Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 118/2003/TT-BTC xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu hướng dẫn Nghị định 60/2002/NĐ-CP

Số hiệu: 118/2003/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trương Chí Trung
Ngày ban hành: 08/12/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 118/2003/TT-BTC

Hà Nội, ngày 8 tháng 12 năm 2003

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 118/2003/TT-BTC NGÀY 8 THÁNG 12 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN NGHỊ ĐỊNH SỐ 60/2002/NĐ-CP NGÀY 06 THÁNG 6 NĂM 2002 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU THEO NGUYÊN TẮC CỦA HIỆP ĐỊNH THỰC HIỆN ĐIỀU 7 HIỆP ĐỊNH CHUNG VỀ THUẾ QUAN VÀ THƯƠNG MẠI

Căn cứ  Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
Căn cứ Nghị định số 60/2002/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu theo nguyên tắc của Hiệp định thực hiện Điều 7 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (sau đây viết tắt là Nghị định 60/2002/NĐ-CP);
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2002/NĐ-CP như sau:

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Hàng hoá nhập khẩu có hợp đồng thương mại được xác định trị giá tính thuế theo hướng dẫn tại Thông tư này, bao gồm:

1. Hàng hoá nhập khẩu của các doanh nghiệp, các bên hợp doanh thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

2. Hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ các nước, vùng lãnh thổ, khối liên minh quốc gia mà Việt Nam đã ký kết thực hiện xác định trị giá tính thuế theo nguyên tắc của Hiệp định thực hiện Điều 7 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (do Bộ Tài chính thông báo); và các hàng hoá nhập khẩu khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

II. TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU
VÀ THỜI ĐIỂM XÁC ĐỊNH
.

1. Trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu là trị giá của hàng hoá dùng để tính thuế nhập khẩu, được xác định tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên.

2. Thời điểm xác định trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu là ngày người khai hải quan đăng ký tờ khai hàng hoá nhập khẩu. Người khai hải quan tự xác định trị giá tính thuế theo mẫu quy định và nộp cho cơ quan hải quan cùng với tờ khai hàng hoá nhập khẩu.

3. Trong trường hợp cơ quan hải quan xác định trị giá tính thuế thì cơ quan hải quan phải thông báo cho người khai hải quan biết kết quả xác định trị giá tính thuế trong thời hạn làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ
VÀ TRÌNH TỰ ÁP DỤNG

1. Các phương pháp xác định trị giá tính thuế.

1.1. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu.

1.2. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt.

1.3. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự.

1.4. Phương pháp trị giá khấu trừ.

1.5. Phương pháp trị giá tính toán.

1.6. Phương pháp khác.

Tạm thời chưa áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ đối với hàng hoá nhập khẩu được bán không còn nguyên trạng như khi nhập khẩu và phương pháp trị giá tính toán. Khi áp dụng, Bộ Tài chính sẽ có thông báo.

2. Trình tự áp dụng các phương pháp xác định trị giá tính thuế.

Trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu được xác định bằng cách áp dụng tuần tự các phương pháp xác định trị giá tính thuế từ điểm 1.1 đến điểm 1.6 trên đây (trừ các phương pháp tạm thời chưa áp dụng) và dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá tính thuế.

IV. ĐỒNG TIỀN VÀ TỶ GIÁ ĐỂ XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ

1. Trị giá tính thuế được tính bằng đồng Việt Nam.

2. Tỷ giá dùng để xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại ngày đăng ký tờ khai hàng hoá nhập khẩu. Trong trường hợp Ngân hàng không công bố tỷ giá hoặc thông tin không đến được cửa khẩu trong ngày thì áp dụng theo tỷ giá của ngày liền kề trước đó.

V. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

Các từ ngữ sử dụng trong Thông tư này được hiểu như sau:

1. "Hợp đồng thương mại" là thoả thuận mua bán hàng hoá dưới hình thức văn bản để nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam, theo đó người bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho người mua và nhận tiền; người mua có nghĩa vụ trả tiền cho người bán và nhận hàng theo thỏa thuận của hai bên. Các hình thức điện báo, telex, fax, thư điện tử và các hình thức thông tin điện tử khác được in ra giấy cũng được coi là hình thức văn bản.

2.“Mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán” là những mối quan hệ sau đây:

2.1. Họ cùng là thành viên của một doanh nghiệp khác.

2.2. Họ cùng là chủ của một doanh nghiệp.

2.3. Họ là chủ và người làm thuê.

2.4. Người bán có quyền điều khiển người mua và ngược lại.

2.5. Họ đều bị một bên thứ ba điều khiển.

2.6. Họ cùng điều khiển một bên thứ ba.

Một người được coi là có quyền điều khiển hoạt động mua bán đối với người khác khi người này có thể có hành động để hạn chế hay chỉ đạo một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đối với người kia.

2.7. Họ cùng là thành viên của một gia đình trong các mối quan hệ sau:

- Vợ chồng.

- Bố mẹ và các con.

- Anh chị em ruột.

- Ông bà và cháu, có quan hệ huyết thống với nhau.

- Cô, chú, bác, cậu, dì và cháu, có quan hệ huyết thống với nhau.

- Bố mẹ vợ và con rể, bố mẹ chồng và con dâu.

- Anh chị em dâu, rể.

2.8. Một người thứ ba trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu, kiểm soát hoặc nắm giữ từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của mỗi bên.

Các bên liên kết với nhau trong kinh doanh, trong đó một bên là đại lý độc quyền, nhà phân phối độc quyền hoặc nhà chuyển nhượng độc quyền của bên kia được coi là có mối quan hệ đặc biệt nếu như mối quan hệ đó phù hợp với quy định tại điểm  2 này.

3. "Hoa hồng mua hàng" là khoản tiền mà người mua trả cho đại lý đại diện cho mình ở nước ngoài để thực hiện dịch vụ giao dịch mua hàng hoá nhập khẩu.

4. "Hoa hồng bán hàng" là khoản tiền mà người bán trả cho đại lý đại diện cho mình để thực hiện dịch vụ giao dịch bán hàng hoá xuất khẩu.

5. “Phí môi giới" là khoản tiền mà người mua hoặc người bán hoặc cả người mua và người bán phải trả cho người môi giới để đảm nhận vai trò trung gian trong giao dịch mua bán hàng hoá nhập khẩu.

6. “Tiền bản quyền và phí giấy phép” là khoản tiền mà người mua phải trả trực tiếp hoặc gián tiếp cho người giữ bản quyền hoặc người cấp phép để được sử dụng sản phẩm có đăng ký quyền sở hữu trí tuệ. Ví dụ: tiền trả cho bằng sáng chế, bản quyền thiết kế, nhãn hiệu thương mại, quyền sử dụng nhãn hiệu, bản quyền tác giả, giấy phép sản xuất.

7. Một trị giá được coi là “xấp xỉ” với một trị giá khác nếu sự chênh lệch giữa chúng do các yếu tố khách quan sau đây tác động đến:

- Bản chất của hàng hoá, tính chất của ngành sản xuất ra hàng hoá.

Ví dụ: Chiếc điện thoại di động hiệu VINA model CA được bán với giá đầu tháng là 300 USD/chiếc nhưng do có sự thay đổi về mặt công nghệ, cuối tháng cũng model đó được bán với giá là 250 USD/chiếc. Trong trường hợp này, khi so sánh,  hai mức giá trên được xem là xấp xỉ nhau.

- Tính thời vụ của hàng hoá.

Ví dụ: Đầu mùa 1 kg táo được bán với giá là 1 USD/kg, vào giữa vụ được bán với giá 0,8 USD/kg. Trong trường hợp này, khi so sánh, hai mức giá trên được xem là xấp xỉ nhau.

- Sự khác biệt không đáng kể về mặt thương mại.

Trong khi xem xét tính xấp xỉ của hai trị giá phải đưa chúng về cùng điều kiện mua bán.

8. “Hàng hoá nhập khẩu giống hệt” là những hàng hoá nhập khẩu giống nhau về mọi phương diện, bao gồm:

- Đặc điểm vật chất như bề mặt sản phẩm, vật liệu cấu thành, phương pháp chế tạo, chức năng, mục đích sử dụng, tính chất cơ, lý, hoá…

- Chất lượng sản phẩm.

- Danh tiếng của nhãn hiệu sản phẩm.

-  Được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất được uỷ quyền.

Những hàng hoá nhập khẩu về cơ bản đáp ứng các điều kiện là hàng hoá nhập khẩu giống hệt nhưng có những khác biệt không đáng kể về bề ngoài như màu sắc, kích cỡ, kiểu dáng mà không làm ảnh hưởng đến giá trị của hàng hoá thì vẫn được coi là hàng hoá nhập khẩu giống hệt.

Những hàng hoá nhập khẩu không được coi là giống hệt nếu như trong quá trình sản xuất ra một trong những hàng hoá đó có sử dụng các thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, thiết kế mỹ thuật, bản vẽ triển khai, bản vẽ thiết kế, các sơ đồ, phác đồ hay các sản phẩm dịch vụ tương tự được làm ra ở Việt Nam do người mua cung cấp miễn phí cho người bán.

9. “Hàng hoá nhập khẩu tương tự” là những hàng hoá mặc dù không giống nhau về mọi phương diện nhưng có các đặc trưng cơ bản giống nhau, bao gồm:

- Được làm từ các nguyên liệu, vật liệu tương đương, có cùng phương pháp chế tạo.

- Có cùng chức năng, mục đích sử dụng.

- Chất lượng sản phẩm tương đương nhau.

- Có thể hoán đổi cho nhau trong giao dịch thương mại, tức là người mua chấp nhận thay thế hàng hoá này cho hàng hoá kia.

- Được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác được uỷ quyền, được nhập khẩu vào Việt Nam. 

Những hàng hoá nhập khẩu không được coi là tương tự nếu như trong quá trình sản xuất ra một trong những hàng hoá đó có sử dụng các thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, thiết kế mỹ thuật, bản vẽ triển khai, bản vẽ thiết kế, các sơ đồ, phác đồ hay các sản phẩm dịch vụ tương tự được làm ra ở Việt Nam do người mua cung cấp miễn phí cho người bán.

10. "Hàng hoá được bán ra ngay sau khi nhập khẩu" là hàng hoá được người nhập khẩu bán cho người mua lần đầu trên thị trường nội địa, kể từ khi nhập khẩu.

Ví dụ: Sau khi nhập khẩu, người nhập khẩu A bán lại hàng hoá cho các người mua lần đầu trong nước là M, N, K theo các cấp độ thương mại khác nhau, sau đó M, N, K lại tiếp tục bán lại hàng hoá cho các người mua là E, F, G. Trong trường hợp này hàng hoá của A bán cho M, N, K là hàng hoá được bán ra ngay sau khi nhập khẩu.

11. “Đơn giá của hàng hoá được bán ra với số lượng lớn nhất sau khi nhập khẩu”  là đơn giá của hàng hoá được bán ra ngay sau khi nhập khẩu với số lượng luỹ kế lớn nhất vào cùng ngày nhập khẩu của hàng hoá đang được xác định trị giá tính thuế, hoặc vào cùng ngày nhập khẩu của hàng hoá nhập khẩu giống hệt, hàng hoá nhập khẩu tương tự hoặc vào ngày sớm nhất sau ngày nhập khẩu hàng hoá nhập khẩu giống hệt, hàng hoá nhập khẩu tương tự nhưng không chậm quá 90 ngày tính từ ngày hàng hoá đó được nhập khẩu và không quá 90 ngày tính đến ngày nhập khẩu của lô hàng đang xác định trị giá tính thuế. Trong trường hợp này, ngày nhập khẩu được tính là ngày lô hàng được thông quan.

Ngày sớm nhất sau ngày nhập khẩu hàng hoá đang xác định trị giá tính thuế là ngày mà hàng hoá được bán với số lượng hàng hoá đủ để hình thành đơn giá (tối thiểu 10% lượng hàng hoá của mặt hàng đó trong lô hàng nhập khẩu).

Ví dụ: Lô hàng lựa chọn để xác định trị giá khấu trừ được nhập khẩu vào ngày 28/1/2002. Người nhập khẩu I bán hàng hoá nhập khẩu cho nhiều người mua trong nước theo các mức giá và thời điểm khác nhau như sau:

Đơn giá

Số lượng/lần bán

Số luỹ kế

Thời gian bán

750 đồng/chiếc

500 chiếc

300 chiếc

500 chiếc

1.300 chiếc

30/4/2002

760 đồng/chiếc

200 chiếc

200 chiếc

28/1/2002

770 đồng/chiếc

350 chiếc

350 chiếc

700 chiếc

28/2/2002

780 đồng/chiếc

300 chiếc

500 chiếc

800 chiếc

29/3/2002

1000 đồng/chiếc

300 chiếc

300 chiếc

600 chiếc

27/4/2002

1050 đồng/chiếc

100 chiếc

300 chiếc

400 chiếc

20/4/2002

Tổng cộng

4.000 chiếc

4.000 chiếc

 

Số lượng bán ra lớn nhất trong ví dụ trên là 800 chiếc, với mức giá tương ứng là 780 đồng/chiếc. Trong ví dụ trên, không thể lựa chọn số luỹ kế 1300 chiếc tương ứng với đơn giá 750 đồng/chiếc vì không đáp ứng điều kiện về mặt thời gian do thời điểm bán quá 90 ngày kể từ ngày nhập khẩu.

12. "Hàng hoá được bán phải còn nguyên trạng như khi nhập khẩu" là hàng hoá sau khi nhập khẩu không bị bất cứ một tác động nào làm thay đổi hình dạng, đặc điểm, tính chất, công dụng của hàng hoá hoặc làm tăng, giảm trị giá của hàng hoá nhập khẩu.

13. "Hàng hoá nhập khẩu cùng phẩm cấp hay cùng chủng loại" là những hàng hoá nằm trong cùng một nhóm hoặc một khung nhóm hàng hoá do cùng một ngành đặc thù hay một lĩnh vực sản xuất ra, bao gồm hàng hoá nhập khẩu giống hệt và hàng hoá nhập khẩu tương tự.

Ví dụ: Các sản phẩm thép xây dựng như thép trơn tròn, thép xoắn, thép hình (chữ U, I, V..) do ngành sản xuất thép sản xuất ra, là những hàng hoá cùng cùng chủng loại.

- Trong phương pháp khấu trừ  “hàng hoá nhập khẩu cùng phẩm cấp hay cùng chủng loại” là hàng hoá nhập khẩu từ tất cả các nước vào Việt Nam, không phân biệt xuất xứ.

- Trong phương pháp tính toán “hàng hoá nhập khẩu cùng phẩm cấp hay cùng chủng loại” phải là những hàng hoá nhập khẩu có cùng xuất xứ với hàng hoá đang xác định trị giá tính thuế.

14. "Các thông tin có sẵn tại cơ quan hải quan" là các thông tin liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế mà cơ quan hải quan có trách nhiệm thu thập, phân tích, lưu giữ, cập nhật, và quản lý phục vụ cho việc kiểm tra xác định trị giá tính thuế, có sẵn ở đơn vị hải quan tại thời điểm xác định trị giá tính thuế, bao gồm :

- Thông tin từ các tờ khai hàng hoá nhập khẩu đã được thông quan tại đơn vị hải quan làm thủ tục nhập khẩu.

- Thông tin được cung cấp từ hệ thống dữ liệu giá trong ngành Hải quan.

- Các thông tin cập nhật từ các nguồn do Tổng cục Hải quan quy định.

15. “Cùng điều kiện mua bán” bao gồm cùng các điều kiện về cấp độ thương mại, số lượng, quãng đường và phương thức vận tải, bảo hiểm.

16. "Tham vấn" là việc cơ quan hải quan và người khai hải quan trao đổi, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế, theo yêu cầu của cơ quan hải quan.

CHƯƠNG II
CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ
ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU

I. PHƯƠNG PHÁP TRỊ GIÁ GIAO DỊCH

1. Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu trước hết phải được xác định theo phương pháp trị giá giao dịch nếu có đủ các điều kiện qui định dưới đây:

1.1. Người mua có đầy đủ quyền định đoạt, sử dụng hàng hoá sau khi nhập khẩu. Trường hợp có những hạn chế dưới đây thì vẫn được xem là đã đáp ứng điều kiện này:

1.1.1. Việc mua bán, sử dụng hàng hoá phải tuân theo những quy định của pháp luật Việt Nam.

1.1.2. Người mua và người bán có thoả thuận về nơi tiêu thụ hàng hoá sau khi nhập khẩu.

1.1.3. Những hạn chế khác không ảnh hưởng đến trị giá của hàng hoá.

1.2. Việc bán hàng hay giá cả hàng hoá không phụ thuộc vào một số điều kiện dẫn đến việc không xác định được trị giá của những hàng hoá cần xác định trị giá tính thuế.

Ví dụ:

- Người bán định giá hàng hoá nhập khẩu với điều kiện là người mua cũng sẽ mua một số lượng nhất định các hàng hoá khác nữa.

- Giá cả của hàng hoá nhập khẩu phụ thuộc vào giá của hàng hoá khác mà người nhập khẩu sẽ bán lại cho người xuất khẩu.

- Giá cả của hàng hoá nhập khẩu được xây dựng trên cơ sở một hình thức thanh toán không liên quan trực tiếp tới hàng hoá nhập khẩu, ví dụ như khi hàng hoá nhập khẩu là hàng bán thành phẩm do người bán cung cấp cho người mua với điều kiện là người bán sẽ nhận lại một số lượng thành phẩm nhất định làm từ các hàng hoá nhập khẩu bán thành phẩm đó.

Trường hợp việc mua bán hàng hoá hay giá cả của hàng hoá phụ thuộc vào một hay một số điều kiện nhưng người mua có tài liệu khách quan, hợp lệ để xác định mức độ ảnh hưởng bằng tiền của sự phụ thuộc đó thì vẫn được xem là đã đáp ứng điều kiện này. Khi xác định trị giá tính thuế phải cộng khoản tiền được giảm do ảnh hưởng của sự phụ thuộc đó vào trị giá giao dịch.

Ví dụ:

- Giá mua hàng hoá A phụ thuộc vào mức giá của hàng hoá khác mà người nhập khẩu bán lại cho người xuất khẩu:

Người xuất khẩu sẽ đồng ý giảm 2% giá bán hàng hoá A cho người nhập khẩu nếu sau khi người nhập khẩu đưa hàng hoá A vào sản xuất ra sản phẩm B và 50% số sản phẩm B sẽ được bán lại cho người xuất khẩu với mức giá giảm 1% so với những người mua hàng khác. Trong trường hợp này, trị giá giao dịch có thể được chấp nhận, khi đó phải cộng thêm 2% trị giá được giảm để xác định trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu A.

1.3. Sau khi bán lại hàng hoá, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng hoá nhập khẩu, người mua không phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt hàng hoá nhập khẩu mang lại, không kể khoản phải cộng quy định tại điểm 2.6 mục VII chương này.

1.4. Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có thì mối quan hệ đặc biệt đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch. Việc xem xét ảnh hưởng của mối quan hệ đặc biệt đến trị giá giao dịch được quy định tại điểm 3 mục này.

2. Xác định trị giá tính thuế.

Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu là trị giá giao dịch, đó là tổng số tiền người mua đã trả hay sẽ phải trả trực tiếp hoặc gián tiếp cho người bán để mua hàng hoá nhập khẩu, sau khi đã cộng thêm và trừ ra một số khoản điều chỉnh quy định tại mục VII chương này.

Tổng số tiền người mua đã trả hay sẽ phải trả trực tiếp hoặc gián tiếp cho người bán để mua hàng hoá nhập khẩu, bao gồm các khoản sau đây:

2.1. Giá mua ghi trên hoá đơn thương mại.

Hoá đơn thương mại xác định số tiền người mua phải trả để mua hàng hoá nhập khẩu.

Trường hợp giá mua ghi trên hoá đơn thương mại có bao gồm các khoản giảm giá cho lô hàng nhập khẩu thì các khoản này được trừ ra để xác định trị giá tính thuế, với điều kiện việc giảm giá được lập thành văn bản trước khi xếp hàng lên phương tiện vận tải và có số liệu, chứng từ hợp pháp, hợp lệ để tách khoản giảm giá này ra khỏi giá hoá đơn và các chứng từ đó phải nộp cùng với tờ khai hàng hoá nhập khẩu.

Ví dụ:

Lô hàng thứ nhất nhập khẩu ngày 1/7/2002, trên hoá đơn thương mại có ghi người mua được hưởng chiết khấu số lượng 3% và được nộp cùng với tờ khai hàng hoá nhập khẩu. Trong trường hợp này khoản chiết khấu 3% được trừ ra để xác định trị giá tính thuế.

Ví dụ: Tiếp theo ví dụ trên đây, đến ngày 1/9/2002 lô hàng thứ hai nhập khẩu được hưởng chiết khấu số lượng 5% và trên hoá đơn ghi giảm bổ sung 2% cho lô hàng thứ nhất. Trong trường hợp này khoản chiết khấu số lượng 5% của lô hàng thứ hai được trừ ra để xác định trị giá tính thuế, nhưng khoản chiết khấu bổ sung 2% cho lô hàng thứ nhất không được trừ ra khỏi trị giá tính thuế của lô hàng thứ hai và cũng không được dùng để xác định lại trị giá tính thuế cho lô hàng thứ nhất.

Các loại giảm giá chính bao gồm:

(i) Giảm giá theo cấp độ thương mại của giao dịch mua bán hàng hoá (chiết khấu thương mại).

Ví dụ:

Người xuất khẩu có chế độ chiết khấu thương mại:

- Bán cho người tiêu dùng trực tiếp :  không giảm.

- Bán cho người bán lẻ:                       giảm 3% đơn giá

- Bán cho người bán buôn:                  giảm 5% đơn giá.

(ii) Giảm giá theo số lượng hàng hoá mua bán (chiết khấu số lượng).

Ví dụ:

Người xuất khẩu có chế độ chiết khấu số lượng như sau:

- Mua từ 1đến 50 sản phẩm:                              không giảm

- Mua từ 51 sản phẩm đến 500 sản phẩm:         giảm 5%

- Mua trên 500 sản phẩm :                                 giảm 8%

Ví dụ:

Người xuất khẩu có chế độ chiết khấu số lượng như sau:

- Mua từ 50.000 USD đến 100.000USD giảm 10%

- Mua từ 100.000USD đến 500.000USD giảm 15%

- Mua trên 500.000USD giảm 23%

(iii) Giảm giá theo hình thức và thời gian thanh toán (khoản chiết khấu thanh toán).

Ví dụ: Nếu người mua thanh toán bằng tiền mặt thì được hưởng chiết khấu trên giá hoá đơn là 0,3%, hoặc thanh toán ngay sau khi giao hàng thì được hưởng chiết khấu 0,5% trị giá hoá đơn.

(iv) Ngoài các hình thức giảm giá trên đây, các loại giảm giá khác phù hợp với tập quán và thông lệ thương mại quốc tế đều được xem xét chấp nhận.

2.2. Các khoản tiền người mua phải trả nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hoá đơn thương mại, bao gồm:

2.2.1. Tiền trả trước, tiền ứng trước, tiền đặt cọc cho việc sản xuất, mua bán, vận tải, bảo hiểm  hàng hoá.

2.2.2. Các khoản thanh toán gián tiếp cho người bán như: khoản tiền mà người mua trả cho người thứ ba theo yêu cầu của người bán; khoản tiền được thanh toán bằng cách cấn trừ nợ.

3. Xác định ảnh hưởng của mối quan hệ đặc biệt đến trị giá giao dịch.

Nếu người mua và người bán có mối quan hệ đặc biệt thì không bác bỏ ngay trị giá giao dịch mà phải xem xét thực chất mối quan hệ đặc biệt có ảnh hưởng đến trị giá giao dịch hay không.

3.1. Trường hợp người mua và người bán có mối quan hệ đặc biệt nhưng không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch thì người khai hải quan phải khai báo về việc này và được phép sử dụng phương pháp trị giá giao dịch để xác định trị giá tính thuế.

3.2. Căn cứ vào những thông tin có sẵn tại cơ quan hải quan, cơ quan hải quan nghi ngờ mối quan hệ đặc biệt ảnh hưởng đến trị giá giao dịch thì thông báo bằng văn bản cho người khai hải quan biết. Trong trường hợp đó, để được cơ quan hải quan thừa nhận việc áp dụng phương pháp trị giá giao dịch, người khai hải quan phải chứng minh mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch.

3.2.1. Để chứng minh mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch, người khai hải quan có thể chỉ ra trị giá giao dịch xấp xỉ với một trong những trị giá tính thuế đã được cơ quan hải quan chấp nhận dưới đây, với điều kiện trị giá tính thuế đã được điều chỉnh về cùng các điều kiện với lô hàng đang chứng minh qui định tại điểm  3.2.2 dưới đây:

3.2.1.1. Trị giá tính thuế xác định theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hoá nhập khẩu tương tự được xuất khẩu đến Việt Nam trong cùng ngày hoặc trong vòng 30 ngày trước hoặc sau ngày xuất khẩu của lô hàng đang xác định trị giá tính thuế, với điều kiện người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt, hoặc;

3.2.1.2. Trị giá tính thuế xác định theo phương pháp trị giá khấu trừ của hàng hoá nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hoá nhập khẩu tương tự được xuất khẩu đến Việt Nam trong cùng ngày hoặc trong vòng 30 ngày trước hoặc sau ngày xuất khẩu của lô hàng đang xác định trị giá tính thuế, hoặc;

3.2.1.3. Trị giá tính thuế xác định theo phương pháp trị giá tính toán của hàng hoá nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hoá nhập khẩu tương tự được xuất khẩu đến Việt Nam trong cùng ngày hoặc trong vòng 30 ngày trước hoặc sau ngày xuất khẩu của lô hàng đang xác định trị giá tính thuế.

3.2.2. Nội dung điều chỉnh trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu giống hệt, hàng hoá nhập khẩu tương tự về cùng điều kiện với hàng hoá nhập khẩu đang chứng minh:

3.2.2.1. Điều chỉnh về cùng điều kiện mua bán.

Việc điều chỉnh trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu giống hệt, tương tự về cùng điều kiện mua bán với lô hàng đang chứng minh được thực hiện  theo hướng dẫn tại điểm 2.2 mục III chương II Thông tư này.

3.2.2.2. Điều chỉnh các khoản phải cộng, được trừ theo hướng dẫn tại mục VII chương  này.

Ví dụ:

Lô hàng đang chứng minh không có khoản tiền phí môi giới, lô hàng nhập khẩu giống hệt có khoản chi phí này. Trong trường hợp này phải điều chỉnh trị giá tính thuế của lô hàng nhập khẩu giống hệt về cùng điều kiện không có khoản tiền phí môi giới.

4. Trường hợp hàng hoá nhập khẩu thừa so với hợp đồng thương mại thì trị giá tính thuế đối với số hàng thừa này cũng được xác  định theo trị giá tính thuế của số hàng hoá nhập khẩu nằm trong hợp đồng.

5. Trường hợp hàng hoá nhập khẩu sai qui cách so với hợp đồng thương mại thì trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu này phải được xác định theo phương pháp xác định trị giá tính thuế tiếp theo.

II. PHƯƠNG PHÁP TRỊ GIÁ GIAO DỊCH CỦA HÀNG HOÁ
NHẬP KHẨU GIỐNG HỆT

Nội dung phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt được hướng dẫn cùng với phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự tại mục III chương này. Sự khác nhau giữa hai phương pháp này chỉ là sự phân biệt hai định nghĩa “hàng hoá nhập khẩu giống hệt” và “hàng hoá nhập khẩu tương tự”.

III. PHƯƠNG PHÁP TRỊ GIÁ GIAO DỊCH CỦA HÀNG HOÁ
NHẬP KHẨU TƯƠNG TỰ

1. Xác định trị giá tính thuế.

Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu là trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự, với điều kiện hàng hoá nhập khẩu tương tự đã được cơ quan hải quan chấp nhận xác định trị giá tính thuế theo phương pháp trị giá giao dịch, và có cùng các điều kiện mua bán, điều kiện về thời gian xuất khẩu với hàng hoá nhập khẩu đang xác định trị giá tính thuế theo qui định tại điểm 2 dưới đây.

Trong trường hợp không tìm được lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng điều kiện mua bán với lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu tương tự khác về điều kiện mua bán. Khi đó, trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự phải được điều chỉnh về cùng điều kiện mua bán.

2. Các điều kiện lựa chọn lô hàng nhập khẩu tương tự.

2.1. Điều kiện về thời gian xuất khẩu.

Lô hàng nhập khẩu tương tự phải được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày hoặc trong vòng 30 ngày trước, hoặc sau ngày xuất khẩu (ngày xuất khẩu là ngày xếp hàng lên tàu theo vận đơn) nhưng không sau ngày đăng ký tờ khai hàng hoá nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế. 

Ví dụ :

        2/3/2003               1/4/2003             1/5/2003      12/5/2003 

                                          E                                               I

       A            Khoảng chọn theo điều kiện           B

                                 thời gian

Trong ví dụ này, ngày xuất khẩu của hàng hoá nhập khẩu đang xác định trị giá tính thuế là 1/4/2003 (ký hiệu E) và ngày đăng ký tờ khai hàng hoá nhập khẩu là 12/5/2003 (ký hiệu I), thời điểm 30 ngày trước ngày xuất khẩu của hàng hoá nhập khẩu đang xác định trị giá tính thuế là 2/3/2003 (ký hiệu A), thời điểm 30 ngày sau ngày xuất khẩu của hàng hoá nhập khẩu đang xác định trị giá tính thuế là 1/5/2003 (ký hiệu B) thì hàng hoá nhập khẩu tương tự được lựa chọn phải có ngày xuất khẩu nằm trong khoảng thời gian AB (từ ngày 2/3/2003 đến ngày 1/5/2003).  

  Ví dụ :

     2/3/2003                               1/4/2003        14/4/2003        1/5/2003

          A                                            E                    I    B

                        Khoảng chọn theo điều kiện                                 

                                    thời gian

Trong ví dụ này, ngày xuất khẩu của hàng hoá nhập khẩu đang xác định trị giá tính thuế là 1/4/2003 (ký hiệu E) và ngày đăng ký tờ khai hàng hoá nhập khẩu là 14/4/2003 (ký hiệu I), thời điểm 30 ngày trước ngày xuất khẩu của hàng hoá nhập khẩu đang xác định trị giá tính thuế là 2/3/2003 (ký hiệu A), thời điểm 30 ngày sau ngày xuất khẩu của hàng hoá nhập khẩu đang xác định trị giá tính thuế là 1/5/2003 (ký hiệu B) thì hàng hoá nhập khẩu tương tự được lựa chọn phải có ngày xuất khẩu nằm trong khoảng thời gian AI (từ ngày 2/3/2003 đến ngày 14/4/2003). Hàng hoá nhập khẩu tương tự có ngày nhập khẩu nằm trong khoảng thời gian IB thì không được lựa chọn.

2.2. Điều kiện mua bán.

2.2.1.  Điều kiện về cấp độ thương mại và số lượng.

2.2.1.1. Lô hàng nhập khẩu tương tự phải có cùng điều kiện về cấp độ thương mại và số lượng với lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế.

2.2.1.2. Nếu không tìm được lô hàng nhập khẩu có cùng cấp độ thương mại và số lượng thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu có cùng cấp độ thương mại nhưng khác nhau về số lượng, sau đó điều chỉnh trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự về cùng số lượng với lô hàng đang xác định trị giá tính thuế.

Ví dụ: Lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế mua bán ở cấp độ bán lẻ với 300 sản phẩm, lô hàng này được hưởng chiết khấu số lượng, đơn giá là 50 đồng/sản phẩm nhưng không đủ điều kiện để áp dụng phương pháp trị giá giao dịch.  

Lô hàng nhập khẩu tương tự được lựa chọn có cùng cấp độ bán lẻ với 700 sản phẩm; lô hàng được hưởng chiết khấu số lượng, đơn giá sau khi đã chiết khấu là 49 đồng/sản phẩm và đơn giá này đã được chấp nhận để xác định trị giá tính thuế.

Chế độ chiết khấu số lượng của người bán cho người mua trong giao dịch nhập khẩu hàng hoá tương tự như sau:

- Mua từ 1 đến 200 sản phẩm - bán bằng giá niêm yết (70 đồng/sản phẩm).

- Mua từ 201 đến 500 sản phẩm - bán bằng 90% giá niêm yết.

- Mua từ 501 đến 1.000 sản phẩm - bán bằng 70% giá niêm yết.

- Mua từ 1.001 sản phẩm trở lên - bán bằng 60% giá niêm yết.

Lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế có số lượng hàng nhập khẩu là 300 sản phẩm, do vậy phải áp dụng chiết khấu số lượng đối với hàng hoá tương tự trong trường hợp số lượng mua là 300 sản phẩm. Theo đó chiết khấu số lượng được hưởng là 10% (100% - 90%) giá niêm yết. Như vậy, đơn giá của lô hàng nhập khẩu tương tự sau khi điều chỉnh về cùng số lượng sẽ là 63 đồng/sản phẩm (70 đồng/sản phẩm  x 90%). Do vậy, trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu cần xác định trị giá tính thuế là 63 đồng/sản phẩm.

Trong ví dụ trên đây, nếu hàng hoá nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế không được hưởng chiết khấu số lượng thì phải lấy đơn giá mua hàng nhập khẩu tương tự là 100% giá niêm yết. Do vậy, trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu cần xác định trị giá tính thuế là 70 đồng/sản phẩm.

2.2.1.3. Nếu không tìm được lô hàng nhập khẩu có cùng cấp độ thương mại và số lượng; lô hàng có cùng cấp độ thương mại nhưng khác nhau về số lượng thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu khác nhau về cấp độ thương mại nhưng cùng số lượng, sau đó điều chỉnh trị giá giao dịch của lô hàng nhập khẩu tương tự về cùng cấp độ thương mại với lô hàng đang xác định trị giá tính thuế.

Ví dụ: Lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế được hưởng chiết khấu thương mại theo cấp độ bán buôn với giá 400 đồng/tấn, nhưng không đủ điều kiện áp dụng trị giá giao dịch.

Lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng số lượng và ở cấp độ bán lẻ, được xác định trị giá tính thuế theo phương pháp trị giá giao dịch, với đơn giá là 500 đồng/tấn.

Chế độ chiết khấu thương mại của người bán cho người mua trong giao dịch nhập khẩu hàng hoá tương tự như sau:

- Bán cho người bán buôn với giá bằng 90% giá niêm yết;

- Bán cho người bán lẻ bằng 100% giá niêm yết (500 đồng/tấn).

Lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế có cấp độ thương mại bán buôn. Do vậy phải áp dụng chiết khấu thương mại của lô hàng hoá nhập khẩu tương tự trong điều kiện mua bán ở cấp độ bán buôn. Đơn giá bán buôn của lô hàng nhập khẩu tương tự là 450 đồng/tấn (500 đồng/tấn x 90%). Do vậy, trị giá tính thuế của hàng hoá cần xác định trị giá tính thuế được xác định là 450 đồng/tấn.

Trong ví dụ trên đây, nếu không có chế độ chiết khấu thương mại cho cấp độ bán buôn thì lấy đơn giá mua là 100% giá niêm yết (500 đồng/tấn) và trị giá tính thuế được xác định là 500 đồng/tấn.

2.2.1.4. Nếu không tìm được lô hàng nhập khẩu có cùng cấp độ thương mại và số lượng; lô hàng có cùng cấp độ thương mại nhưng khác nhau về số lượng; lô hàng khác cấp độ thương mại nhưng có cùng số lượng thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu khác nhau cả về cấp độ thương mại và số lượng, sau đó điều chỉnh trị giá giao dịch của lô hàng nhập khẩu tương tự về cùng cấp độ thương mại và số lượng với lô hàng đang xác định trị giá tính thuế.

2.2.1.5. Trường hợp lô hàng nhập khẩu tương tự được hưởng chiết khấu thương mại, chiết khấu số lượng, chiết khấu thanh toán mà lô hàng nhập khẩu đang xác định trị giá tính thuế không được hưởng thì không được trừ các khoản chiết khấu này ra khỏi trị giá giao dịch. Trường hợp lô hàng nhập khẩu tương tự không được hưởng chiết khấu thương mại, chiết khấu số lượng mà lô hàng nhập khẩu đang xác định trị giá tính thuế được hưởng thì được trừ các khoản chiết khấu này ra khỏi trị giá giao dịch.

2.2.2. Điều kiện về quãng đường và phương thức vận tải, bảo hiểm.

Lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng quãng đường và phương thức vận tải, hoặc đã được điều chỉnh về cùng quãng đường và phương thức vận tải với lô hàng đang xác định trị giá.

Ví dụ: Lô hàng nhập khẩu đang xác định trị giá tính thuế được vận tải  bằng máy bay. Lô hàng nhập khẩu tương tự được vận tải bằng đường biển, điều kiện giao hàng CIF là 117,3 USD/đơn vị hàng hoá, trong đó giá hàng C = 100 USD, phí bảo hiểm I = 0,3 USD, phí vận tải F = 17 USD.

Trong trường hợp này phải điều chỉnh chi phí vận tải của lô hàng tương tự về điều kiện vận tải bằng máy bay trên cơ sở hợp đồng vận tải của lô hàng đang xác định trị giá tính thuế hoặc biểu giá của nhà vận tải. Giả sử phí vận tải bằng máy bay là 23 USD/đơn vị hàng hoá thì trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự sau khi điều chỉnh về cùng phương thức vận tải bằng máy bay là 123,3 USD/đơn vị hàng hoá (100 + 0,3 + 23).

Nếu có sự chênh lệch đáng kể về phí bảo hiểm thì có thể điều chỉnh về cùng điều kiện bảo hiểm với lô hàng đang xác định trị giá tính thuế.

2.3. Khi áp dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự, nếu không tìm được hàng hoá nhập khẩu tương tự được sản xuất bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác được uỷ quyền thì mới xét đến hàng hoá được sản xuất bởi nhà sản xuất khác và phải có cùng xuất xứ.

2.4. Khi xác định trị giá tính thuế theo phương pháp này mà xác định được từ hai trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự trở lên thì sau khi đã điều chỉnh về cùng điều kiện mua bán với lô hàng đang xác định trị giá tính thuế, trị giá tính thuế là trị giá giao dịch thấp nhất.

3. Những tài liệu, thông tin sử dụng để xác định trị giá tính thuế theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự.

3.1. Khi áp dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự, người khai hải quan tự tìm kiếm hồ sơ lô hàng nhập khẩu tương tự đáp ứng các điều kiện nêu tại điểm 2 trên đây để làm cơ sở xác định trị giá tính thuế.

Các chứng từ người khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan, gồm:

3.1.1. Tờ khai hàng hoá nhập khẩu và tờ khai trị giá của hàng hoá nhập khẩu tương tự (bản sao);

3.1.2. Hợp đồng vận tải hoặc vận đơn của hàng hoá nhập khẩu tương tự (bản sao, nếu có sự điều chỉnh chi phí này);

3.1.3. Hợp đồng bảo hiểm hoặc bảo hiểm đơn của hàng hoá nhập khẩu tương tự (bản sao, nếu có sự điều chỉnh chi phí này);

3.1.4. Hợp đồng thương mại (bản sao); hoá đơn thương mại của hàng hoá nhập khẩu tương tự (bản sao), các bảng giá bán hàng xuất khẩu của nhà sản xuất hoặc người bán hàng ở nước ngoài (bản sao, nếu có sự điều chỉnh về số lượng, cấp độ thương mại);

3.1.5. Các hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ khác cần thiết và liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế (nếu có).

3.2. Đối với cơ quan hải quan khi áp dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự phải căn cứ vào các thông tin có sẵn tại cơ quan hải quan nơi xác định trị giá tính thuế và các tài liệu, chứng từ do người khai hải quan cung cấp để xác định trị giá tính thuế.

IV. PHƯƠNG PHÁP TRỊ GIÁ KHẤU TRỪ

1. Xác định trị giá tính thuế.

Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu được xác định bằng trị giá khấu trừ, đó là trị giá được xác định từ đơn giá bán hàng hoá nhập khẩu trên thị trường nội địa Việt Nam sau khi đã trừ đi (-) các chi phí hợp lý và lợi nhuận thu được sau khi bán hàng nhập khẩu.

2. Điều kiện lựa chọn đơn giá bán trên thị trường nội địa.

2.1. Đơn giá bán trên thị trường nội địa Việt Nam phải là đơn giá bán của chính hàng hoá đang được xác định trị giá tính thuế. Trường hợp không có đơn giá bán của chính hàng hoá nhập khẩu đang xác định trị giá tính thuế thì lấy đơn giá bán của hàng hoá nhập khẩu giống hệt, nếu không có đơn giá bán của hàng hoá nhập khẩu giống hệt thì lấy đơn giá của hàng hoá nhập khẩu tương tự được bán trên thị trường trong nước, với điều kiện là hàng hoá được bán nguyên trạng như khi nhập khẩu.

2.2. Đơn giá bán được lựa chọn là đơn giá của hàng hoá được bán ra với số lượng lớn nhất sau khi nhập khẩu và được bán cho người mua trong nước không có mối quan hệ đặc biệt.

3. Các khoản được khấu trừ khỏi đơn giá bán.

3.1. Nguyên tắc khấu trừ.

Việc xác định các khoản khấu trừ phải dựa trên cơ sở các số liệu kế toán, chứng từ hợp pháp, hợp lệ có sẵn và được ghi chép, phản ánh theo các quy định của chế độ kế toán Việt Nam.

Các khoản được khấu trừ phải là những khoản nằm trong phạm vi được phép hạch toán vào giá vốn.

3.2. Các khoản được khấu trừ.

3.2.1. Tiền hoa hồng hoặc khoản lợi nhuận và chi phí chung của việc kinh doanh hàng hoá nhập khẩu.

3.2.1.1. Trường hợp người nhập khẩu là đại lý bán hàng cho thương nhân nước ngoài thì khấu trừ khoản hoa hồng mà người đó được hưởng.

Nếu đại lý bán hàng được thương nhân nước ngoài uỷ quyền thực hiện một số hoạt động có liên quan đến việc bán hàng hoá sau khi nhập khẩu tại Việt Nam ngoài hợp đồng đại lý thì những chi phí của các hoạt động này phát sinh tại Việt Nam cũng được trừ trong phạm vi các chi phí đã được thoả thuận bằng hợp đồng uỷ quyền.

Nếu trong khoản hoa hồng đã bao gồm các khoản chi phí nêu tại điểm  3.2.2 và 3.2.3 dưới đây thì không được khấu trừ thêm các khoản này.

3.2.1.2. Trường hợp nhập khẩu theo phương thức mua đứt bán đoạn thì khấu trừ khoản lợi nhuận và chi phí chung của việc bán lại hàng hoá nhập khẩu.

Chi phí chung bao gồm các chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp phục vụ cho việc nhập khẩu và bán hàng hoá trên thị trường nội địa, ví dụ: chi phí về tiếp thị hàng hoá, chi phí về lưu giữ và bảo quản hàng hoá trước khi bán hàng, chi phí về các hoạt động quản lý phục vụ cho việc nhập khẩu và bán hàng, v.v.

Chi phí chung và lợi nhuận bán hàng sau khi nhập khẩu được chấp nhận để khấu trừ không vượt quá 20% so với doanh thu. Đối với các ngành hàng đặc thù mà tỷ lệ khấu trừ này không phù hợp thì chuyển sang phương pháp tiếp theo để xác định trị giá tính thuế.

3.2.2. Chi phí vận tải, phí bảo hiểm và chi phí cho các hoạt động khác liên quan đến việc vận tải hàng hoá sau khi nhập khẩu. Các chi phí này bao gồm:

3.2.2.1. Chi phí vận tải, phí bảo hiểm và các chi phí khác liên quan đến việc vận tải hàng hoá phát sinh từ cửa khẩu nhập đến kho hàng của người nhập khẩu hoặc địa điểm giao hàng trong nội địa Việt Nam;

3.2.2.2. Chi phí vận tải, phí bảo hiểm và các chi phí khác liên quan đến việc vận tải từ kho hàng của người nhập khẩu đến địa điểm bán hàng, nếu người nhập khẩu phải chịu các khoản này.

3.2.3. Các khoản thuế, phí và lệ phí phải nộp tại Việt Nam khi nhập khẩu và bán hàng hoá nhập khẩu trên thị trường nội địa Việt Nam.

4. Phương pháp trị giá khấu trừ áp dụng cho hàng hoá được bán không còn nguyên trạng như khi nhập khẩu.

Trường hợp không tìm được hàng hoá được bán nguyên trạng như khi nhập khẩu thì phương pháp khấu trừ có thể áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu đã qua quá trình gia công, chế biến thêm ở trong nước và trừ thêm các chi phí gia công, chế biến làm tăng thêm giá trị của hàng hoá.

Nếu sau khi gia công, chế biến mà hàng hoá nhập khẩu bị thay đổi đặc điểm, tính chất, công dụng và không còn nhận biết được hàng hoá nhập khẩu ban đầu thì không được áp dụng phương pháp này.

5. Chứng từ phải nộp.

Khi xác định trị giá tính thuế theo phương pháp này, người nhập khẩu phải nộp các chứng từ (bản sao) sau đây:

5.1.Hoá đơn bán hàng do Bộ Tài chính phát hành hoặc cho phép sử dụng.

5.2. Hợp đồng đại lý bán hàng nếu người nhập khẩu là đại lý bán hàng của người xuất khẩu. Hợp đồng này phải quy định cụ thể khoản phí hoa hồng mà người đại lý được hưởng, các loại chi phí mà người đại lý phải trả.

5.3. Các chứng từ, số liệu kế toán hợp pháp, hợp lệ (có bản giải trình kèm theo) về chi phí quản lý chung, các chi phí khác và lợi nhuận bán hàng.

5.4. Biên lai thuế hoặc thông báo thuế về các khoản thuế đã nộp hoặc sẽ phải nộp, bảng kê các loại phí, lệ phí đã nộp hoặc sẽ phải nộp.

5.5. Tờ khai hàng hoá nhập khẩu của lô hàng được lựa chọn để khấu trừ.

5.6. Các tài liệu cần thiết khác để kiểm tra, xác định trị giá tính thuế theo yêu cầu của cơ quan hải quan.

V.  PHƯƠNG PHÁP TRỊ GIÁ TÍNH TOÁN

1. Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu được xác định bằng trị giá tính toán. Trị giá tính toán bao gồm các khoản sau:

1.1. Chi phí sản xuất.

1.2. Chi phí chung và lợi nhuận của việc sản xuất và bán hàng hoá xuất khẩu.

1.3. Các khoản phải cộng quy định tại mục VII chương này (trừ các khoản đã nêu tại điểm 1.1 trên đây).

2. Việc xác định trị giá tính toán phải dựa trên các số liệu của nhà sản xuất cung cấp và phù hợp với các nguyên tắc kế toán của nước sản xuất ra hàng hoá nhập khẩu.

3. Các chứng từ phải nộp.

Khi áp dụng phương pháp trị giá tính toán, người khai phải nộp các tài liệu, chứng từ sau:

3.1. Bản kê chi phí sản xuất, chi phí chung và lợi nhuận của việc sản xuất và bán hàng xuất khẩu có xác nhận của người sản xuất.

3.2. Chứng từ về các chi phí nêu tại điểm 1.3 trên đây.

VI. PHƯƠNG PHÁP KHÁC

1. Nếu không thể xác định được trị giá tính thuế theo các phương pháp quy định từ mục I đến mục V chương này thì trị giá tính thuế sẽ được xác định bằng phương pháp khác, dựa vào các tài liệu, số liệu khách quan có sẵn tại thời điểm xác định trị giá tính thuế và phù hợp với các quy định của Nghị định 60/2002/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này.

Đối với cơ quan hải quan khi áp dụng phương pháp này phải căn cứ vào các hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ do người khai hải quan cung cấp hoặc thông tin có sẵn tại cơ quan hải quan nơi xác định trị giá tính thuế để xác định trị giá tính thuế.

2. Khi xác định trị giá tính thuế theo phương pháp này, người khai hải quan và cơ quan hải quan không được sử dụng các trị giá dưới đây để xác định trị giá tính thuế.

2.1. Giá bán trên thị trường nội địa của mặt hàng cùng loại được sản xuất tại Việt Nam.

2.2. Giá bán hàng hoá ở thị trường nội địa nước xuất khẩu.

2.3. Giá bán hàng hoá để xuất khẩu đến nước khác.

2.4. Chi phí sản xuất hàng hoá, trừ các chi phí sản xuất hàng hoá được sử dụng trong phương pháp tính toán.

2.5. Giá tính thuế tối thiểu.

2.6. Các loại giá áp đặt hoặc giả định.

2.7. Trị giá cao hơn khi xác định được từ hai trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hoá nhập khẩu tương tự trở lên.

3. Cách vận dụng phương pháp khác để xác định trị giá tính thuế:

3.1. Vận dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hoá nhập khẩu tương tự.

3.1.1. Nếu không có hàng hoá nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hoá nhập khẩu tương tự được xuất khẩu đến Việt Nam trong vòng 30 ngày trước hoặc 30 ngày sau ngày xuất khẩu của lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế thì lựa chọn những hàng hoá nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hoá nhập khẩu tương tự được xuất khẩu trong khoảng thời gian dài hơn, nhưng không quá 60 ngày trước hoặc 60 ngày sau ngày xuất khẩu của lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế.

3.1.2. Nếu không có hàng hoá nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hoá nhập khẩu tương tự có cùng xuất xứ thì lựa chọn hàng hoá nhập khẩu không cùng xuất xứ nhưng vẫn thoả mãn các điều kiện khác về hàng hoá nhập khẩu giống hệt, hàng hoá nhập khẩu tương tự.

3.2. Vận dụng phương pháp trị giá khấu trừ bằng một trong các cách sau đây:

3.2.1. Trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhập khẩu mà không xác định được đơn giá dùng để khấu trừ thì lựa chọn đơn giá được bán ra với số lượng lớn nhất trong vòng 120 ngày kể từ ngày nhập khẩu của lô hàng được lựa chọn để khấu trừ.

3.2.2. Nếu không có đơn giá bán lại của chính hàng hoá nhập khẩu hoặc hàng hoá nhập khẩu giống hệt, hàng hoá nhập khẩu tương tự cho người không có quan hệ đặc biệt với người nhập khẩu thì lựa chọn đơn giá bán lại hàng hoá cho người mua có quan hệ đặc biệt, với điều kiện mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến giá cả trong giao dịch mua bán.

3.3. Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu được xác định bằng trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu giống hệt đã được xác định theo phương pháp trị giá khấu trừ, phương pháp trị giá tính toán.

3.4. Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu được xác định bằng trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu tương tự đã được xác định theo phương pháp trị giá khấu trừ, phương pháp trị giá tính toán.

VII. CÁC KHOẢN ĐIỀU CHỈNH

1. Nguyên tắc điều chỉnh.

1.1. Đối với các khoản phải cộng, chỉ điều chỉnh khi có các điều kiện sau:

1.1.1. Các khoản này do người mua thanh toán và chưa được tính trong tổng số tiền người mua đã trả hay sẽ phải trả.

1.1.2. Khoản phải cộng phải liên quan trực tiếp đến hàng hoá nhập khẩu.

1.1.3. Trường hợp lô hàng nhập khẩu có các khoản phải cộng nhưng không có các số liệu khách quan để xác định thì trị giá tính thuế không được xác định theo phương pháp trị giá giao dịch và phải chuyển sang phương pháp tiếp theo.

1.2. Đối với các khoản được trừ, chỉ điều chỉnh khi có các số liệu, chứng từ hợp pháp, hợp lệ để tách khỏi giá bán và có sẵn tại thời điểm xác định trị giá tính thuế.

2. Các khoản phải cộng.

2.1. Tiền hoa hồng bán hàng, phí môi giới. Trường hợp các chi phí này bao gồm các khoản thuế phải nộp ở Việt Nam thì không phải cộng các khoản thuế đó vào trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu.

2.2. Chi phí bao bì gắn liền với hàng hoá nhập khẩu, bao gồm các khoản sau đây:

2.2.1. Bao bì gắn liền với hàng hoá là các loại bao bì thường xuyên đi kèm với hàng hoá như một điều kiện để bảo quản hay sử dụng hàng hoá, được phân loại cùng với hàng hoá theo nguyên tắc phân loại và mã số hàng hoá hiện hành.

2.2.2. Chi phí về bao bì gắn liền với hàng hoá bao gồm giá mua bao bì, các chi phí khác liên quan đến việc mua bán và vận tải bao bì đến nơi đóng gói, bảo quản hàng hoá.

2.2.3. Các loại container, thùng chứa, giá đỡ được sử dụng như một phương tiện để đóng gói phục vụ chuyên chở hàng hoá, và sử dụng nhiều lần thì không được coi là bao bì gắn liền với hàng hoá. Do đó, trị giá của các khoản chi này không được xếp vào khoản phải cộng về chi phí bao bì gắn liền với hàng hoá, chúng thuộc khoản phải cộng nêu tại điểm 2.7 dưới đây.

2.3. Chi phí đóng gói hàng hoá, bao gồm các khoản sau đây:

2.3.1. Chi phí về vật liệu đóng gói bao gồm giá mua vật liệu đóng gói và các chi phí khác liên quan đến việc mua bán và vận tải vật liệu đóng gói đến địa điểm thực hiện việc đóng gói.

2.3.2. Chi phí về nhân công đóng gói, bao gồm tiền thuê nhân công và các chi phí liên quan đến việc thuê nhân công đóng gói hàng hoá đang được xác định trị giá.

Trường hợp, người mua phải chịu các chi phí về ăn ở, đi lại cho công nhân trong thời gian thực hiện việc đóng gói thì các chi phí này cũng thuộc về chi phí về nhân công đóng gói.

2.4. Trị giá của hàng hoá, dịch vụ do người mua cung cấp cho người bán miễn phí hoặc giảm giá để sản xuất và bán hàng hoá xuất khẩu đến Việt Nam (sau đây gọi là trị giá của khoản trợ giúp).

2.4.1. Điều kiện để cộng trị giá các khoản trợ giúp vào trị giá giao dịch.

2.4.1.1. Các hàng hoá, dịch vụ trợ giúp do người mua cung cấp miễn phí hoặc bán giảm giá, chuyển trực tiếp hoặc gián tiếp cho người sản xuất hoặc người bán hàng hoá. 

2.4.1.2. Các hàng hoá, dịch vụ trợ giúp phải được sử dụng để sản xuất ra chính hàng hoá đang được xác định trị giá tính thuế.

2.4.2. Các khoản trợ giúp bao gồm:

2.4.2.1. Nguyên liệu, bộ phận cấu thành, phụ tùng và các sản phẩm tương tự hợp thành hàng hoá nhập khẩu.

2.4.2.2. Vật liệu, nhiên liệu, năng lượng tiêu hao trong quá trình sản xuất hàng hoá nhập khẩu.

2.4.2.3. Công cụ, dụng cụ, khuôn rập, khuôn đúc, khuôn mẫu và các sản phẩm tương tự được sử dụng để sản xuất hàng hoá nhập khẩu.

2.4.2.4. Bản vẽ thiết kế, bản vẽ kỹ thuật, thiết kế mỹ thuật, bản vẽ triển khai, thiết kế thi công, thiết kế mẫu, sơ đồ, phác thảo và các sản phẩm dịch vụ tương tự được làm ra ở nước ngoài dùng để sản xuất hàng hoá nhập khẩu.

2.4.3. Xác định trị giá của khoản trợ giúp.

2.4.3.1. Trị giá của khoản trợ giúp được xác định như sau:

2.4.3.1.1. Nếu hàng hoá, dịch vụ trợ giúp được mua của một người không có quan hệ đặc biệt để cung cấp cho người bán thì trị giá của khoản trợ giúp là giá mua hàng hoá.

2.4.3.1.2. Nếu hàng hoá, dịch vụ trợ giúp do người nhập khẩu hoặc người có quan hệ đặc biệt với người nhập khẩu sản xuất để cung cấp cho người bán thì trị giá của khoản trợ giúp là giá thành sản xuất ra hàng hoá, dịch vụ trợ giúp đó.

2.4.3.1.3. Nếu các hàng hoá, dịch vụ trợ giúp được làm ra bởi cơ sở sản xuất của người mua đặt ở nước ngoài nhưng không có tài liệu, chứng từ hợp pháp, hợp lệ để hạch toán riêng cho hàng hoá, dịch vụ trợ giúp đó thì trị giá của khoản trợ giúp được xác định bằng cách phân bổ tổng chi phí sản xuất trong cùng kỳ của cơ sở đó cho lượng hàng hoá, dịch vụ trợ giúp sản xuất ra.

2.4.3.2. Xác định trị giá các khoản trợ giúp trong trường hợp đặc biệt.

2.4.3.2.1. Khoản trợ giúp do người mua thuê hoặc mượn thì trị giá của khoản trợ giúp là chi phí thuê, mượn.

2.4.3.2.2. Khoản trợ giúp là hàng hoá đã qua sử dụng thì trị giá của khoản trợ giúp là giá trị còn lại của hàng hoá đó.

Ví dụ: Người mua gửi cho người bán một máy phối trộn vật liệu dùng trong sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Máy này đã qua sử dụng, giá mua ghi trên hoá đơn là 1.000 USD, giá trị sử dụng còn lại khi gửi cho ngưòi sản xuất là 70%.

Trị giá khoản trợ giúp này được xác định là 700 USD (1.000 USD x 70%).

2.4.3.2.3. Hàng hoá trợ giúp được người mua gia công, chế biến trước khi chuyển cho người bán để sử dụng vào sản xuất hàng hoá nhập khẩu thì phải cộng thêm phần giá trị tăng thêm do gia công, chế biến vào trị giá của khoản trợ giúp.

Ví dụ: Tiếp theo ví dụ trên, trước khi chuyển cho người sản xuất, người mua sửa chữa tân trang lại máy chiếc máy này, chi phí cho công việc này là 100 USD.

Trị giá khoản trợ giúp trong trường hợp này này được xác định là 800 USD (700 USD + 100 USD).

2.4.3.2.4. Khoản trợ giúp được người mua bán giảm giá cho người xuất khẩu thì phải cộng thêm phần trị giá được giảm vào trị giá tính thuế.

Ví dụ: Giá mua của khoản trợ giúp là 500 USD, người nhập khẩu bán cho người sản xuất ở nước ngoài với giá là 300 USD để sử dụng vào sản xuất hàng hoá nhập khẩu thì khoản trợ giúp phải cộng vào trị giá tính thuế là 200 USD.

2.4.3.2.5. Trường hợp, sau khi sản xuất ra hàng hoá nhập khẩu còn thu được vật liệu thừa, phế liệu từ các hàng hoá trợ giúp thì phần trị giá thu hồi được từ vật liệu thừa và phế liệu này được trừ ra khỏi trị giá của khoản trợ giúp.

Trị giá các khoản trợ giúp được xác định bao gồm cả các chi phí liên quan đến việc mua bán, vận tải, bảo hiểm đến nơi sản xuất ra hàng hoá nhập khẩu.

2.4.4. Phân bổ trị giá khoản trợ giúp cho hàng hoá nhập khẩu.

2.4.4.1. Nguyên tắc phân bổ trị giá khoản trợ giúp.

2.4.4.1.1. Trị giá các khoản trợ giúp phải được phân bổ hết cho hàng hoá nhập khẩu.

2.4.4.1.2. Phải lập thành các chứng từ hợp pháp, hợp lệ về việc phân bổ.

2.4.4.2. Phương pháp phân bổ trị giá khoản trợ giúp:

Người khai hải quan tự phân bổ các khoản trợ giúp cho hàng hoá nhập khẩu theo một trong các phương pháp sau:

2.4.4.2.1. Phương pháp phân bổ đều cho tổng số hàng hoá nhập khẩu trong chuyến hàng nhập khẩu đầu tiên.

Ví dụ:

Khoản trợ giúp A trị giá 1.000 USD được sử dụng để sản xuất 2.000 đơn vị sản phẩm. Đến  ngày 31/12/2002, ngày nhập khẩu chuyến hàng đầu tiên, người sản xuất đã sản xuất được 500 đơn vị sản phẩm, người khai hải quan có thể phân bổ hết 1.000 USD cho 500 đơn vị sản phẩm.

2.4.4.2.2. Phân bổ đều cho tổng số sản phẩm sản xuất ra theo thoả thuận mua bán giữa người mua và người bán (hoặc người sản xuất).

Ví dụ:

Khoản trợ giúp A trị giá 1.000 USD được sử dụng để sản xuất 2.000 đơn vị sản phẩm theo thoả thuận. Người khai hải quan phân bổ đều 1.000 USD cho 2.000 đơn vị sản phẩm.

2.4.4.2.3. Phân bổ hết cho lô hàng hoá nhập khẩu đầu tiên.

Ví dụ:

Khoản trợ giúp A trị giá 1.000 USD được sử dụng để sản xuất 2.000 đơn vị sản phẩm. Trong đợt giao hàng đầu tiên, người bán giao cho người mua 300 sản phẩm. Người khai hải quan phân bổ hết 1.000 USD cho 300 đơn vị sản phẩm.

2.4.4.2.4. Phân bổ theo nguyên tắc giảm dần hay tăng dần.

Ví dụ:

Trị giá khoản trợ giúp phải phân bổ là 6.000 USD, tổng số sản phẩm sản xuất ra theo thoả thuận giữa người mua và người bán là 3.000 đơn vị sản phẩm.

Người khai hải quan chọn phương án phân bổ giảm dần như sau: lô hàng nhập khẩu thứ nhất là 1.000 đơn vị sản phẩm, trị giá phân bổ là 3.000 USD; lô hàng nhập khẩu thứ hai 1.000 đơn vị sản phẩm, trị giá phân bổ là 2.000 USD; lô hàng nhập khẩu cuối cùng 1.000 đơn vị sản phẩm, trị giá phân bổ là 1.000 USD.

Người khai hải quan chọn phương án phân bổ tăng dần: lô hàng nhập khẩu thứ nhất, trị giá phân bổ là 1.000 USD; lô hàng nhập khẩu thứ hai, trị giá phân bổ là 2.000 USD; lô hàng nhập khẩu cuối cùng, trị giá phân bổ là 3.000 USD.

2.4.4.2.5. Ngoài các phương pháp trên, người khai hải quan có thể sử dụng các phương pháp phân bổ khác, với điều kiện phải tuân thủ các nguyên tắc phân bổ qui định trên đây.

2.5. Tiền bản quyền, phí giấy phép.

2.5.1. Tiền bản quyền, phí giấy phép liên quan đến hàng hoá đang được xác định trị giá phải cộng vào trị giá tính thuế khi có đủ các điều kiện sau:

2.5.1.1. Việc trả tiền bản quyền và phí giấy phép là một điều kiện của việc mua bán hàng hoá nhập khẩu.

Người khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan bản sao có đóng dấu sao y bản chính văn bản thoả thuận về việc trả tiền bản quyền và phí giấy phép.

2.5.1.2. Tiền bản quyền và phí giấy phép phải do người mua trả trực tiếp hay gián tiếp cho người giữ bản quyền hay người cấp phép.

Người khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan bản sao có đóng dấu sao y bản chính chứng từ, tài liệu thể hiện việc trả tiền bản quyền, phí giấy phép và văn bản cấp phép do người giữ bản quyền hoặc người giữ quyền cấp phép phát hành.

2.5.1.3. Tiền bản quyền và phí giấy phép chưa được tính trong giá hoá đơn của hàng hoá đang được xác định trị giá tính thuế.

2.5.2. Tiền bản quyền, phí giấy phép không phải cộng vào trị giá tính thuế trong các trường hợp sau:

2.5.2.1. Các khoản tiền người mua phải trả cho quyền tái sản xuất hàng hoá nhập khẩu hoặc sao chép các tác phẩm nghệ thuật tại Việt Nam.

2.5.2.2. Các khoản tiền người mua phải trả cho quyền phân phối hoặc bán lại hàng hoá nhập khẩu nếu việc thanh toán này không phải là một điều kiện của việc bán hàng hoá nhập khẩu.

Trường hợp các khoản tiền trả cho quyền tái sản xuất, quyền phân phối hoặc bán lại hàng hoá nhập khẩu đã được tính trong giá bán hàng thì không được trừ ra khỏi trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu.

2.5.2.3. Trường hợp tiền bản quyền và giấy phép được tính một phần vào hàng hoá nhập khẩu, một phần căn cứ vào các yếu tố không liên quan đến hàng hoá nhập khẩu mà không thể phân định, tách biệt giữa hai yếu tố này hoặc không phân tách được đâu là tiền bản quyền theo thoả thuận tài chính giữa người mua và người bán thì không phải cộng tiền bản quyền và phí giấy phép vào trị giá tính thuế.

2.5.3. Căn cứ xác định tiền bản quyền, phí giấy phép.

2.5.3.1. Căn cứ xác định tiền bản quyền, phí giấy phép là các chứng từ thanh toán tiền bản quyền, phí giấy phép hoặc các chứng từ hợp pháp, hợp lệ khác thể hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản này.

2.5.3.2. Trường hợp tiền bản quyền, phí giấy phép không xác định được tại thời điểm nhập khẩu do phụ thuộc vào doanh thu bán hàng sau nhập khẩu hay lý do khác thì vẫn chấp nhận trị giá giao dịch với điều kiện người khai hải quan phải cam kết bằng văn bản về việc khai báo bổ sung về các chi phí này để xác định trị giá tính thuế đầy đủ của lô hàng và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Cơ quan hải quan mở sổ để theo dõi, kiểm tra đối với các trường hợp này.

2.6. Các khoản tiền mà người nhập khẩu phải trả từ số tiền thu được sau khi định đoạt, sử dụng hàng hoá nhập khẩu được chuyển cho người bán dưới mọi hình thức.

Ví dụ:

Người nhập khẩu phải trả khoản tiền theo một tỷ lệ nhất định tính trên doanh thu bán hàng, tiền cho thuê hàng hoá sau khi nhập khẩu.

Trường hợp, khi đăng ký tờ khai hàng hoá nhập khẩu mà người khai hải quan không có số liệu để xác định cụ thể khoản phải trả này thì không được xác định trị giá tính thuế theo phương pháp trị giá giao dịch, trị giá tính thuế được xác định theo phương pháp tiếp theo.

2.7. Chi phí vận tải, bốc xếp, chuyển hàng có liên quan trực tiếp đến vận tải hàng nhập khẩu đến địa điểm nhập khẩu. Trị giá của khoản điều chỉnh này được xác định trên cơ sở hợp đồng vận tải hoặc các chứng từ, tài liệu liên quan đến vận tải hàng hoá.

2.7.1. Trường hợp lô hàng có nhiều loại hàng hoá khác nhau nhưng chứng từ vận tải không ghi chi tiết cho từng loại hàng hoá thì người khai hải quan tự phân bổ các chi phí này cho từng loại hàng hoá bằng cách sử dụng các phương pháp phân chia theo thứ tự ưu tiên sau đây:

(i) Phân bổ trên cơ sở biểu giá vận tải của người vận tải hàng hoá.

(ii) Phân bổ theo trọng lượng hoặc thể tích của hàng hoá.

(iii) Phân bổ theo tỷ lệ trị giá mua của từng loại hàng hoá trên tổng trị giá lô hàng.

2.7.2. Trường hợp giá mua chưa bao gồm chi phí vận tải nhưng người mua không có chứng từ hoặc chứng từ này không hợp pháp, hợp lệ thì không được áp dụng phương pháp trị giá giao dịch.

2.8. Chi phí bảo hiểm hàng hoá đến địa điểm nhập khẩu.

2.8.1. Trường hợp người nhập khẩu không mua bảo hiểm cho hàng hoá thì không phải cộng thêm chi phí này vào trị giá tính thuế.

2.8.2. Phí bảo hiểm mua cho cả lô hàng gồm nhiều loại hàng hoá khác nhau thì phân bổ theo trị giá của từng loại hàng hoá.

Đối với các chi phí nêu tại điểm  2.7 và 2.8 trên đây nếu bao gồm thuế giá trị gia tăng phải nộp ở Việt Nam thì không phải cộng khoản thuế này vào trị giá tính thuế.

3. Các khoản được trừ.

Nếu các khoản sau đây đã nằm trong trị giá giao dịch và có các số liệu khách quan dựa trên các tài liệu, chứng từ hợp pháp hợp lệ có sẵn tại thời điểm xác định trị giá tính thuế thì được trừ ra để xác định trị giá tính thuế:

3.1. Chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập khẩu hàng hoá, bao gồm các chi phí về xây dựng, kiến trúc, lắp đặt, bảo dưỡng hoặc trợ giúp kỹ thuật, tư vấn kỹ thuật, chi phí giám sát và các chi phí tương tự.

3.2. Chi phí vận tải, bảo hiểm trong nội địa Việt Nam. Trường hợp các chi phí này liên quan đến nhiều loại hàng hoá khác nhau thì phải phân bổ cho hàng hoá cần xác định trị giá tính thuế theo nguyên tắc nêu tại điểm 2.7 và 2.8 trên đây.

3.3. Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp ở Việt Nam đã nằm trong giá mua hàng nhập khẩu. Trường hợp các khoản phí, lệ phí liên quan đến nhiều loại hàng hoá khác nhau mà không xác định trực tiếp được cho từng loại hàng hoá thì phân bổ theo tỷ lệ trị giá mua của từng loại hàng hoá trên tổng trị giá lô hàng.

3.4. Tiền lãi phải trả liên quan đến việc thanh toán tiền mua hàng nhập khẩu, với điều kiện lãi suất phải trả được qui định cụ thể trong hợp đồng mua bán và phù hợp với lãi suất tín dụng thông thường do các tổ chức tín dụng của  nước xuất khẩu áp dụng tại thời điểm ký kết hợp đồng.

CHƯƠNG III
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI KHAI HẢI QUAN; TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN

I. QUYỀN CỦA NGƯỜI KHAI HẢI QUAN

1. Được cơ quan hải quan giữ bí mật các thông tin thương mại đã cung cấp cho cơ quan hải quan, bao gồm các thông tin về người mua, người bán, người uỷ thác, người mua hàng trong nước, giá bán lại hàng hoá trong nước, giá thành sản xuất hàng hoá nhập khẩu.

2. Được đề nghị cơ quan hải quan hướng dẫn xác định trị giá tính thuế và thông báo bằng văn bản về phương pháp và cơ sở xác định trị giá tính thuế mà cơ quan hải quan đã sử dụng.

3. Được quyền chứng minh tính chính xác, trung thực của trị giá đã khai báo khi cơ quan hải quan có nghi ngờ và yêu cầu.

4. Được quyền khiếu nại các quyết định về trị giá tính thuế của cơ quan hải quan.

5. Được quyền đề nghị bằng văn bản về việc thay đổi trình tự áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ và phương pháp trị giá tính toán.

II. NGHIÃ VỤ CỦA NGƯỜI KHAI HẢI QUAN

1. Người khai hải quan có nghĩa vụ căn cứ hồ sơ lô hàng nhập khẩu, các nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá tính thuế hướng dẫn tại Thông tư này để kê khai đầy đủ, chính xác các chi phí liên quan đến việc mua bán hàng hoá nhập khẩu và tự xác định trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu theo mẫu tờ khai trị giá tính thuế do cơ quan hải quan quy định.

2. Nộp tờ khai trị giá tính thuế, bản sao các tài liệu, chứng từ hợp pháp, hợp lệ đã sử dụng để xác định trị giá tính thuế cùng với tờ khai hàng hoá nhập khẩu. Nộp, xuất trình các tài liệu làm căn cứ kiểm tra, xác định trị giá tính thuế theo yêu cầu của cơ quan hải quan.

3. Chịu sự kiểm tra của cơ quan hải quan về trị giá tính thuế, phối hợp với cơ quan hải quan trong việc xác định tính trung thực, chính xác của các nội dung khai báo liên quan đến trị giá tính thuế.

4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính trung thực của các nội dung đã khai báo và kết quả xác định trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu.

5. Người khai hải quan tự chịu trách nhiệm về việc văn bản do cơ quan hải quan gửi đến theo đúng địa chỉ đăng ký với cơ quan hải quan trên tờ khai hàng hoá mà bưu điện chuyển đến nhưng không có người nhận.

III. TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN

1. Giữ bí mật các thông tin thương mại liên quan đến trị giá khai báo theo đề nghị của người khai hải quan, trừ các trường hợp phải cung cấp cho các cơ quan liên quan theo quy định của pháp luật.

2. Giải thích, hướng dẫn cho người khai hải quan tuân thủ các quy định của Nghị định 60/2002/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này.

3. Thông báo bằng văn bản cho người khai hải quan biết phương pháp và căn cứ mà cơ quan hải quan đã sử dụng để xác định trị giá tính thuế khi người khai hải quan có văn bản đề nghị.

4. Cung cấp mẫu tờ khai trị giá tính thuế cho người khai hải quan và hướng dẫn khai báo phù hợp với từng phương pháp xác định trị giá tính thuế. Tổ chức in ấn, phát hành và cấp tờ khai trị giá tính thuế cho người khai hải quan.

5. Yêu cầu người khai hải quan nộp, xuất trình các tài liệu, chứng từ liên quan đến việc mua bán, thanh toán tiền hàng để chứng minh tính chính xác, trung thực của trị giá khai báo. Trường hợp nghi ngờ về các tài liệu, chứng từ liên quan, cơ quan hải quan phải đối chiếu với bản chính để đảm bảo tính chính xác.

6. Xác định trị giá tính thuế.

6.1. Các trường hợp sau đây trị giá tính thuế do cơ quan hải quan xác định:

6.1.1. Người khai hải quan dựa vào các tài liệu, chứng từ không hợp pháp, hợp lệ hoặc không đủ chứng từ để xác định trị giá tính thuế.

6.1.2. Người khai hải quan không khai báo hoặc khai báo sai giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán, các khoản điều chỉnh quy định tại mục VII chương II Thông tư này.

6.1.3. Người khai hải quan không tuân thủ các quy định về xác định trị giá tính thuế tại  Nghị định 60/2002/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này.

6.1.4. Cơ quan hải quan có cơ sở nghi ngờ về tính chính xác, trung thực của trị giá khai báo, các tài liệu, chứng từ đã sử dụng để xác định trị giá tính thuế và đã thông báo cho người khai hải quan biết để họ chứng minh bằng văn bản hoặc tiến hành tham vấn và:

6.1.4.1. Người khai hải quan không chứng minh được các nội dung mà cơ quan hải quan yêu cầu hoặc không gửi văn bản chứng minh trong vòng 30 ngày tính từ thời điểm bưu điện báo phát văn bản thông báo của cơ quan hải quan đến thời điểm người khai hải quan gửi văn bản chứng minh, tính theo dấu bưu điện; hoặc:

6.1.4.2. Người khai hải quan không tham gia tham vấn hoặc không giải trình được các nội dung theo yêu cầu của cơ quan hải quan.

6.1.5. Cơ quan hải quan nghi ngờ về mối quan hệ đặc biệt đã ảnh hưởng đến trị giá giao dịch nhưng người khai hải quan không chứng minh được hoặc không gửi văn bản chứng minh trong thời hạn 30 ngày, tính từ thời điểm bưu điện báo phát văn bản thông báo của cơ quan hải quan đến thời điểm người khai hải quan gửi văn bản chứng minh, tính theo dấu bưu điện.

6.1.6. Người mua và người bán có mối quan hệ đặc biệt nhưng người khai hải quan không khai báo.

6.2. Căn cứ và phương pháp xác định trị giá tính thuế.

Cơ quan hải quan phải căn cứ vào hồ sơ lô hàng nhập khẩu và các thông tin có sẵn tại cơ quan hải quan và các phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Nghị định 60/2002/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này để xác định trị giá tính thuế.

6.3. Trì hoãn xác định trị giá tính thuế.

Trường hợp cơ quan hải quan không có đủ thông tin để xác định trị giá tính thuế trong thời hạn làm thủ tục hải quan thì tạm thời chấp nhận trị giá tính thuế do người khai hải quan khai báo và thông báo cho người khai hải quan về việc chấp nhận tạm thời này. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hàng hoá nhập khẩu, cơ quan hải quan phải xác định trị giá tính thuế chính thức cho lô hàng và thông báo bằng văn bản cho người khai hải quan để thực hiện nghĩa vụ nộp bổ sung số thuế còn thiếu hay được hoàn trả số thuế đã nộp thừa theo quy định của pháp luật.

7. Kiểm tra nội dung khai báo, xác định trị giá tính thuế của người khai hải quan.

7.1. Nội dung, thủ tục kiểm tra, xác định trị giá tính thuế do Tổng cục Hải quan quy định cụ thể cho cơ quan hải quan các cấp.

7.2. Sau khi kiểm tra việc xác định trị giá tính thuế đã tuân thủ các quy định của Thông tư này thì trị giá tính thuế được chấp nhận để tính thuế.

7.3. Các trường hợp sau khi kiểm tra còn nghi ngờ nhưng chưa đủ cơ sở kết luận có sự gian lận trong việc kê khai xác định trị giá tính thuế thì tiến hành tham vấn với người khai hải quan theo quy định tại mục IV chương này.

IV. THAM VẤN

1. Các trường hợp phải tham vấn.

Các lô hàng nhập khẩu mà cơ quan hải quan có nghi ngờ về tính trung thực, chính xác của một trong các chứng từ hay nội dung khai báo liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế nhưng cơ quan hải quan chưa đủ cơ sở để kết luận.

2. Thời gian tiến hành tham vấn.

Việc tham vấn được thực hiện sau khi lô hàng được thông quan, vào thời điểm sớm nhất là sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan gửi văn bản thông báo cho người khai hải quan, tính theo dấu bưu điện.

Trong trường hợp cần thay đổi thời gian tiến hành tham vấn, các bên cần trao đổi và thống nhất với nhau, quyền quyết định cuối cùng về thời gian tham vấn thuộc về cơ quan hải quan. 

3. Thủ tục tham vấn.

3.1. Chuẩn bị tham vấn: cơ quan hải quan chuẩn bị nội dung, các tài liệu và chứng từ liên quan đến việc tham vấn. Chi cục trưởng Chi cục hải quan và cấp tương đương trở lên được quyền quyết định việc tham vấn.

3.2. Thông báo về việc tham vấn.

Cơ quan hải quan thông báo bằng văn bản cho người khai hải quan lý do phải tiến hành tham vấn, các nội dung cần tham vấn, thời gian, địa điểm tiến hành tham vấn để người khai hải quan chuẩn bị các tài liệu liên quan.

3.3. Tiến hành tham vấn.

3.3.1. Cơ quan hải quan và người khai hải quan trao đổi về các nội dung cần tham vấn.

3.3.2. Người khai hải quan cung cấp các thông tin, tài liệu, chứng từ theo nội dung đã thông báo.

3.3.3. Ghi nhận các nội dung đã tham vấn.

3.4. Kết thúc tham vấn: các bên tham gia tham vấn phải cùng ký biên bản tham vấn.

Toàn bộ nội dung tham vấn được ghi chép theo mẫu tham vấn ban hành kèm theo Thông tư này.

3.5. Xử lý kết quả tham vấn.

Trong thời hạn 5 (năm) ngày kể từ ngày kết thúc tham vấn, cơ quan hải quan phải xử lý kết quả tham vấn và thông báo cho người khai hải quan biết.

3.5.1. Nếu việc tham vấn không được thực hiện theo thông báo của cơ quan hải quan do sự vắng mặt của người khai hải quan mà không thông báo lý do cho cơ quan hải quan thì cơ quan hải quan tiến hành xác định lại trị giá tính thuế và thông báo cho người khai hải quan biết để thực hiện.

3.5.2. Trường hợp, người khai hải quan đã làm rõ tính trung thực, khách quan về các nội dung được yêu cầu tham vấn thì trị giá khai báo được chấp nhận.

3.5.3. Trường hợp, người khai hải quan không chứng minh được tính chính xác, trung thực của trị giá khai báo, thì cơ quan hải quan xác định trị giá tính thuế và thông báo cho người khai hải quan biết.

3.5.4. Trường hợp, cơ quan hải quan vẫn còn nghi ngờ về tính trung thực của trị giá khai báo nhưng không có đủ cơ sở bác bỏ thì trị giá khai báo vẫn được chấp nhận. Hồ sơ lô hàng được chuyển đến các bộ phận liên quan để tiến hành kiểm tra làm rõ.  

3.5.5. Toàn bộ hồ sơ tham vấn được lưu cùng bộ hồ sơ hải quan.

4. Ngoài việc tham vấn với người khai hải quan, để đảm bảo tính trung thực, khách quan của quá trình kiểm tra, xác định trị giá tính thuế cơ quan hải quan có thể tiến hành lấy ý kiến tư vấn của các đơn vị, cơ quan liên quan. 

CHƯƠNG IV
KHIẾU NẠI VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

I. KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

1. Người khai hải quan có quyền khiếu nại về quyết định xác định trị giá tính thuế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Văn bản khiếu nại phải nêu rõ cơ sở, lý do khiếu nại. Trong thời gian chờ giải quyết khiếu nại, người khai hải quan vẫn phải chấp hành quyết định về trị giá tính thuế của cơ quan hải quan.

2. Các cấp giải quyết khiếu nại về trị giá tính thuế theo trình tự bao gồm:

2.1. Chi cục trưởng Chi cục hải quan nơi đã ra quyết định về trị giá tính thuế.

2.2. Cục trưởng Cục hải quan tỉnh, thành phố, liên tỉnh.

2.3. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

2.4. Bộ trưởng Bộ Tài chính.

3. Cơ quan giải quyết khiếu nại các cấp có quyền từ chối các trường hợp khiếu nại không lý do, lý do khiếu nại không rõ ràng, khiếu nại vượt cấp và thông báo cho người khiếu nại biết.

4. Trong trường hợp khiếu nại không được giải quyết, cơ quan giải quyết khiếu nại phải nêu rõ lý do và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại trong thời hạn quy định của pháp luật.

5. Thời hạn, thủ tục khiếu nại, giải quyết khiếu nại, thẩm quyền giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

6. Người khai hải quan có quyền khởi kiện ra toà theo qui định của pháp luật về các quyết định liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế của cơ quan hải quan.

II. XỬ LÝ VI PHẠM

1. Tổ chức cá nhân vi phạm quy định của Nghị định 60/2002/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Cán bộ, công chức hải quan và các cá nhân khác thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm các quy định của Nghị định 60/2002/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này, gây thiệt hại cho đối tượng nộp thuế, gây thất thoát tiền thuế thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật và tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.  Tổng cục Hải quan tổ chức hệ thống thông tin giá phục vụ kiểm tra, xác định trị giá tính thuế trong ngành Hải quan.

Cục hải quan tỉnh, thành phố, liên tỉnh có trách nhiệm tổ chức thu thập, xử lý, báo cáo và sử dụng thông tin về giá theo quy định của Tổng cục Hải quan.

2. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.

3. Quá trình thực hiện Thông tư này có khó khăn vướng mắc đề nghị các cơ quan, doanh nghiệp và các cá nhân phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết.

THE MINISTRY OF FINANCE
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 118/2003/TT-BTC

Hanoi, December 8, 2003

 

CIRCULAR

PROVIDING GUIDELINES ON DECREE 60/2002/ND-CP OF THE GOVERNMENT DATED 6 JUNE 2002 ON DETERMINING DUTIABLE VALUE OF IMPORTED GOODS IN ACCORDANCE WITH THE PRINCIPLES IN THE AGREEMENT ON IMPLEMENTATION OF ARTICLE 7 OF THE GENERAL AGREEMENT ON TARIFFS AND TRADE

Pursuant to the Law on Export and Import Duties;
Pursuant to Decree 60/2002/ND-CP of the Government dated 6 June 2002 on determining dutiable value of imported goods in accordance with the principles in the Agreement on implementation of article 7 of the General Agreement on Tariffs and Trade;
The Ministry of Finance hereby provides the following guidelines on Decree 60/2002/ND-CP:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

I. APPLICABLE ENTITIES:

Goods imported with a commercial contract for which dutiable value shall be determined in accordance with the guidelines in this Circular shall comprise:

1. Goods imported by enterprises or parties to partnerships who fall within the governing scope of the Law on Foreign Investment in Vietnam;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



II. DUTIABLE VALUE OF IMPORTED GOODS AND THE POINT OF TIME FOR DETERMINATION:

1. Dutiable value of imported goods means the price of goods used to calculate import duty, determined when the goods arrive at an import bordergate for the first time.

2. The point of time for determination of dutiable value of imported goods shall be the date on which the customs declarant registers his declaration of imported goods. The customs declarant shall make his own determination of dutiable value on the stipulated form and shall submit it to the customs office together with the declaration of imported goods.

3. Where the customs office fixes dutiable value, it must notify the customs declarant thereof within the time-limit for conducting customs procedures in accordance with law.

III. METHODS FOR DETERMINING DUTIABLE VALUE OF IMPORTED GOODS AND ORDER OF APPLICABILITY:

1. Methods for determining dutiable value shall be:

1.1 Method of the transaction price of imported goods.

1.2 Method of the transaction price of identical imported goods.

1.3 Method of the transaction price of similar imported goods.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.5 Method of calculated price.

1.6 Other method(s).

The method of calculated price shall temporarily not apply, and the method of deductible price shall temporarily not apply to imported goods sold other than in their original state when imported, until further notice from the Ministry of Finance.

2. Order of applicability of methods for determining dutiable value:

The dutiable value of imported goods shall be determined by applying each method stipulated in clause 1.1 to clause 1.6 above in consecutive order (except for the methods temporarily inapplicable) and stopping at the [effective] method for determining dutiable value.

IV. CURRENCY AND EXCHANGE RATE FOR DETERMINING DUTIABLE VALUE:

1. Dutiable value shall be fixed in Vietnamese dong.

2. The exchange rate for fixing dutiable value of imported goods shall be the average trading exchange rate on the interbank foreign currency market announced by the State Bank of Vietnam at the date of registration of the declaration of imported goods. If the State Bank does not announce an exchange rate or if the [announced] information does not reach the bordergate, then the exchange rate of the preceding day shall apply.

V. INTERPRETATION OF TERMS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Commercial contract means an agreement in writing for the purchase and sale of goods in order to import them into Vietnam, pursuant to which the seller is obliged to deliver the goods and transfer ownership of them to the purchaser and to receive money; and pursuant to which the purchaser is obliged to pay money to the seller and receive the goods pursuant to the agreement between the two parties. The following shall also be deemed to be “in writing”, namely a telegraph, telex, fax, e-mail or other electronic communication means.

2. Special relationship between purchaser and seller means the following relationships:

2.1 The purchaser and seller are both members of another enterprise.

2.2 They are co-owners of the one enterprise.

2.3 They are employer and employee.

2.4 The seller has the right to control the purchaser or vice versa.

2.5 They are both controlled by a third party.

2.6 They jointly control a third party.

A person shall be deemed to have the right to control activities of purchase and sale by another person when the former person may take action either directly or indirectly to restrict or to direct such other person.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Husband and wife;

- Parent and child;

- Natural siblings;

- Natural grandparent and grandchild;

- Natural uncle or aunt and nephew or niece;

- Parents-in-law and children-in-law;

- Brothers-in-law and sisters-in-law.

2.8 A third party either directly or indirectly owning, controlling or holding five per cent or more of the voting shares in each party.

Parties associated with each other in business when one of the parties is the exclusive agent, distributor or assignor for the other party shall be deemed to have a special relationship if such relationship conforms with the provisions in this clause 2.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Commission on sale of goods means the sum of money which a seller pays to the agent representing such seller in order to carry out the trading services of the sale of exported goods.

5. Brokerage fees means the sum of money which a purchaser or a seller or both must pay to a broker to take on an intermediary role for services being the purchase and sale of imported goods.

6. Copyright payments and licence fees means sum(s) of money which a purchaser must pay either directly or indirectly to the person holding copyright or licensed to use products for which ownership of intellectual rights has been registered. For example, money paid for a patent, copyright design, trademark, right to use a trademark, author’s copyright or manufacturing licence.

7. A price shall be deemed to be approximately the same as another price if the difference between the two prices for objective reasons effects:

- The nature of the goods, [or] the nature of the industry manufacturing goods.

For example VINA mobile phones model CA are sold at 300 USD per unit at the beginning of a month but because of technological changes the same model is sold at 250 USD per unit at the end of the month. In this case, on comparison, the two prices shall be deemed approximately the same.

- Calculation of seasonal nature of goods.

For example at the beginning of the season one kilogram of apples is sold at 1

USD, but in the middle of the season is sold at 0.8 USD. In this case, on comparison, the two prices shall be deemed approximately the same.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



When considering whether or not two prices are approximately the same, the same conditions on purchase and sale must be applied to both.

8. Identical imported goods means imported goods which are identical [to other imported goods] in every respect, including:

- Particular qualities such as the exterior of the product, its components, manufacturing method, functions, use purpose, physical and chemical form and so forth.

- Product quality.

- Prestige of the product trademark.

- The two products are manufactured in the same country by the same manufacturer or authorized manufacturer.

Imported goods which basically satisfy the conditions for being deemed identical imported goods but which have insignificant external differences such as colour, size and pattern which do not effect the price of the goods shall still be deemed to be identical imported goods.

Imported goods shall not be deemed to be identical if the manufacturing process uses technical designs, execution designs, aesthetic designs, implementation drawings, design drawings, mock-ups, sketches or other similar service products made in Vietnam which the purchaser provides to the seller free of charge.

9. Similar imported goods means imported goods which although they are not identical [to other imported goods] in every respect, still have the following same basic features:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- They have the same functions and use purpose.

- The product quality is similar.

- They are interchangeable in commercial transactions, in other words a purchaser would agree to replace one set of goods with the other.

- They are manufactured in the same country by the same manufacturer or authorized manufacturer and then imported into Vietnam.

Imported goods shall not be deemed to be similar if the manufacturing process uses technical designs, execution designs, aesthetic designs, implementation drawings, design drawings, mock-ups, sketches or other similar service products made in Vietnam which the purchaser provides to the seller free of charge.

10. Goods sold immediately after import means goods which the importer sells to the first purchaser on the domestic market, as from the date of importation.

For example: After importation, importer A re-sells the goods to the first domestic purchasers being M, N and K at different commercial levels, after which M, N and K continue to re-sell to purchasers being E, F and G. In this case, the goods which A sells to M, N and K are goods sold immediately after import.

11. Unit price of goods sold in the largest quantity after importation means the unit price of goods sold immediately after importation in the largest accumulated number on the same date as importation of the goods whose dutiable value is being determined, or on the same day that identical or similar goods are imported, or on the earliest day after identical or similar goods are imported but no more than ninety (90) days after such goods are imported and no more than ninety (90) days from the date of importation of the goods whose dutiable value is being determined. In this case, the date of importation shall be the date on which the consignment of goods clears customs.

The earliest day after the date of importation of the goods whose dutiable value is being determined shall be the date on which goods are sold at a volume sufficient to form a unit price (a minimum of 10% of that line of goods in the imported consignment).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Unit price

Volume/times sold

Accumulated number

Date of sales

750 VND/item

500 items

300 items

500 items

1,300 items

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



760 VND/item

200 items

200 items

28 January 2002

770 VND/item

350 items

350 items

700 items

28 February 2002

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



300 items

500 items

800 items

29 March 2002

1,000 VND/item

300 items

300 items

600 items

27 April 2002

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



100 items

300 items

400 items

20 April 2002

Total

4,000 items

4,000 items

 

The largest quantity of goods sold in the above example is 800 items, with a corresponding price of 780 VND/item. In this example, the accumulated number of 1,300 items with a corresponding price of 750 VND/item may not be chosen because it does not satisfy the condition on date because the date of sale was in excess of 90 days after the date of importation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



13. Imported goods of the same grade or same type means goods in the same group or general group of goods because they were manufactured by the same specialized industry or sector, including identical imported goods and similar imported goods.

For example: Steel construction products such as smooth steel, twisted steel and configured steel (in the shape of the letters U, I, V and so forth) which are manufactured by the steel industry are goods of the same type.

- In the deductible method, imported goods of the same grade or same type means goods imported into Vietnam from any country, irrespective of the country of origin.

- In the calculated method, imported goods of the same grade or same type must be goods imported into Vietnam from the same country of origin as the goods whose dutiable value is being determined.

14. Information available at the customs office means information relevant to determining dutiable value of imported goods which the customs office is responsible to gather, analyse, retain, update and manage to service checks of determinations of dutiable value, which information is available at the customs unit at the time of determination of dutiable value, comprising:

- Information from declarations of imported goods which have cleared customs at the customs unit where import procedures are being conducted;

- Information provided by the prices database system within the customs branch;

- Information updated from sources stipulated by the General Department of Customs.

15. The same conditions on purchase and sale includes the same conditions on the commercial grade, quantity, route of and method of transportation, and insurance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter II

METHODS OF DETERMINING DUTIABLE VALUE OF IMPORTED GOODS

I. METHOD OF TRANSACTION PRICE:

1. The price of imported goods must first and foremost be determined by the method of transaction price if the following conditions are satisfied:

1.1 The purchaser has full rights to dispose and use the goods after they are imported. These conditions shall still be deemed to have been satisfied if the following restrictions exist:

1.1.1 The purchase and sale of the goods must comply with the laws of Vietnam.

1.1.2 The purchaser and seller agree on a place for sale of the goods after importation.

1.1.3 Other restrictions which do not effect the value of the goods.

1.2 The sale of goods or the price of goods does not depend on a number of conditions resulting in failure to determine the value of the subject goods whose dutiable value needs to be determined.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The seller sets the price of imported goods on the condition that the purchaser will also purchase a fixed quantity of other goods as well.

- The price of imported goods depends on the price of other goods which the importer will re-sell to the exporter.

- The price of imported goods is formulated on the basis of a form of payment not directly related to the imported goods, for example when imported goods are goods sold as finished products which the seller provides to the purchaser on condition that the seller will re-accept a fixed quantity of finished products made from imported goods sold as such finished products.

If the purchase and sale of goods or the price of goods depends on one or more conditions but the purchaser has valid objective data to determine the monetary level of impact of such dependency, then these conditions shall still be deemed to have been satisfied. When determining dutiable value, then the sum reduced because of the impact of such dependency must be added to the trading price.

For example:

- The purchase price of goods A depends on the price of other goods which the importer re-sells to the exporter:

The exporter will agree to reduce the selling price to the importer of goods A by 2% if after putting the goods into production they produce goods B and 50% of goods B will be re-sold to the exporter at a price 1% less than the price for other purchasers.

In this case, the transaction price may be agreed, and the 2% reduction must be added in order to determine the dutiable value of imported goods A.

1.3 After the re-sale, assignment or use of imported goods, the purchaser need not pay any monetary item from the sum collected and brought in from disposal of the imported goods, excluding any sum which must be added pursuant to clause 2.6 of section VII of this chapter.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Determining dutiable value:

The dutiable value of imported goods shall be the transaction price, being the total sum the purchaser has paid or must pay either directly or indirectly to the seller in order to buy the imported goods, after adding or subtracting the adjusting items stipulated in section VII of this chapter.

The total sum the purchaser has paid or must pay either directly or indirectly to the seller in order to buy the imported goods, shall include the following items:

2.1 The purchase price set out in the commercial invoice.

A commercial invoice fixes the amount a purchaser must pay to buy imported goods.

If the purchase price set out in a commercial invoice includes items of reduction of price for an imported consignment of goods then these items shall be deducted when determining dutiable value, on condition that the price reduction is committed

to writing before freight is arranged and that there are valid and legal vouchers for deducting such sum from the invoiced price and that such vouchers are submitted together with the declaration of imported goods.

For example:

- A first consignment of goods is imported on 1 July 2002, and the commercial invoice provides that the purchaser is entitled to a 3% discount and the commercial invoice is submitted together with the declaration of imported goods. In this case, the 3% discount shall be deducted in order to determine the dutiable value.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Following on from the above example, the second consignment of goods imported on 1 September 2002 is entitled to a 5% discount, and the commercial invoice provides for an additional entitlement of a discount of 2% on the first consignment. In this case, the 5% discount on the second consignment shall be deducted in order to determine the dutiable value, but the additional 2% discount on the first consignment shall not be deducted in order to determine the dutiable value of the second consignment and also shall not be used in order to re-determine the dutiable value of the first consignment.

The main types of price reductions shall comprise:

 (i) A reduction according to the commercial level of the transaction of purchase and sale of goods (commercial discount):

For example: An exporter has a system of commercial discounts:

- Direct sale to consumers, no discount.

- Sale to retailers, 3% reduction of unit price.

- Sale to wholesalers, 5% reduction of unit price.

 (ii) A reduction according to the quantity of goods purchased and sold (quantity discount):

For example: An exporter has the following system of quantity discounts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Purchase of from 51 to 500 products, 5% reduction.

- Purchase above 500 products, 8% reduction.

For example: An exporter has the following system of quantity discounts:

- Purchase of from USD 50,000 to USD 100,000, 10% reduction.

- Purchase of from USD 100,000 to USD 500,000, 15% reduction.

- Purchase above USD 500,000, 23% reduction.

 (iii) A reduction according to the form and time of payment (payment discount):

For example: if the purchaser pays in cash he will receive a 3% discount on the invoice price, or if he pays immediately on delivery of the goods he will receive a 5% discount on the invoice price.

 (iv) In addition to the above forms of price reduction, other forms of price reduction shall be considered for approval if they are consistent with international commercial custom and practice.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.2.1 Money paid in advance, or a deposit paid for manufacture, purchase and sale, freight or insurance of goods.

2.2.2 Indirect payments to the seller such as sums paid by a purchaser to a third party on request of the seller; or sums paid in the form of debt reduction.

3. Identifying the impact of a special relationship on the transaction price:

If the purchaser and seller have a special relationship, the transaction price shall not be immediately rejected but consideration shall be given to whether or not the essence of such special relationship effects the transaction price.

3.1 If the purchaser and seller have a special relationship but it does not effect the transaction price, then the customs declarant must declare this and shall be permitted to use the transaction price to determine dutiable value.

3.2 If based on information available at the customs office, the customs office suspects that a special relationship does effect the transaction price, then the customs office shall notify the customs declarant in writing. In this case, the customs declarant must prove that the special relationship does not effect the transaction price in order for the customs office to recognize application of the method of the transaction price.

3.2.1 In order to prove that the special relationship does not effect the transaction price, the customs declarant may show that the transaction price approximates one of the following dutiable values approved by the customs office, on condition that the dutiable values have been adjusted on the same conditions as the subject consignment as stipulated in clause 3.2.2 below:

3.2.1.1 The dutiable value by the method of the transaction price of identical imported goods or of similar imported goods which are exported into Vietnam on the same day or within 30 days before or after the date of export of the subject consignment whose dutiable value is being determined, on condition that the purchaser and seller do not have a special relationship, or;

3.2.1.2 The dutiable value by the method of the deductible price of identical imported goods or of similar imported goods which are exported into Vietnam on the same day or within 30 days before or after the date of export of the subject consignment whose dutiable value is being determined, or;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.2.2 The contents of adjustment of the dutiable value of identical imported goods or of similar imported goods on the same conditions as the subject consignment whose dutiable value is being determined:

3.2.2.1 Adjustment to the same conditions on sale and purchase.

Adjustment of the dutiable value of identical imported goods or of similar imported goods to the same conditions on sale and purchase as the subject consignment whose dutiable value is being determined shall be implemented in accordance with the guidelines in clause 2.2 of section III of chapter II of this Circular.

3.2.2.2 Adjustment of additional or deductible items shall be implemented in accordance with the guidelines in section VII of this chapter.

For example: The subject consignment does not have any brokerage fees whereas the identical imported goods do. In this case, the dutiable value of the identical imported goods must be adjusted to the same condition of not having any brokerage fees.

4. If there are extra imported goods compared with the [quantity specified in] the commercial contract, the dutiable value of the extra goods shall be determined in accordance with the dutiable value of the quantity of goods specified in the commercial contract.

5. If the specifications of the imported goods do not comply with the provisions in the commercial contract, then the dutiable value of such imported goods shall be determined in accordance with the next following method for determining dutiable value.

II. METHOD OF THE TRANSACTION PRICE OF IDENTICAL IMPORTED GOODS:

Section III of this chapter provides guidelines on both the contents of the method of the transaction price of identical imported goods and the method of the transaction price of similar imported goods. The only difference between the two methods is the different definition of identical imported goods and similar imported goods.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Determining dutiable value:

The dutiable value of imported goods shall be the transaction price of similar imported goods, on condition that the tax office has approved the dutiable value of the similar imported goods by the transaction method, with the same conditions on purchase and sale and with the same conditions on time of export as the subject imported goods in accordance with the guidelines in clause 2 below.

If a consignment of similar imported goods with the same conditions on purchase and sale as the subject imported goods cannot be found, then another consignment of similar imported goods with different conditions on purchase and sale shall be selected. In such a case, the transaction price of the similar imported goods must be adjusted as if the same conditions on purchase and sale applied.

2. Conditions for selecting a consignment of similar imported goods:

In this example, the date of export of the subject imported goods whose dutiable value is being determined is 1/4/2003 (symbol E) and the date of registration of the declaration of the imported goods is 14/4/2003 (symbol I), the period of 30 days before the date of export of the subject imported goods is 2/3/2003 (symbol A), and the period of 30 days after the date of export of the subject imported goods is 1/5/2003 (symbol B), so the similar imported goods which are selected must have a date of export within the period AI (from 2/3/2003 to 14/4/2003). Similar imported goods which have a date of import [literal translation] within the period AB shall not be selected.

2.2 Conditions on purchase and sale:

2.2.1 Conditions on commercial level and quantity.

2.2.1.1 The similar imported goods must have the same conditions on commercial level and quantity as the subject imported goods whose dutiable value is being determined.

2.2.1.2 If a consignment of similar imported goods with the same conditions on commercial level and quantity as the subject imported goods whose dutiable value is being determined cannot be found, then another consignment of similar imported goods with the same conditions on commercial level but different conditions on quantity shall be selected, and then the transaction price of the similar imported goods must be adjusted as if the same conditions on quantity applied as to the subject imported goods whose dutiable value is being determined.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The subject consignment of imported goods is purchased and sold at the retail commercial level with 300 products, it is entitled to a quantity discount, and its unit price is 50 VND/unit but does not satisfy the conditions for application of the method of the transaction price.

The consignment of similar imported goods also has the retail commercial level with 700 products, it is entitled to a quantity discount, and its unit price after discount is 49 VND/unit and this unit price is approved for application of the method of the transaction price.

The system of quantity discount which the seller provided to the purchaser in the transaction of importation of the similar goods was as follows:

- Purchase of from 1 to 200 products, sale at listed price (70 VND/unit).

- Purchase of from 201 to 500 products, sale at 90% of listed price.

- Purchase of from 501 to 1,000 products, sale at 70% of listed price.

- Purchase of 1,001 or more products, sale at 60% of listed price.

The subject consignment of imported goods has a quantity of 300 products, therefore a discount must be applied to the similar imported goods as if 300 products of the similar imported goods were purchased, and the relevant discount is therefore 10% (100% less 90%) of the listed price.

Accordingly the unit price of the similar imported goods after adjustment to the same quantity conditions is 63 VND/product (70 VND/product x 90%). So the dutiable value of the subject imported goods is 63 VND/product.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.2.1.3 If a consignment of similar imported goods with the same conditions on commercial level and quantity cannot be found; and if a consignment of goods with the same conditions on commercial level but different conditions on quantity cannot be found; then another consignment of imported goods with different conditions on commercial level but the same conditions on quantity shall be selected, and then the transaction price of the similar imported goods must be adjusted as if the same conditions on commercial level applied as to the subject consignment of goods.

For example:

The subject consignment of imported goods whose dutiable value is being determined is entitled to a commercial level discount for wholesale at the price of 400 VND/ton but does not satisfy the conditions for application of the method of the transaction price.

The method of the transaction price shall apply to this consignment of similar imported goods of the same quantity but at the wholesale commercial level with a unit price of 500 VND/ton.

The system of quantity discount which the seller provided to the purchaser in the transaction of importation of the similar goods was as follows:

- Sale to a wholesaler at 90% of listed price.

- Sale to a retailer at 100% of listed price (500 VND/ton).

The subject consignment of imported goods whose dutiable value is being determined is at the wholesale commercial level. Therefore a discount must be applied to the similar imported goods as if they were sold and purchased at the wholesale commercial level. The wholesale unit price of the similar imported goods is 450 VND/ton (500 VND/ton x 90%). So the dutiable value of the subject imported goods is 450 VND/ton.

If in the above example there had been no entitlement to a commercial level discount at the wholesale level, one must take the unit price for purchase at 100% of listed price (500 VND/ton), and the dutiable value of the subject imported goods will be 500 VND/ton.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.2.1.5 If a consignment of similar imported goods is entitled to a commercial discount, a quantity discount and a payment discount to which the subject consignment of goods is not entitled, then these discounts shall not be deducted from the transaction price. If a consignment of similar imported goods is not entitled to a commercial discount and a quantity discount to which the subject consignment of goods is entitled, then these discounts shall be deducted from the transaction price.

2.2.2 Conditions on route, method of freight and insurance:

The consignment of similar imported goods has the same route and freight method, or has been adjusted to the same route and freight method as the subject consignment whose dutiable value is being determined.

For example:

The subject consignment of imported goods is transported by air. The consignment of similar imported goods is transported by sea, on CIF delivery conditions of 117.3 USD/goods unit, in which the price of goods C is 100 USD, insurance premium I = 0.3 USD, and freight F = 17 USD.

In this case, the freight costs of the similar imported goods must be adjusted to air freight conditions on the basis of the freight contract of the subject consignment or on the basis of a carriers price list. Supposing air freight costs are 23 USD/goods unit, then the transaction price of similar imported goods after adjustment to the same air freight conditions will be 123.3 USD/goods unit (100 + 0.3 + 23).

If there is a significant difference between insurance premiums then [the similar imported goods] may be adjusted to the same insurance conditions as the subject consignment.

2.3 When applying the method of the transaction price of similar imported goods, if one is unable to find similar imported goods manufactured by the same manufacturer or authorized manufacturer, only then shall consideration be given to goods manufactured by another manufacturer but they must still be from the same country of origin.

2.4 When determining dutiable value by this method and making the determination from two or more transaction prices of similar imported goods, then after making the adjustment to the same conditions on sale and purchase as the subject goods, the dutiable value shall be the lowest transaction price.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.1 When applying the method of the transaction price of similar imported goods, the customs declarant shall himself find a file on a consignment of similar imported goods which satisfy the conditions stipulated in clause 2 above as the basis for determining dutiable value.

The customs declarant shall lodge the following documents with the customs office:

3.1.1 Declaration of imported goods and declaration of price of similar imported goods (copy);

3.1.2 Freight contract or bill of lading of similar imported goods (copy, if there is an adjustment for these expenses);

3.1.3 Insurance contract or policy for similar imported goods (copy, if there is an adjustment for these expenses);

3.1.4 Commercial contract (copy); commercial invoice of similar imported goods (copy), price lists for selling export goods of the manufacturer or of the overseas seller (copy, if there is are adjustments for quantity or commercial level);

3.1.5 Other legal and valid files and vouchers which are necessary and relevant to a determination of dutiable value (if any).

3.2 When applying the method of the transaction price of similar imported goods, the customs office shall rely on information available at the customs office where the determination is being made and also on documents lodged by the customs declarant in order to determine dutiable value.

IV. METHOD OF DEDUCTIBLE PRICE:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The dutiable value of imported goods shall be determined by the deductible price, which shall be the value determined from the unit selling price of the imported goods in the Vietnamese market after deducting reasonable expenses and profits received on sales of the imported goods.

2. Conditions for selecting unit selling price in the Vietnamese market:

2.1 The unit selling price in the Vietnamese market must be that of the subject imported goods whose dutiable value is being determined, but if no such unit selling price is available then the unit selling price of identical imported goods shall be taken and if that unit selling price is unavailable then the unit selling price of similar imported goods sold in the Vietnamese market shall be taken on condition that they are sold in their original state as when imported.

2.2 The unit selling price selected shall be the unit price of goods sold in the largest quantity after importation and sold to a domestic purchaser with whom there is not a special relationship.

3. Items which shall be deducted from the unit selling price:

3.1 Principles of deduction:

Any items which are deducted must be supported by available valid and legal accounting data and vouchers which have been entered into the accounting books in accordance with the accounting regime of Vietnam.

Any items which are deducted must be permitted to be accounted for within the scope of unit selling prices.

3.2 Deductible items:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.2.1.1 If the importer is the selling agent for a foreign business entity then the importer’s commission shall be deductible.

If the selling agent is authorized by the foreign business entity to conduct a number of operations relevant to sale of goods after importation into Vietnam outside the agency contract, the expenses of such operations arising in Vietnam shall also be deductible within the scope of expenses agreed in the contract of authorization.

If commission already includes the expenses set out in clauses 3.2.2 and 3.2.3 below, such expenses shall not be additionally deductible.

3.2.1.2 If importation is by the method of definitive purchase and definitive sale, then profits and general expenses of re- selling the imported goods shall be deductible.

General expenses shall include direct and indirect expenses servicing importation and sale of the goods in the Vietnamese market, for example marketing expenses, expenses of retaining and preserving the goods prior to sale, expenses of management of importation and sale of the goods and so forth.

General expenses and profits on sale of goods after importation shall be approved for deduction at a limit of 20% of turnover. Special lines of goods for which this deductible percentage is inappropriate shall move to the next method for determining dutiable value.

3.2.2 Freight, insurance premiums and expenses for other operations relevant to transportation of goods after importation, such expenses to comprise:

3.2.2.1 Freight, insurance premiums and other expenses relevant to transportation of goods from the bordergate to the warehouse of the importer or to the location for delivery of the goods within Vietnam.

3.2.2.2 Freight, insurance premiums and other expenses relevant to transportation of goods from the warehouse of the importer to the location for sale, if the importer must bear these expenses.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The method of deductible price shall apply to goods which when sold are no longer in their original state as when imported.

If one is unable to find goods sold in their original state as when imported, the method of deductible price may apply to imported goods which are additionally processed or treated within Vietnam, in which case any costs of processing and treatment which are added to the price of the goods may be deducted.

This method shall not be applicable if after processing and treatment the goods are changed in terms of characteristics, features and use purpose and are not recognizable as the initially imported goods.

5. Vouchers to be lodged:

When the method of deductible price is used to determine dutiable value, the importer shall lodge the following vouchers:

5.1 Sale invoice on the form issued by the Ministry of Finance or on a form the Ministry permits to be used.

5.2 Contract of agency sale if the importer is the selling agent of the exporter, specifying agent’s commission and any fees payable by the agent.

5.3 Valid and legal accounting data and vouchers (with written explanations) for general management expenses, other expenses and profits on sale of goods.

5.4 Tax receipts or tax notices regarding taxes paid or to be paid, and lists of fees paid or to be paid.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5.6 Other data necessary to check the determination of dutiable value as requested by the tax office.

IV. METHOD OF CALCULATED PRICE:

1. Determining dutiable value:

The dutiable value of imported goods shall be determined by the calculated price, which shall comprise the following items:

1.1 Manufacturing costs.

1.2 General expenses and profits from manufacturing and selling exported goods.

1.3 Items which must be added pursuant to section VII of this chapter (except for the items already mentioned in clause 1.1 above).

2. The determination of the calculated price shall be based on data provided by the manufacturer, consistent with accounting principles of the country which manufactured the imported goods.

3. Vouchers to be lodged:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.1 List of manufacturing costs, general expenses and profits from manufacturing and selling exported goods as certified by the manufacturer.

3.2 Vouchers for the expenses mentioned in clause 1.3 above.

V. OTHER METHOD:

1. If the dutiable value cannot be determined by the methods stipulated in section I to section V of this chapter, it shall be determined by another method based on objective data and figures which are available at the time for determination of dutiable value and consistent with the provisions in Decree 60/2002/ND-CP and this Circular.

When the customs office applies this method, it must base itself on legal and valid files which the customs declarant provides or on information available at the customs office where the determination is being made.

2. When this method is applied to determine dutiable value, the customs declarant and the customs office shall not use the prices listed below in order to determine dutiable value:

2.1 Domestic market selling prices of goods of the same category already manufactured in Vietnam.

2.2 Selling prices of goods on the domestic market of the exporting country.

2.3 Selling prices of goods for export to another country.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.5 Minimum tax calculation price.

2.6 Various imposed prices or presumed prices.

2.7 Higher prices fixed from two or more transaction values of identical imported goods or similar imported goods.

3. Way of making use of this other method in order to determine dutiable value:

3.1 Use shall be made of the method of the transaction price of identical imported goods or of similar imported goods.

3.1.1 If there are no identical imported goods or no similar imported goods exported into Vietnam within 30 days before or after the date of export of the subject consignment whose dutiable value is being determined, then identical imported goods or similar imported goods exported into Vietnam within a longer period shall be selected but such period shall not be more than 60 days before or after the date of export of the subject consignment whose dutiable value is being determined.

3.1.2 If there are no identical imported goods or no similar imported goods from the same country of origin, then imported goods from another country shall be selected so long as they satisfy the other conditions for being deemed identical imported goods or similar imported goods.

3.2 Use shall be made of the method of deductible price in one of the following ways:

3.2.1 If a unit price used for the deductible [method] has not been fixed within 90 days of the date of importation, then the following shall be selected: the unit price of goods sold in the largest number within 120 days of the date of importation of the consignment selected for the deductible [method].

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.3 The dutiable value of imported goods shall be fixed as equal to the dutiable value of identical imported goods already determined in accordance with the method of deductible price [or] the method of calculated price.

3.4 The dutiable value of imported goods shall be fixed as equal to the dutiable value of similar imported goods already determined in accordance with the method of deductible price [or] the method of calculated price.

VII. ITEMS TO BE ADJUSTED:

1. Principles of adjustment:

1.1 Items to be added shall only be adjusted when the following conditions are satisfied:

1.1.1 The items are payable by the purchaser but have not yet been included in the total sum paid or to be paid by the purchaser.

1.1.2 The items to be paid directly relate to imported goods.

1.1.3 If a consignment of imported goods has items to be added but there is no objective data to fix such items then the dutiable value shall not be determined in accordance with the method of transaction price but one must proceed to the next following method.

1.2 Items to be deducted shall only be adjusted when there are valid and legal vouchers for deducting such items from the selling price and such documents are available at the time of determination of dutiable value.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.1 Commission on sale of goods and brokerage fees. If these items include taxes payable in Vietnam, the taxes shall not be added to the dutiable value of imported goods.

2.2 Costs of packaging imported goods, including:

2.2.1 Packaging of goods means all types of packaging which normally go with goods as a condition for preserving or using them and which are classified together with goods in accordance with principles of classification and current goods code numbers.

2.2.2 Costs of packaging of goods shall include costs of purchasing packaging, other costs related to sale, purchase and transportation of packaging to the place where the goods are wrapped and preserved.

2.2.3 All types of multiple use containers, tanks and brackets used as wrapping facilities to service the transportation of goods shall be deemed not to be packaging of goods and therefore shall not be included in the additional items for costs of packaging of goods to be added as stipulated in clause 2.7 below.

2.3 Costs of wrapping goods shall include:

2.3.1 Costs of wrapping materials including costs of purchasing them and other costs related to sale, purchase and transportation of wrapping materials to the place where the goods are wrapped.

2.3.2 Labour costs of wrapping including hire of labour and costs related to hire of labour for wrapping the subject goods whose dutiable value is being determined. If the purchaser must pay meals, accommodation and fares for labourers while goods are being wrapped then these costs shall also be included in labour costs of wrapping.

2.4 Value of goods and services the purchaser provides to the seller free of charge or at a reduced cost for manufacture and sale of goods exported to Vietnam (hereinafter referred to as the value of subsidized items).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.4.1.1 The subsidized goods and services are provided by the purchaser directly or indirectly to the manufacturer or seller free of charge or at a reduced cost.

2.4.1.2 The subsidized goods and services are used to manufacture the subject goods whose dutiable value is being determined.

2.4.2 Subsidized items shall include:

2.4.2.1 Constituent and accessory raw materials, sections and similar products incorporated in the imported goods.

2.4.2.2 Raw materials, fuel and power expended during the manufacturing process of imported goods.

2.4.2.3 Tools, instruments, framework, frame moulds, frame samples and other similar products used to manufacture the imported goods.

2.4.2.4 Design drawings, technical drawings, aesthetic designs, developmental designs, execution designs, sample designs, plans, outlines and similar services products which are made/provided overseas and used to manufacture the imported goods.

2.4.3 Determining value of subsidized items:

2.4.3.1 The value of subsidized items shall be determined as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.4.3.1.2 If subsidized goods and services are manufactured by the importer or someone with a special relationship with the importer in order to provide to the seller then the value of the subsidized item is the prime cost of manufacturing such subsidized goods and services.

2.4.3.1.3 If subsidized goods and services are made by a manufacturing establishment of a purchaser which is situated overseas but there are no valid and legal data and vouchers in order to account separately for such subsidized goods and services, then the value of the subsidized item shall be fixed by apportioning total manufacturing expenses in each period of such establishment to the volume of subsidized goods  and services which were manufactured.

2.4.3.2 Determining value of subsidized items in special cases:

2.4.3.2.1 Where a purchaser hires or borrows a subsidized item then its value shall be costs of hiring or borrowing.

2.4.3.2.2 Where a subsidized item is second hand goods then its value shall be the residual value of the goods. For example a purchaser sends the seller second hand machinery to mix raw materials for use during manufacture of export products; the price of the machinery on the invoice is 1,000 USD, then the residual use value when sending the machinery to the seller is 70% and the value of this subsidized item is 700 USD.

2.4.3.2.3 Where a purchaser processes subsidized goods before sending them to the seller for use during manufacture of imported goods, then added value due to such processing must be added to the value of the subsidized item. For example, continuing on from the former example, if the purchaser repaired an arm of the machinery before sending it to the seller and the costs of the repairs was 100 USD, then the value of this subsidized item becomes 800 USD.

2.4.3.2.4 Where a purchaser sells a subsidized item at a reduced price to the exporter, then the reduced price factor must be added to the dutiable value.

For example, if the purchase price of a subsidized item is 500 USD, and the importer sells it to a manufacturer overseas for 300 USD for use during manufacture of import goods then the subsidized item to be added to the dutiable value is 200 USD.

2.4.3.2.5 If after the manufacture of import goods scrap and excess materials are collected from subsidized goods then the value of materials so collected shall be deducted from the value of the subsidized item.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.4.4 Allocation of subsidized items to import goods.

2.4.4.1 Principles of allocation of subsidized items:

2.4.4.1.1 The value of subsidized items must be fully allocated to import goods.

2.4.4.1.2 Valid and legal vouchers must be prepared for allocation.

2.4.4.2 Method of allocation of subsidized items:

The customs declarant shall himself allocate subsidized items to import goods in one of the following ways:

2.4.4.2.1 Method of full allocation to the total quantity of import goods in the initial consignment:

For example, subsidized item A valued at 1,000 USD is used to manufacture 2,000 products. On 31 December 2002, the date of the initial import consignment, the manufacturer has manufactured 500 products, the customs declarant may allocate all of the 1,000 USD to the 500 manufactured products.

2.4.4.2.2 Method of full allocation to the total quantity of manufactured goods pursuant to the purchase and sale agreement between the purchaser and the seller (or manufacturer).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.4.4.2.3 Total allocation to the initial consignment of imported goods.

For example, subsidized item A valued at 1,000 USD is used to manufacture 2,000 products. In the initial delivery of goods, the seller delivers 300 products to the purchaser. The customs declarant may allocate all of the 1,000 USD to the 300 products.

2.4.4.2.4 Allocation in accordance with the principle of gradual reduction or gradual increase:

For example, the subsidized item to be allocated is 6,000 USD, and the total number of products manufactured pursuant to an agreement between the purchaser and the seller is 3,000 products.

The customs declarant may choose the following method of allocation by gradual reduction: the initial consignment of imported goods is 1,000 products, value allocated is 3,000 USD; the second consignment of imported goods is 1,000 products, value allocated is 2,000 USD; and the final consignment of imported goods is 1,000 products, value allocated is 1,000 USD.

The customs declarant may choose the method of allocation by gradual increase: the partial value allocated to the initial consignment is 1,000 USD; the partial value allocated to the second consignment is 2,000 USD; and the partial value allocated to the final consignment is 3,000 USD.

2.4.4.2.5 The customs declarant may use other methods of allocation on condition they comply with the above-mentioned principles of allocation.

2.5 Copyright payments, licence fees:

2.5.1 Copyright payments and licence fees relating to the subject goods whose dutiable value is being determined must be added to dutiable value when the following conditions are satisfied:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The customs declarant must submit to the customs office a sealed [and] certified true copy of the original agreement on payment of copyright payments and licence fees.

2.5.1.2 Copyright payments and licence fees must be paid by the purchaser directly or indirectly to the person holding copyright or to the licensed person.

The customs declarant must submit to the customs office a sealed [and] certified true copy of the voucher or document showing payment of copyright payments and licence fees and of the permit from the person holding copyright or from the person with the right to issue the licence.

2.5.1.3 Copyright payments and licence fees are not yet included in the invoiced price of the subject goods whose dutiable value is being determined.

2.5.2 Copyright payments and licence fees need not be added to dutiable value in the following cases:

2.5.2.1 Fees payable by the purchaser for the right to reproduce imported goods or copy artistic products in Vietnam.

2.5.2.2 Fees payable by the purchaser for the right to distribute or re- sell imported goods if this payment is not a condition of the sale of the imported goods.

If fees payable for the right to reproduce, distribute or re-sell imported goods are already included in the selling price then they shall not be deducted from dutiable value of imported goods.

2.5.2.3 If copyright payments and licence fees are included at to one part in imported goods and another part is based on elements unrelated to imported goods and it is impossible to ascertain or divide the two elements or it is impossible to ascertain copyright payments pursuant to the financial agreement between the purchaser and the seller, then copyright payments and licence fees need not be added to dutiable value.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.5.3.1 The bases for fixing copyright payments and licence fees shall be payment vouchers for such fees or other valid and legal vouchers expressing the obligation to pay such fees.

2.5.3.2 If copyright payments and licence fees cannot be fixed at the time of importation because they belong to sales turnover after importation or for some other reason, then the transaction price shall still be accepted on condition the customs declarant provides a written undertaking to make an additional declaration of these fees in order to determine full dutiable value of the consignment of imported goods and to discharge [import] duty obligations. In such a case the customs office shall open a register and monitor this case.

2.6 All fees payable by the importer from sums collected after disposal or use of the imported goods must be transferred to the seller, for example:

The importer must pay a sum being a fixed percentage of turnover from sale or leasing out of goods after importation.

If on registration of the declaration of imported goods the customs declarant does not have data to fix specifically this item payable, then the dutiable value of such imported goods shall not be determined by the transaction price method but by the next following method.

2.7 Expenses of freight, loading and unloading, and transfer directly relevant to transportation of imported goods to the importation location. The value of these adjusting items shall be fixed on the basis of the freight contract or data and vouchers relating to transportation of goods.

2.7.1 If a consignment of goods contains many different types and the vouchers for freight do not break down expenses for each type, the customs declarant shall allocate these expenses in the following order:

 (i) Allocation on the basis of the carriers price list.

(ii) Allocation on the basis of volume of goods.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.7.2 If the purchase price does not include expenses of freight and the purchaser does not have valid and legal vouchers for them, then the transaction price method shall not apply.

2.8 Costs of insuring goods to importation location.

2.8.1 If the purchaser does not insure the goods then these costs shall not be added to dutiable value.

2.8.2 If insurance is taken out for one consignment of goods containing many different types of goods, costs shall be allocated according to the value of each type of goods.

If the expenses in clauses 2.7 and 2.8 above include VAT payable, then such tax shall not be added to dutiable value.

3. Items to be deducted:

If the transaction price includes the following items which are supported by valid and legal vouchers available at the time for determination of dutiable value, they shall be deducted in order to determine dutiable value:

3.1 Costs of activities arising after the date of importation including costs of construction, architecture, installation, maintenance, technical assistance, technical advice, costs of supervision and similar costs.

3.2 Costs of freight and insurance within Vietnam. If these costs cover many different types of goods, they shall be allocated on the principles set out in clauses 2.7 and 2.8 above.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.4 Interest payable on the purchase price of imported goods, on condition that the rate is specified in the contract for purchase and sale and that it is consistent with the common rate applied by credit institutions of the exporting country at the time of entering such contract.

Chapter III

RIGHTS AND OBLIGATIONS OF CUSTOMS DECLARANTS, RESPONSIBILITIES OF CUSTOMS OFFICES

I. RIGHTS OF CUSTOMS DECLARANTS:

1. That the customs office retains confidentiality of commercial information supplied to it, including information on a purchaser, seller, agent, domestic purchaser, domestic re- selling price or manufacturing price of imported goods.

2. To request the customs office to guide determination of dutiable value and to provide written notice of the methods and basis it has used to fix dutiable value.

3. To provide proof of the accuracy and truthfulness of values declared if the customs office so requests.

4. To lodge complaints about decisions of the customs office fixing dutiable value.

5. To make a written request to the customs office to change the order of applicability of the method of deductible price and the method of calculated price.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To rely on the file of the consignment of imported goods and on principles and methods for determining dutiable value set out in this Circular to fully and accurately declare expenses relative to purchase and sale of imported goods, and to themselves fix the dutiable value on the stipulated form.

2. To submit declarations of dutiable value and copies of valid and legal vouchers used for determining same together with their declarations of imported goods. To submit data and provide information relevant to determining dutiable value on request by the customs office.

3. To submit to checks by the customs office and to co-operate in checking the contents of declarations.

4. To be liable for the accuracy and truthfulness of declarations and for the results of determinations of dutiable value of imported goods.

5. A declarant shall be responsible if there is no recipient at the address registered by the declarant in his declaration of imported goods when the post office delvers documents from the customs office to such address.

III. RIGHTS AND OBLIGATIONS OF CUSTOMS OFFICES:

1. To retain confidentiality of commercial information relevant to declared values on request by declarants, unless the law requires provision of information to relevant agencies.

2. To guide declarants to comply with Decree 60-2002-ND-CP and this Circular.

3. To provide written notice of the methods and basis it has used to fix dutiable value on written request from declarants.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. To request declarants to submit vouchers relating to purchase and sale and payment for goods in order to prove the accuracy and truthfulness of declared values, and to compare copies with originals where appropriate.

6. To fix dutiable values.

6.1 The customs office shall fix dutiable values in the following cases:

6.1.1 The declarant relied on invalid, illegal or incomplete vouchers when determining dutiable value.

6.1.2 The declarant failed to declare or declared incorrectly the price paid or payable or items adjustable pursuant to section VII of chapter II.

6.1.3 The declarant failed to comply with provisions on determining dutiable value in Decree 60/2002/ND-CP and this Circular.

6.1.4 The customs office doubts the accuracy and truthfulness of values declared and of vouchers used for determining same, notifies the declarant of such doubt so that the declarant can provide written proof or conduct a review, and:

6.1.4.1 Within a time-limit of 30 days from the date the post office delivers the above notice, the declarant fails to provide such written proof, or

6.1.4.2 The declarant fails to participate in the review or fails to explain items on request by the customs office.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6.1.6 The purchaser and the seller have a special relationship which the declarant fails to declare.

6.2 Bases and methods for fixing dutiable values:

The customs office shall rely on the file on the consignment of imported goods, information available at the customs office, and the methods set out in Decree 60-2002- ND-CP and this Circular in order to determine dutiable value.

6.3 Deferment of determination of dutiable value:

If the customs office lacks sufficient information to determine dutiable value within the time-limit for conducting customs procedures, it shall temporarily approve the value declared, so notify the customs declarant, and then within a time-limit of 15 days from the date of registration of the declaration of imported goods it shall officially determine dutiable value and notify the customs declarant so that any deficiency can be paid or excess refunded in accordance with law.

7. Checks of contents of declarations and of determinations of dutiable value by declarants:

7.1 The General Department of Customs shall specifically regulate these tasks for all level customs offices.

7.2 After checking that a determination of dutiable value by a declarant complies with this Circular, the customs office shall accept it in order to fix duty.

7.3 If the customs office remains suspicious but there are no grounds for concluding fraud by a declarant in his declaration, the customs office shall conduct a review with the declarant pursuant to section IV of this chapter.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Cases which shall call for a review:

A consignment of imported goods for which the customs office remains suspicious about the accuracy and truthfulness of values declared or of one of the vouchers, but there are no grounds for concluding fraud.

2. Time-limit for conducting a review:

A review shall be conducted after a consignment of imported goods has cleared customs but within a time-limit of 15 days from the date the post office delivers a notice to the declarant. In necessary cases both parties may agree to change this time-limit but a final decision shall rest with the customs office.

3. Procedures for a review:

3.1 The customs office shall prepare contents, data and vouchers for a review. The head of a Customs Division or higher level shall make a review decision.

3.2 The customs office shall provide written notice to a declarant it manages about a review, advising contents of the review, time and location so that the declarant may prepare the relevant data.

3.3. Conducting the review:

3.3.1 The customs office and the declarant shall deal with each other/exchange opinions on contents of the review.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.4 On the termination of a review, both parties must sign minutes of the review which must contain all the contents of the review in accordance with the form in the Appendix to this Circular.

3.5 Dealing with results of a review: Within 5 days after the date of termination of a review, the customs office shall deal with the results of the review and notify the declarant.

3.5.1 If the review fails to take place because the declarant fails to appear as required by the notice and the declarant also fails to inform the customs office of the reason therefor, the customs office shall fix dutiable value and notify the declarant for implementation.

3.5.2 If the declarant clarifies the truthfulness and objectivity of the items requested, then the value declared shall be approved.

3.5.3 If the declarant fails to clarify the truthfulness and objectivity of the items requested, then the customs office shall fix dutiable value and notify the declarant for implementation.

3.5.4 If the customs office remains suspicious about the truthfulness of the value declared but there are insufficient grounds for rescinding it, then the value declared shall still be approved. The file of the consignment shall be transferred to the appropriate section to check and clarify it.

3.5.5 All of the review file shall be retained with the customs file set.

4. In addition to a review with a declarant, the customs office may seek opinions from other entities and agencies concerned in order to ensure the truthfulness and objectivity of the checking process.

Chapter IV

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



I. COMPLAINTS AND RESOLVING BREACHES:

1. Customs declarants shall have the right to lodge complaints about decisions fixing dutiable values with competent State bodies in accordance with law. Complaints must specify reasons and grounds. While awaiting resolution of a complaint, a customs declarant must comply with the decision of the customs office fixing the dutiable value.

2. Competent State bodies means:

2.1 The head of the Customs Division in the place where the decision fixing the dutiable value was issued.

2.2 The head of a provincial, municipal, or inter-provincial Customs Division.

2.3 The General Director of the General Department of Customs.

2.4 The Minister of Finance.

3. All level bodies competent to resolve complaints shall have the right to refuse jurisdiction if a complaint does not specify a reason or if it gives an unclear reason or if the complaint exceeds authority, and shall notify the complainant thereof.

4. If a complaint is not resolved, the competent body shall specify its reasons and notify the complainant in accordance with law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Customs declarants shall have the right to institute legal proceedings in accordance with law about decisions of customs offices fixing dutiable values.

II. DEALING WITH BREACHES:

1. Any organization or individual who breaches the provisions of Decree 60/2002/ND-CP and this Circular shall, depending on the nature and seriousness of the offence, be dealt with in accordance with law.

2. Any customs official or other individual who lacks responsibility [and] breaches the provisions of Decree 60/2002/ND-CP and this Circular causing loss to taxpayers or to tax revenue must pay compensation for such loss and shall, depending on the nature and seriousness of the offence, be disciplined or criminally prosecuted in accordance with law.

Chapter V

 IMPLEMENTING PROVISIONS

1. The General Department of Customs shall organize a system of information on prices to service checking and determining of dutiable values within the customs branch.

Provincial, municipal, and inter-provincial Customs Divisions shall be responsible to collate, process, report and use information on prices pursuant to regulations of the General Department of Customs.

2. This Circular shall be of full force and effect fifteen days after the date of its publication in the Official Gazette. Any problems should be reported to the Ministry of Finance for resolution.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
DEPUTY MINISTER




Truong Chi Trung

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 118/2003/TT-BTC ngày 08/12/2003 hướng dẫn Nghị định 60/2002/NĐ-CP về việc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu theo nguyên tắc của Hiệp định thực hiện Điều 7 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.254

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.213.214
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!