơ có liên quan đến việc tính thuế cho cơ quan Hải quan;

- Khai báo sai mục đích, thực trạng hàng hóa để được miễn giảm thuế; hoàn thuế;

- Sử dụng hàng hóa được miễn thuế, giảm thuế khác với mục đích đã được miễn, giảm thuế nhưng cố tình không khai báo để kê khai truy nộp thuế, bán hàng miễn thuế sai đối tượng, đưa hàng bán miễn thuế vào thị trường Việt Nam khi chưa được phép v.v...

Trường hợp trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử vi phạt phạm hành chính về thuế mà còn tiếp tục vi phạm hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Pháp luật.

d/ Không nộp thuế, nộp phạt theo quyết định xử lý về thuế thì bị cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp sau:

- Trích tiền gửi của đối tượng nộp thuế tại Ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc để nộp thuế, nộp phạt.

Ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của đối tượng nộp thuế, nộp phạt vào Ngân sách Nhà nước theo quyết định xử lý về thuế của cơ quan Hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền trước khi thu nợ.

- Giữ hàng hóa, tang vật của đối tượng nộp thuế, nộp phạt để đảm bảo thu đủ số thuế, số tiền phạt.

- Kê biên tài sản theo quy định của pháp luật để đảm bảo thu đủ số thuế, số tiền phạt còn thiếu.

- Cơ quan Hải quan không cho phép làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu cho các lô hàng tiếp theo của đối tượng nộp thuế cho đến khi đối tượng đó nộp đủ số tiền thuế, tiền phạt.

Việc xử lý các vi phạm về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói trên được thực hiện theo các thủ tục, trình tự quy định tại các văn bản pháp luật về xử lý vi phạm về thuế.

2/ Đối với cán bộ thuế và cá nhân khác vi phạm Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 22 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 26/12/1991 về Điều 20 Nghị định số 54/CP ngày 28/08/1993 của Chính phủ. Cán bộ và cơ quan thu thuế cố tình xử lý sai thì vẫn phải truy thu đủ số thuế còn thiếu, nếu việc truy nộp đủ thuế mà gây thiệt hại cho đối tượng nộp thuế thì cán bộ, cơ quan thu thuế phải bồi thường theo quy định của Pháp luật.

II/ THẨM QUYỀN XỬ LÝ VI PHẠM VỀ THUẾ:

1/ Cơ quan Hải quan các cấp, khi phát hiện các đối tượng nộp thuế vi phạm về Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải kiểm tra xác định rõ hành vi vi phạm, mức độ, nguyên nhân vi phạm, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với hành vi vi phạm, lập hồ sơ vi phạm theo quy định. Căn cứ vào các quy định và mức độ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, cơ quan Hải quan trong phạm vi thẩm quyền xử phạt vi phạm của từng cấp mà ra quyết định xử phạt hoặc kiến nghị lên cơ quan Hải quan cấp trên hoặc cơ quan pháp luật xử lý theo thẩm quyền quy định, cụ thể như sau:

- Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố trực tiếp quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được quyền xử lý đối với những vi phạm của đối tượng nộp thuế theo quy định tại điểm 1a, 1b và xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định tại điểm 1c, Mục I, Phần này;

- Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố trực tiếp quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định tại điểm 1d Mục I theo quy định của pháp luật và chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm 1c, Mục I, Phần này.

2/ Trường hợp cơ quan Thuế kiểm tra, phát hiện các đối tượng có hành vi khai man, trốn thuế, Cục trưởng Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quyền ra quyết định truy thu và phạt theo các quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Thông tư này. Cục Hải quan các tỉnh, thành phố có trách nhiệm phối hợp với Cục Thuế trong việc truy thu thuế và phạt theo đúng quy định. Trường hợp Cục Hải quan phát hiện quyết định truy thu thuế và phạt chưa phù hợp với các quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì Cục Hải quan có quyền đề nghị Cục thuế xem xét để điều chỉnh lại quyết định truy thu thuế và phạt. Nếu không có sự thống nhất trong xử lý truy thu và phạt thì Cục Hải quan, Cục Thuế báo cáo với Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thuế quyết định việc xử lý. Nếu vẫn chưa thống nhất thì Quyết định của Bộ Tài chính là quyết định cuối cùng. Kết quả truy thu và phạt được tính vào kết quả thu ở địa phương nơi thực hiện truy thu.

3/ Trường hợp do các cơ quan khác kiểm tra phát hiện thì tổng hợp hồ sơ đề nghị cơ quan Hải quan ra quyết định truy thu, phạt và tổ chức thu theo quy định.

4/ Các đơn vị, cá nhân có công trong việc kiểm tra, phát hiện truy thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và phạt được trích thưởng theo chế độ quy định.

H - KHIẾU NẠI VÀ THỜI HIỆU THI HÀNH

I/ QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ TRONG VIỆC KHIẾU NẠI VỀ THUẾ:

Theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 54/CP ngày 28/08/1993, đối tượng nộp thuế có quyền khiếu nại lên Tổng cục Hải quan về việc cán bộ Hải quan, Cơ quan Hải quan và cán bộ, cơ quan có thẩm quyền khác trong việc xử lý vi phạm quy định tại điểm 1, điểm 3, Điều 20 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 26/12/1991 đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm 5, Điều 1 Luật số 04/1998/QH10 ngày 20/05/1998. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Tổng cục Hải quan có trách nhiệm giải quyết xong đơn khiếu nại của đối tượng nộp thuế. Trong khi chờ giải quyết tổ chức, cá nhân khiếu nại vẫn phải nộp đủ và đúng thời hạn về số tiền thuế, tiền phạt theo thông báo hoặc Quyết định xử lý.

Nếu tổ chức, cá nhân khiếu nại không đồng ý với quyết định của Tổng cục Hải quan, hoặc quá thời hạn giải quyết theo quy định mà chưa nhận được ý kiến giải quyết của Tổng cục Hải quan thì tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc khởi kiện ra Tòa án theo quy định của Pháp luật. Trường hợp tổ chức, cá nhân không khởi kiện đến tòa án, mà khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Tài chính thì Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính là quyết định cuối cùng.

Thủ tục, trình tự khiếu nại hay khởi kiện và việc xem xét, giải quyết thực hiện đúng theo các quy định Pháp luật hiện hành.

II/ TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI:

Các cơ quan có trách nhiệm giải quyết khiếu nại của đối tượng nộp thuế đúng thời hạn quy định tài Điều 19 Nghị định 54/CP ngày 28/08/1993 của Chính phủ. Nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì phải chuyển hồ sơ hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền giải quyết để giải quyết theo quy định.

Các cơ quan giải quyết khiếu nại có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân khiếu nại cung cấp các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc khiếu nại. Nếu tổ chức, cá nhân từ chối cung cấp hồ sơ, tài liệu thì cơ quan giải quyết khiếu nại có quyền từ chối xem xét giải quyết khiếu nại và thông báo cho tổ chức, cá nhân khiếu nại biết.

I- CHẾ ĐỘ THU NỘP THUẾ VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

I/ CHẾ ĐỘ THU NỘP THUẾ:

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, tiền phạt được nộp vào Ngân sách Nhà nước theo chương, loại, khoản, hạng, mục thích hợp của mục lục Ngân sách Nhà nước, theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Riêng tiền thuế thu đối với hàng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu; hàng tạm nhập để tái xuất, hàng tạm xuất để tái nhập; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện nhập khẩu để phục vụ thi công, sản xuất theo phương thức tạm nhập, tái xuất được nộp vào tài khoản tiền gửi riêng tại Kho bạc Nhà nước. Cơ quan Hải quan chỉ được dùng tiền gửi ở tài khoản này để hoàn thuế đối với các trường hợp được hoàn thuế quy định tại điểm 1g, 1h, 1i và 1m của điểm 1 Mục I, Phần E Thông tư này.

II/ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO:

1/ Báo cáo thu nộp thuế, nợ đọng, hoàn thuế:

a/ Báo cáo thu nộp thuế:

Hàng tháng, Tổng cục Hải quan lập báo cáo kết quả thu nộp thuế gửi Bộ Tài chính gồm báo cáo nhanh 15 ngày theo mẫu số 01-BCN (đính kèm) và chậm nhất là ngày 10 của tháng sau phải báo cáo số thu thuế chính thức của tháng trước theo mẫu số 02-BCT (đính kèm).

b/ Báo cáo nợ đọng thuế:

Hàng tháng, chậm nhất đến ngày 10 của tháng sau Tổng cục Hải quan phải báo cáo số nợ thuế đến cuối tháng cho Bộ Tài chính theo mẫu số 03-BCĐ (đính kèm).

c/ Báo cáo số thuế tạm thu, hoàn thuế từ tài khoản tạm thu:

Hàng tháng, chậm nhất đến ngày 10 của tháng sau, Tổng cục Hải quan phải báo cáo cho Bộ Tài chính số thuế tạm thu, số thuế đã hoàn của tháng trước theo mẫu số 04-BCTT (đính kèm).

2. Báo cáo hàng miễn thuế; hàng không thuộc diện chịu thuế:

Hàng quí, chậm nhất đến ngày 20 của tháng đầu quí sau, Tổng cục Hải quan phải báo cáo cho Bộ Tài chính số thuế đã giải quyết miễn, xét số hàng đã làm thủ tục Hải quan thuộc diện không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của quí theo mẫu số 05-BCMT (đính kèm).

K - TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999. Bãi bỏ các Thông tư số 72A TC/TCT ngày 30/08/1993; số 53 TC/TCT ngày 13/07/1995; số 84/1997/TT/BTC ngày 13/11/1997; số 106/1998/TT/BTC ngày 23/07/1998 của Bộ Tài chính và những hướng dẫn về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong các văn bản trước đây trái với Thông tư này đều bị bãi bỏ.

Bộ Tài chính giao cho Tổng cục Thuế theo dõi, kiểm tra việc thu, nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Ngành Hải quan theo đúng quy định tại Điều 23 Nghị định số 54/CP ngày 28/08/1993 của Chính phủ và Thông tư này.

Tổng cục Hải quan tổ chức thực hiện Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong Ngành Hải quan và kiểm tra việc thực hiện theo quy định của Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các đơn vị, cơ quan phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn, bổ sung.

 

Phạm Văn Trọng

(Đã ký)

 

MẪU SỐ 01-BCN

ĐƠN VỊ BÁO CÁO
(Tổng cục Hải quan)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Description: C:\Scan_Edit\9263_files\image002.gif

BÁO CÁO NHANH SỐ THU ĐỊNH KỲ
Từ ngày...../....../...... đến ngày..../....../.........

STT

Loại thuế đã thu

Số thu

Ghi chú

1

2

3

4

 

Tổng số

 

 

1

Thuế xuất khẩu

 

 

2

Thuế nhập khẩu

 

 

3

Thuế giá trị gia tăng

 

 

4

Thuế tiêu thụ đặc biệt

 

 

5

Phụ thu

 

 

6

Thu khác

 

 

............ Ngày...........tháng........năm....

Người lập biểu
(Ghi rõ họ tên và ký)

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)

 

MẪU SỐ 02-BCT

ĐƠN VỊ BÁO CÁO
(Tổng cục Hải quan)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

Description: C:\Scan_Edit\9263_files\image003.gifDescription: C:\Scan_Edit\9263_files\image004.gif

BÁO CÁO SỐ THU CHÍNH THỨC
Từ ngày..../...../...... đến ngày....../...../..........

Số TT

Cục Hải quan (tỉnh, thành phố)

Thuế XK

Thuế NK

Thuế GTGT

Thuế TTĐB

Phụ thu

Phạt

......

Tổng cộng

Luỹ kế từ đầu năm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

... ngày... tháng.... năm.....

Xác nhận của Kho bạc Nhà nước
(Ký tên và đóng dấu)

Người lập biểu
(Ghi rõ họ tên và ký)

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)

 

MẪU SỐ 03-BCĐ

Description: C:\Scan_Edit\9263_files\image005.gifĐƠN VỊ BÁO CÁO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Description: C:\Scan_Edit\9263_files\image006.gif

BÁO CÁO NỢ THUẾ THÁNG..... NĂM......

Số TT

Loại thuế

Tổng sổ

Trong đó

 

 

 

Trong hạn

Quá hạn

TN-TX

Sản xuất hàng XK

.....

1

2

3

4

5

6

7

8

1

Thuế XNK

 

 

 

 

 

 

2

Thuế TTĐB

 

 

 

 

 

 

3

Thuế GTGT

 

 

 

 

 

 

4

Phụ thu

 

 

 

 

 

 

5

Thu khác

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

.... ngày.... tháng.... năm.......

Người lập biểu
(Ghi rõ họ tên và ký)

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)

 

MẪU SỐ 04-BCCT

Description: C:\Scan_Edit\9263_files\image007.gifĐƠN VỊ BÁO CÁO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO CHÍNH THỨC
Số thuế tạm thu và số hoàn thuế tháng..... năm.......

Số TT

Loại thuế

Số thuế đã thu

Số thực đã hoàn

Ghi chú

 

 

Tháng....

Luỹ kế từ ĐN

Tháng....

Luỹ kế từ ĐN

 

1

2

3

4

5

6

7

1

Xuất khẩu

 

 

 

 

 

2

Nhập khẩu

 

 

 

 

 

 

...........

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

.... ngày.... tháng... năm......

Xác nhận của Kho bạc Nhà nước
(Ký tên và đóng dấu)

Người lập biểu
(Ghi rõ họ tên và ký)

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)

 

 

THE MINISTRY OF FINANCE

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence Freedom Happiness

 

No. 172/1998/TT-BTC

Hanoi, December 22, 1998

CIRCULAR

PROVIDING GUIDELINES FOR IMPLEMENTATION OF DECREES 54-CP DATED 28 AUGUST 1993 AND 94/1998/ND-CP DATED 17 NOVEMBER 1998 OF THE GOVERNMENT MAKING DETAILED PROVISIONS FOR IMPLEMENTATION OF THE LAW ON IMPORT AND EXPORT DUTIES AND LAWS ON AMENDMENT OF AND ADDITION TO THE LAW ON IMPORT AND EXPORT DUTIES

Pursuant to the Law on Import and Export Duties dated 26 December 1991 and the laws on amendment of and addition to the Law on Import and Export Duties dated 5 July 1993 and 04/1998/QH10 dated 20 May 1998;
Pursuant to Decrees 54-CP dated 28 August 1993 and 94/1998/ND-CP dated 17 November 1998 of the Government making detailed provisions for implementation of the Law on Import and Export Duties and the laws on amendment of and addition to the Law on Import and Export Duties;
The Ministry of Finance hereby provides guidelines in relation to import and export duties as follows:

A. SCOPE OF APPLICATION

I. DUTIABLE GOODS AND TAXPAYERS

1. Dutiable goods:

All goods permitted to be exported or imported through bordergates or across the borders of Vietnam as stipulated in article 1 of Decree 54-CP dated 28 August 1993 of the Government shall be subject to export and import duties, except as provided for in clause II of Part A of this Circular.

2. Taxpayers:

Organizations and individuals importing or exporting goods which are subject to export or import duties as stipulated in clause I.1 of Part A of this Decree shall pay export or import duties.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Imported or exported goods which are not subject to export and import duties upon completion of all customs procedures provided for in article 3 of Decree 54-CP dated 28 August 1993 shall include the following:

1. Goods in transit or goods transported on roads which cross the territory of Vietnam.

2. Goods in transit for the purpose of business in the following forms:

- Goods transported directly from an exporting country to an importing country without arriving at a bordergate of Vietnam;

- Goods transported from an exporting country to an importing country via a bordergate of Vietnam without carrying out procedures for import into Vietnam and procedures for export from Vietnam;

- Goods transported from an exporting country to an importing country via a bordergate of Vietnam and deposited into a customs bond warehouse without carrying out procedures for import into Vietnam and procedures for export from Vietnam.

During the process of transport and storage within the territory of Vietnam, goods in transit or goods transported on roads which cross the borders of Vietnam shall be subject to supervision and control as stipulated by the customs office from the time of import to the time of export and shall not be permitted to be sold on the market of Vietnam. In special cases where goods are sold in Vietnam, the permission of the State administrative body of Vietnam shall be required and all customs procedures must be completed.

3. Goods imported from a foreign country into an export processing zone or an export processing enterprise, goods exported (directly or through bordergates of Vietnam) from an export processing zone or an export processing enterprise to a foreign country, or goods transported from an export processing zone or an export processing enterprise to another export processing zone or export processing enterprise within the territory of Vietnam.

4. Goods categorized as humanitarian aid.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



B. BASES FOR CALCULATION OF DUTY

The bases for calculating export and import duties payable are the quantity of goods, the dutiable value and the duty rate applicable to the item of imported or exported goods.

I. QUANTITY OF IMPORTED OR EXPORTED GOODS

The quantity of imported or exported goods used as the basis for calculating duties shall be the quantity of each item of goods actually imported or exported.

II. DUTIABLE VALUE

1. Where the dutiable value has been fixed pursuant to a contract: In respect of goods exported or imported under a foreign trade contract which contains all the principal contents provided for in article 50 of the Commercial Law dated 10 May 1997 (except for goods included in the list of goods the dutiable value of which is subject to State management), the dutiable value shall be determined pursuant to the foreign trade contract in compliance with source documents relating to the purchase or sale, in particular:

(a) In respect of exports: the selling price at the exporting bordergate (FOB), excluding insurance costs (I) and transportation costs (F).

(b) In respect of imports: the purchasing price at the importing bordergate, including insurance costs (I) and transportation costs (F). In the case of goods imported by road, the purchasing price of the goods as delivered at frontier (DAF).

(c) Dutiable value used to calculate import or export duties applicable to export processing zones and export processing enterprises in Vietnam shall be the actual purchasing or selling price at the bordergate of the export processing zones or export processing enterprises pursuant to a contract.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(e) In respect of machinery, equipment and means of transport exported to a foreign country for repair, upon re-import into Vietnam, the dutiable value shall be the cost of repair under the contract signed with the foreign party.

(g) In respect of leased machinery, equipment and means of transport, the dutiable price shall be the rent under the contract signed with the foreign party.

(h) In respect of goods processed by a foreign party for a Vietnamese party, upon import, the dutiable value shall be the actual value of imported goods, minus the value of raw materials, supplies and goods exported to the foreign country for processing, pursuant to the signed contract. (The import duty rate shall be calculated on the basis of each item of processed goods actually imported and the origin of goods shall be the origin of the processing country. The actual value of the imported goods shall be determined on the basis of the dutiable value provided for in clause II of Part B of this Circular.)

(i) Where imported goods which have been used in Vietnam are subject to recollection of duties, the value used to calculate duties payable shall be determined on the basis of the remaining use value of the goods at the time of recollection of duties pursuant to the results of inspection of the quality of the goods by the authorized State body and shall be calculated as follows:

- where the remaining use value is thirty (30) per cent or less, the dutiable value shall be equal to ten (10) per cent of the import price of brand-new goods;

- where the remaining use value is over thirty (30) per cent up to fifty (50) per cent, the dutiable value shall be equal to twenty (20) per cent of the import price of brand-new goods;

- where the remaining use value is over fifty (50) per cent up to seventy (70) per cent, the dutiable value shall be equal to thirty (30) per cent of the import price of brand-new goods;

- where the remaining use value is over seventy (70) per cent up to eighty five (85) per cent, the dutiable value shall be equal to forty five (45) per cent of the import price of brand-new goods;

- where the remaining use value is over eighty five (85) per cent, the dutiable value shall be equal to sixty (60) per cent of the import price of brand-new goods.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. In respect of imported goods which do not satisfy all conditions for determining dutiable value pursuant to a contract provided for in Circular 82/1997/TT-BTC dated 11 November 1997 of the Ministry of Finance, or goods otherwise imported without a contract (such as gifts, non-trade imports or exports, import and export activities of residents in border areas, and so forth) where the settlement is not made through banks (such as barter or payment of labour cost in the form of goods), the dutiable value shall be applied pursuant to the list of prices used to calculate duties provided by the Ministry of Finance (in the case of goods the price of which is subject to State management) or provided by the General Department of Customs (in the case of goods the price of which is not subject to State management).

Conditions for application of dutiable value pursuant to a foreign trade contract shall be implemented in accordance with Circular 82/1997/TT-BTC dated 11 November 1997 of the Ministry of Finance.

4. Exchange rate used to calculate duties:

The dutiable value shall be calculated in Vietnamese dong. The exchange rate used as the basis for determining the dutiable value in respect of imported or exported goods shall be the actual average inter-bank rate quoted by the State Bank of Vietnam in the daily People's Newspaper. In the case of days on which the daily People's Newspaper is not issued (or is issued, but does not display such rate), the exchange rate used to calculate duties on such days shall be the exchange rate used to calculate duties on the preceding day.

In respect of foreign currencies for which no transaction is conducted on the foreign currency inter-bank market, it shall be determined on the basis of the foreign currency cross-rate between the actual average buying or selling rate of the United States dollar for Vietnamese dong on the inter-bank market and the rate of the United States dollar for the other foreign currencies on the international market quoted by the State Bank of Vietnam.

5. Import and export duties shall be paid in Vietnamese dong. Taxpayers wishing to pay duties in foreign currency shall pay duties in a freely-convertible foreign currency as published by the State Bank of Vietnam.

The Ministry of Finance shall decide on payment of duties in foreign currency on a case-by-case basis.

III. DUTY TARIFF

1. Import duty rates:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(a) The preferential duty rate is the duty rate applicable to imports originating from countries or groups of countries which have signed an agreement with Vietnam on "Most Favoured Nation" status in trade relations and is specified for each item of goods listed in the preferential import tariff.

Conditions for application of the preferential duty rate:

- Imports must be supported by a Certificate of Origin (C/O) from a country or a group of countries which has signed an agreement with Vietnam on "Most Favoured Nation" status in trade relations. That country or group of countries must be included in the list of countries or groups of countries which have signed an agreement on "Most Favoured Nation" status in trade relations with Vietnam, published by the Ministry of Trade.

- The Certificate of Origin of goods must comply with the regulations of the Ministry of Trade.

(b) The special preferential duty rate is the duty rate applicable to imports originating from countries or groups of countries which have signed an agreement with Vietnam on special preferential import duties on the basis of free trade regions or customs duties unions or for the purpose of creating favourable conditions for border trade relations and in other special preferential cases.

Conditions for application of the special preferential duty rate:

- Imports must be supported by a Certificate of Origin (C/O) from a country or a group of countries which has signed an agreement with Vietnam on special preferential import duties. The Certificate of Origin of goods must comply with the regulations of the Ministry of Trade.

- Imports must be goods which are specified in the agreement and satisfy all conditions stated in the agreement.

(c) The standard duty rate is the duty rate applicable to imports originating from countries which have not signed an agreement with Vietnam on "Most Favoured Nation" status in trade relations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Standard duty rate = Preferential duty rate + [Preferential duty rate x 50%]

Based on the conditions and provisions referred to above, the customs office shall calculate and collect import duties on a case-by-case basis at the relevant duty rate provided for in article 1 of Decree 94/1998/ND-CP dated 17 November 1998 of the Government.

In addition to the standard rate, preferential rate and special preferential rate, in several cases, an additional duty rate may be applied in accordance with separate regulations.

2. Export duty rates:

The export duty rate applicable to each item of goods shall be provided for in the export tariff.

C. REGISTRATION AND DECLARATION OF IMPORTED OR EXPORTED GOODS AND PAYMENT OF DUTY

I. CUSTOMS DECLARATION OF IMPORTED OR EXPORTED GOODS

1. Organizations and individuals with goods permitted to be exported shall fully and accurately declare information stipulated by the customs office, lodge declarations of exported goods, and pay export duties to the customs office which completes the export procedures.

2. Organizations and individuals with goods permitted to be imported shall fully and accurately declare information stipulated by the customs office, lodge declarations of imported goods and pay import duties to the customs office at the bordergate where the goods are imported.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



II. TIME OF CALCULATION OF DUTY AND TIME-LIMIT FOR NOTIFICATION OF DUTY

1. The time of calculation of import or export duties shall be the date on which a taxpayer lodges a declaration of imported or exported goods at the customs office.

Import or export duties shall be calculated on the basis of the duty rate, the dutiable value and the exchange rate on the date on which the taxpayer lodged the declaration of imported or exported goods at the customs office. Where the taxpayer does not actually import or export goods within fifteen (15) days from the date of lodging the declaration of imported or exported goods, the declaration of imported or exported goods which has been lodged at the customs office shall no longer be valid for performing the customs procedures for import or export of the goods. Upon actual import or export of goods, the taxpayer shall re-declare and lodge a declaration of imported or exported goods at the customs office. The time of calculation of duties shall be the date on which the declaration is re-lodged.

2. The time-limit for duty notification as stipulated in article 1 of Decree 94-1998- ND-CP dated 17 November 1998 shall be as follows:

(a) Within eight working hours of the lodging of a declaration of imported or exported goods, the customs office shall officially notify the taxpayer of the amount of duties to be paid pursuant to the declaration of the taxpayer.

(b) Within eight working hours of the completion of inspection of the consignment of goods actually imported or exported by the customs office, if there is a difference between the amount of duties to be paid and the amount of duties notified pursuant to the initial declaration, the customs office must notify the taxpayer of the shortfall or excessive amount in comparison with the amount of duties notified pursuant to the declaration.

Where a compulsory inspection in terms of technical specifications and quality standards is required for the purpose of ensuring the accuracy of duty calculation (such as determination of names of items of goods, tax codes pursuant to the tariff, technical specifications, quality standards, brand-new or second-hand imported goods), the time-limit for notification of the shortfall or excessive amount may be extended, but shall not exceed fifteen (15) working days.

If upon customs inspection and calculation of duties the customs office completing the customs procedures and collecting import duties is unable to determine clearly the items of goods, technical specifications, quality standards, brand-new or second-hand condition used as the basis for calculating duties, it shall have the right to request inspection in the cases provided for in this sub-clause at the same time as notifying the taxpayer of the reasons for inspection. The results of the inspection at the request of the customs office shall be used as the basis for duty calculation and collection of import duties.

III. TIME-LIMIT FOR PAYMENT OF IMPORT AND EXPORT DUTIES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. In respect of goods being supplies and raw materials imported for production of goods for export, nine months (rounded to two hundred and seventy five (275) calendar days) from the date on which the taxpayer receives the official duty notice of the amount to be paid from the customs office.

Requirements for application of the time-limit of nine months (or two hundred and seventy five (275) calendar days) for payment of duties in respect of supplies and raw materials imported for production of goods for export shall be the following:

- Contract for export of goods;

- The taxpayer does not have any overdue debts of duties (at the time of import) in accordance with the Law on Import and Export Duties;

- The registration of supplies and raw materials imported for production of goods for export.

Based on the documentation as stipulated, the customs office completing the import procedures shall notify the enterprise of the time-limit of nine months for payment of duties at the same time as establishing a book recording the debt of duties of the enterprise for the purpose of tax finalization upon actual export of products.

In special cases where the cycle of production or storage of supplies and raw materials of enterprises is longer than nine months, such as ship-building and manufacture of machinery or mechanical equipment, the time-limit for payment of duties may be longer than nine months. The enterprise shall submit an explanatory statement to the Ministry of Finance for consideration and decision on a case-by-case basis.

Where an enterprise entitled to the time-limit for payment of duties being nine months or longer fails to export goods, it shall, in addition to a fine for late payment of duties (calculated from the thirty first day after the date of receipt of the duty notice from the customs office to the date of actual payment of duties), be dealt with in accordance with law. In addition to that, the enterprise shall not enjoy the time-limit of nine months for duty payment in respect of subsequent consignments of goods.

3. In respect of goods temporarily exported for re-import or goods temporarily imported for re-export, the time-limit for payment of duties shall be fifteen (15) days (that is, calendar days) from the date of expiry of the time-limit for temporary export for re-import or temporary import for re-export (including any authorized extension thereof) permitted by the authorized body in accordance with the regulations of the Ministry of Trade.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In cases where the taxpayer has a guarantee in respect of the amount of duties payable, the time-limit for payment of duties shall be thirty (30) days (that is, calendar days) from the date on which the taxpayer receives the official duty notice of the amount to be paid from the customs office provided that:

- The guarantor must be a credit institution or another organization authorized to conduct banking operations in accordance with the provisions of the Law on Credit Institutions.

- The guarantee must specify the name of the guarantor, the name of the guarantee, the guaranteed amount of duties, the period of guarantee and the undertaking of the guarantor.

Based on the written guarantee issued by the guarantor, the customs office completing the import procedures shall notify the taxpayer of the time-limit of thirty (30) days for payment of the guaranteed amount of duties.

If the taxpayer fails to pay the import duties payable within the time-limit for payment of duties stated in the duty notice of the customs office, the customs office shall request the guarantor to pay the amount of duties on behalf of the taxpayer to the State Budget in accordance with the Law on Credit Institutions dated 12 December 1997 and other legal instruments providing guidelines for implementation. The guarantor shall also be liable to pay a fine for late payment of duties calculated from the date on which the taxpayer receives the duty notice. If the guarantor fails to pay the duties to the State Budget within the time-limit of ninety (90) days for payment of duties, the customs office shall have the right to request that the account of the guarantor be frozen until collection of the duties and fine in full.

5. In respect of non-trade imports or exports and import or export activities of residents in border areas, the taxpayers must pay duties in full prior to import of goods into Vietnam or export of goods to a foreign country.

6. In respect of imported goods which are not subject to the time-limits for payment of duties provided for in sub-clauses 2, 3, 4 and 5 above, the time-limit for payment of duties shall be thirty (30) days (that is, calendar days) from the date on which the taxpayer receives the official duty notice of the amount to be paid from the customs office.

7. Where imported goods are subject to different time-limits for payment of duties, declarations of imported goods shall be made separately on the basis of each time-limit for payment of duties.

D. DUTY EXEMPTION, CONSIDERATION OF DUTY EXEMPTION AND TAX REDUCTION

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Cases in which organizations or individuals importing or exporting goods are exempted from payment of duties as provided for in article 12 of Decree 54-CP dated 28 August 1993 of the Government shall include the following:

1. Goods which are non-refundable aid in accordance with an assistance project or a treaty between the Vietnamese Government and foreign organizations, a written assistance agreement or a notification of assistance.

2. Goods which are temporarily imported for re-export or temporarily exported for re-import for participation in trade fairs and exhibitions.

3. Goods which are moveable assets and entitled to duty exemption in accordance with the following stipulations:

- In respect of moveable assets of foreign organizations or individuals permitted to undertake business or work in Vietnam, application shall be in accordance with Inter-ministerial Circulars 04-TTLB dated 12 February 1996 and 04-BS-TTLB dated 20 October 1996 of the Ministry of Trade, the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Finance and the General Department of Customs.

- In respect of moveable assets of Vietnamese organizations or individuals which are permitted to be exported to a foreign country for business and working purposes and brought back to Vietnam upon expiry of the term, only assets which have been exported to a foreign country and brought back to Vietnam shall be exempted from duties.

- In respect of a number of consumer goods (such as used cars, motorbikes, televisions sets, refrigerators, air-conditioners and sound systems) of Vietnamese or foreign citizens and their families who are permitted to reside in Vietnam, each family (or individual) shall be entitled to exemption from duties in respect of one item of each type.

4. In respect of imported or exported goods carried within the stipulated quantity of duty-free baggage of individuals upon exit or entry through bordergates, application shall be in accordance with Decree 17-CP dated 6 February 1995 as amended by Decree 79-1998-ND-CP dated 29 September 1998 of the Government.

5. In respect of imported or exported goods of foreign organizations and individuals enjoying rights to privileges and immunities in Vietnam in accordance with the law of Vietnam and in compliance with international treaties to which Vietnam is a signatory or participant, application shall be in accordance with Inter-ministerial Circulars 04-TTLB dated 12 February 1996 and 04 BS-TTLB dated 20 October 1996 of the Ministry of Trade, the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Finance and the General Department of Customs providing guidelines and additional guidelines for import or purchase in Vietnam, re-export and assignment of necessary supplies required for working and living requirements of diplomatic missions, consulates and representative offices of international organizations enjoying rights to privileges and immunities in Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Supplies and raw materials imported for processing;

- Supplies used as part of the process of production or processing (such as paper, chalk, brushes, tailor's chalk, pins, paint, clothes brushes, glue, priming brushes, and so forth) provided that the enterprise must stipulate the levels of use and waste;

- Goods as samples used for processing;

- Machinery and equipment directly used for processing as agreed in the processing contract. Upon expiry of the processing contract, re-export must occur; otherwise a declaration for payment of duties must be made as stipulated;

- Processed products exported (if such products are subject to export duties).

Directors of processors shall be responsible for using imported raw materials, sub-materials and supplies in accordance with the purpose of processing; any breach shall be dealt with in accordance with law.

Imported machinery, equipment, raw materials, supplies and processed products used by the foreign party as payment of processing fees shall be subject to payment of import duties.

7. Machinery, equipment and means of transportation brought by foreign contractors into Vietnam by way of temporary import for re-export for construction of works and projects funded by Official Development Aid (ODA) shall be exempted from import duties and export duties upon re-export.

Upon expiry of the period of construction of the works or projects, the foreign contractor must re-export, otherwise it must declare and pay import duties as stipulated.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



II. CONSIDERATION OF DUTY EXEMPTION

Organizations or individuals importing or exporting goods in cases which are exempted from payment of duties must submit the following documents as stipulated:

1. Goods which are imported for specialized use for purposes of security, national defence, scientific research and education and training:

(a) Goods which are imported for specialized use for purposes of security and national defence:

- Official letter of the head of the line ministry requesting a duty exemption;

- Detailed list of the item class and quantity of goods to be imported for specialized use for purposes of security or national defence which has been approved by the head of the line ministry after being registered and mutually agreed with the Ministry of Finance at the beginning of the relevant year (no later than the thirty first day of March every year, the line ministry must register a plan for import);

- Import licence issued by the Ministry of Trade (if any);

- Customs declaration of imported goods (for which customs clearance is completed and duties are calculated);

- Contract for import authorization (in the case of goods imported by authorized dealers).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Official letter of the entity undertaking the scientific research program requesting a duty exemption;

- Documents relating to the scientific research program consisting of:

- Decision of approval of the program at ministerial and State level;

- List of goods to be imported for implementation of the program approved by the authority approving the program;

- Customs declaration of imported goods (for which customs clearance is completed and duties are calculated);

- Contract for import authorization (in the case of goods imported by authorized dealers).

(c) Goods which are imported for specialized use in education and training:

- Official letter of the entity undertaking the education and training work requesting a duty exemption;

- Decision of the line ministry on approval of the project of investment in equipment and supplies for education and training;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Customs declaration of imported goods (for which customs clearance is completed and duties are calculated);

- Contract for import authorization (in the case of goods imported by authorized dealers).

Based on the documents as stipulated, the Ministry of Finance shall consider and determine any duty exemption on a case-by-case basis. The customs office shall, on the basis of the decision of the Ministry of Finance on duty exemption, carry out the customs clearance in respect of the amount of import duties exempted and state clearly in the customs declaration of imported or exported goods: Aitem class of goods exempted from payment of duties in accordance with Decision ... of ... dated ....

2. Imported goods of enterprises with foreign owned capital and foreign parties to business co-operation contracts under the Law on Foreign Investment in Vietnam as stipulated in article 2.2 of Decree 94/1998/ND-CP dated 17 November 1998 of the Government shall be subject to the guidelines in Circular 74-TC/TCT dated 20 October 1997 providing guidelines for implementation of provisions on taxation in respect of forms of investment under the Law on Foreign Investment in Vietnam and Circular 63/1998/TT-BTC dated 13 May 1998 providing guidelines for implementation of a number of provisions relating to taxation with a view to encouragement and guarantee of foreign direct investment in Vietnam as stipulated in Decree 10/1998/ND-CP.

3. Imported goods of domestic investors under the Law on Promotion of Domestic

Investment as stipulated in article 2.3 of Decree 94/1998/ND-CP dated 17 November 1998 of the Government shall be subject to separate regulations.

4. Goods being gifts from foreign organizations and individuals to Vietnamese organizations and individuals and vice versa must be accompanied by the following:

- Official letter requesting an exemption from import or export duties;

- Export-import licence issued by the customs office (if any);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Documents relating to import or export of the gift package.

Subjects and stipulated quantities of gifts entitled to duty exemption and management of the use thereof shall be regulated under Circular 28-TC-TCT dated 17 July 1992 of the Ministry of Finance. However, in relation to gifts from Vietnamese organizations and individuals to foreign individuals and from foreign organizations and individuals to Vietnamese individuals, only gifts given to each individual which have a value of not more than one hundred (100) United States dollars may be exempted from duties. If a single gift is given to more than one person, then each person shall be exempted from duties to the extent of one hundred (100) United States dollars of the value of the gift and the total value of the gift must not exceed one thousand (1,000) United States dollars. If a gift package exceeds the price limit as stipulated above, the whole package shall be subject to export-import duties. In the special case of a gift package of a humanitarian or charitable nature (including gifts being machinery, equipment, raw material, supplies, waste materials and products of a processing contract for a foreign party), the Ministry of Finance shall consider and determine on a case-by-case basis.

Sample goods from foreign organizations and individuals to Vietnamese organizations and individuals and vice versa shall be subject to the quantities provided for in Circular 28-TC-TCT dated 17 July 1992 of the Ministry of Finance; the documentation shall include the following:

- Official letter requesting an exemption from import or export duties;

- Notification or agreement for delivery of samples;

- Export-import licence issued by the customs office (if any);

- Documents relating to import or export of the consignment of goods.

On the basis of the documents and the provisions referred to above, provincial and municipal Customs Departments shall consider and issue a decision on duty exemption in respect of consignments of goods being gifts or samples from foreign organizations and individuals to Vietnamese individuals and from Vietnamese organizations and individuals to foreign individuals within the price limit (that is, not exceeding one hundred (100) United States dollars). In the case of other gifts and samples, the Ministry of Finance shall consider and determine any exemption from export or import duties on a case-by-case basis. The customs office shall, on the basis of the decision on duty exemption, carry out the customs clearance in respect of the amount of import duties exempted and state clearly in the customs declaration of imported or exported goods: Aitem class of goods exempted from payment of duties in accordance with Decision ... of the Ministry of Finance dated ....

5. Goods imported for sale as duty-free goods shall be subject to the control of the customs office in accordance with the regime of control and supervision of goods imported for sale as duty-free goods provided for in the Regulations on Duty-Free Shops issued with Decision 205/1998/QD-TTg dated 19 October 1998 of the Prime Minister of the Government for the purpose of ensuring the principle that goods shall be subject to the supervision and control of the customs office from the import stage to their sale.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Vietnam or to purchasers who are not entitled to duty-free status, the enterprise operating the duty-free shop must declare and pay duties as stipulated.

The General Department of Customs shall implement duty exemption and control duty-free goods as stipulated in this sub-clause.

III. Consideration of Duty Reduction

In respect of imported goods which are damaged or lost for valid reasons in the process of transportation, loading or unloading (provided that the goods are still under the supervision and control of the customs office), the provincial or municipal Customs Department shall, on the basis of the level of damage or loss, issue a decision for dealing with them and verify relevant documents for a corresponding duty reduction on a case-by-case basis.

E. REFUND OF DUTY AND COLLECTION OF DUTY

I. REFUND OF DUTY

1. In respect of goods which qualify for a refund of duty as stipulated in article 16 of Decree 54-CP dated 28 August 1993 of the Government, when lodging a request for a refund of an amount of export or import duties paid, organizations and individuals must submit the following documents:

(a) In respect of imported goods for which duties have already been paid and which are still in storage in the bordergate area under the supervision of the customs office, but which are now permitted to be re-exported, the following documents shall be required:

- Official letter requesting a refund of import duties paid which states clearly the reasons for the request;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Receipts for payment of duties;

- Contract for import or export authorization (where goods are imported or exported by authorized dealers).

(b) In respect of exported goods for which duties have already been paid but which are no longer to be exported, the following documents shall be required:

- Official letter requesting a refund of export duties already paid;

- Customs declaration for the exported goods with confirmation from the customs office that the goods are no longer to be exported as stated in the declaration;

- Receipts for payment of duties.

(c) In respect of goods for which duties have already been paid but a lesser amount of goods is actually imported or exported, the following documents shall be required:

- Official letter requesting a refund of the excessive amount of export or import duties already paid;

- Customs declaration of imported or exported goods for which the customs clearance is completed;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Invoices for sale or purchase of goods under a foreign trade contract.

(d) In respect of imported goods which are inconsistent in quality, specifications or type with the signed commercial contract with an overseas sender due to the fault of the overseas sender as verified in writing by a body responsible for State evaluation and confirmed by the overseas sender, Customs Departments of provinces and cities under central authority shall, on the basis of results of evaluation of imported goods and the State regulations currently in force, consider and permit the importation of goods or compel re-export of goods, at the same time as re-calculating the amount of import duties payable for the purpose of proper collection of duties in respect of the goods actually imported in the case where there is a change in duty rates and dutiable value. Where an enterprise has paid import duties but the amount of duties paid exceeds the amount payable in respect of the goods actually imported as re-calculated by the customs office, the excessive amount of duties shall be refunded to the enterprise or any shortfall shall be paid in full.

The application file for a refund of duties shall include the following:

- Official letter requesting a refund of the excessive amount of import duties paid (clearly stating the reasons for the refund of duties);

- Results of evaluation of imported goods by the authorized body;

- Confirmation by the overseas sender for the delivery of goods inconsistent with the contract;

- Customs declaration of imported or exported goods specifying the results of inspection, and other documents relating to the import of the consignment of goods;

- Receipts for payment of duties.

(e) Where taxpayers have made an error in the declaration, they shall be refunded any excessive amount of duties paid in the preceding year from the date of examination or discovery (to the date of lodging of the declaration of imported or exported goods); the file for a refund of duties shall include the following:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Customs declaration of imported or exported goods (accompanied by other relevant import-export documents);

- Receipts for payment of duties and duty notices of the customs office.

(g) In respect of supplies and raw materials imported for the manufacture of goods for export:

- Supplies and raw materials entitled to refund of duty shall include the following:

- Supplies and raw materials directly constituting products;

- Supplies and raw materials used as part of the process of production of goods for export, but not directly constituting products, such as paper, chalk, brushes, tailor's chalk, pins, paint, clothes brushes, glue, priming brushes, provided that an enterprise shall stipulate the levels of use for a product; and the director of the enterprise shall be responsible for such levels.

A refund of duty shall be considered in the following cases:

- Enterprises importing raw materials and supplies, then directly manufacturing or delivering for the purpose of processing and receiving products for export (including the case of co-operation for production of goods for export);

- Enterprises importing raw materials and supplies for production of goods for sale in the domestic market, but then seeking export markets and using such raw materials and supplies for production of goods for export and actually exporting them to a foreign country;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The file for a refund of duty shall include the following:

- Official letter requesting a refund of import duties already paid by the enterprise with a statement detailing the quantity of products for export, the actual levels of use of imported raw materials, and the amount of import duties paid and the amount of import duties for which a refund is sought;

- Export contract signed with foreign parties (which states clearly, amongst other things, quantity, specifications, quality, and types of goods for export) and contract for import of raw materials and supplies for production of goods for export;

- Customs declaration for imported raw materials and supplies for which customs clearance has been completed;

- Customs declaration for goods actually exported as certified by the customs office at the bordergate;

-Receipts for payment of duties;

- Contract for export or import authorization (if goods are imported or exported by authorized dealers).

Levels of use of raw materials and supplies for production of goods for export shall be stipulated by the enterprise and the director of the enterprise shall be responsible for legal bases and accuracy of such levels and shall register them with the customs office (where the procedures for export and import of products in the future are to be completed). The registration of levels of use with the customs office shall be carried out prior to the performance of the procedures for import. Where the registered levels of use are not in accordance with the actual levels of use, the enterprise must promptly report to the customs office where the levels of use have been registered for the purpose of use as a basis for refund of duty upon actual export of products. Where raw materials for production of goods to be sold on the domestic market are imported, but then export markets are sought and acquired, the enterprise must prepare and submit levels of use to the customs office prior to completion of the procedures for refund of duty and the director of the enterprise shall be responsible for such levels of use. Import duties to be refunded shall be determined on the basis of the actual levels of use provided that they do not exceed the registered levels of use.

Where there is doubt about any level of use of supplies and raw materials for production of products for export, the customs office may request the opinion of the body responsible for the specialized management of such item, which shall be used as a basis for determination of a refund of duties to the enterprise. Every year, the customs office shall co-ordinate with the local tax office to examine levels of use of supplies and raw materials for production of products for export relating to determination of refund of import duties.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Amount of import duties to be refunded (corresponding to products actually exported)

=

Proportion of value of exported products to total value of products acquired

x

Amount of import duties on imported raw materials

Where raw materials and supplies have been imported for production of goods which are actually exported within the time- limit for duty payment provided for in clause III of Part C of this Circular, they shall be exempted from payment of an amount of import duties corresponding to the amount of goods actually exported. The file for duty exemption shall be the same as the file for refund of duty, with the exception that the receipt for payment of duties shall be replaced by the official duty notice of the customs office.

(h) Goods which are temporarily imported for re-export or temporarily exported for re-import shall be entitled to refund of import or export duties and shall be exempted from import duties upon re-import, or export duties upon re-export in the following cases:

- Goods temporarily imported for re-export or goods temporarily exported for re-import in accordance with the method of trading goods temporarily imported for re-export or goods temporarily exported for re-import; and goods imported by authorized dealers for foreign parties, the following documents shall be required:

- Official letter requesting a refund of export or import duties already paid;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Customs declaration for imported and exported goods for which customs clearance is completed and certified by the customs office as to the quantity, weight, and type of goods re-exported or imported;

- Foreign trade contract signed by both the seller and the purchaser or the contract for import authorization signed with the foreign party;

- Receipts for payment of duties;

- Contract for export or import authorization (if goods are imported or exported by authorized dealers).

- Where goods are imported by a Vietnamese enterprise in the capacity of an agent for delivery or sale to overseas buyers; goods are imported for sale to foreign carriers on international routes via ports of Vietnam and Vietnamese carriers on international routes stipulated by the Government; the following documents shall be required:

- Official letter requesting a refund of import duties;

- Official letter of the Ministry of Trade permitting import which clearly states the method of trading (import for sale to foreign aircraft landing in Vietnam, Vietnamese aircraft on international lines, and so forth);

- Customs declaration for imported goods;

- Receipts for payment of duties;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Customs declaration for goods actually exported as certified by the customs office at the bordergate;

- Goods sales agency contract and contract or agreement for supply of goods.

In respect of drinks served on international flights, the customs declaration for exported goods shall be replaced by the delivery form certified by the customs office at the airport.

Where goods temporarily imported for re-export or goods temporarily exported for re-import are actually re-exported or re- imported, as the case may be, within the time-limit for duty payment provided for in clause III of Part C of this Circular, they shall be exempted from payment of the amount of import or export duties corresponding to the amount of goods actually re-imported or re-exported. The file for duty exemption shall be the same as the file for refund of duty (with the exception that the receipt for payment of duties shall be replaced by the official duty notice of the customs office).

(i) In respect of goods exported from the domestic market to export processing zones or export processing enterprises, the refund of duty shall be implemented as in the case of import of raw materials and supplies for production of goods for export, or goods temporarily imported for re-export referred to above.

(k) Goods which have been exported, but for a particular reason are imported back into Vietnam, shall be entitled to a refund of export duties already paid and exempted from import duties provided that:

- Such goods are actually imported back into Vietnam within a period of six months from the date of actual export;

- Such goods have not been subject to the process of manufacture, repair or use abroad;

- Such goods are imported back into Vietnam through the same bordergate by which such goods were exported.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Official letter requesting a refund of export duties and exemption from import duties which clearly states the reasons for import back into Vietnam;

- Notification of the foreign customer or agreement with the foreign customer for return of goods, which clearly states the reasons and quantity of goods returned;

- Customs declaration of exported goods, foreign trade contract signed with the foreign customer and invoices for sale of goods to the foreign customer;

- Receipts for payment of duties;

- Customs declaration for the goods imported back, which clearly states that these goods were exported in accordance with the particular customs declaration for exported goods, and detailed results of inspection of the customs office at the bordergate certifying that the goods are imported back into Vietnam;

- Contract for import or export authorization (if goods are imported or exported by authorized dealers).

Where the exported goods are imported back into Vietnam within the time-limit for payment of export duties provided for in clause III of Part C of this Circular, they shall be exempted from payment of the amount of export duties corresponding to the amount of goods actually imported.

The file for exemption from import or export duties shall be the same as the file for refund of duty (with the exception that the receipt for payment of duties shall be replaced by the official duty notice of the customs office).

Where the exported goods are goods which a Vietnamese enterprise has processed for foreign parties and have been made from raw materials already exempted from imported duties, and then the goods have to be re- imported for repair, re-processing or sale, the customs office which controlled and finalized the initial processing contract shall continue to monitor and control such goods when exported and also finalize import duties in respect of raw materials in accordance with clause I.6 of Part D of this Circular. If the goods are not exported, they must be the subject of a declaration for duty payment as stipulated.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(l) Imported goods which for a particular reason must be re-exported to a foreign country (that is, exported back to an overseas sender or re- exported to a third country) shall be entitled to a refund of import duties already paid on the amount of re-exported goods and an exemption from export duties provided that:

- Such goods are re-exported to the foreign country within a period of six months from the date of actual import;

- Such goods have not been subject to a process of manufacture, repair or use in Vietnam;

- Such goods are re-exported to the foreign country through the same bordergate by which such goods were imported.

The file for a refund of import duties already paid and exemption from export duties shall include the following:

- Official letter requesting a refund of import duties and exemption from export duties which clearly states the reasons for export back to the overseas sender or re-export to a third country (specifying quantity, types of exported goods, and so forth);

- Contract for purchase of goods signed with the overseas sender; sales invoices issued by the overseas sender;

- Customs declaration for imported goods which have been inspected by the customs office, specifying quantity, quality and types of imported goods;

- Receipts for payment of duties;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Customs declaration for exported goods certified by the customs office at a bordergate, which clearly states quantity, quality, types of exported goods, and customs declaration under which the exported goods had been imported;

- Invoices which have the effect of an ex-warehouse order or sales invoices for exported goods;

- Contract for import or export authorization (if goods are imported or exported by authorized dealers).

Where the imported goods are not in conformity with the contract, the results of an evaluation of the goods by the body responsible for State evaluation shall be required.

In respect of the amount of goods sent by the overseas party to replace the amount of goods not in conformity with the contract which were re- exported, the enterprise shall declare and pay import duties as stipulated.

Where the goods are re-exported within the time-limit for payment of import duties provided for in clause III of Part C of this Circular, they shall be exempted from payment of the amount of import duties corresponding to the amount of goods re-exported. The file for exemption from import duties shall be the same as the file for refund of duty (with the exception that the receipt for payment of duties shall be replaced by the official duty notice of the customs office).

(m) Machinery, equipment and means of transportation of organizations and individuals which are permitted to be temporarily imported or borrowed for re-export for the purpose of carrying out investment projects, construction and installation of works or used for production and other purposes must be declared for payment of import duties as stipulated upon import and shall be entitled to refund of import duties upon re- export from Vietnam. A refund of import duties shall be determined on the basis of the remaining use value of the machinery, equipment and means of transportation re-exported which shall be calculated on the basis of the duration of use and stay in Vietnam (in the case where the remaining use value is nil, no duty shall be refunded).

Detailed provisions shall be applied as follows:

* In respect of brand-new goods imported into Vietnam:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- If the duration of use and stay in Vietnam is over six months up to one year, eighty five (85) per cent of the import duties already paid shall be refunded.

- If the duration of use and stay in Vietnam is over one year up to two years, seventy five (75) per cent of the import duties already paid shall be refunded.

- If the duration of use and stay in Vietnam is over two years up to three years, fifty five (55) per cent of the import duties already paid shall be refunded.

- If the duration of use and stay in Vietnam is over three years up to four years, forty (40) per cent of the import duties already paid shall be refunded.

- If the duration of use and stay in Vietnam is over four years up to five years, thirty five (35) per cent of the import duties already paid shall be refunded.

- If the duration of use and stay in Vietnam is over five years, fifteen (15) per cent of the import duties already paid shall be refunded.

* In respect of used goods which are permitted to be imported into Vietnam:

- If the duration of use and stay in Vietnam is six months or less, the whole of the import duties already paid shall be refunded.

- If the duration of use and stay in Vietnam is over six months up to one year, eighty (80) per cent of the import duties already paid shall be refunded.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- If the duration of use and stay in Vietnam is over two years up to three years, forty five (45) per cent of the import duties already paid shall be refunded.

- If the duration of use and stay in Vietnam is over three years up to four years, thirty (30) per cent of the import duties already paid shall be refunded.

- If the duration of use and stay in Vietnam is over four years up to five years, fifteen (15) per cent of the import duties already paid shall be refunded.

The file for a refund of import duties shall include the following:

- Official letter requesting a refund of import duties;

- Official letter of the Ministry of Trade or the General Department of Customs permitting import which clearly states that goods are temporarily imported for re-export (in the case where such official letter is required in accordance with State regulations);

- Contract (or written agreement) for import or borrowing of machinery, equipment, tools or means of transport;

- Customs declaration for imported or exported goods for which the customs office has completed customs clearance and certified the quantity and types of goods actually imported or re-exported;

- Receipts for payment of duties;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Where organizations and individuals importing machinery, equipment, tools and means of transportation for re-export cannot re-export upon expiry of the time-limit for re-export, provided that they obtain the permission of the Ministry of Trade or other authorized body for transfer to other users in Vietnam for continuing management and use, upon transfer, they shall not be treated as exported goods and shall not be entitled to refund of import duties. The transferee or purchaser shall not be liable to pay import duties. Upon actual re-export from Vietnam, a refund of import duties shall be considered in accordance with this sub- clause. Upon request for a refund of duty, in addition to the documents referred to above, an organization or individual requesting a refund of duty shall submit the following documents:

- Official letter of the Ministry of Finance (or an authorized body) permitting the transfer or receipt of the temporarily imported machinery, equipment, tools and means of transportation (in the case where such official letter is required in accordance with State regulations);

- Sale and purchase contract or minutes for handing over or taking over the machinery, equipment, tools and means of transportation between the two parties;

- Invoices which have the effect of an ex-warehouse order or sales invoices issued by the importing organization or individual to the purchaser or transferee.

2. Order for dealing with refunds of duty shall be carried out as follows:

- In respect of the cases in (a), (b), (c), (d) and (e) of clause I.1 of this Part, the customs body responsible for inspection of imported or exported goods shall certify and the customs officers of the customs office responsible for calculation of duty shall re-check and complete the procedures for refund of duty. The director of the Customs Department shall sign a decision on refund of duty. The amount of import or export duties refunded shall be credited against the amount of duties to be paid by the taxpayer in the following period. Where the amount of duties to be refunded is large or a taxpayer will not carry out import or export activities in the following period, the director of the Customs Department shall certify and request the Ministry of Finance (Department of State Budget) to refund duties directly to the taxpayer in accordance with the decision of the Customs Department on refund of duty.

- In respect of the cases in (g), (h), (i) and (m) of clause I.1 of this Part, upon collection of any duties, the customs office shall deposit such duties into a separate account of the provincial or municipal Customs Department at the State Treasury. When the taxpayer entitled to a refund of duty requests the refund of duty, the provincial or municipal Customs Department shall, on the basis of the file as stipulated, examine, consider and sign a decision on refund of duty (or duty exemption) and refund duties to the taxpayer from the above deposit account at the State Treasury.

- In respect of the cases in (k) and (l) of clause I.1 of this Part, the Ministry of Finance shall, on the basis of the file as stipulated, examine, consider, sign and issue a decision on refund of duty (or duty exemption) to taxpayers. Based on the decision of the Ministry of Finance on refund of duty, the Customs Department at which the organization or individual has registered the declaration of imported or exported goods and paid duties shall monitor in order to credit against the amount of duties to be paid by the taxpayer in the following period. Where the amount of duties to be refunded is large or a taxpayer will not carry out import or export activities in the following period, the director of the Customs Department shall certify and request the Ministry of Finance (Department of State Budget) to refund duties directly to the taxpayer. When refunding duty in accordance with decisions on refund of duty, the Customs Department shall carry out customs clearance for the purpose of refund of duties paid in respect of each customs declaration for imported or exported goods and shall clearly state A..... dong of duty is refunded in accordance with Decision ... of ... dated ...

Where an amount of duties is refunded by way of credit against the amount of duties to be paid by the taxpayer in the following period, it must be clearly stated in the customs declaration for imported or exported goods in respect of which duties are deducted: A..... dong of duty is deducted in accordance with Decision ... of ... dated ...

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Time-limit for lodging of files:

No later than sixty (60) days from the date of import or export or from the date of completion of a contract or contractual agreement, taxpayers entitled to refund of import or export duties must complete and lodge a file as stipulated to the authorized body for consideration and resolution of refund of duty in accordance with applicable provisions.

- Time-limit for consideration of refund of duty:

Within a time-limit of thirty (30) days from the date of receipt of the full file as stipulated from a taxpayer entitled to a refund of duty, the authorized body shall be responsible for signing and issuing a decision on refund of duty to taxpayers entitled to the refund of duty within its authority as stipulated.

II. RE-COLLECTION OF IMPORT AND EXPORT DUTIES

1. Cases in which import or export duties shall be collected:

- Where goods which are entitled to duty exemption or reduction in accordance with Part D of this Circular are used for a purpose other than the purpose for which duty is exempted or reduced, the duty which has been exempted or reduced shall be collected in full.

- Where a taxpayer has made an error in declaration of imported or exported goods, duty shall be re-collected for one year preceding the date on which such error is discovered.

Errors in declarations shall be errors in calculation or codes of tariffs.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The applicable bases for calculation and re-collection of import or export duties shall be the dutiable value and the duty rate stipulated at the time of calculation and re-collection of duty.

3. The time-limit for declaration for re-collection of duty shall be two days from the date of change in the purpose of use stated in relevant papers, source documents and invoices. Where no source document is available for determining the date of change in the purpose of use, the date used to determine re-collection shall be the date of registration of the declaration for imported or exported goods.

4. The time-limit for payment of duty recollected shall be as provided for in clause III of Part C of this Circular. A taxpayer failing to pay duty within the time- limit referred to above shall be dealt with in accordance with clause I.1 of Part G of this Circular.

G. DEALING WITH BREACHES

I. DEALING WITH BREACHES IN RELATION TO TAXATION

Pursuant to the Law on Import and Export Duties, laws on amendment of and addition to a number of articles of the Law on Import and Export Duties and Decree 94/1998/ND-CP dated 17 November 1998 of the Government, taxpayers, tax officers and other individuals committing breaches of the Law on Import and Export Duties shall be dealt with as follows:

1. In respect of taxpayers:

(a) Failure to comply with the regulations in relation to procedures for registration and declaration of imported or exported goods, import duty and source documents relating to calculation and payment of import or export duties shall, depending on the nature and seriousness of the breach, be subject to a warning or a fine for administrative offence in relation to taxation.

(b) Failure to make payment of duties or fines within the time-limit for payment stated in the tax notice, decision on re-collection of duty or penalty decision shall be subject to payment of, in addition to the full amount of duties or fines stipulated by law, a fine of one tenth of one (0.1) per cent of the amount for each day of delay.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Failure to declare imported or exported goods;

- Making a false declaration as to the actual goods to be exported or imported with respect to name of goods, price, quantity, type, quality, origin of goods, and so forth;

- Forging files and vouchers relating to sale and purchase or providing the customs office with incomplete or inaccurate files relating to duty calculation;

- Giving a false purpose of use or an inaccurate description of the condition of goods in order to take advantage of a duty exemption or reduction or refund of duty;

- Using goods entitled to duty exemption or reduction for a purpose other than the purpose for which duty is exempted or reduced, but intentionally failing to make a declaration for re-collection of duty, selling duty-free goods to unauthorized customers or marketing duty-free goods in the Vietnamese market without obtaining permission.

A taxpayer who evades a large amount of duties or who still continues to commit the breach or commits other serious offences after having been previously subjected to an administrative penalty for offences in relation to taxation shall be prosecuted for criminal liability in accordance with law.

(d) The following measures shall be taken in respect of failure to pay duties or fines in accordance with a penalty decision:

- Bank deposits of the taxpayer at banks, credit institutions or State

Treasury shall be debited the amount of duties or fines.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Goods and physical evidence of the taxpayer who is liable to pay duties or fines shall be seized as security for full payment of any duties or fines payable.

- Assets shall be seized in accordance with stipulations of the law as security for full payment of any outstanding amount of duties or fines.

- The customs office shall not complete the procedures for import or export of the next consignment of the taxpayer until the taxpayer makes full payment of duties or fines.

The above breaches in relation to import and export duties shall be dealt with in accordance with the procedures and order provided for in legal instruments on dealing with breaches in relation to taxation.

2. Tax officers and other individuals committing breaches of the Law on Import and Export Duties shall be dealt with in accordance with article 22 of the Law on Import and Export Duties dated 26 December 1991 and article 20 of Decree 54-CP dated 28 August 1993 of the Government. Officers and bodies responsible for collection of duties intentionally dealing with a case in an unlawful manner must collect outstanding duties. If the re-collection of the duties in full results in damage to the taxpayer, the officer or body responsible for collection of duties shall be liable for compensation in accordance with law.

II. POWERS TO DEAL WITH BREACHES IN RELATION TO TAXATION

1. Upon discovery that taxpayers have breached the Law on Import and Export Duties, customs offices at all levels must investigate to determine clearly the conduct, seriousness and causes of the breaches and the responsibility of organizations and individuals for the breaches and shall prepare a file on the breach as stipulated. Based on the regulations and levels of penalties for administrative offences in relation to taxation, the customs office shall, depending on the power at each level to deal with breaches, issue a penalty decision or propose that it be dealt with by a superior customs office or law authority within its authority, in particular:

- Directors of provincial or municipal Customs Departments directly responsible for the management of collection of import and export duties shall have the power to deal with breaches by taxpayers as stipulated in sub-clauses 1(a) and 1(b) and to impose penalties for administrative offences in relation to taxation as stipulated in sub-clause 1(c) of clause I of this Part.

- Directors of provincial or municipal Customs Departments directly responsible for the management of collection of import and export duties shall have the power to apply the measures stipulated in sub-clause 1(d) of clause I in accordance with law and to refer files to the authorized body to deal with in accordance with law in the case of the breaches provided for in sub-clause 1(c) of clause I of this Part.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



If agreement cannot be reached, the decision of the Ministry of Finance shall be final. Results of recollection of duties and fines shall be included in the results of collection of duties of the locality where the re-collection is carried out.

3. Where examination and identification is by other bodies, they shall prepare a file and request the customs office to issue a decision on re-collection of duties and fines and to carry out re-collection as stipulated.

4. Entities and individuals making notable achievements in examination and discovery for re-collection of import and export duties and fines shall be rewarded in accordance with applicable regulations.

H. COMPLAINTS AND TIME-LIMITS

I. RIGHTS AND RESPONSIBILITIES OF TAXPAYERS WITH RESPECT TO COMPLAINTS IN RELATION TO TAXATION

Pursuant to article 19 of Decree 54-CP dated 28 August 1993, taxpayers shall have the right to lodge complaints with the General Department of Customs against customs officers, customs offices and other officers and authorized bodies dealing with breaches provided for in clauses 1 and 3 of article 20 of the Law on Import and Export Duties dated 26 December 1991 as amended and added to by clause 5 of article 1 of Law 04-1998-QH10 dated 20 May 1998. Within a time-limit of twenty (20) days from the date of receipt of the complaint, the General Department of Customs shall be responsible for resolution of the complaint of the taxpayer. Pending resolution of the complaint, the complainant organization or individual must still pay duties and fines in full and on time in accordance with the notice or penalty decision.

If a complainant organization or individual is not satisfied with the decision of the General Department of Customs, or does not receive the opinion of the General Department of Customs for resolution within the time-limit for resolution, the organization or individual shall have the right to lodge a complaint with the Ministry of Finance or to initiate legal action at a court in accordance with law. Where the organization or individual does not initiate legal action at a court but lodges a complaint with the Minister of Finance, the decision of the Minister of Finance shall be final.

Procedures and order for lodging a complaint or initiating legal action and consideration and resolution shall be carried out in accordance with the laws currently in force.

II. RESPONSIBILITIES AND RIGHTS OF BODIES WITH RESPECT TO RESOLUTION OF COMPLAINTS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The body dealing with complaints shall have the right to request the complainant organization or individual to provide files and documents relating to the complaint.

If the organization or individual refuses to provide such files and documents, the body dealing with complaints shall have the right to refuse consideration and resolution of the complaint and to notify the complainant.

I. COLLECTION AND PAYMENT OF DUTY AND REPORTING

I. COLLECTION AND PAYMENT OF DUTY

Import and export duties and fines shall be paid to the State Budget in the relevant chapter, type, clause, class and item of the schedule of the State Budget in accordance with the Law on State Budget. Duties collected in respect of goods being supplies and raw materials imported for production of goods for export; goods temporarily imported for re-export or temporarily exported for re-import; or machinery, equipment, tools and facilities imported for construction or production by way of temporary import for re-export shall be paid to a separate deposit account at the State Treasury. The customs office shall only use deposits in this account to refund duties to taxpayers entitled to refund of duty as stipulated in sub-clauses 1(g), 1(h), 1(i) and 1(m) of clause I of Part E of this Circular.

II. REPORTING

1. Reporting on collection and payment of duties, outstanding duties and refund of duties:

(a) Reporting on collection and payment of duties:

Every month, the General Department of Customs shall prepare and submit a report on collection and payment of duties to the Ministry of Finance, including an interim report for a period of fifteen (15) days in Form 01-BCN (enclosed) and no later than the tenth day of the following month the official report on duty collected in the previous month in Form 02-BCT (enclosed).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



For every month, no later than the tenth day of the following month, the General Department of Customs shall submit a report on the outstanding duty as at the end of the month in Form 03-BCD (enclosed) to the Minister of Finance.

(c) Reporting on duties temporarily collected or refunded from the escrow account:

For every month, no later than the tenth day of the following month, the General Department of Customs shall submit a report on duty temporarily collected and duty refunded in the previous month in Form 04-BCTT (enclosed) to the Ministry of Finance.

2. Reporting on duty-free goods and goods entitled to duty exemption:

For every quarter, no later than the twentieth day of the first month of the following quarter, the General Department of Customs shall submit a report on duty exemption and goods which are not subject to duty and for which customs procedures have been completed in the quarter in Form 05-BCMT (enclosed) to the Ministry of Finance.

K. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

This Circular shall be of full force and effect as of 1 January 1999. Circulars 72A- TC-TCT dated 30 August 1993; 53-TC-TCT dated 13 July 1995; 84-1997-TT-BTC dated 13 November 1997; and 106-1998-TT-BTC dated 23 July 1998 of the Ministry of Finance and other previous legal instruments providing guidelines on import and export duties which are inconsistent with this Circular are hereby repealed.

The Ministry of Finance delegates the General Department of Taxation to monitor and examine collection and payment of import and export duties by the customs offices in accordance with article 23 of Decree 54-CP dated 28 August 1993 of the Government and this Circular.

The General Department of Customs shall implement the provisions of the Law on Import and Export Duties within the customs branch and examine implementation in accordance with this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
DEPUTY MINISTER





Phan Van Trong

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 172/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 hướng dẫn thi hành Nghị định 54/CP-1993, 94/1998/NĐ-CP thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.342

DMCA.com Protection Status
IP: 52.14.0.24
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!