Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 167/2001/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Công Tạn
Ngày ban hành: 26/10/2001 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 167/2001/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 167/2001/QĐ-TTG NGÀY 26 THÁNG 10 NĂM 2001 VỀ VIỆC MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ SỮA Ở VIỆT NAM THỜI KỲ 2001-2010

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phát triển chăn nuôi bò sữa nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sữa trong nước, từng bước thay thế sữa nhập khẩu, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

Đến năm 2005 đạt 100 nghìn bò sữa, đáp ứng trên 20% lượng sữa tiêu dùng trong nước; đến năm 2010 đưa đáp ứng trên 40% lượng sữa tiêu dùng trong nước; sau những năm 2010 đạt 1,0 triệu tấn sữa.

Điều 2. Phát triển chăn nuôi bò sữa phải gắn với các cơ sở chế biến sữa, với vùng chuyên canh tập trung nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, được tổ chức chặt chẽ, như: mía đường, dứa, cao su, cà phê, chè,... và phát triển đồng cỏ và ở nơi có điều kiện về đất đai, lao động, khí hậu phù hợp, bảo đảm môi trường sinh thái và vệ sinh môi trường, cụ thể là:

1. Các tỉnh phía Bắc: Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Nguyên, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Sơn La và các huyện ngoại thành Hà Nội.

2. Các huyện Trung du thuộc các tỉnh duyên hải miền Trung: Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Phú Yên,...

3. Các tỉnh phía Nam: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, Cần Thơ, An Giang và các huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh.

4. Các tỉnh Tây Nguyên: Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum.

Điều 3. Khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước đầu tư chăn nuôi và lai tạo giống bò sữa để cung cấp cho nhu cầu chăn nuôi của nhân dân theo hướng:

1. Hình thành đàn bò cái nền lai, trên cơ sở:

- Tiếp tục chương trình cải tạo đàn bò vàng Việt Nam. Bộ Tài chính bố trí kế hoạch vốn ngân sách hàng năm để thực hiện.

- Mua gom tuyển chọn bò cái tốt đã được cải tạo trên phạm vi cả nước.

- Hình thành một số vùng chăn nuôi tập trung bò cái nền với hình thức chăn nuôi hộ gia đình, hộ trang trại, nhất là đối với hộ công nhân viên trong các nông trường trồng cao su, cà phê, chè, mía đường, dứa,... và các lâm trường ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Phủ Quỳ (Nghệ An), Thanh Hoá...

- Người chăn nuôi đàn bò cái nền được hưởng chính sách hỗ trợ về tín dụng, vacxin tiêm phòng. Phấn đấu sau 2-3 năm về cơ bản phải tạo được đàn cái nền tốt đủ cung cấp cho việc lai tạo đàn bò sữa theo kế hoạch hàng năm.

2. Trên cơ sở đàn bò cái nền tốt tổ chức lai với bò đực ngoại hướng sữa như bò đực Holtein năng suất và chất lượng sữa cao để tạo ra bò sữa lai 50% và 75% máu bò ngoại HF cung cấp cho nhu cầu chăn nuôi bò sữa của cả nước.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Tổng công ty, Công ty xây dựng, thực hiện các dự án cải tạo đàn bò vàng, lai tạo và phát triển bò sữa.

Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng công ty, Công ty xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án cải tạo đàn bò, lai tạo bò sữa, sản xuất của địa phương hoặc đơn vị mình.

Điều 4. Uỷ ban nhân dân các tỉnh nêu tại Điều 2 Quyết định này, cần rà soát lại quỹ đất đai hiện có, dành một phần đất đai phù hợp để hướng dẫn nông dân phát triển trồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò sữa.

Đối với một số diện tích trồng cây hàng năm hoặc lâu năm (cà phê, cao su, chè,...) hiệu quả kinh tế thấp chuyển sang trồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò sữa.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu, đào tạo trong ngành và phối hợp với các đơn vị ngoài ngành tuyển chọn và nhân nhanh các giống cỏ có năng suất cao như: Voi, Păng gô la, Ghi nê, Ru Zi, cỏ họ đậu..., để cung cấp giống cho dân trồng. Hướng dẫn kỹ thuật thâm canh, trồng xen cỏ hoà thảo với họ đậu, đảm bảo năng suất và chất lượng cỏ cao. Ban hành và hướng dẫn các qui trình chế biến, bảo quản, dự trữ thức ăn thô để nuôi bò sữa: ủ thức ăn, bảo quản cỏ khô... sử dụng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản như (ngọn mía, rỉ đường mật, bã mía, bã bia và bã rượu) làm thức ăn cho bò sữa.

Điều 5. Việc quy hoạch, đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến sữa gắn với vùng nguyên liệu. Các nhà máy chế biến phải có công nghệ tiên tiến để làm ra sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng thị hiếu tiêu dùng.

- Các cơ sở chế biến sữa phải tổ chức mạng lưới mua gom sữa phù hợp với địa bàn tiêu thụ và thuận tiện cho việc bán sữa của người chăn nuôi; đồng thời phải ký hợp đồng tiêu thụ sữa với giá có lợi với người chăn nuôi bò sữa.

Các cơ sở chế biến sữa phải đa dạng hoá sản phẩm chế biến từ sữa và tăng cường công tác tiếp thị để tiêu thụ hết sản phẩm làm ra đạt hiệu quả cao.

Bộ Công nghiệp chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch, kế hoạch phát triển cơ sở chế biến sữa phù hợp vùng nguyên liệu, nâng cao hiệu quả đầu tư.

Bộ Thương mại hàng năm dự báo mức tiêu thụ sữa trong nước để điều phối chặt chẽ giữa sản xuất sữa trong nước và lượng sữa nhập ngoại, đảm bảo đàn bò sữa phát triển và nhà máy chế biến mua hết sữa cho nông dân.

Điều 6. Tiếp tục đầu tư, nâng cấp các cơ sở nghiên cứu khoa học và đào tạo để nâng cao chất lượng nghiên cứu từ giống, kỹ thuật chăn nuôi, thú y, thức ăn,... và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người chăn nuôi.

Nhập khẩu một số bò đực giống chất lượng cao (bao gồm cả tinh, phôi) để tạo những giống bò sữa lai có năng suất cao cung cấp cho nhu cầu chăn nuôi trong cả nước.

- Thực hiện tốt việc kiểm tra năng suất cá thể, tiến đến kiểm tra năng suất đời sau chọn lọc những bò đực giống F2 có 75% máu bò HF để cố định đàn bò lai.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường xây dựng tiêu chuẩn giống bò sữa, sữa nhập khẩu vào Việt Nam.

Điều 7. Chính sách đầu tư và tín dụng:

1. Về đầu tư: Ngân sách (bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương) đầu tư:

- Thực hiện chương trình cải tạo đàn bò vàng Việt Nam;

- Cấp miễn phí tinh bò sữa, nitơ lỏng và chi phí vận chuyển tinh, nitơ để phục vụ phối giống cho những bò cái nền tạo bò lai hướng sữa.

- Cấp miễn phí các loại vacxin tiêm phòng bệnh nguy hiểm bảo đảm an toàn dịch.

- Hỗ trợ 200.000 đồng/1 con bê đực lai F1 hướng sữa trong 3 năm đầu kể từ ngày triển khai dự án.

- Hỗ trợ lãi suất tiền vay vốn cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có hợp đồng sản xuất bò lai hướng sữa để mua bò cái nền lai Zêbu; mức vốn vay được hỗ trợ lãi suất là 2,0 triệu đồng/con, thời gian hỗ trợ lãi suất 3 năm kể từ ngày mua bò.

- Huấn luyện, đào tạo và chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi bò sữa.

2. Về tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước.

- Việc đầu tư xây dựng điểm thu mua sữa, chế biến sữa, được vay vốn tín dụng từ Quỹ hỗ trợ phát triển theo Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29/6/1999 của Chính phủ và Quyết định số 02/2001/QĐ-TTg ngày 2 tháng 1 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc chính sách hỗ trợ đầu tư từ Quỹ Hỗ trợ phát triển đối với các dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu và các dự án sản xuất nông nghiệp.

- Tăng vốn của Ngân hàng phục vụ người nghèo và Chương trình mục tiêu quốc gia giải quyết việc làm để cho hộ nghèo, hộ chăn nuôi bò sữa vay vốn phát triển chăn nuôi bò sữa.

3.Về tín đụng thương mại.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại bảo đảm cho đủ vốn và tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục vay vốn để cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình vay; phối hợp với Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam mở rộng hình thức tín dụng qua tổ tín chấp, tổ tương hỗ của nông dân để những hộ khó khăn có thể vay được vốn phát triển chăn nuôi.

Điều 8. Thực hiện ưu đãi đầu tư về thuế đối với cơ sở mua gom, chế biến sữa và trồng cỏ theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về hướng dẫn Luật khuyến khích đầu tư trong nước sửa đổi.

Miễn các loại phí kiểm dịch, vận chuyển sữa.

Lập Quỹ bảo hiểm sản xuất chăn nuôi bò sữa do người chăn nuôi, người chế biến và xuất nhập khẩu sữa tham gia và ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần vốn ban đầu. Hiệp hội chăn nuôi bò sữa quản lý, sử dụng quỹ theo quy chế và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Điều 9. Việc phát triển chăn nuôi bò sữa theo hình thức hộ gia đình, hộ kinh tế trang trại là chính. Khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn trong và ngoài nước đầu tư chăn nuôi bò sữa, dịch vụ vật tư, kỹ thuật, mua và chế biến sữa.

- Các doanh nghiệp Nhà nước chủ yếu thực hiện nhiệm vụ dịch vụ kỹ thuật, giống, vật tư, thú y, tiêu thụ và chế biến sữa.

Khuyến khích hình thành các tổ hợp tác hoặc hợp tác xã do hộ chăn nuôi tự nguyện tham gia để giúp nhau về dịch vụ giống, vật tư, thú y, tiêu thụ sữa và bảo vệ quyền lợi cho họ.

Thành lập Hiệp hội nuôi bò sữa gồm các người chăn nuôi bò sữa, chủ cơ sở chế biến và một số nhà khoa học để giúp nhau áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi và tiêu thụ sữa và bảo vệ quyền lợi cho nhau.

Điều 10. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 11. Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Công nghiệp, Tài chính, Thương mại, Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính, Tổng giám đốc Quỹ Hỗ trợ phát triển, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Nguyễn Công Tạn

(Đã ký)

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
-----------

No: 167/2001/QD-TTg

Hanoi, October 26, 2001

 

DECISION

ON A NUMBER OF MEASURES AND POLICIES TO DEVELOP MILCH COW FARMING IN VIETNAM IN THE 2001-2010 PERIOD

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development,

DECIDES:

Article 1.- To develop milch cow farming with a view to meeting the domestic milk consumption demand, step by step substituting imported milk, creating jobs and increasing incomes for farmers, thereby contributing to the restructuring of agriculture and rural economy.

By 2005, to have 100,000 milch cows, meeting more than 20% of the domestic milk consumption demand, which shall be raised to over 40% by 2010; to achieve 1 million ton of milk per year after 2010.

Article 2.- The development of milch cow farming must be associated with the milk-processing establishments and areas specializing in the cultivation of raw materials for the processing industry, which shall be strictly organized, such as: sugarcane, pineapple, rubber plant, coffee, tea ... and development of meadows, as well as areas with suitable land, labor and climate conditions, ensuring the ecological environment and environmental hygiene. More concretely:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The midland districts of the Central Vietnam coastal provinces: Binh Dinh, Quang Nam, Quang Ngai, Khanh Hoa, Phu Yen...

3. Southern provinces: Binh Duong, Binh Phuoc, Dong Nai, Tay Ninh, Long An, Can Tho, An Giang and the suburban districts of Ho Chi Minh City.

4. Central Highlands provinces: Lam Dong, Dak Lak, Gia Lai, Kon Tum.

Article 3.- To encourage all organizations and individuals of all economic sectors inside and outside the country to invest in milch cow- raising and crossbreeding in order to meet the people’s farming demand along the following directions:

1. To create the base breeding-cow herds for hybridization on the basis of:

- Continuing the program on amelioration of Vietnamese yellow cow herd. The Finance Ministry shall apportion annual budget funding for the implementation thereof.

- Buying and selecting the already ameliorated cows of good breeds throughout the country.

- Forming a number of areas for concentrated farming of base breeding cows in forms of farming households and farm households, especially for the households of workers of State-run agricultural farms that grow rubber plants, coffee, tea, sugarcane and pineapple... and forestrial farms in eastern South Vietnam, Central Highlands, Phu Quy (Nghe An), Thanh Hoa...

- Those farmers raising base breeding-cow herds shall enjoy policies on credit support and vaccination for cows. Striving to basically create good base breeding-cow herds after 2 or 3 years, ensuring the adequate supply for the hybridization and creation of milch cow herds according to the annual plan.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Ministry of Agriculture and Rural Development shall guide the provinces and centrally-run cities, corporations and companies to elaborate and implement projects on amelioration of the yellow cow herd as well as hybridization and development of milch cows.

The People’s Committees of the provinces and centrally-run cities, corporations and companies shall elaborate and organize the implementation of projects on amelioration, hybridization and farming of milch cow herds in their respective localities or units.

Article 4.- The People’s Committees of the provinces mentioned in Article 2 of this Decision should revise their current land fund and reserve an appropriate part thereof for guiding farmers to develop meadows in service of milch cow farming.

For a number of land areas planted with annual trees or perennial trees (coffee, rubber, tea...) with low economic efficiency, they may be converted into land for grass growing in service of milch cow farming.

- The Ministry of Agriculture and Rural Development shall direct research and training units within the service and coordinate with units outside the service in selecting and quickly multiplying high-yield grass varieties such as: elephant grass, Pangola grass, Guinea grass, Ruzi grass and papilionaceous grass... for supply to farmers; provide technical guidance on intensive growing and inter-planting of grass of the rice family with papilionaceous grass, ensuring their high productivity and quality; promulgate and guide the processes of processing, preserving and reserving coarse feed for milch cow raising: incubating feed, preserving hay..., using by-products of agriculture and agricultural produce- processing industry (such as sugarcane tops, molasses, megass, beer trash and distiller’s grains) as feed for milch cows.

Article 5.- The planning and investment in the construction of milk processing establishments shall be associated with raw material areas. Processing factories must be furnished with advanced technologies in order to turn out high-quality products, meeting the consumers tastes.

- The milk processing establishments must organize milk-purchasing networks suitable to their consumption areas and convenient for the sale of milk by farmers; and at the same time, sign milk-purchase contracts with prices beneficial to milch-cow farmers.

- The milk-processing establishments must diversify their dairy products and enhance the marketing thereof in order to sell out such products with high efficiency.

The Ministry of Industry shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and the People’s Committees of provinces and centrally-run cities in revising and/or supplementing the planning and plans for development of the milk processing establishments compatible with the raw material areas, thus raising the investment efficiency.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 6.- To continue the investment and upgrading of scientific research and training establishments in order to raise the quality of researches on breeds, farming techniques, veterinary work, feed... and transfer technical advances to farmers.

- To import a number of high-quality breeding bulls (including sperms and germs) in order to create hybrid milch cow breeds of high productivity to meet the farming demand in the whole country.

- To well carry out the examination of individual productivity, proceed to examine the offspring’s productivity, selecting F2 bulls with 75% of HF bull blood in order to fix the hybrid bull herd.

The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Science, Technology and Environment in setting criteria for milch cow breeds and milk to be imported into Vietnam.

Article 7.- Investment and credit policies

1. Regarding investment: The budgets (including central and local budgets) shall be invested in:

- Execution of the program on amelioration of Vietnamese yellow cow herd;

- Free-of-charge supply of dairy bull sperms, liquid nitrogen and funding for the transportation thereof in service of the crossing of base breeding milch cows to create dairy bulls.

- Free-of-charge supply of vaccines against cows and bulls’ dangerous diseases, ensuring their safety in case of epidemics.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Loan interest rate support for organizations, individuals and households that have signed the contracts on the production of hybrid dairy bulls so that they may purchase Zebu breeding cows; the loan capital amount entitled to interest rate support shall be VND 2 million/cow and the support duration shall be 3 years as from the date of purchasing cows.

- Organization of training courses on and transfer of, milch-cow farming techniques.

2. On investment credit under the State plan:

- The investment in the construction of milk-purchasing and processing establishments may borrow credit capital from the Development Assistance Fund under the Government’s Decree No.43/1999/ND-CP of June 29, 1999 and the Prime Minister’s Decision No.02/2001/QD-TTg of January 2, 2001 on the Development Assistance Fund’s investment support policies for export goods-manufacturing or processing projects as well as agricultural production projects.

- To increase capital of the Bank for the Poor and the national target program on job creation so that poor households and milch-cow farming households can borrow capital for the development of milch-cow farming.

3. Regarding commercial credit:

The State Bank of Vietnam shall direct the commercial banks to ensure enough capital and create favorable conditions on capital-borrowing procedures for organizations, individuals and families to borrow capital; coordinate with Vietnam Peasants’ Association and Women’s Union in expanding credit forms through peasants’ trust groups and mutual assistance groups so that those households meeting with difficulties may borrow capital for husbandry development.

Article 8.- To effect tax-related investment preferences for milk-purchasing and processing establishments as well as grass-growing establishments under the Government’s Decree No.51/1999/ND-CP of July 8, 1999 guiding the amended Law on Domestic Investment Promotion.

- To exempt the quarantine and milk transportation charges.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 9.- The development of milch cow farming shall be organized mainly in forms of farming households and farm-economy households. To encourage private enterprises and limited liability companies inside and outside the country to invest in milch cow farming, supplies and technical services as well as milk purchase and processing.

- The State enterprises shall mainly perform the tasks of providing technical services, breeds, supplies and veterinary work, and consuming and processing milk.

- To encourage the formulation of cooperation groups or cooperatives, which shall be voluntarily joined in by farming households in order to help one another in terms of breed, supplies and veterinary services as well as milk consumption and the protection of their own interests.

- To establish a milch cow-farming association, composed of milch cow farmers, owners of processing establishments and a number of scientists so that they may help one another apply technical advances in husbandry and milk consumption as well as protection of their own interests.

Article 10.- This Decision takes effect 15 days after its signing.

Article 11.- The ministers of: Agriculture and Rural Development; Planning and Investment; Industry; Finance; Trade; Science, Technology and Environment; the Governor of the State Bank of Vietnam; the General Director of the General Land Administration; the General Director of the Development Assistance Fund; the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities, and the heads of the relevant agencies shall have to implement this Decision.

 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Cong Tan

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 167/2001/QĐ-TTg ngày 26/10/2001 về biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam thời kỳ 2001-2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.962

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.184.237
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!