Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 13/2006/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Lê Thị Băng Tâm
Ngày ban hành: 27/02/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/2006/TT-BTC

Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2006

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO, TỔN THẤT CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH, NỢ KHÓ ĐÒI VÀ BẢO HÀNH SẢN PHẨM, HÀNG HÓA, CÔNG TRÌNH XÂY LẮP TẠI DOANH NGHIỆP

Nhằm tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp Việt Nam, Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng công nợ khó đòi và dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đối tượng áp dụng:

Các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam (bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).

Đối với các doanh nghiệp liên doanh được thành lập trên cơ sở các Hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài, nếu Hiệp định có các quy định về trích lập và sử dụng các khoản dự phòng khác với hướng dẫn tại Thông tư này, thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó.

2. Doanh nghiệp được trích lập các khoản dự phòng sau:

a) Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giá vật tư, thành phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm.

b) Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư chính: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do các loại chứng khoán đầu tư của doanh nghiệp bị giảm giá; giá trị các khoản đầu tư tài chính bị tổn thất do tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư bị lỗ.

c) Dự phòng nợ phải thu khó đòi: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán.

d) Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp: là dự phòng chi phí cho những sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp đã bán, đã bàn giao cho người mua nhưng doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ phải tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện theo hợp đồng hoặc cam kết với khách hàng.

3. Bốn khoản dự phòng nêu tại khoản 2 trên đây được trích trước vào chi phí hoạt động kinh doanh năm báo cáo của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh; đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị vật tư hàng hóa tồn kho, các khoản đầu tư tài chính không cao hơn giá cả trên thị trường và giá trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính.

4. Thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm cuối kỳ kế toán năm. Trường hợp doanh nghiệp được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch (bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc 31/12 hàng năm) thì thời điểm lập dự phòng là ngày cuối cùng của năm tài chính.

Riêng đối với các doanh nghiệp niêm yết phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ thì được trích lập và hoàn nhập dự phòng cả thời điểm lập báo cáo tài chính giữa niên độ.

5. Doanh nghiệp phải lập Hội đồng để thẩm định mức trích lập các khoản dự phòng và xử lý tổn thất thực tế của vật tư hàng hóa tồn kho, các khoản đầu tư tài chính, các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo quy định tại Thông tư này và văn bản pháp luật khác có liên quan. Riêng việc trích lập dự phòng chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp thì thực hiện theo hợp đồng hoặc cam kết với khách hàng.

Thành phần Hội đồng gồm: Giám đốc, Kế toán trưởng, các trưởng phòng có liên quan và một số chuyên gia nếu cần. Giám đốc doanh nghiệp quyết định thành lập Hội đồng.

II. TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG

Căn cứ vào biến động thực tế về giá hàng tồn kho, giá chứng khoán, giá trị các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và cam kết bảo hành sản phẩm, hàng hóa, doanh nghiệp chủ động xác định mức trích lập, sử dụng từng khoản dự phòng đúng mục đích và xử lý theo các quy định cụ thể dưới đây:

1. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

1.1. Đối tượng lập dự phòng bao gồm nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tồn kho (gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng, kém mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, ứ đọng, chậm luân chuyển), sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang (sau đây gọi tắt là hàng tồn kho) mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và đảm bảo điều kiện sau:

- Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng chứng khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho.

- Là những vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính.

Trường hợp nguyên vật liệu có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ nguyên vật liệu này không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho đó.

1.2. Phương pháp lập dự phòng:

Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau:

Mức dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa

=

Lượng vật tư hàng hóa thực tế tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính

x

Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán

-

Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho

Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác  theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho (giá trị dự kiến thu hồi) là giá bán (ước tính) của hàng tồn kho trừ chi phí để hoàn thành sản phẩm và chi phí tiêu thụ (ước tính).

Mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính cho từng loại hàng tồn kho bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán (giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ) của doanh nghiệp.

Riêng dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt.

1.3. Xử lý khoản dự phòng:

Tại thời điểm lập dự phòng nếu giá gốc hàng tồn kho cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho thì phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo các quy định tại điểm 1.1, điểm 1.2 nêu trên.

- Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho;

- Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp trích thêm vào giá vốn hàng bán của doanh nghiệp phần chênh lệch.

- Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch vào thu nhập khác.

1.4. Xử lý hủy bỏ đối với vật tư, hàng hóa đã trích lập dự phòng:

a) Hàng tồn đọng do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, dịch bệnh, hư hỏng do không còn giá trị sử dụng ... như: dược phẩm, thực phẩm, vật tư y tế, con giống, vật nuôi, vật tư hàng hóa khác phải hủy bỏ thì xử lý như sau:

Lập Hội đồng xử lý tài sản của doanh nghiệp để thẩm định tài sản bị hủy bỏ. Biên bản thẩm định phải kê chi tiết tên, số lượng, giá trị hàng hóa phải hủy bỏ, nguyên nhân phải hủy bỏ, giá trị thu hồi được do bán thanh lý, giá trị thiệt hại thực tế.

Mức độ tổn thất thực tế của từng loại hàng tồn đọng không thu hồi được là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi trên sổ kế toán trừ đi giá trị thu hồi do thanh lý (do người gây ra thiệt hại đền bù, do bán thanh lý hàng hóa).

b) Thẩm quyền xử lý: Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) hoặc Hội đồng thành viên (đối với doanh nghiệp có Hội đồng thành viên); Tổng giám đốc, Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị); chủ doanh nghiệp căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý, các bằng chứng liên quan đến hàng hóa tồn đọng để quyết định xử lý hủy bỏ vật tư, hàng hóa nói trên; quyết định xử lý trách nhiệm của những người liên quan đến số vật tư, hàng hóa đó và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước chủ sở hữu và trước pháp luật.

c) Xử lý hạch toán:

Giá trị tổn thất thực tế của hàng tồn đọng không thu hồi được đã có quyết định xử lý hủy bỏ, sau khi bù đắp bằng nguồn dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào giá vốn hàng bán của doanh nghiệp.

2. Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính:

2.1. Đối tượng: là các chứng khoán, các khoản vốn doanh nghiệp đang đầu tư vào tổ chức kinh tế khác có đủ các điều kiện sau:

a) Đối với các khoản đầu tư chứng khoán:

- Là các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu công ty ... được doanh nghiệp đầu tư theo đúng quy định của pháp luật.

- Được tự do mua bán trên thị trường mà tại thời điểm kiểm kê, lập báo cáo tài chính có giá thị trường giảm so với giá đang hạch toán trên sổ kế toán.

Những chứng khoán không được phép mua bán tự do trên thị trường thì không được lập dự phòng giảm giá.

Riêng đối với các công ty chuyên kinh doanh chứng khoán không thuộc đối tượng áp dụng quy định về việc trích lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư chứng khoán theo quy định tại Thông tư này.

b) Đối với các khoản vốn đầu tư của doanh nghiệp vào tổ chức kinh tế là đơn vị thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, hợp danh, liên doanh, liên kết và các khoản đầu tư dài hạn khác phải trích lập dự phòng nếu tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư bị lỗ (trừ trường hợp lỗ theo kế hoạch đã được xác định trong phương án kinh doanh trước khi đầu tư).

2.2. Phương pháp lập dự phòng:

a) Các loại chứng khoán đầu tư:

Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau:

Mức dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán

=

Số lượng chứng khoán bị giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính

x

Giá chứng khoán hạch toán trên sổ kế toán

-

Giá chứng khoán thực tế trên thị trường

Doanh nghiệp phải lập dự phòng riêng cho từng loại chứng khoán đầu tư, có biến động giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư, làm căn cứ hạch toán vào chi phí tài chính của doanh nghiệp.

b) Các khoản đầu tư tài chính dài hạn:

Mức trích tối đa cho mỗi khoản đầu tư tài chính bằng số vốn đã đầu tư và tính theo công thức sau:

Mức dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính

=

Vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế

-

Vốn chủ sở hữu thực có

x

Vốn đầu tư của doanh nghiệp

Tổng vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế

- Vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế được xác định trên Bảng cân đối kế toán của tổ chức kinh tế năm trước thời điểm trích lập dự phòng (mã số 411 và 412 Bảng cân đối kế toán - ban hành kèm theo Thông tư số 23/2005/TT-BTC ngày 30/3/2005 của Bộ Tài chính).

- Vốn chủ sở hữu thực có được xác định tại Bảng cân đối kế toán của tổ chức kinh tế năm trước thời điểm trích lập dự phòng (mã số 410 Bảng cân đối kế toán - ban hành kèm theo Thông tư số 23/2005/TT-BTC ngày 30/3/2005 của Bộ Tài chính).

Căn cứ để lập dự phòng khi vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế lớn hơn vốn chủ sở hữu thực có tại thời điểm báo cáo tài chính của tổ chức kinh tế.

Doanh nghiệp phải lập dự phòng riêng cho từng khoản đầu tư tài chính có tổn thất và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng tổn thất đầu tư tài chính.Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào chi phí tài chính của doanh nghiệp.

2.3. Xử lý khoản dự phòng:

Tại thời điểm lập dự phòng nếu các chứng khoán do doanh nghiệp đầu tư bị giảm giá so với giá đang hạch toán trên sổ kế toán, các khoản vốn đầu tư vào tổ chức kinh tế bị tổn thất do tổ chức kinh tế bị lỗ thì phải trích lập dự phòng tổn thất các đầu tư tài chính theo các quy định tại điểm 2.2 nêu trên;

Nếu số dự phòng tổn thất đầu tư tài chính phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng tổn thất đầu tư tài chính;

Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp trích thêm vào chi phí tài chính của doanh nghiệp phần chênh lệch.

Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch vào doanh thu hoạt động tài chính.

3. Dự phòng nợ phải thu khó đòi:

3.1. Đối tượng và điều kiện: là các khoản nợ phải thu đảm bảo các điều kiện sau:

- Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.

Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này phải xử lý như một khoản tổn thất.

- Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:

+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác.

+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng ...) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.

Những khoản nợ quá hạn từ 3 năm trở lên coi như nợ không có khả năng thu hồi và được xử lý theo quy định tại điểm 3.4 dưới đây.

3.2. Phương pháp lập dự phòng:

Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó:

- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:

+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm.

+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.

+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.

- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án ... thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.

- Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.

3.3. Xử lý khoản dự phòng:

- Khi các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi, doanh nghiệp phải trích lập dự phòng theo các quy định tại điểm 3.2 nêu trên; nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư dự phòng nợ phải thu khó, thì doanh nghiệp không phải trích lập;

- Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải trích thêm vào chi phí quản lý doanh nghiệp phần chênh lệch;

- Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch vào thu nhập khác.

3.4. Xử lý tài chính các khoản nợ không có khả năng thu hồi:

a) Nợ phải thu không có khả năng thu hồi bao gồm các khoản nợ sau:

- Đối với tổ chức kinh tế:

+ Khách nợ đã giải thể, phá sản: quyết định của Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo Luật phá sản hoặc quyết định của người có thẩm quyền về giải thể đối với doanh nghiệp nợ, trường hợp tự giải thể thì có thông báo của đơn vị hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập đơn vị, tổ chức.

+ Khách nợ đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả: xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức đăng ký kinh doanh về việc doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động không có khả năng thanh toán.

- Đối với cá nhân phải có một trong các tài liệu sau:

+ Giấy chứng tử (bản sao) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ đã chết nhưng không có tài sản thừa kế để trả nợ.

+ Giấy xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ còn sống hoặc đã mất tích nhưng không có khả năng trả nợ.

+ Lệnh truy nã hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật đối với người nợ đã bỏ trốn hoặc đang bị truy tố, đang thi hành án hoặc xác nhận của chính quyền địa phương về việc khách nợ hoặc người thừa kế không có khả năng chi trả.

- Quyết định của cấp có thẩm quyền về xử lý xóa nợ không thu hồi được của doanh nghiệp (nếu có).

Đối với khoản nợ phải thu quá hạn 3 năm trở lên mà không đủ chứng từ, tài liệu chứng minh theo quy định thì lập Hội đồng xử lý nợ của doanh nghiệp để xem xét, xử lý theo quy định tại khoản này.

b) Xử lý tài chính:

Tổn thất thực tế của từng khoản nợ không thu hồi được khoản chênh lệch giữa nợ phải thu ghi trên sổ kế toán và số tiền đã thu hồi được (do người gây ra thiệt hại đền bù, do phát mại tài sản của đơn vị nợ hoặc người nợ, do được chia tài sản theo quyết định của tòa án hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác).

Giá trị tổn thất thực tế của khoản nợ không có khả năng thu hồi, doanh nghiệp sử dụng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính (nếu có) để bù đắp, phần chênh lệch thiếu hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.

Các khoản nợ phải thu sau khi đã có quyết định xử lý, doanh nghiệp phải theo dõi riêng trên sổ kế toán và ngoại bảng cân đối kế toán trong thời hạn tối thiểu là 5 năm và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ. Nếu thu hồi được nợ thì số tiền thu hồi sau khi trừ các chi phí có liên quan đến việc thu hồi nợ, doanh nghiệp hạch toán vào thu nhập khác.

c) Khi xử lý khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi doanh nghiệp phải lập hồ sơ sau:

- Biên bản của Hội đồng xử lý nợ của doanh nghiệp. Trong đó ghi rõ giá trị của từng khoản nợ phải thu, giá trị nợ đã thu hồi được, giá trị thiệt hại thực tế (sau khi đã trừ đi các khoản thu hồi được).

- Bảng kê chi tiết các khoản nợ phải thu đã xóa để làm căn cứ hạch toán, biên bản đối chiếu nợ được chủ nợ và khách nợ xác nhận hoặc Bản thanh lý hợp đồng kinh tế hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp, tổ chức hoặc các tài liệu khách quan khác chứng minh được số nợ tồn đọng và các giấy tờ tài liệu liên quan.

- Sổ kế toán, chứng từ, tài liệu chứng minh khoản nợ chưa thu hồi được, đến thời điểm xử lý nợ doanh nghiệp đang hạch toán nợ phải thu trên sổ kế toán của doanh nghiệp.

d) Thẩm quyền xử lý nợ:

Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) hoặc Hội đồng thành viên (đối với doanh nghiệp có Hội đồng thành viên); Tổng giám đốc, Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên) hoặc chủ doanh nghiệp căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý, các bằng chứng liên quan đến các khoản nợ để quyết định xử lý những khoản nợ phải thu không thu hồi được và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật, đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý trách nhiệm theo chế độ hiện hành.

4. Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp:

4.1. Đối tượng và điều kiện lập dự phòng: là những sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp do doanh nghiệp thực hiện và đã bán hoặc bàn giao trong năm được doanh nghiệp cam kết bảo hành tại hợp đồng hoặc các văn bản quy định khác.

4.2. Phương pháp lập dự phòng:

Doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất trích bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp đã tiêu thụ trong năm và tiến hành lập dự phòng cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp có cam kết bảo hành. Tổng mức trích lập dự phòng bảo hành của các sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp theo quy định đã cam kết với khách hàng nhưng tối đa không vượt quá 5% tổng doanh thu tiêu thụ của các sản phẩm, hàng hóa.

Sau khi lập dự phòng cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng vào bảng kê chi tiết. Bảng kê chi tiết là căn cứ để hạch toán vào chi phí bán hàng.

4.3. Xử lý khoản dự phòng:

Tại thời điểm lập dự phòng nếu số thực chi bảo hành lớn hơn số đã trích lập dự phòng thì phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí bán hàng. Nếu số dự phòng bảo hành phải trích lập bằng số dư của khoản dự phòng, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng bảo hành;

Nếu số dự phòng bảo hành phải trích lập cao hơn số dư của khoản dự phòng bảo hành, thì doanh nghiệp trích thêm vào chi phí bán hàng của doanh nghiệp phần chênh lệch này.

Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư của khoản dự phòng, thì doanh nghiệp hoàn nhập phần chênh lệch vào thu nhập khác.

Hết thời hạn bảo hành, nếu không phải chi bảo hành hoặc không sử dụng hết số tiền dự phòng đã trích lập, số dư còn lại được hoàn nhập vào thu nhập khác.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo, thay thế Thông tư số 107/2001/TT-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giảm giá chứng khoán đầu tư, dự phòng nợ khó đòi tại doanh nghiệp và các văn bản khác quy định về trích lập và sử dụng các khoản dự phòng trái với quy định của Thông tư này.

2. Việc trích lập dự phòng của các Tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định tại văn bản hướng dẫn chế độ tài chính đối với các Tổ chức tín dụng.

3. Doanh nghiệp phải xây dựng cơ chế về quản lý vật tư, hàng hóa, quản lý công nợ để hạn chế các rủi ro trong kinh doanh. Đối với công nợ, hàng hóa, quy chế phải xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng người trong việc theo dõi, quản lý hàng hóa, thu hồi công nợ.

Nghiêm cấm doanh nghiệp lợi dụng việc trích lập dự phòng để tính thêm vào chi phí các khoản dự phòng không có đủ căn cứ nhằm làm giảm nghĩa vụ nộp ngân sách. Những doanh nghiệp cố tình vi phạm sẽ bị xử phạt như hành vi trốn thuế theo quy định của pháp luật hiện hành.

4. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- VPTW và các Ban của Đảng;
- VP Quốc hội;
- VP Chủ tịch nước;
- Toàn án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Sở TC, Cục Thuế, Kho bạc các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các Tổng công ty Nhà nước;
- Công báo;
- Các đơn vị thuộc Bộ;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Vụ Pháp chế;
- Lưu: VT, Cục TCDN

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG



 
Lê Thị Băng Tâm

 

THE MINISTRY OF FINANCE
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 13/2006/TT-BTC

Hanoi, February 27, 2006

 

CIRCULAR

GUIDING THE REGIME OF SETTING UP AND USE OF FINANCIAL PROVISIONS FOR IN-STOCK GOODS PRICE DECREASE, LOSS OF FINANCIAL INVESTMENTS, BAD DEBTS AND WARRANTY FOR PRODUCTS, GOODS AND CONSTRUCTION WORKS AT ENTERPRISES

In order to create a fair business environment for Vietnamese enterprises, the Finance Ministry hereby guides the setting up and use of financial provisions at enterprises for in-stock goods price decrease, loss of financial investments, bad debts and warranty for products, goods and construction works, as follows:

I. GENERAL PROVISIONS

1. Subjects of application:

Enterprises established under the provisions of Vietnamese law (including foreign-invested enterprises).

For joint-ventures enterprises established on the basis of agreements concluded between the Government of the Socialist Republic of Vietnam and foreign governments and containing provisions on setting up and use of financial provisions different from the guidance in this Circular, the provisions of such agreements shall apply.

2. Enterprises are allowed to set up the following provisions:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Provision for loss of financial investments, which means a provision for a value lost due to decrease of prices of assorted securities invested by enterprises; and for the value of financial investments lost due to loss-making operation of economic organizations in which enterprises are investing.

c/ Provision for bad debts, which means a provision for the lost value of overdue receivable debts, and undue receivable debts which are possibly irrecoverable due to insolvency of debtors.

d/ Provision for warranty for products, goods and/or construction works, which means a provision for expenses to be spent on products, goods and/or construction works which enterprises have sold or handed over to buyers but are still obliged to continue repairing or improving them under contracts or commitments with such customers.

3. The four provisions defined in Clause 2 above shall be deducted in advance as enterprises' business operation expenses in the reporting year and constitute a financial source to offset possible losses in the plan year, so as to preserve their business capital and ensure that enterprises reflect the value of their supplies and goods in stock and financial investments not higher than their market prices and the value of their receivable debts not higher than the recoverable value at the time of making financial statements.

4. The time of setting up and refunding provisions shall be the end of the accounting year. Where enterprises are allowed by the Finance Ministry to apply a financial year other than the calendar year (which begins on January 1 and ends on December 31 each year), the time of setting up provisions shall be the ending day of the financial year.

Particularly, listing enterprises which are required to make their financial statements in mid-year may set up and refund provisions at the time of making mid- year financial statements.

5. Enterprises must set up councils for evaluation of the level of provisions to be set up and handling of actual losses of supplies and goods in stock, financial investments, irrecoverable debts according to the provisions of this Circular and other relevant legal documents. Particularly, the provision for expenses for warranty of products, goods and/or construction works shall be set up under contracts or commitments with customers.

A council shall be composed of the director, the chief accountant, heads of concerned sections and some experts if necessary. The enterprise director shall decide on the setting up of the council.

II. SETTING UP AND USE OF PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The provision for in-stock goods price decrease:

1.1. Objects for which the provision is set up include raw materials, materials, supplies, goods and finished products in stock (including also in-stock goods which are deteriorated, degraded, outmoded, technically obsolete, backward, unsold or slowly circulated), unfinished products, charges for uncompleted services (hereinafter referred to as in-stock goods for short), which have their original prices recorded in accounting books higher than realizable net values, and satisfy the following conditions:

- Having lawful invoices and vouchers according to the Finance Ministry's regulations or other documents proving the costs of in-stock goods.

- Being under the ownership of stocking enterprises at the time of making financial statements.

Where raw materials and materials have realizable net values lower than their original prices while the selling prices of products or services made from such raw materials and materials do not decrease, no provision for decrease of prices of such in-stock raw materials and materials shall be set up.

1.2. Method of setting up provisions:

The level of provision to be set up shall be calculated according to the following formula:

Level of provision for decrease of price of supplies and goods

=

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



x

Original price of in-stock goods recorded in accounting books

-

Realizable net value of in-stock goods

The original price of in-stock goods covers buying cost, processing cost and other directly related costs according to accounting standard No. 02 - goods in stock, promulgated together with the Finance Minister's Decision No. 149/2001 /QD-BTC of December 31,2001.

The realizable net value of in-stock goods (value expected to be recovered) is the selling price (estimated) of such in-stock goods minus the cost for finishing the product and sale expense (estimated).

The levels of provision for in-stock goods price decrease to be set up shall be calculated for each kind of in-stock goods with decreased price and all shall be presented in a detailed list, serving as a basis for accounting such provisions into the cost of goods sold (production cost of all products and goods sold in the period) of the enterprise.

Particularly for uncompleted services, the provision set up for in-stock goods price decrease shall be calculated for each type of service having a specific charge rate.

1.3. Handling of the provision:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- If the amount of the price decrease provision which must be set up is equal to the balance of the existing provision for in-stock goods price decrease, then the enterprise shall not have to set up such provision;

- If the amount of the price decrease provision which must be set up is larger than the balance of the existing provision for in-stock goods price decrease, then the enterprise shall add the difference to the cost of goods sold of the enterprise.

- If the amount of the provision which must be set up is smaller than the balance of the existing provision for in-stock goods price decrease, then the enterprise shall refund the difference as the enterprise's other incomes.

1.4. Destruction of supplies and goods for which the provision has been set up:

a/ Unsold goods which are beyond the expiry date, degraded, contaminated or deteriorated and therefore no longer usable, such as pharmaceuticals, food, medical supplies, breeds, livestock and other supplies and goods, and must be destroyed, shall be handled as follows:

A council for handling of the enterprise's assets shall be set up to evaluate assets to be destroyed. The evaluation minutes must specify names, quantity and value of goods to be destroyed, reasons for destruction, value recovered from liquidation sale, and value of actual damage.

The value of irrecoverable actual loss of each kind of unsold goods shall be the difference between the book value and the value recovered as a result of liquidation (compensations paid by damage-causing persons or liquidation sale of goods).

b/ Handling competence: The Managing Board (for enterprises with managing boards) or the Members' Council (for enterprises with members' councils); the general director or director (for enterprises without managing boards); or the owner of the enterprise shall base itself/himself/herself on the minutes of the handling council and evidence related to unsold goods to decide on the destruction of the said supplies and goods, and the liability of persons related to such supplies and goods, and take responsibility for their decisions before the owner and law.

c/ Accounting:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The provision for loss of financial investments:

2.1. Covered objects: securities of all kinds and capital amounts invested by the enterprise in other economic organizations, which fully satisfy the following conditions:

a/ For securities investments:

Being in forms of share certificate, corporate bond, etc., invested in by the enterprise strictly according to the provisions of law.

Being eligible for free trading on the market and having market prices at the time of inventorying and making financial statements lower than prices recorded in accounting books.

For securities ineligible for free trading on the market, no price decrease provision shall be set up.

Particularly, companies specializing in securities trading business shall not be subject to this Circular's provisions on setting up of the provision for loss of securities investments.

b/ For capital amounts invested by the enterprise in economic organizations being its members, one-member limited liability companies, limited liability companies with two or more members, joint-stock companies, partnerships, joint-venture companies, associated companies, and other long-term investments, a provision must be set up if economic organizations in which the enterprise is investing suffer from loss (except where such loss is already planned in their business plans before investment).

2.2 Method of setting up the provision:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Level of provision for securities price decrease

=

Quantity of securities with decreased price at the time of making financial statement

x

Price of securities recorded in accounting books

-

Actual market price of securities

The enterprise must set up separate provisions for each kind of investment securities with decreased price at the time of making the financial statement and present them in a detailed list of provisions for investment securities price decrease, which shall serve as a basis for accounting such provisions as financial costs.

b/ For long-term financial investments:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Level of provision for loss of financial investment

=

Parties' actual capital contributions to the economic organization

-

Actual own capital

x

Investment capital of the enterprise

Parties' total actual capital contribution to the economic organization

- Parties' actual capital contributions to the economic organization are taken from such economic organization's accounting balance sheet of the year preceding the time of setting up the provision (Codes 411 and 412 of the accounting balance sheet, promulgated together with the Finance Ministry's Circular No. 23/2005/TT-BTC of March 30, 2005).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The basis for setting up the provision is the positive difference between the parties' actual capital contributions and the actual own capital at the time of making the economic organization's financial statement.

The enterprise must set up separate provisions for each lost financial investment and present them in a detailed list of provisions for lost financial investments. This list shall serve as a basis for accounting such provisions as the enterprise's financial costs.

2.3. Handling of the provision:

At the time of setting up the provision, if the prices of securities invested by the enterprise decrease as compared with prices recorded in accounting books, or the capital amounts invested in economic organizations are lost due to loss-making operation of such economic organizations, the provision for loss of financial investments must be set up according to the provisions of Point 2.2 above;

If the financial investment loss provision amount which must be set up is equal to the balance of the existing provision, then the enterprise shall not have to set up such provision;

If the amount of the provision which must be set up is larger than the balance of the existing provision, then the enterprise shall add the difference to its financial costs.

If the amount of the provision amount which must be set up is smaller than the balance of the existing provision, then the enterprise shall refund the difference as its financial operation income.

3. The provision for bad debts:

3.1. Covered objects and conditions: Objects covered by this provision are receivable debts which satisfy the following conditions:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Amounts with insufficient grounds to be recognized as receivable debts according to these provisions must be treated as a loss.

- Having sufficient grounds to be recognized as bad debts, including:

+ Overdue receivable debts stated in economic contracts, loan agreements or other debt acknowledgments.

+ Undue receivable debts of which the indebted economic organizations (companies, private enterprises, cooperatives, credit institutions, etc.) fall bankrupt or are undergoing dissolution procedures; debtors are missing, have fled, are prosecuted, detained or tried by law enforcement bodies, are serving sentences or have deceased.

Debts which have been overdue for three or more years shall be considered irrecoverable and handled according to the provisions of Point 3.4 below.

3.2. The method of setting up the provision:

The enterprise must anticipate possible debt loss or overdue period of debts and set up provisions for each bad debt, accompanied by evidences proving such bad debts.

- For overdue receivable debts, the level of a provision shall be as follows:

+ 30% of the value of a receivable debt which has been overdue for between 3 months and one year.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ 70% of the value of a receivable debt which has been overdue for between two years and under three years.

- For undue receivable debts of which the indebted economic organizations fall bankrupt or are undergoing dissolution procedures; debtors are missing, have fled, are prosecuted, detained or tried by law enforcement bodies, or are serving sentences, the enterprise shall anticipate the irrecoverable loss for setting up the provision.

- After setting up provisions for each bad receivable debt, the enterprise shall present all of these provisions in a detailed list, serving as a basis for accounting them as management costs.

3.3. Handling of the provision:

- When receivable debts are recognized as bad ones, the enterprise must set up a provision according to the provisions of Point 3.2 above. If the amount of the provision which must be set up is equal to the balance of the existing provision for bad debts, then the enterprise shall not have to set up such provision;

- If the amount of the provision which must be set up is larger than the balance of the existing provision for bad debts, then the enterprise shall add the difference to its management costs.

- If the amount of the provision which must be set up is smaller than the balance of the existing provision for bad debts, then the enterprise shall refund the difference as its other incomes.

3.4. Financial handling of irrecoverable debts:

a/ Irrecoverable receivable debts include debts in the following cases:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Debtors are bankrupt or dissolved under court decisions on declaration of enterprise bankruptcy according to the provisions of the Bankruptcy Law or competent persons' decisions on dissolution of indebted enterprises. In case of self-dissolution, there must be announcements of dissolved units or certifications of agencies having decided on the establishment of such units or organizations.

+ Debtors have terminated their operation and become insolvent with certifications to this effect, made by agencies having decided on the establishment of enterprises or organizations which have carried out the business registration for such indebted enterprises.

- For individuals, there must be following documents:

+ Death certificates (copies) or local administrations' certifications that debtors have died without leaving inheritance for debt payment.

+ Local administrations' certifications that debtors are still alive or missing but unable to pay debts.

+ Law enforcement bodies' arrest warrants or certifications against debtors who have fled, are prosecuted or serving sentences, or local administrations' certifications that debtors or their heirs are unable to pay debts.

- A competent authority's decision on remission of the enterprise's irrecoverable debts (if any).

For receivable debts which have been overdue for three or more years with insufficient evidencing vouchers or documents as required, the enterprise's debt handling council shall be set up to consider and handle them according to the provisions of this Clause.

b/ Financial handling:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The enterprise shall use its provision for bad debts or financial reserve fund (if any) to offset the actual loss value of irrecoverable debts, and account the unoffset value as its management costs.

Receivable debts shall, following the issuance of the decision on handling thereof, be separately monitored by the enterprise on its accounting book and accounting balance off-sheet for at least five years and continue to be recovered with different measures. Any recovered debt amounts shall, after subtracting expenses related to the debt recovery, be accounted by the enterprise as other incomes.

c/ When handling irrecoverable debts, the enterprise must compile the following dossiers:

- A minutes of the enterprise's debt handling council, clearly stating the value of each receivable debt, the value of recovered debts, and the actual loss value (after clearing recovered amounts).

- A detailed list of remitted debts, serving as a basis for accounting, a written record of debt comparison certified by the creditor and debtors, or a written record of economic contract liquidation, or certification of the agency having decided on the establishment of the enterprise or organization, or other objective documents proving unpaid debts, and relevant documents.

- The accounting book and documents proving that these debts have not been recovered and, by the time of handling debts, the enterprise is reflecting receivable debts on its accounting book.

d/ Debt-handling competence:

The Managing Board (for enterprises with managing boards) or the Members' Council (for enterprises with members' councils); the general director or director (for enterprises without managing boards or members' councils); or the owner of the enterprise shall base itself/ himself/herself on the minutes of the handling council and evidence related to debts to decide on the handling of irrecoverable receivable debts and take responsibility for their decisions before law and, at the same time, apply measures to handle responsible persons according to current regulations.

4. The provisions for warranty for products, goods and/or construction works:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4.2. The method of setting up the provision:

The enterprise shall estimate the level of provision to be set up for warranty for products, goods and/or construction works sold or performed in the year, and set up provisions for each kind of product, goods or construction work for which the enterprise has committed to provide warranty. The total provision for warranty products, goods and/or construction works shall be set up according to commitments made with customers but must not exceed 5% of the sale turnover of such products or goods.

After setting up provisions for each kind of product, goods or construction work, the enterprise shall present all of such provisions in a detailed list, serving as a basis for accounting them as sale expenses.

4.3. Handling of the provision:

At the time of setting up the provision, if the actually paid amount for warranty is larger than the amount set aside as the provision, the negative difference shall be accounted as sale expense. If the warranty provision amount which must be set up is equal to the balance of the existing provision, then the enterprise shall not have to set up such warranty provision;

If the amount of the provision which must be set up is larger than the balance of the existing warranty provision, then the enterprise shall add the difference to its sale expenses.

If the amount of the provision which must be set up is smaller than the balance of the existing warranty provision, then the enterprise shall refund the difference as its other incomes.

Upon the expiration of the warranty duration, if no warranty amount is spent or the set-up provision amount has not been used up, the balance shall be refunded as other incomes.

III. IMPLEMENTATION PROVISIONS:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The setting up of provisions of credit institutions shall comply with the provisions of legal documents guiding the financial regime applicable to credit institutions.

3. Enterprises must elaborate regulations on management of supplies, goods and debts in order to minimize business risks. For debts and goods, such a regulation must clearly define the responsibility of each section or each person for monitoring and managing goods or recovering debts.

Enterprises are strictly prohibited from taking advantage of the setting up of provision to additionally calculate into their expenditures groundless provision amounts with a view to shirking their budget remittance obligations. Enterprises which intentionally commit such violations shall be handled like tax evaders according to the current provisions of law.

4. Any problems arising in the course of implementation should be promptly reported to the Finance Ministry for study, amendment and supplement.

 

 

FOR THE FINANCE MINISTER
VICE MINISTER




Tran Van Ta

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 13/2006/TT-BTC ngày 27/02/2006 hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


39.379

DMCA.com Protection Status
IP: 3.16.76.43
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!