Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 05/2004/TT-NHNN cung ứng sử dụng séc hướng dẫn thực hiện Nghị định 159/2003/NĐ-CP

Số hiệu: 05/2004/TT-NHNN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Phùng Khắc Kế
Ngày ban hành: 15/09/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 05/2004/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2004

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 159/2003/NĐ-CP NGÀY 10/12/2003 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CUNG ỨNG VÀ SỬ DỤNG SÉC

Căn cứ Khoản 1, Điều 50 của Nghị định số 159/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 của Chính phủ về Cung ứng và sử dụng séc (sau đây gọi tắt là Nghị định), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số nội dung tại Nghị định như sau:

Chương1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi áp dụng và đối tượng điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn một số nội dung về hoạt động cung ứng và sử dụng séc, bao gồm: cung ứng, ký phát, chuyển nhượng, bảo lãnh, thanh toán, truy đòi đối với séc do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam cung ứng và về thủ tục cung ứng, kiểm soát, luân chuyển, xử lý chứng từ và hạch toán kế toán liên quan đến việc thanh toán séc qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

1.1. Phạm vi áp dụng:

Séc do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam cung ứng và được sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam.

1.2. Đối tượng điều chỉnh:

1.2.1. Các tổ chức cung ứng séc và tham gia vào quá trình thanh toán, thu hộ séc, bao gồm: Ngân hàng Nhà nước; ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác; Quỹ Tín dụng nhân dân trung ương; tổ chức tín dụng không phải ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cho phép cung ứng, thanh toán, thu hộ séc; tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cho phép cung ứng, thanh toán hoặc thu hộ séc.

1.2.2. Các tổ chức, cá nhân sử dụng séc và liên quan đến việc sử dụng séc, bao gồm: người ký phát, người được trả tiền, người chuyển nhượng, người được chuyển nhượng, người bảo lãnh, người được bảo lãnh, người thụ hưởng, người đại diện theo pháp luật hoặc theo uỷ quyền và những người khác có liên quan đến sử dụng séc.

2. Ký phát, thanh toán séc ghi số tiền bằng ngoại tệ

2.1. Trong trường hợp người ký phát được sử dụng tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ theo quy định về quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước, người đó được ký phát séc bằng ngoại tệ trên tài khoản thanh toán của mình để trả cho người được trả tiền là đối tượng được phép thu ngoại tệ.

2.2. Để được thanh toán bằng ngoại tệ, người thụ hưởng số tiền ghi trên séc có trách nhiệm chứng minh mình thuộc đối tượng được phép thu ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định về quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước. Việc thanh toán tờ séc đó được thực hiện như sau:

2.2.1. Nếu người thụ hưởng chứng minh mình thuộc đối tượng được phép thu ngoại tệ, thì chi trả số tiền trên séc cho người thụ hưởng bằng loại ngoại tệ ghi trên séc;

2.2.2. Nếu người thụ hưởng không chứng minh được mình thuộc đối tượng được phép thu ngoại tệ, thì số tiền ghi trên séc phải được quy đổi thành tiền đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ mua chuyển khoản do người thực hiện thanh toán công bố ở thời điểm thanh toán tờ séc đó để trả cho người thụ hưởng.

2.3. Trường hợp tờ séc ký phát bằng ngoại tệ được chuyển nhượng cho một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, đồng tiền thanh toán và tỷ giá thanh toán do người chuyển nhượng và người được chuyển nhượng thoả thuận. Nếu thanh toán bằng ngoại tệ, thì người được trả ngoại tệ phải thuộc đối tượng được phép thu ngoại tệ theo quy định về quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước.

3. Nghĩa vụ của người ký phát

Nghĩa vụ của người ký phát bao gồm:

3.1. Bảo đảm có khoản tiền được sử dụng tại người thực hiện thanh toán để chi trả toàn bộ số tiền ghi trên séc cho người thụ hưởng tại thời điểm séc được xuất trình để thanh toán trong thời hạn xuất trình. Khoản tiền được sử dụng có thể là số dư trên tài khoản thanh toán mà người ký phát có quyền sử dụng; hoặc số dư trên tài khoản thanh toán cộng với hạn mức thấu chi mà người ký phát được phép sử dụng theo thoả thuận với người thực hiện thanh toán.

3.2. Điền đầy đủ các nội dung của tờ séc theo quy định tại Điểm 15, Chương III của Thông tư này. Trường hợp tờ séc được lập không đúng quy định do lỗi của người ký phát khiến người thụ hưởng bị từ chối thanh toán, người thụ hưởng có quyền yêu cầu người ký phát lập tờ séc khác thay thế. Người ký phát có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu này của người thụ hưởng ngay trong ngày được yêu cầu hoặc ngày làm việc tiếp theo sau ngày được yêu cầu đó.

3.3. Trường hợp tờ séc bị từ chối thanh toán do séc đó không đủ khả năng thanh toán hoặc do lỗi của người ký phát séc, người ký phát phải hoàn trả không điều kiện số tiền bị truy đòi trên séc theo quy định ở Điều 41 của Nghị định. Việc hoàn trả số tiền này thực hiện bằng phương tiện thanh toán theo yêu cầu của người truy đòi và phù hợp với quy định của pháp luật.

4. Chấp nhận séc trong thanh toán

Việc chấp nhận séc trong thanh toán do các người ký phát hoặc người chuyển nhượng (bên trả séc) và người được trả tiền hoặc người được chuyển nhượng (bên nhận séc) thoả thuận.

Trong thanh toán, bên nhận séc có quyền yêu cầu bên trả séc xuất trình giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu, giấy chứng minh quân nhân, công nhân và nhân viên quốc phòng hoặc giấy tờ tùy thân khác có dán ảnh và đóng dấu giáp lai), cung cấp địa chỉ hoặc những thông tin liên quan khác nếu thấy cần thiết. Bên nhận séc có quyền từ chối nhận séc nếu những yêu cầu của mình không được bên trả séc đáp ứng.

Chương 2:

CUNG ỨNG SÉC

5. Tổ chức cung ứng séc tự quyết định về thiết kế mẫu séc trắng do mình cung ứng, trên cơ sở tham khảo mẫu séc tại Phụ lục 1.

Để bảo đảm cho tờ séc có thể thanh toán qua Trung tâm thanh toán bù trừ séc tự động của Ngân hàng Nhà nước hoặc do Ngân hàng Nhà nước cho phép, thì giấy in séc, kích thước séc, yếu tố và vị trí các yếu tố trên séc trắng phải được thiết kế theo các điều kiện quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này và những tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể khác của Trung tâm (nếu có).

6. Tổ chức cung ứng séc, trước khi in séc trắng theo mẫu mới, phải tiến hành đăng ký mẫu séc trắng với Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Hồ sơ đăng ký mẫu séc trắng bao gồm:

- Công văn đăng ký mẫu séc trắng kèm thiết kế kích thước, mầu sắc, các yếu tố chi tiết của tờ séc trắng;

- Bản sao giấy phép hoạt động của tổ chức cung ứng séc đã được Công chứng Nhà nước xác nhận (trường hợp đăng ký lần đầu).

7 . Vụ Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm xem xét và trả lời tổ chức cung ứng séc về mẫu séc trắng trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký mẫu séc trắng của tổ chức cung ứng séc.

8. Sau khi nhận được văn bản trả lời của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức cung ứng séc tiến hành in séc trắng. Trước khi cung ứng séc trắng cho người sử dụng séc, tổ chức cung ứng séc phải gửi mẫu séc trắng đã in để lưu mẫu tại Vụ Chính sách tiền tệ và Vụ Kế toán tài chính, Ngân hàng Nhà nước.

9. Tổ chức cung ứng séc được lựa chọn nơi in để ký hợp đồng in séc trắng trên cơ sở tự chịu trách nhiệm về việc bảo đảm những yếu tố kỹ thuật và yếu tố chống giả của séc trắng do mình cung ứng.

10. Tổ chức cung ứng séc chịu trách nhiệm thông báo cho các bên liên quan (bao gồm các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tham gia dịch vụ thu hộ séc, trung tâm thanh toán bù trừ séc và người sử dụng dịch vụ thanh toán) về mẫu séc trắng của mình.

11. Tổ chức cung ứng séc chịu trách nhiệm quy định và thoả thuận đối với người sử dụng séc về điều kiện và điều khoản sử dụng séc do mình cung ứng. Đối tượng được cung ứng séc trắng phải đáp ứng những điều kiện sau:

11.1. Được sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng séc.

11.2. Không bị cấm sử dụng séc hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ quyền ký phát séc.

11.3. Các điều kiện khác do tổ chức cung ứng séc quy định.

12. Tổ chức cung ứng séc tự chịu trách nhiệm về việc:

12.1. Quyết định số lượng tờ séc trắng cung ứng cho mỗi đối tượng khách hàng và cho mỗi lần cung ứng, trên cơ sở bảo đảm phù hợp với nhu cầu và độ tin cậy trong thanh toán của từng đối tượng cụ thể.

12.2. Xây dựng quy trình, thủ tục bảo đảm an toàn và phân định trách nhiệm của các bên liên quan trong lưu trữ, bảo quản, luân chuyển séc trắng và séc trong quá trình xử lý thanh toán trong nội bộ tổ chức cung ứng séc;

12.3. Quy định, hướng dẫn và phổ biến về trách nhiệm trong việc bảo quản séc trắng và những yêu cầu trong việc sử dụng séc đối với người được cung ứng séc trắng.

13. Thủ tục cung ứng séc thực hiện như sau:

13.1. Khi có nhu cầu sử dụng séc, chủ tài khoản hoặc người đại diện của chủ tài khoản lập giấy đề nghị cung ứng séc nộp cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mình mở tài khoản (tổ chức cung ứng séc).

13.2. Khi nhận được giấy đề nghị cung ứng séc, tổ chức cung ứng séc có trách nhiệm kiểm tra điều kiện của người đề nghị cung ứng séc, giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu, giấy chứng minh quân nhân, công nhân và nhân viên quốc phòng hoặc giấy tờ tùy thân khác có dán ảnh và đóng dấu giáp lai) của người đề nghị cung ứng séc.

13.3. Trước khi giao séc cho khách hàng, tổ chức cung ứng séc trắng phải chịu trách nhiệm in, dập chữ hoặc ghi sẵn nội dung của các yếu tố: Số séc, tên người thực hiện thanh toán, tên người ký phát séc (Tên của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác hoặc họ tên của cá nhân), các yếu tố trên giải từ MICR: số séc, mã ngân hàng của người thực hiện thanh toán, số tài khoản của người ký phát... (trường hợp séc thanh toán qua trung tâm thanh toán bù trừ séc tự động của Ngân hàng Nhà nước) trên từng tờ séc trắng trước khi giao cho khách hàng. Trường hợp tổ chức cung ứng séc có quy định cụ thể về địa điểm thanh toán thì cần in, dập chữ hoặc ghi sẵn địa điểm thanh toán trên mẫu séc trắng.

Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có quyền in, dập chữ hoặc ghi thêm các nội dung khác trên tờ séc trắng nếu thấy cần thiết và để thuận tiện cho người sử dụng séc.

13.4. Tổ chức cung ứng séc phải mở sổ theo dõi tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản của người được cung ứng séc, số lượng và ký hiệu (số xê-ry, số séc) của các tờ séc cung ứng cho người được cung ứng séc và yêu cầu người được cung ứng séc phải ký nhận vào sổ theo dõi.

13.5. Người được cung ứng séc phải kiểm đếm số lượng tờ séc, tính chính xác của các yếu tố trên bề mặt tờ séc trắng được cung ứng. Nếu có sai sót phải báo ngay cho tổ chức cung ứng séc để đổi lấy tờ séc khác.

Sau khi đã nhận séc trắng từ tổ chức cung ứng séc, nếu xảy ra sai sót hoặc để séc bị lợi dụng thì chủ tài khoản phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về các thiệt hại xẩy ra.

14. Khi không còn sử dụng séc hoặc chấm dứt thoả thuận sử dụng séc với tổ chức cung ứng séc, người được cung ứng séc trắng có nghĩa vụ nộp lại toàn bộ các séc trắng chưa sử dụng và các tờ séc viết hỏng cho tổ chức cung ứng séc.

Chương 3:

CÁC YẾU TỐ CỦA SÉC VÀ KÝ PHÁT SÉC

15. Những nội dung trên séc phải được lập theo yêu cầu như sau:

15.1. Tờ séc phải được lập trên mẫu séc trắng do người thực hiện thanh toán cung ứng; nếu séc được lập trên mẫu séc trắng không phải do người thực hiện thanh toán cung ứng, thì người thực hiện thanh toán có quyền từ chối thanh toán tờ séc đó.

15.2. Những yếu tố trên tờ séc phải được in hoặc ghi rõ ràng bằng bút mực hoặc bút bi, không viết bằng bút chì các loại hoặc mực đỏ, không sửa chữa, tẩy xoá. Các chữ số ghi trên séc phải là chữ số A-rập (0,1,2,3,4,5,6,7,8,9).

15.3. Chỉ định về người được trả tiền được ghi theo một trong ba cách thức quy định tại Khoản 1 Điều 17 của Nghị định.

15.4. Số tiền được ghi rõ ràng vào đúng nơi quy định, phải ghi bằng chữ và bằng số. Số và chữ phải viết liên tục, chữ đầu tiên phải được viết hoa, không viết cách quãng, không viết cách xa đầu dòng, không viết chèn thêm vào giữa hai chữ đã viết liền nhau, chỗ trống phải gạch chéo.

Đối với số tiền ghi bằng số, sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.); khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị.

Trường hợp có sai lệch giữa số tiền ghi bằng chữ và số tiền ghi bằng số thì số tiền được thanh toán là số tiền nhỏ hơn.

15.5. Tên người thực hiện thanh toán là tên đơn vị quản lý tài khoản với khoản tiền mà người ký phát được sử dụng bằng việc ký phát séc. Tên người thực hiện thanh toán có thể là tên một chi nhánh của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, đã cung ứng séc trắng cho người ký phát và cho phép người ký phát được sử dụng tài khoản thanh toán với một khoản tiền để ký phát séc theo thoả thuận với chi nhánh đó. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quản lý tập trung các tài khoản thanh toán của người ký phát mở tại các chi nhánh của mình thông qua hệ thống thanh toán trực tuyến, thì tên người thực hiện thanh toán là tên của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

15.6. Địa điểm thanh toán là nơi mà tờ séc được thanh toán và do người thực hiện thanh toán quy định. Địa điểm thanh toán có thể là địa chỉ của người thực hiện thanh toán, hoặc một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán làm đại lý chi hộ séc cho người thực hiện thanh toán. Trường hợp tờ séc được thanh toán tại bất kỳ chi nhánh nào của người thực hiện thanh toán, thì địa điểm thanh toán thể hiện bằng cụm từ "mọi chi nhánh". Nếu trên tờ séc không có địa điểm thanh toán thì tờ séc được hiểu là được xuất trình để thanh toán tại địa chỉ của người thực hiện thanh toán. Nếu không rõ địa chỉ của người thực hiện thanh toán thì tờ séc đó được xuất trình để thanh toán tại trụ sở chính của người thực hiện thanh toán.

15.7. Ngày ký phát là ngày mà người ký phát ghi trên tờ séc.

15.8. Chữ ký của người ký phát phải là chữ ký tay bằng bút mực hoặc bút bi theo chữ ký mẫu đã đăng ký tại người thực hiện thanh toán, kèm theo họ tên của người ký.

16. Để chỉ định số tiền trên tờ séc phải được trả vào tài khoản của người thụ hưởng, người ký phát hoặc người chuyển nhượng ghi hoặc đóng dấu thêm cụm từ "Trả vào tài khoản" ở mặt trước của tờ séc ngay dưới chữ "Séc". Cụm từ này có hiệu lực với bất kỳ người nào thụ hưởng tờ séc.

17. Trường hợp người được trả tiền trên séc là tổ chức, thì tờ séc phải được ghi hoặc đóng dấu cụm từ "trả vào tài khoản", trừ trường hợp ký phát séc để rút tiền mặt từ tài khoản thanh toán theo quy định của pháp luật.

18. Trường hợp viết sai thì phải huỷ bỏ bằng cách gạch chéo vào tờ séc trắng viết sai. Tờ séc viết sai hoặc bị hỏng phải được lưu giữ lại và trả lại cho người cung ứng séc.

19. Không được ký trên séc khi chưa ghi đủ nội dung thuộc trách nhiệm của người ký.

Người ký trên séc nhưng không điền đầy đủ các nội dung thuộc trách nhiệm của mình, mà để những nội dung còn thiếu tiếp tục được điền sau khi người đó đã ký trên séc; hoặc không tuân thủ yêu cầu về việc ghi số tiền bằng chữ và bằng số mà sau đó những thiếu sót này bị lợi dụng để làm sai lệch số tiền; hoặc không tuân thủ những quy định khác khiến tờ séc bị lợi dụng, thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về số thiệt hại và phải bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan do tờ séc bị lợi dụng gây ra.

20. Trường hợp người ký phát séc là đại diện hoặc được uỷ quyền thì chủ tài khoản phải làm đầy đủ thủ tục thông báo, đăng ký chữ ký mẫu, quy định hạn mức ... với người thực hiện thanh toán.

Chương 4:

CHUYỂN NHƯỢNG SÉC BẰNG KÝ HẬU

21. Tính liên tục của dãy chữ ký chuyển nhượng

21.1. Tờ séc chuyển nhượng bằng ký hậu thì tính liên tục của dãy chữ ký chuyển nhượng thể hiện như sau:

21.1.1. Trong giao dịch chuyển nhượng thứ nhất của tờ séc, người đứng tên chuyển nhượng phải là tên của người được trả tiền đã ghi trên mặt trước tờ séc.

21.1.2. Trong giao dịch chuyển nhượng thứ hai của tờ séc, người đứng tên chuyển nhượng phải là tên của người đã được chuyển nhượng trong giao dịch chuyển nhượng thứ nhất; và tiếp tục như vậy cho tới giao dịch chuyển nhượng cuối cùng.

21.2. Trường hợp người đứng tên chuyển nhượng trong bất kỳ một giao dịch chuyển nhượng nào mà không phải là tên của người đã được chuyển nhượng trong giao dịch chuyển nhượng liền trước, thì dãy chữ ký chuyển nhượng đó là không liên tục.

21.3. Người cầm séc đã qua chuyển nhượng là người thụ hưởng của số tiền ghi trên séc nếu người đó là người cuối cùng được chuyển nhượng trong dãy chữ ký chuyển nhượng liên tục như quy định tại Điểm 21.1 nói trên.

Người thực hiện thanh toán, khi thanh toán tờ séc đã qua chuyển nhượng bằng ký hậu, có trách nhiệm kiểm tra tính liên tục của dãy chữ ký chuyển nhượng để bảo đảm số tiền trên séc được chi trả đúng người thụ hưởng.

22. Chuyển nhượng séc cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

22.1. Để được thanh toán số tiền trên séc, người thụ hưởng séc có thể chuyển nhượng bằng ký hậu tờ séc đó cho một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo thoả thuận giữa hai bên để tổ chức đó xuất trình tờ séc theo quy định. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nói trên (tổ chức được chuyển nhượng) được quyền thoả thuận về việc nhận chuyển nhượng tờ séc, quyết định việc chi trả ngay cho người ký hậu, hoặc chi trả sau khi có kết quả thanh toán của tờ séc từ người thực hiện thanh toán, trên cơ sở tự chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của tờ séc và khả năng truy đòi số tiền trên séc trong trường hợp séc không được thanh toán.

22.2. Tổ chức được chuyển nhượng séc có trách nhiệm kiểm tra để bảo đảm:

- Séc đó được phép chuyển nhượng và có thể xuất trình trong thời hạn xuất trình (có lưu ý tới thời gian chuyển séc đi xuất trình).

- Người chuyển nhượng séc cho mình là người thụ hưởng hợp pháp tờ séc đó theo quy định tại Khoản 6, Điều 4 của Nghị định. Trường hợp séc đã qua chuyển nhượng bằng ký hậu thì tờ séc phải được chuyển nhượng liên tục đến người đó mà không bị giới hạn bằng cụm từ "không tiếp tục chuyển nhượng".

22.3. Trong trường hợp không thể trực tiếp xuất trình tại địa điểm thanh toán theo quy định, tổ chức được chuyển nhượng tờ séc nói trên có quyền chuyển nhượng tiếp séc đó cho một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác mà mình có quan hệ đại lý theo thoả thuận giữa hai bên với tư cách là người đại diện cho người đã chuyển nhượng tờ séc cho mình, để tổ chức này xuất trình tờ séc.

22.4. Tổ chức được chuyển nhượng séc có tất cả các quyền với tư cách người thụ hưởng tờ séc.

22.5. Tổ chức được chuyển nhượng séc phải kiểm tra các thông tin liên quan tới tính xác thực của các nội dung thể hiện trên tờ séc và khả năng thanh toán của người ký phát tờ séc. Người thực hiện thanh toán được quyền cung cấp các thông tin khẩn theo yêu cầu nói trên của tổ chức được chuyển nhượng séc bằng phương thức thông tin theo thoả thuận giữa hai bên.

22.6. Đối với các séc từ nước ngoài được chuyển nhượng cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam, thì tổ chức đầu tiên được chuyển nhượng tờ séc trên lãnh thổ Việt Nam có trách nhiệm thực hiện những quy định từ Điểm 22.1 đến 22.5, Chương này.

Chương 5:

BẢO ĐẢM THANH TOÁN SÉC

23. Bảo chi séc

23.1. Để thực hiện bảo chi, tờ séc phải đáp ứng đủ những điều kiện sau:

23.1.1 Được điền đầy đủ, rõ ràng các yếu tố theo quy định tại Điểm 15, Chương III của Thông tư này;

23.1.2. Người ký phát có đủ tiền trên tài khoản để đảm bảo khả năng thanh toán cho tờ séc, hoặc nếu không đủ tiền trên tài khoản nhưng được người thực hiện thanh toán chấp thuận cho người ký phát thấu chi đến một hạn mức nhất định để bảo đảm khả năng thanh toán cho số tiền ghi trên tờ séc;

23.1.3. Người ký phát yêu cầu được bảo chi tờ séc đó.

23.2. Người thực hiện thanh toán được từ chối bảo chi séc nếu tờ séc không đáp ứng một trong những điều kiện quy định tại Điểm 23.1, Chương này.

23.3. Để đảm bảo khả năng thanh toán cho tờ séc khi xuất trình, người thực hiện thanh toán lưu ký số tiền của tờ séc được bảo chi của người ký phát vào một tài khoản riêng hoặc phong toả số tiền đó trên tài khoản (khoá số dư trên tài khoản) của người ký phát tính từ thời điểm thực hiện việc bảo chi cho đến hết thời hạn xuất trình.

23.4 Thủ tục bảo chi séc được thực hiện như sau:

23.4.1 Trường hợp sử dụng tài khoản tiền ký gửi để bảo đảm thanh toán:

Khi có nhu cầu bảo chi séc, người ký phát séc lập và nộp vào người thực hiện thanh toán "Uỷ nhiệm chi" (số liên Uỷ nhiệm chi do Người thực hiện thanh toán quy định nhưng phải đảm bảo đủ số liên để hạch toán, thanh toán và lưu trữ) và tờ séc đã ghi đầy đủ các yếu tố có đủ chữ ký và dấu (nếu có) ở mặt trước của tờ séc.

Người thực hiện thanh toán kiểm soát đối chiếu "Uỷ nhiệm chi", kiểm tra các điều kiện để thực hiện bảo chi tờ séc theo quy định tại Điểm 23.1, Chương này, nếu đủ điều kiện thì xử lý:

- Ghi ngày, tháng, năm và ký tên đóng dấu của người thực hiện thanh toán, kèm cụm từ "Bảo chi" lên mặt trước của tờ séc.

- Giao tờ séc đã làm xong thủ tục bảo chi cho khách hàng.

Xử lý các liên ủy nhiệm chi như sau:

- 1 liên uỷ nhiệm chi làm chứng từ ghi Nợ Tài khoản của người ký phát, đồng thời ghi Có Tài khoản tiền ký gửi để đảm bảo thanh toán séc của người ký phát.

- 1 liên uỷ nhiệm chi làm Giấy báo Nợ giao cho người ký phát séc.

23.4.2. Trường hợp không sử dụng tài khoản tiền ký gửi để đảm bảo thanh toán:

Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện nghiệp vụ bảo chi séc có thể áp dụng biện pháp phong toả số dư tài khoản thanh toán của người ký phát và số tiền bị phong toả đúng bằng số tiền bảo đảm thanh toán séc. Tuy nhiên khi áp dụng biện pháp này để bảo chi séc thì ngân hàng phải bảo đảm được việc kiểm soát khả năng thanh toán của người ký phát, không để xảy ra tình trạng mất khả năng thanh toán gây ảnh hưởng đến các bên liên quan.

23.5. Khi đã bảo chi séc, người thực hiện thanh toán chịu trách nhiệm bảo đảm khả năng thanh toán số tiền ghi trên séc đến hết thời hạn xuất trình của tờ séc.

Sau thời hạn xuất trình, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không còn trách nhiệm bảo đảm khả năng thanh toán cho tờ séc khi xuất trình. Người ký phát có quyền yêu cầu người thực hiện thanh toán chấm dứt việc lưu ký hoặc phong toả số tiền dùng để bảo đảm khả năng thanh toán cho tờ séc đó.

Chương 6:

XUẤT TRÌNH VÀ THANH TOÁN SÉC

24. Tờ séc được coi là "xuất trình" nếu tờ séc dưới dạng chứng từ giấy (trường hợp xử lý thanh toán bằng chứng từ) hoặc dữ liệu điện tử của tờ séc (trường hợp xử lý thanh toán bằng điện tử) tới địa điểm xuất trình quy định tại Điểm 25 hoặc Điểm 26, Chương này.

Tờ séc được xuất trình trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký phát và người ký phát có khoản tiền đủ để chi trả cho số tiền ghi trên séc, thì người thực hiện thanh toán có trách nhiệm thanh toán cho người thụ hưởng hoặc người được người thụ hưởng uỷ quyền ngay trong ngày xuất trình hoặc ngày làm việc tiếp theo sau ngày xuất trình đó.

25. Người thụ hưởng hoặc người được người thụ hưởng uỷ quyền (bao gồm cả người thu hộ) xuất trình séc tại những địa điểm sau (địa điểm xuất trình):

25.1. Địa điểm thanh toán ghi trên tờ séc;

25.2. Nếu tờ séc không ghi địa điểm thanh toán, thì xuất trình séc tại địa chỉ của người thực hiện thanh toán;

25.3. Nếu người thụ hưởng hoặc người được người thụ hưởng uỷ quyền không rõ địa chỉ của người thực hiện thanh toán, thì xuất trình séc tại trụ sở chính của người thực hiện thanh toán.

26. Trường hợp người xuất trình tờ séc là một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, thì ngoài những địa điểm xuất trình nói trên, tổ chức đó được xuất trình tờ séc tại Trung tâm thanh toán bù trừ séc, nếu tổ chức đó là thành viên trực tiếp của Trung tâm thanh toán bù trừ, và tờ séc đó được thanh toán qua Trung tâm thanh toán bù trừ theo thoả thuận giữa Trung tâm thanh toán bù trừ và các thành viên.

27. Việc thu hộ séc thực hiện như sau:

27.1. Người thụ hưởng, nếu không trực tiếp xuất trình séc, có thể nộp séc vào tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mình mở tài khoản; hoặc nộp séc vào một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán làm dịch vụ thu hộ séc để uỷ quyền cho tổ chức đó (được gọi là người thu hộ) xuất trình séc tại địa điểm xuất trình. Thời gian chuyển séc đi xuất trình do hai bên thoả thuận.

27.2. Tờ séc đã quá thời hạn xuất trình nhưng chưa quá 06 tháng kể từ ngày ký phát, người thu hộ vẫn có thể nhận thu hộ. Trường hợp tờ séc bị từ chối thanh toán, người thu hộ hoàn trả lại séc cho người thụ hưởng và không phải chịu trách nhiệm về việc bị từ chối này.

27.3. Người thu hộ séc có quyền quy định mức phí dịch vụ thu hộ séc đối với người thụ hưởng. Trong trường hợp tờ séc bị từ chối thanh toán không do lỗi của người thu hộ, người thu hộ không có nghĩa vụ phải hoàn trả phí thu hộ cho người thụ hưởng.

27.4. Trường hợp tờ séc bị từ chối do lỗi của người thu hộ, người thu hộ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người thụ hưởng theo thoả thuận giữa hai bên. Trường hợp không thoả thuận được thì xử lý theo quy định của pháp luật.

27.5. Thủ tục giao, nhận và kiểm tra séc tại người thu hộ như sau:

- Căn cứ vào các tờ séc, người thụ hưởng lập Bảng kê nộp séc (mẫu phụ lục số 2 - Số liên bảng kê nộp séc do người thực hiện thanh toán quy định nhưng phải đảm bảo đủ số liên để hạch toán, thanh toán và lưu trữ). Mỗi người thực hiện thanh toán lập một Bảng kê nộp séc riêng kèm theo các tờ séc giao cho người thu hộ.

Trường hợp trên tờ séc có sai lệnh giữa số tiền bằng số và bằng chữ thì số tiền nhỏ hơn là số tiền được ghi trên bảng kê nộp séc để thanh toán.

Khi lập bảng kê nộp séc, người thụ hưởng phải ghi đầy đủ, rõ ràng các yếu tố quy định trên bảng kê, không được sửa chữa hoặc tẩy xoá.

- Khi nhận được các liên bảng kê nộp séc cùng với các tờ séc được nộp vào, người thu hộ phải kiểm tra các yếu tố thể hiện trên bề mặt tờ séc để đảm bảo:

+ Người yêu cầu được thanh toán séc là người thụ hưởng hợp pháp tờ séc đó theo quy định tại Khoản 6, Điều 4 của Nghị định;

+ Tờ séc được điền đầy đủ các yếu tố bắt buộc theo quy định tại Khoản 1 và 2, Điều 14 của Nghị định;

+ Tờ séc chưa quá 06 tháng kể từ ngày ký phát (cần lưu ý tới khoảng thời gian chuyển séc đi xuất trình).

+ Tính liên tục của dãy chữ ký chuyển nhượng (nếu có) trên tờ séc.

+ Đối chiếu đảm bảo khớp đúng số séc, số tiền trên tờ séc với số tiền được kê trên bảng kê nộp séc.

+ Cộng lại tổng số tiền trên bảng kê nộp séc, số tiền bằng chữ phải khớp đúng với số tiền bằng số.

- Khi phát hiện bảng kê nộp séc có sai sót hoặc các tờ séc không đầy đủ các điều kiện nêu trên thì người thu hộ phải trả lại séc cho người nộp séc và yêu cầu lập lại bảng kê nộp séc khác thay thế phù hợp với các tờ séc đủ điều kiện;

- Nếu không có gì sai sót thì người thu hộ ký xác nhận về việc nhận nhờ thu theo yêu cầu của người thụ hưởng, ghi vào sổ theo dõi séc gửi đi (dùng làm cơ sở để tra cứu xử lý các trường hợp gửi séc bị thất lạc, chậm trễ) và gửi các tờ séc và bảng kê séc tới địa điểm xuất trình trong thời gian, phương thức thoả thuận với người thụ hưởng và phù hợp với các quy định hiện hành của người thực hiện thanh toán.

28. Việc giao nhận séc trực tiếp giữa người thu hộ và người thực hiện thanh toán phải ghi sổ theo dõi giao nhận chứng từ và có ký nhận. Trường hợp người thu hộ và người thực hiện thanh toán không giao nhận séc trực tiếp được cho nhau thì có thể áp dụng các biện pháp giao nhận khác nhưng phải đảm bảo séc được giao cho người thực hiện thanh toán một cách nhanh chóng, đầy đủ, chính xác và an toàn.

29. Việc tiếp nhận và kiểm tra séc tại người thực hiện thanh toán thực hiện như sau:

29.1. Khi nhận được các liên bảng kê nộp séc cùng với các tờ séc do người thụ hưởng hoặc người thu hộ nộp vào, người thực hiện thanh toán phải kiểm tra các yếu tố trên bề mặt tờ séc để bảo đảm:

+ Người yêu cầu được thanh toán là người thụ hưởng hợp pháp của tờ séc đó theo quy định tại Khoản 6, Điều 4 của Nghị định (trường hợp người thụ hưởng trực tiếp xuất trình séc);

+ Tờ séc được lập trên mẫu séc trắng do mình cung ứng và được điền đầy đủ các yếu tố theo quy định tại Điều 14 của Nghị định;

+ Tờ séc chưa quá 06 tháng kể từ ngày ký phát;

+ Không có lệnh đình chỉ thanh toán nếu tờ séc xuất trình sau 30 ngày kể từ ngày ký phát;

+ Chữ ký và dấu (nếu có) của người ký phát séc hoặc người đại diện ký séc khớp đúng với mẫu đã đăng ký tại người thực hiện thanh toán;

+ Không ký phát séc vượt quá thẩm quyền quy định tại văn bản đại diện ký phát séc;

+ Tính liên tục của dãy chữ ký chuyển nhượng (nếu séc đã qua chuyển nhượng) trên tờ séc;

+ Đối chiếu đảm bảo khớp đúng số séc, số tiền trên tờ séc với số tiền được kê trên bảng kê nộp séc;

+ Cộng lại tổng số tiền trên bảng kê nộp séc, số tiền bằng chữ phải khớp đúng với số tiền bằng số;

+ Các yếu tố khác theo quy định có liên quan.

Khi phát hiện bảng kê nộp séc có sai sót hoặc séc giả, séc thiếu một trong các điều kiện nêu trên thì người thực hiện thanh toán phải trả lại tờ séc đó cho người nộp séc và yêu cầu lập lại bảng kê nộp séc khác thay thế phù hợp với các tờ séc đủ điều kiện; Nếu không có gì sai sót thì người thực hiện thanh toán ký xác nhận về việc nhận séc theo yêu cầu của của người thu hộ hoặc người thụ hưởng;

29.2. Trường hợp tờ séc không ghi cụm từ "trả vào tài khoản" thì người thực hiện thanh toán có thể thanh toán bằng tiền mặt theo đề nghị của người thụ hưởng tại các địa điểm xuất trình nêu tại Điểm 25, Chương này.

Người lĩnh tiền mặt phải ghi rõ họ tên, số chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu, giấy chứng minh quân nhân, công nhân và nhân viên quốc phòng hoặc giấy tờ tùy thân khác có dán ảnh và đóng dấu giáp lai) của mình vào phần quy định dùng cho lĩnh tiền mặt ở mặt sau tờ séc.

29.3. Trường hợp vi phạm quy định về việc kiểm soát séc gây ra tham ô, lợi dụng, thất thoát tài sản thì người vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi hoàn.

30. Đối với tờ séc đã qua kiểm tra theo quy định tại Điểm 29, Chương này, thì người thực hiện thanh toán kiểm tra khả năng thanh toán của tờ séc và xử lý chính xác, an toàn; sử dụng tài khoản kế toán để hạch toán các giao dịch thanh toán và giữ bí mật về số dư trên tài khoản thanh toán của khách hàng theo đúng quy định của pháp luật, và xử lý theo quy trình, thủ tục quy định từ Điểm 31 đến Điểm 33, Chương này.

31. Nếu số dư trên tài khoản thanh toán của người ký phát séc, hoặc số dư cộng với hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán của người ký phát séc (trường hợp người ký phát được phép thấu chi) đủ để thanh toán toàn bộ số tiền ghi trên séc, thì người thực hiện thanh toán ghi ngày, tháng năm thanh toán, ký tên trên các tờ séc và các liên bảng kê rồi xử lý:

31.1. Các tờ séc làm chứng từ ghi Nợ Tài khoản thanh toán của người ký phát, hoặc Tài khoản tiền gửi bảo đảm thanh toán (trường hợp tờ séc được người thực hiện thanh toán bảo chi bằng cách lưu ký số tiền trên séc).

31.2. Các liên Bảng kê séc dùng làm chứng từ ghi Có Tài khoản thích hợp như: Tài khoản thanh toán của người thụ hưởng (trường hợp người thụ hưởng mở tài khoản tại người thực hiện thanh toán); Tiền mặt (trường hợp người thụ hưởng lĩnh tiền mặt); Thanh toán bù trừ, Tiền gửi NHNN (trường hợp thanh toán bù trừ hoặc thanh toán qua NHNN); Tài khoản của người thu hộ (trường hợp thanh toán theo thoả thuận đại lý)... Đồng thời lập chứng từ thanh toán thích hợp để chuyển đi bù trừ (nếu người thu hộ có tham gia thanh toán bù trừ) hoặc lập chứng từ chuyển tiền cho người thu hộ để ghi Có tài khoản người thụ hưởng.

31.3. Thủ tục thanh toán, luân chuyển chứng từ trong trường hợp người ký phát và người thụ hưởng mở tài khoản tại cùng một đơn vị chi nhánh ngân hàng, hoặc hai đơn vị chi nhánh thuộc cùng hệ thống tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và tổ chức đó có hệ thống thanh toán trực tuyến do Tổng Giám đốc (Giám đốc) của đơn vị hoặc tổ chức đó chịu trách nhiệm quy định và hướng dẫn phù hợp với quy định của Thông tư này.

32. Nếu khoản tiền mà người ký phát được sử dụng tại người thực hiện thanh toán không đủ để chi trả cho toàn bộ số tiền ghi trên séc, thì người thực hiện thanh toán xử lý:

32.1. Thông báo cho người ký phát về việc tờ séc không đủ khả năng thanh toán, trên đó nêu rõ số séc, ngày ký phát, số tiền ghi trên séc, số tiền thiếu khả năng thanh toán, người thụ hưởng của tờ séc ngay trong ngày xuất trình hoặc ngày làm việc tiếp theo sau ngày xuất trình tờ séc đó. Việc thông báo này có thể bằng điện thoại, điện tín hoặc một phương tiện thông tin thích hợp khác. Người thực hiện thanh toán có quyền thu phí dịch vụ này đối với người ký phát.

Đồng thời, thông báo về việc tờ séc không đủ khả năng thanh toán cho người xuất trình séc (bao gồm người thụ hưởng hoặc người thu hộ) ngay trong ngày xuất trình hoặc ngày làm việc tiếp theo sau ngày xuất trình tờ séc đó bằng phương thức thông tin khẩn theo thoả thuận giữa hai bên.

32.2. Người thụ hưởng có quyền yêu cầu hoặc thông qua người thu hộ yêu cầu người thực hiện thanh toán tiến hành một trong ba phương thức sau:

32.2.1. Lập Giấy xác nhận từ chối thanh toán đối với toàn bộ số tiền ghi trên séc và trả lại tờ séc cho mình;

32.2.2. Thanh toán một phần số tiền ghi trên tờ séc tối đa bằng khoản tiền người ký phát được sử dụng tại người thực hiện thanh toán và lập Giấy xác nhận từ chối thanh toán đối với phần tiền còn lại chưa được thanh toán trên séc (Trong trường hợp này người thụ hưởng lập Lệnh thu mẫu Phụ lục số 03);

32.2.3. Yêu cầu người ký phát nộp đủ số tiền thiếu khả năng thanh toán của tờ séc vào tài khoản của người ký phát để thanh toán tờ séc đó trong một khoảng thời gian nhất định (do người thụ hưởng yêu cầu) (Người thụ hưởng lập Lệnh thu mẫu Phụ lục số 03) nhưng không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày lập Lệnh thu. Trường hợp người ký phát nộp đủ tiền vào tài khoản thanh toán theo yêu cầu nói trên, thì việc thanh toán tờ séc tiến hành theo trình tự thủ tục quy định. Nếu người ký phát không nộp đủ số tiền theo yêu cầu, thì người thực hiện thanh toán từ chối thanh toán toàn bộ số tiền ghi trên séc.

32.3. Người thực hiện thanh toán có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của người xuất trình séc nếu nhận được Lệnh thu khi tờ séc chưa quá 06 tháng kể từ ngày ký phát.

32.4. Khi nhận được Lệnh thu yêu cầu được thanh toán một phần số tiền ghi trên séc của người thụ hưởng thì người thực hiện thanh toán tiến hành xử lý:

32.4.1. Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của Lệnh thu.

32.4.2. Căn cứ vào Lệnh thu và khả năng thanh toán hiện có của người ký phát tại thời điểm nhận được yêu cầu, người thực hiện thanh toán tiến hành ghi:

Nợ Tài khoản thanh toán của người ký phát séc;

Có Tài khoản thích hợp (TK thanh toán của người thụ hưởng; Tiền mặt; TTBT; TK tiền gửi tại NHNN, TK của người thu hộ...)

Và lập chứng từ thanh toán bù trừ (nếu người thu hộ có tham gia thanh toán bù trừ) hoặc lập chứng từ chuyển tiền cho người thu hộ để ghi Có tài khoản người thụ hưởng.

Người thực hiện thanh toán phải mở sổ theo dõi các tờ séc được thanh toán một phần.

32.4.3. Khi thanh toán một phần, người thực hiện thanh toán xử lý:

- Lập Giấy xác nhận từ chối thanh toán (theo mẫu Phụ lục số 05) đối với số tiền chưa được thanh toán của tờ séc, và ghi cụm từ "xuất trình ngày..., thanh toán một phần là... (số tiền) từ chối phần còn lại là... (số tiền) tại... (địa điểm xuất trình), ngày thanh toán..." trên mặt trước tờ séc, chuyển Giấy xác nhận từ chối thanh toán kèm tờ séc và các chứng từ thanh toán khác cho người thụ hưởng hoặc người thu hộ;

- Lập Thông báo về việc tờ séc bị từ chối thanh toán, nêu rõ số séc, ngày ký phát séc, tên, địa chỉ người thụ hưởng tờ séc, số tiền ghi trên tờ séc, số tiền bị từ chối thanh toán gửi cho người ký phát để yêu cầu người đó thực hiện nghĩa vụ trả tiền đối với số tiền bị từ chối thanh toán của tờ séc, kèm theo lời cảnh báo về những hậu quả có thể xảy ra nếu người đó không thực hiện nghĩa vụ trả tiền đối với số tiền bị từ chối thanh toán đó.

Các thông tin liên quan đến người ký phát tờ séc không đủ khả năng thanh toán phải được xử lý theo quy định tại Điểm 37, Chương VII, Thông tư này.

32.4.4. Trường hợp người thực hiện thanh toán không nhận được Lệnh thu sau 05 ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo về việc tờ séc không đủ khả năng thanh toán, thì thực hiện thủ tục từ chối thanh toán đối với toàn bộ số tiền ghi trên séc, lập Giấy xác nhận từ chối thanh toán kèm tờ séc để chuyển trả cho người thụ hưởng hoặc người thu hộ; đồng thời lập Thông báo về việc tờ séc bị từ chối thanh toán gửi theo quy định ở Điểm 32.4.3, Chương này.

32.5. Khi thanh toán một phần số tiền ghi trên séc, người thực hiện thanh toán yêu cầu người thụ hưởng (trường hợp thanh toán vào tài khoản thanh toán của người thụ hưởng mở tại người thực hiện thanh toán hoặc thanh toán tiền mặt) hoặc người thu hộ (trường hợp thanh toán thông qua người thu hộ) lập Giấy biên nhận (theo mẫu Phụ lục số 04) để lưu chứng từ.

33. Trường hợp có nhiều tờ séc nộp vào cùng một thời điểm để đòi tiền từ một người ký phát mà khả năng chi trả của người ký phát không đủ để thanh toán tất cả các tờ séc đó thì thứ tự thanh toán séc được xác định theo ngày ký phát, và theo thứ tự số séc đã được ký phát, nghĩa là tờ séc có ngày ký phát trước sẽ được thanh toán trước, và nếu các tờ séc có cùng ngày ký phát, thì tờ séc có số thứ tự nhỏ sẽ được thanh toán trước.

34. Thủ tục xử lý tại người thu hộ:

34.1. Đối với séc được thanh toán toàn bộ số tiền ghi trên séc:

34.1.1. Đối với séc trả tiền vào tài khoản, khi nhận được chứng từ thanh toán séc do người thực hiện thanh toán gửi đến, thì người thu hộ sử dụng các chứng từ đó để hạch toán

Nợ Tài khoản thích hợp ( TTBT, TK tiền gửi tại NHNN,TG của người thực hiện thanh toán...),

Có Tài khoản thanh toán của người thụ hưởng

Và gửi Giấy báo Có cho người thụ hưởng.

34.1.2. Tờ séc không ghi cụm từ "trả vào tài khoản", người thu hộ có thể thanh toán số tiền ghi trên séc bằng tiền mặt theo đề nghị của người thụ hưởng. Người lĩnh tiền mặt phải ghi rõ tên, số chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu, giấy chứng minh quân nhân, công nhân và nhân viên quốc phòng hoặc giấy tờ tùy thân khác có dán ảnh và đóng dấu giáp lai) của mình vào phần quy định dùng cho lĩnh tiền mặt ở mặt sau tờ séc.

Người thu hộ sử dụng các chứng từ do người thực hiện thanh toán gửi đến để hạch toán:

Nợ Tài khoản thích hợp ( TTBT, TK tiền gửi tại NHNN,TG của người thực hiện thanh toán...),

Có Tài khoản tiền mặt.

34.2. Trường hợp tờ séc được thanh toán một phần theo thông báo của người thực hiện thanh toán:

- Căn cứ vào số tiền đã được thanh toán, người thu hộ sử dụng các chứng từ thanh toán một phần tờ séc do người thực hiện thanh toán gửi đến để hạch toán:

Nợ Tài khoản thích hợp (TTBT, TK thanh toán tại NHNN, TG của người thực hiện thanh toán...)

Có Tài khoản thích hợp (Tài khoản thanh toán của người thụ hưởng; tiền mặt) (Trường hợp người thu hộ được uỷ quyền nhận tiền cho người thụ hưởng)

Hoặc Có Tài khoản các khoản chờ thanh toán khác - mở tài khoản chi tiết cho từng người thụ hưởng séc (Trường hợp người thu hộ không được uỷ quyền nhận tiền cho người thụ hưởng)

Đồng thời lập Giấy báo Có về số tiền đã được thanh toán cho người thụ hưởng (trường hợp thanh toán vào tài khoản của người thụ hưởng).

Người thụ hưởng hoặc người thu hộ (với tư cách là người được người thụ hưởng uỷ quyền) phải lập Giấy biên nhận (theo mẫu Phụ lục số 04) để giao cho người thực hiện thanh toán.

Khi người thu hộ nhận được Giấy biên nhận của người thụ hưởng nộp vào, căn cứ vào Giấy biên nhận, người thu hộ tiến hành lập phiếu chuyển khoản, hạch toán:

Nợ Tài khoản các khoản chờ thanh toán khác - mở tài khoản chi tiết cho từng người thụ hưởng séc .

Có Tài khoản thích hợp (tài khoản thanh toán của người thụ hưởng; tiền mặt).

Và gửi một liên Giấy biên nhận tới người thực hiện thanh toán

Trường hợp sau 05 ngày làm việc kể từ ngày người thu hộ gửi Giấy báo Có về việc thanh toán một phần số tiền ghi trên séc, mà người thu hộ không nhận được Giấy biên nhận của người thu hộ, thì người thu hộ phải chuyển trả lại số tiền của tờ séc đã được thanh toán một phần, hạch toán:

Nợ Tài khoản các khoản chờ thanh toán khác - mở tài khoản chi tiết cho từng người thụ hưởng séc .

Có Tài khoản thích hợp (TTBT, TK thanh toán tại NHNN, TG của người thực hiện thanh toán...).

35. Các tờ séc đã bị từ chối thanh toán không được phép xuất trình lại lần thứ hai, trừ trường hợp tờ séc bị từ chối thanh toán do nhầm lẫn của người thực hiện thanh toán.

36. Việc tổ chức thanh toán séc thực hiện như sau:

36.1. Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chịu trách nhiệm quy định và hướng dẫn về việc thanh toán séc giữa các chi nhánh, đơn vị trực thuộc của tổ chức đó và phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật, đồng thời thông báo và phổ biến cho khách hàng của mình thực hiện;

36.2. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có quyền thoả thuận với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác trên cùng địa bàn, hoặc khác địa bàn tỉnh thành phố về việc tổ chức thanh toán séc cho các khách hàng của hai bên, quy định về quy trình nghiệp vụ, thẩm quyền và trách nhiệm của các bên liên quan trên cơ sở tự chịu trách nhiệm về việc bảo đảm an toàn trong quá trình thanh toán séc, đồng thời thông báo và phổ biến cho khách hàng của mình thực hiện;

36.3. Séc thanh toán qua trung tâm thanh toán bù trừ thực hiện như sau:

36.3.1. Đối với các trung tâm thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước, việc thanh toán séc qua trung tâm thanh toán bù trừ được áp dụng quy trình thanh toán bù trừ do Ngân hàng Nhà nước quy định.

36.3.2. Đối với trung tâm thanh toán bù trừ là Tổ chức cung ứng dịch thanh toán được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động, séc thanh toán qua trung tâm giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thành viên thực hiện theo thoả thuận giữa trung tâm đó và các thành viên.

Chương 7:

VI PHẠM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

37. Vi phạm ký phát séc không đủ khả năng thanh toán

37.1. Vi phạm lần thứ nhất

37.1.1. Trường hợp tờ séc được xuất trình trong thời hạn thanh toán, nhưng khoản tiền mà người ký phát được sử dụng để ký phát séc tại người thực hiện thanh toán không đủ để chi trả toàn bộ số tiền trên tờ séc, thì sau khi lập Giấy xác nhận từ chối thanh toán theo quy định, người thực hiện thanh toán có trách nhiệm gửi thông báo tới người ký phát để yêu cầu người đó thực hiện nghĩa vụ trả số tiền ghi trên séc;

37.1.2. Sau khi trực tiếp trả tiền cho người thụ hưởng, người ký phát thông báo cho người thực hiện thanh toán về việc đã thực hiện nghĩa vụ trả tiền, đồng thời gửi kèm theo tờ séc đã được thanh toán. Trường hợp này được coi là vô tình ký phát séc không đủ khả năng thanh toán.

37.1.3. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày từ séc bị từ chối thanh toán, nếu người thực hiện thanh toán không nhận được thông báo quy định tại điểm 37.1.2 nói trên của người ký phát, thì người ký phát đó bị coi như cố tình ký phát séc không đủ khả năng thanh toán.

Trong trường hợp này, người thực hiện thanh toán có trách nhiệm đình chỉ ngay và vĩnh viễn quyền ký phát séc của người vi phạm, yêu cầu người vi phạm nộp lại ngay toàn bộ séc trắng đã được cung ứng, đồng thời thông báo cho Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước về người vi phạm và hình thức xử lý theo các nội dung ở Phụ lục số 6 Thông tư này .

Trường hợp người này không tuân thủ quyết định của người thực hiện thanh toán, người thực hiện thanh toán có quyền áp dụng các biện pháp cần thiết như: phong toả tài khoản của người ký phát, thông báo với cơ quan chủ quản của người đó (nếu có), và thông báo với cơ quan công an để phối hợp giải quyết.

37.1.4. Người thực hiện thanh toán có trách nhiệm lưu giữ thông tin về người ký phát séc không đủ khả năng thanh toán vào hồ sơ lưu của mình.

37.2. Vi phạm lần thứ hai bị coi là tái phạm nếu cách lần vi phạm vô tình lần thứ nhất dưới 01 năm, thì ngoài trình tự xử lý như vi phạm lần thứ nhất nếu trường hợp ký phát séc không đủ khả năng thanh toán vẫn là vô tình, người thực hiện thanh toán phải đình chỉ ngay quyền ký phát séc của người ký phát trong 03 tháng và thu hồi séc trắng đã cung ứng, đồng thời thông báo cho Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước về người vi phạm theo các nội dung ở Phụ lục 6 của Thông tư này.

Hết thời hạn 3 tháng, người thực hiện thanh toán có thể xem xét và ra quyết định chấm dứt thời hạn tạm thời đình chỉ quyền ký phát séc đối với người vi phạm, đồng thời thông báo cho Trung tâm Thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước về quyết định của mình.

37.3. Vi phạm lần thứ ba bị coi là tiếp tục tái phạm nếu cách lần vi phạm quy định tại Điểm 37.2 nói trên dưới 01 năm, thì ngoài hình thức xử lý như vi phạm lần thứ hai, người thực hiện thanh toán phải đình chỉ vĩnh viễn ngay quyền ký phát séc của người ký phát và yêu cầu người vi phạm nộp lại ngay toàn bộ séc trắng đã được cung ứng, đồng thời thông báo cho Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước về người vi phạm theo những nội dung quy định tại Phụ lục 6 Thông tư này.

37.4. Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có trách nhiệm tra cứu thông tin về người đề nghị được cung ứng séc trắng lần đầu trước khi quyết định cung ứng séc trắng cho người đó. Trung tâm Thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm cung cấp những thông tin đã lưu trữ nói trên cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ngay trong ngày nhận được yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo sau ngày đó.

38. Lãi suất phạt chậm trả séc bằng 200% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm áp dụng. Số tiền phạt chậm trả được trả cho người thụ hưởng tờ séc.

Chương 8:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

39. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo và thay thế Thông tư số 07-TT/NH1 ngày 27 tháng 12 năm 1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Quy chế phát hành và sử dụng séc ban hành kèm theo Nghị định số 30/CP ngày 9 tháng 5 năm 1996 của Chính phủ. Những quy định trước đây trái với quy định của Thông tư này đều bãi bỏ.

40. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, thì các tổ chức, cá nhân sử dụng séc và liên quan đến việc sử dụng séc phản ánh với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ mình để xử lý; các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nếu có vướng mắc không xử lý được thì phản ánh với chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cùng địa bàn để xử lý; trường hợp không xử lý được thì phản ánh với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để nghiên cứu, giải quyết.

41. Các tổ chức cung ứng séc căn cứ vào Thông tư này, ban hành quy trình nghiệp vụ về việc cung ứng và sử dụng séc của tổ chức mình và phổ biến cho khách hàng thực hiện. Các văn bản hướng dẫn và triển khai thực hiện Thông tư này phải được gửi Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ) biết.

 

KT. THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Phùng Khắc Kế



PHỤ LỤC SỐ 01b

MẪU SÉC TRẮNG THANH TOÁN QUA TRUNG TÂM THANH TOÁN BÙ TRỪ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC (tiếp theo)
(Mặt sau)

 

Thanh toán vào tài khoản số ……….

Phần dành cho việc chuyển nhượng:

Trả bằng tiền mặt:

Loại tiền VND

Số lượng

Thành tiền

500.000

 

 

100.000

 

 

50.000

 

 

20.000

 

 

10.000

 

 

5.000

 

 

2.000

 

 

1.000

 

 

500

 

 

200

 

 

100

 

 

Cộng

 

 

Người nhận tiền:

(Ký và ghi rõ họ tên): ……………………………….

CMT số

cấp tại

ngày

(Cuống séc)


Những lưu ý về các tiêu chuẩn mẫu séc:

1. Tiêu chuẩn giấy và kích thước phần thân séc:

- Trọng lượng: 90 đến 105 gram/m2 (khoảng 24 – 28 pound).

- Chiều dài: 180 mm;

- Chiều rộng: 90 mm;

- Vân giấy: Chiều dọc;

- Độ dầy: 0.075 đến 0.190 mm (từ 0.003 đến 0.0075 inch)

Mặt trước:

2. Giải từ tính MICR:

- Phải tuân thủ theo chuẩn E13B

- Trình tự thể hiện ở mã số: “Số séc” “Mã số của người thực hiện thanh toán (chi nhánh hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán)” “Số tài khoản ký phát séc”…

- Vị trí giải từ tính MICR: Máy in giải từ phải in theo tiêu chuẩn như sau:

– Tuân theo tiêu chuẩn in giải từ MICR.ANSI X9.27-1988

– Mực từ dùng để in phải theo chuẩn ISO 1004-1977

3. Ngày ký phát: Đóng khung cho mỗi ô số (ngày, tháng, năm) để dễ dàng nhận dạng.

4. Số tiền:

- Số tiền bằng chữ cần để hai dòng; Mỗi dòng dài tối thiểu 100 mm (4.1 inch); Khoảng cách giữa mỗi dòng 10 mm (0.7 inch).

- Số tiền bằng số cần được đóng khung để dễ dàng nhận dạng hình ảnh.

Mặt sau:

5. Tiêu chuẩn của phần dành cho việc chuyển nhượng:

- Đủ rộng để bảo đảm: Chứa được ít nhất 04 hàng chữ theo kích cỡ chuẩn;

- Chứa được ít nhất 02 hàng chữ theo kích cỡ mở rộng.

- Đủ rộng cho con dấu của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng séc.

6. Thiết kế nội dung phần cuống séc và mặt sau của tờ séc có tính tham khảo.

 

PHỤ LỤC SỐ 02

BẢNG KÊ NỘP SÉC

Phần dành cho khách hàng lập     

Số bảng kê:

 

Ngày         /         /

Tên người thụ hưởng: ...............................................................................................

Số hiệu TK: ..............................................................................................................

Tại: ..........................................................................................................................

 

Số thứ tự

Số Séc

Ngày ký phát

Tên người ký phát séc

Số TK người ký phát séc

Người thực hiện thanh toán
Mã NH:

Số tiền

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số tiền bằng số:

 

Số tiền bằng chữ: …………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………..

 

Kế toán trưởng
(Nếu có)

Chủ tài khoản

 

Phần dành cho người thu hộ:

Đã nhận đủ…………. tờ séc của ……………..

…………………………………………………….

Số tài khoản ……………………………………..

(tại) ……………………………………………….

Ngày ……tháng ………năm …….

Kế toán

Kiểm soát
(Ký tên, đóng dấu)

Phần dành cho người thực hiện thanh toán

Thanh toán ngày ………………………………

Số tiền thanh toán (bằng số)………………….

Bằng chữ………………………………………..

£ Toàn bộ số séc

£ Trả lại tờ séc số ……………………………

Ngày ……tháng ………năm …….

Kế toán

Kiểm soát
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

PHỤ LỤC SỐ 03

Người thực hiện thanh toán
(ngân hàng)……..

LỆNH THU

Phần dành cho khách hàng lập     

 

…………, ngày……/……./……..

Căn cứ thông báo của Quý ngân hàng về việc tờ séc số: .............................................

ngày ký phát: …./……../…….  người ký phát…………………………… không đủ khả năng thanh toán,

Tôi: ……………………………. (tên người thụ hưởng).

Địa chỉ:…………………………………

Số CMND (trường hợp cá nhân thụ hưởng)…………………………

Tài khoản số:……………………………

Tại ngân hàng:………………………….

yêu cầu Ngân hàng tiến hành (chỉ dẫn bằng cách đánh dấu vào một trong hai phương thức sau – Trường hợp đánh dấu cả hai phương thức thì chứng từ này là không hợp lệ):

£ Thanh toán cho tôi một phần số tiền của tờ séc trên theo khả năng chi trả hiện có trên tài khoản của người ký phát tại thời điểm nhận được Lệnh thu này và từ chối thanh toán số tiền còn lại.

£ Yêu cầu người ký phát nộp đủ tiền vào tài khoản để thanh toán tờ séc.

Người thụ hưởng

Kế toán trưởng
(Nếu có)

Chủ tài khoản
Ký tên, đóng dấu (nếu có)

 

Phần dành cho người thực hiện thanh toán lập

Nhận được vào hồi …………….. Ngày……./……../………..

Thanh toán ngày ……./……../………..

Số tiền thanh toán (Bằng số) ……………………………………………………………………………..

(Bằng chữ)…………………………………………………………………………………………………..

Số tiền từ chối thanh toán (Bằng số) ……………………………………………………………………

(Bằng chữ)…………………………………………………………………………………………………..

 

Kế toán

Kiểm soát (Ký tên, đóng dấu)

 

 

PHỤ LỤC SỐ 04

GIẤY BIÊN NHẬN

…………, ngày……/……./……..

Kính gửi: …………………(Ngân hàng thanh toán séc)…………………..

Tôi: ……………………. (người thụ hưởng hoặc người thu hộ).....................................................

Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………

Số CMT (trường hợp người thụ hưởng là cá nhân)………………………………………………….

Viết giấy này biên nhận về việc tờ séc số ………………ngày ký phát ………/……../………. người ký phát …………….. số tiền ghi trên séc là (bằng số) ……………………… Do séc không đủ khả năng thanh toán và theo đề nghị của tôi, Ngân hàng ………. (tên ngân hàng) ……………. đã thu cho tôi một phần số tiền ghi trên séc là:

Số tiền (bằng số)...................................................................................................................

Số tiền (bằng chữ).................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

 

Người lập giấy ký vào một trong hai ô thích hợp dưới đây

Người thụ hưởng

Kế toán trưởng
(nếu có)

Chủ tài khoản
Ký tên, đóng dấu (nếu có)

 

 

Người thu hộ
(người được người thụ hưởng ủy quyền)

Kế toán

Kiểm soát
Ký tên, đóng dấu

 

Phần dành cho người thực hiện thanh toán

Nhận được ngày……./……../………..

 

Kế toán

Kiểm soát 
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

PHỤ LỤC SỐ 05

Người thực hiện thanh toán
…..(ngân hàng)……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------

…………, ngày……/……./……..

GIẤY XÁC NHẬN TỪ CHỐI THANH TOÁN SÉC 

Kính gửi: (Người thụ hưởng séc………………………………………….)

 

Chúng tôi lấy làm tiếc khi thông báo với Quý khách là tờ séc:

Số séc:  .................................................................................. Ngày ký phát: …./……../…….

Người ký phát.......................................................................................................................

Địa chỉ:.................................................................................................................................

Số CMND (trường hợp người ký phát séc là cá nhân):.............................................................

Tài khoản:.............................................................................................................................

Tại Ngân hàng:......................................................................................................................

Số tiền viết trên séc (bằng số).................................................................................................

Bằng chữ: ............................................................................................................................

Số tiền từ chối thanh toán: (bằng số):......................................................................................

Bằng chữ: ............................................................................................................................

Lý do từ chối: .......................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

 

Kế toán

Kế toán trưởng

Giám đốc  
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC SỐ 06

MẪU SỐ: S01/CIC

Người thực hiện thanh toán
(ngân hàng)………………..
Số hiệu: ……………………

THÔNG TIN SÉC KHÔNG ĐỦ KHẢ NĂNG
THANH TOÁN BỊ TỪ CHỐI
THANH TOÁN

 

Kính gửi: Trung tâm Thông tin tín dụng – Ngân hàng Nhà nước
(45 Lý Thường Kiệt – Hà Nội)

Số séc: ....................................................................... Ngày xuất trình séc ……./…../……….

Người ký phát séc (tổ chức hoặc cá nhân)..............................................................................

Địa chỉ: ................................................................................................................................

Số CMND (trường hợp cá nhân ký phát séc)................... Ngày cấp …../…./….. Nơi cấp...........

Người thụ hưởng séc:...........................................................................................................

Người ký hậu cuối cùng: .......................................................................................................

Địa chỉ người thụ hưởng .......................................................................................................

Số tiền bằng số: ..........................................................  (ký hiệu tiền tệ).................................

Số tiền bằng chữ: .................................................................................................................

............................................................................................................................................

Lý do: Không đủ khả năng thanh toán c Số tiền không đủ khả năng thanh toán ….....

Vi phạm các quy định khác c

Vi phạm lần 1: Tạm thời đình chỉ

Vi phạm lần 2: Đình chỉ 3 tháng

Vi phạm lần 3: Đình chỉ vĩnh viễn

Từ ngày:…./…../…….

Từ ngày:…./…../…….

Từ ngày:…./…../…….

đến ngày:…./…../…….

đến ngày:…./…../…….

 

Ngày từ chối thanh toán séc:……/…../….

Ngày gửi CIC:……/……/……
…….., ngày……tháng……năm………….

Kế toán

Kiểm soát
(ký tên, đóng dấu)

 

Địa chỉ Trung tâm Thông tin tín dụng – Ngân hàng Nhà nước (CIC):

1. Địa chỉ trụ sở làm việc: 45 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

2. Địa chỉ Web site: http://www.creditinfo.org.vn trang thanh toán séc.

3. Địa chỉ Email: sec@creditinfo.org.vn

4. Fax: 04 8248715, điện thoại: 04 9360157, 04 9342318

Cung cấp và khai thác thông tin theo 1 trong các phương thức sau:

1. Gửi file số liệu định dạng text theo mẫu vào địa chỉ Email

2. Nhập theo Form trực tiếp trên Web site CIC.

3. Gửi qua Fax (04 8248715)/thư bưu điện/cầm tay (với số ít)

4. Tra cứu trực tiếp trên WEB site CIC.

5. Gửi yêu cầu đến CIC qua FAX hoặc Email.

(Mọi thông tin chi tiết xem trên WEB site CIC địa chỉ http://www.creditinfo.org.vn hoặc điện thoại số 04 9342318).

 

THE STATE BANK OF VIETNAM
-----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence-Freedom-Happiness
-----------------

No. 05/2004/TT-NHNN

Hanoi, September 15, 2004

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF SEVERAL CONTENTS OF THE DECREE NO. 159/2003/ND-CP DATED 10 DECEMBER 2003 OF THE GOVERNMENT ON THE SUPPLY AND USE OF CHEQUES

Pursuant to Paragraph 1, Article 50 of the Decree No. 159/2003/ND-CP dated 10 December 2003 of the Government on the supply and use of cheques (hereinafter referred to as Decree), the State Bank of Vietnam provides guidelines on the implementation of several contents of the Decree as follows:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

1. Scope of application and governed subjects

This Circular provides guidance on several contents concerning the activity of supply and use of cheques, including the supply, drawal, transfer, guarantee, payment, recourse for cheques provided by payment service suppliers, which are operating in the territory of Vietnam and procedures for the supply, control, circulation, treatment of documents and accounting in relation to the payment of cheques through the payment service suppliers operating in the territory of Vietnam.

1.1. Scope of application

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.2. Governed subjects

1.2.1. Institutions that supply cheques and take part in the process of cheque payment, cheque collection on behalf of others, include the State Bank; commercial banks, development banks, investment banks, policy banks, cooperative bank and other types of banks; central people’s credit funds; non-bank credit institutions that are permitted by the State Bank to perform the supply, payment and collection of cheques on behalf of others; institutions, not being credit institution, which are permitted by the State Bank to perform the supply, payment and collection of cheques on behalf of others.

1.2.2. Organizations, which and individuals, who use cheques and are involved in the use of cheques, include drawers, payees, transferors, transferees, guarantors, guarantees, beneficiaries, representatives under laws or by authorization and other persons who are involved in the use of cheques.

2. Drawal, payment of cheques, where the amount is stated in foreign currency

2.1. In case where a Drawer is entitled to use account “payment in foreign currency” in accordance with provisions on foreign exchange control of the State Bank, he is entitled to draw cheques in foreign currency from his payment account to make payment to a payee who is permitted to collect foreign currency.

2.2. In order to be paid in foreign currency, the beneficiary of the amount stated in the cheque is responsible for proving himself a subject, who is permitted to collect foreign currency in the territory of Vietnam in accordance with provisions on foreign exchange control of the State Bank. The payment of that cheque is made as follows:

2.2.1. The beneficiary is, if he can prove himself  a subject permitted to collect foreign currency, entitled to receive the foreign currency amount as stated in the cheque;

2.2.2. If the beneficiary cannot prove himself  a subject permitted to collect foreign currency, the amount stated in the cheque should be converted into Vietnam Dong at the buying rate applicable to the foreign currency transfer, which is announced by the payer at the payment time of that cheque, for payment to the beneficiary.

2.3. In case where the cheque drawn in foreign currency is transferred to a payment service supplier, the payment currency and payment rate should be agreed upon by the transferor and the transferee. If the payment is to be made in foreign currency, the foreign currency payee must be a subject permitted to collect foreign currency in accordance with provisions on foreign exchange control of the State Bank.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Obligations of the drawer are:

3.1. To ensure the availability of the amount to be used at the payer to make payment for the entire amount stated in the cheque to the beneficiary at the time when the cheque is presented for payment within the presentation time limit. The amount to be used may be the balance on the payment account, which the drawer has the right to use; or the balance on the payment account and the overdraft limit that the drawer has the right to use in accordance with the agreement made with the payer.

3.2. To fully fill in contents of the cheque under provision in Point 15, Chapter III of this Circular. In case where the cheque is not drawn in accordance with provisions due to the fault of the drawer, which results in the refusal of payment to the beneficiary, the beneficiary has the right to request the drawer to draw another cheque for replacement. The drawer is obliged to satisfy this requirement of the beneficiary within the date of requirement or on the working day following that date of requirement.

3.3. In case where the payment of the cheque is refused because that cheque is not secured by the payment capacity or due to the fault of the drawer, the drawer should unconditionally return the cheques amount, which is recoursed, in accordance with provision in Article 41 of the Decree. The return of this amount  must be carried out by the payment mode, which is  requested by the recourse person and in line with provisions of applicable laws.

4. Acceptance of cheque in the payment

The acceptance of cheque in the payment is agreed upon by the drawer or the transferor (cheque returning party) and the payee or the transferee (cheque receiving party).

In the payment process, the cheque receiving party has the right to request the cheque returning party to present people’s identity card (or passport, identity card of soldier, national defense workers and staff or other papers with photo and seal), to provide address or other related information if necessary. The receiving party has the right to refuse the cheque receipt if its requirements are not satisfied by the cheque returning party. 

Chapter II

 SUPPLY OF CHEQUES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In order to ensure the payment of cheques to be made through the automatic cheque clearing payment center of the State Bank or permitted by the State Bank, paper for printing cheque, size of cheque, elements and position of elements on the blank cheque should be designed according to conditions as provided for in Appendix 1 of this Circular and other specific technical standards of the center (if any).

6. Prior to the printing of blank cheque under the new sample, the cheque supplier must carry out the registration of the blank cheque with the Monetary and Policy Department of the State Bank. Registration file of the blank cheque includes:

- An official registration letter of the blank cheque enclosed with the design of size, colour, detailed elements of the blank cheque;

- A copy of the operation licence, which is certified by the State Public Notary (for the first registration), of the cheque supplier.

7. The Monetary - Policy Department of the State Bank is responsible for considering and responding the cheque supplier of the blank cheque sample within 10 working days from the date of receipt of the registration file of the blank cheque sample of the cheque supplier.

8. The cheque supplier carries out the printing of blank cheques upon receiving the written response from the State Bank, Prior to the supply of blank cheques to cheque users, the cheque supplier should send a sample of printed blank cheque to the Monetary - Policy Department and Accounting - Finance Department of the State Bank for keeping.

9. Cheque suppliers are entitled to select a printing house to enter into a printing contract of blank cheques on the basis of self-responsibility for technical  and anti-fake elements of the blank cheques, which are supplied by them.

10. Cheque suppliers are responsible for giving notice of their blank cheque to related parties (including payment service suppliers involved in the service of cheque collection on behalf of others, cheque clearing payment center and payment service users).

11. Cheque suppliers are responsible for the stipulation and agreement with cheque users about the conditions and clauses on the use of cheques supplied by them. Subjects entitled to be provided with blank cheques must be those, who satisfy following conditions:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



11.2. Not  forbidden for using cheques or being deprived of the right to draw cheques;

11.3. Other conditions shall be provided for by the cheque supplier.

12. The cheque supplier shall take self-responsibility for:

12.1. Deciding on the quantity of blank cheques to be supplied to each  subject of customers and at each  time of supply on the basis of ensuring the conformity with requirements and the reliability in the payment of each specific subject.

12.2. Setting up process, procedures of prudence and assigning responsibility of related parties for the preservation, maintenance, transfer of blank cheques and cheques during the internal payment process of the cheque supplier;

12.3. Providing for, guiding and disseminating responsibility for the maintenance of blank cheques and requirements relating to the use of cheques for persons who are provided with cheques;

13. Procedures for cheque supply are performed as follows:

13.1. When there is a demand for the use of cheque, account holder or representative of the account holder shall make a written request for the supply of cheques then submit to the payment services supplier (cheque supplier) where his account is being maintained;

13.2. The cheque supplier is, upon receipt of the written request for the supply of cheques, responsible for examining the conditions of persons, who request for the supply of cheque, and their identity cards (or passporst, identity cards of soldier, national defense workers and staff or other papers with photo and seal);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The cheque supplier has the right to print, press or state additional statements on the blank cheque if it is deemed necessary and convenient for cheque users.

13.4. Cheque suppliers must open a book for following up name, address, code of account of persons who are provided with their cheques, quantity and symbol (serial number, number of cheque) of cheques supplied to  persons who are provided with cheques and request the supplied persons to sign for acknowledgement in the monitoring book.

13.5. Persons, who are supplied cheques, must tally the quantity of cheques, verify the accuracy of elements on the blank cheques  supplied. If there is any mistake, they must immediately inform the cheque supplier and change for another cheque.

After having received the blank cheque from the cheque supplier, the account holder must take full responsibility for any shortcomings or abuse of cheque, that may happen and for any damage, that may arise therefrom .

14. Persons who are provided with blank cheques must be obliged to hand in all blank cheques that are not yet used and cheques with wrongly drawn ones to the cheque supplier when they no longer use cheques or terminate agreement with the cheque supplier on the use of cheques.

chapter III.

ELEMENTS AND THE DRAWAL OF A CHEQUE

15. Contents stated on a cheque must be prepared in accordance with following requirements:

15.1. The cheque  must be drawn on a blank cheque supplied by a payer; if a cheque is drawn on a blank cheque which is not supplied by the payer, the payer has the right to refuse the payment of that cheque.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



15.3. The designation of the payee must be stated in accordance with one of 3 modes, which are stipulated in Paragraph 1, Article 17 of the Decree.

15.4. The money amount must be clearly stated in the stipulated place in words and in number. Numerals and words must be written continuously, the first letter must be capitalized; it is not permitted to write intermittently, to write away from the beginning of a line, to insert a new word between two words, which are written next to each other , the unused space shall be crossed.

For the amount stated in number, it is required to place a stop mark (.) after the figure of thousands, millions, billions, thousand billions, million billions, billion billions; and to place a comma (,) in case where there is some figure to be added after the unit digit.

In case of inconsistency between the amount stated in words and that stated in number, the amount to be paid is the smaller one.

15.5. Name of payer must be the name of a unit that manages the account with the amount the drawer is entitled to use by the drawal of cheque. The name of the payer may be the name of a branch of a payment services supplier, which has provided the drawer with blank cheques and permits him to use payment account with an amount to make cheque drawal in accordance with agreement with that branch. In case where the payment services supplier performs the centralized management for payment accounts which are opened at its branches by the drawers through the on-line payment system, the name of the payer is the name of the payment services supplier.

15.6. Place of payment is the place where the cheque is paid and stipulated by the payer. The payment place may be the address of the payer or of a payment services supplier which act as an agent for cheque payment in lieu of the payer. In case where the cheque is paid at any branch of the payer, the payment place must be stated in the words  “every branch”. If the payment place is not mentioned in the cheque, the cheque is construed being  presented for payment at the address of the payer. If the address of the payer is not clear, the cheque must be presented to make payment at the head office of the payer.

15.7. The date of drawal must be the date stated on the cheque by the drawer.

15.8. The signature of the drawer must be handwritten by a fountain pen or a ball-point pen in accordance with the sample signature registered with the payer enclosed with the full name of the drawer.

16. In order to designate the amount on the cheque to be paid to the account of the beneficiary, the drawer or transferor must write or stamp the words “Paid to the account” in the front side of the cheque right below the word “cheque”. These words take effect for any beneficiary of the cheque.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



18. In case of wrong statement, wrongly stated blank cheques are cancelled by crossing on it. Wrongly stated cheques or damaged cheques must be preserved and returned to the cheque supplier.

19. It is not permitted to sign the cheque when contents subject to the drawer’s responsibility have not yet been fully stated.

A person who signs the cheque but does not fully fill in contents subject to his responsibility and enables unfilled contents to be continuously inserted after he has signed the cheque; or who fails to comply with requirements of the statement of money amount in words and in number and these mistakes are abused as to falsify the money amount; or who does not comply with other provisions and eables the misuse of the cheque, must take full responsibility for the losses and be subject to the compensation for losses caused to related parties by the misuse of the cheque.

20. In case where the drawer is a representative or an authorized person, the account holder must complete full procedures of notice, sample signature registration, limit stipulation, etc with the payer.

Chapter IV

CHEQUE TRANSFER BY ENDORSEMENT

21. The continuity of the transfer signatures 

21.1. For the cheque transferred by the endorsement, the continuity of the transfer signatures must be as follows:

21.1.1. In the first transfer of the cheque, the name of the transferor must be the name of the payee as stated in the front side of the cheque.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



21.2. In case where the name of a transferor in any transfer is not the name of the transferee in the preceding transfer transaction, those transfer signatures are  uncontinuous.

21.3. Person who holds a cheque, that has been transferred, is the beneficiary of the amount stated on the cheque if he is the last transferee in the continuous transfer signatures as above stipulated in Point 21.1.

The payer of a cheque that has been transferred by endorsement, is responsible for examining the continuity of the transfer signatures to ensure that the amount stated on the cheque is paid to the right beneficiary.

22. Transfer of cheques to payment services suppliers

22.1. In order to be paid the amount stated on the cheque, the beneficiary to the cheque may transfer it by endorsement of that cheque to a payment services supplier in accordance with agreements between two parties for that organization to present the cheque under applicable provisions. The above-mentioned payment services supplier (transferred organization) is entitled to agree on the acceptance of the cheque transfer, to make decision on the immediate payment to the endorser, or the payment after having the payment result of the cheque from the payer on the basis of taking its self-responsibility for the payment capability of the cheque and the possibility of recourse for the amount stated on the cheque in case where the cheque is not paid.

22.2. The organization that accepts the transfer of a cheque must be responsible for examination to ensure that:

- That cheque is permitted to be transferred and may be presented within the presentation time (take notice of the time required for the presentaton of the cheque)

- The transferror is the lawful beneficiary of that cheque in accordance with provisions in Paragraph 6, Article 4 of the Decree. In case where the cheque has been transferred by  endorsement, it must be transferred continuously to that person without any limitation by the words “no further transfer”.

22.3. In case it cannot directly present that cheque at the payment place under provisions, the organization that accepts the transfer of the above -mentioned cheque has the right to continue transferring that cheque to another payment services supplier with which it has a correspondent relation, in accordance with the agreement between two parties in the capacity as a representative of the person who has transferred the cheque to it, so that this latter institution can present the cheque.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



22.5. The organization, that accepts the cheque transfer, must verify all information relating to the validity of contents stated on the cheque and the payment capability of the drawer. The payer  has the right to provide urgent information at above-mentioned request from the transferree by the notification mode, which is agreed between two parties.

22.6. For a cheque drawn from abroad, which is transferred to payment services suppliers in the territory of Vietnam, the first organization, that has accepted the transfer of the cheque in the territory of Vietnam is responsible for the implementation of provisions from Point 22.1 to 22.5 of this Chapter.

Chapter V

SECURITY FOR THE PAYMENT OF CHEQUES

23. Guarantee for the cheque payment

23.1. In order to carry out the guarantee for the cheque payment,  a cheque must fully satisfy following conditions:

23.1.1. To be fully, clearly filled in with elements stated in Point 15, Chapter III of this Circular;

23.1.2. The drawer has sufficient balance on his account to ensure the payment of the cheque, or the drawer does not have sufficient balance on the account but he is granted an overdraft line by the payer to such a limit to ensure the payment of the cheque amount;

23.1.3. The drawer requests for the  payment guarantee for that cheque

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



23.3. The payer must, in order to secure the payment of the cheque upon its  presentation, place the amount of the cheque, which is guaranteed in a separate account or freeze that amount on the account (blocking the balance of the account) of the drawer from the time where the cheque guarantee is performed untill the expiration of the time for presentation.

23.4. Procedures for the cheque guarantee are carried out as follows:

23.4.1. Where the deposit account is used to secure the cheque payment:

When there is a demand for cheque guarantee, the drawer must prepare and submit to the payer a “payment order” (The number of the payment order copies is stipulated by the payer but he has to ensure the sufficient copies for the accounting, payment and the record) and the cheque with full elements, signatures and seal (if any) in its front side  to the payer.

The payer must control, verify the “payment order”, review conditions for the performance of cheque guarantee in accordance with provision in Point 23.1 of this Chapter, if conditions are fully satisfied, he shall proceed as follows:

- To state date, month, year and sign his name, seal the word “guarantee” on the front side of the cheque;

- To deliver the cheque for which the guarantee procedure is completed to the customer; 

Copies of the payment order are processed as follows:

- One sheet is used as a voucher to debit the account of the drawer and to credit the  drawer's account for guarantee of the cheque payment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



23.4.2. Where the deposit account is not used to secure the cheque payment:

Payment services supplier that provides the cheque guarantee may freeze the balance of the drawer's payment account, which is equivalent to the amount guaranteed for the cheque payment. When taking this measure to guarantee a cheque, the bank must ensure its control over the payment capability of the drawer, avoiding any potential illiquidity which may severely affect related parties.

23.5. Once a cheque is guaranteed, the payer is responsible for ensuring the payment of the amount stated on the cheque untill the expiry of the presentation time of the cheque.

After the presentation time, the payment services supplier is no longer responsible for the security of payment capability of the cheque when it is presented. The drawer has the right to request the payer to terminate the deposit or freeze of the amount, which is used to guarantee the payment of that cheque.

Chapter VI 

 PRESENTATION AND PAYMENT OF THE CHEQUE

24. A cheque is considered “presented” if the cheque in form of paper document (for the case of documentary payment) or in form of electronic data (in case of electronic payment) is delivered to the presentation place as provided for in Point 25 or Point 26 of this Chapter.

The payer is responsible for making payment to the beneficiary or person authorized by the beneficiary within the date of presentation or on the working day following that date, if the cheque is presented within 30 days from the date of drawal and the drawer possesses an amount of money, which is sufficient to pay the amount stated on the cheque,.

25. The beneficiary or person authorized by the beneficiary (including authorized collector) present the cheque at following places (place of presentation):

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



25.2. If the payment place is not stated on the cheque, the presentation of the cheque must be made at the address of the payer;

25.3. If the beneficiary or the person authorized by the beneficiary does not know the payer’s address, he must present the cheque at the head office of the payer.

26. If the person who presents the cheque is a payment services supplier, that organization is entitled to, in addition to above-mentioned places of presentation, present the cheque at the cheque clearing payment center provided that organization is a direct member of the clearing payment center and the payment of that cheque is made through the clearing payment center under the agreement between the center and members.

27. The collection of cheque under the authorization is performed as follows:

27.1. If the beneficiary does not directly present the cheque, it may hand in the cheque to the payment services supplier where his account is being maintained; or hand in the cheque to a payment services supplier which provides the cheque collection service (hereinafter referred to as an authorized collector) to authorize that organization to present the cheque at the place of presentation. The time for the delivery of cheque for presentation shall be agreed upon by the two parties.

27.2. The authorized collector may still carry out the collection of cheques, the presentation time of which expires but is not later than 06 month from the date of drawal. For a cheque, the payment of which is refused, the authorized collector must return it to the beneficiary and is not responsible for this refusal.

27.3. The authorized collector has the right to stipulate the fee for cheque collection service applicable to the beneficiary. In case where the cheque payment refusal does not result from the authorized collector’s fault, he is not obliged to refund the collection service fee to the beneficiary.

27.4. In case where the cheque is refused due to the fault of the authorized collector, he is  responsible for damage compensation to the beneficiary according to the agreement between the two parties. In case where the two parties cannot come to an agreement, the settlement is made in accordance with provisions of applicable laws.

27.5. Procedures for the delivery, receipt and verification  of cheques by the authorized collector are as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In case where there is discrepancy on a cheque between the amount in number and that in words, the smaller amount must be declared in the list of cheques, which are handed in for payment.

When making the list of cheques, the beneficiary must state fully, clearly elements  stipulated on the list and is not permitted to make any correction or erasure.

- The authorized collector must, upon receipt of the copies of the list of cheques and cheques which are handed in, verify elements stated on each cheque to ensure that:

+ The person requesting for the payment is a legal beneficiary of that cheque in accordance with provisions in Paragraph 6 of the Decree;

+ The cheque is fully filled in with compulsory elements in accordance with provisions in Paragraph 1 and 2, Article 14 of the Decree;

+ The cheque is not in excess of 6 months from the date of drawal (attention is paid to the time required for presentation of the cheque).

+ The continuity of the transfer signatures on the cheque (if any).

+ The cheque number, amount on the cheque and the amount declared in the list of cheques to be handed in must be the same.

+ For the sum of amounts of cheques in the list, the sum in words is equivalent to that in number.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- If there is no error, the authorized collector must sign for confirmation of his acceptance of the collection at request of the beneficiary, take note in the book for following up the cheques sent for collection (using it as a basis for treatment in case where delivered cheques are lost or late) and send the cheques and the list of cheques to the place of presentation within the time and by the mode as agreed with the beneficiary and in conformity with current provisions of the payer.

28. The direct delivery and receipt of cheques between the authorized collector and the payer must be stated in the monitoring book of the document delivery and receipt and acknowledged by signatures. In case where the authorized collector and the payer cannot make direct delivery and receipt of cheques with each other, they can apply other measures of delivery and receipt but they must ensure that cheques are delivered to the payer promptly, fully, accurately and safely.

29. The delivery and examination of cheque by the payer are made as follows:

29.1. Upon receipt of the copies of the list of cheques and the cheques from the beneficiary or the authorized collector, the payer must verify elements stated on each cheque to ensure:

+ The person requesting for the payment is a legal beneficiary of that cheque in accordance with provisions in Paragraph 6, Article 4 of the Decree (in case where the beneficiary directly presents the cheque);

+ The cheque is drawn on a blank cheque supplied by him and is fully filled in with elements in accordance with provisions in Article 14 of the Decree;

+ The cheque is not in excess of 6 months from the date of drawal;

+ No order of payment suspension is issued if the cheque is presented after 30 days since the date of drawal;

+ The signature and seal (if any) of the cheque drawer or the drawer’s representative must be corresponding to the sample, which is registered with the payer;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ The continuity of the transfer signatures (if the cheque is transferred) on the cheque;

+ + The cheque number, the amount on the cheque and the amount declared in the list of cheques to be handed in must be the same.

+ For the sum of amounts of cheques in the list, the sum in words is equivalent to that in number.

+ Other elements under related provisions.

- Upon discovery of any error in the list of cheques or lack of above-mentioned conditions required for the cheques, the payer must return the cheques to the deliverer and request him to make a new list of qualified cheques for replacement; If there is no error, the payer shall sign for confirmation of his acceptance of the cheques at request of the authorized collector or the beneficiary.

29.2. In case where the words “payable to the account” is not stated on the cheque, the payer may make payment in cash at the request of the beneficiary at the place of presentation stated in Point 25 of this chapter;

The cash receiver must clearly state his full name, identity card number (or passport, identity card of soldier, national defense workers and staff or other papers with photo and seal) in the place stipulated for the cash receipt in the back side of the cheque.

29.3. Where any violation of provisions on cheque control results in the bribery, misuse, loss of assets, the violator is responsible for compensation.

30. For the cheque that is verified in accordance with provisions in Point 29 of this Chapter, the payer shall examine the payment capability of the cheque and carry out the accurate and safe treatment; use the account to make accounting of payment transactions and keep secret of the balance of payment account of customer in compliance with provisions of applicable laws and carry out the treatment under sequence and procedure as stipulated from Point 31 to Point 33 of this Chapter.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



31.1.Cheques are used as documents to debit the payment account of the drawer, or to charge to the account “payment security deposit” (in case where the cheque is guaranteed by the payer through the freeze of the cheque amount).

31.2. Copies of the list of cheques are used as vouchers to credit such appropriate accounts as: payment account of the beneficiary (where the beneficiary maintains his account at the payer); “cash” (where the beneficiary withdraws the cash); “clearing payment”, “deposit at the SBV” (in case of clearing payment or payment made  through the SBV); account of the authorized collector (where the payment is made under the agreement on correspondent relationship), etc… Appropriate payment documents are then prepared to send for clearing payment (if the authorized collector takes part in the clearing payment) or transfer documents are prepared to send to the authorized collector to credit the account of the beneficiary.

31.3. Procedures for the payment, circulation of documents for the case where both the drawer and the beneficiary open their account at the same bank’s branch, or at two branches of the same payment services supplier and that institution has an online payment system for which the General Director (Director) of that unit or institution takes responsibility for issuing provisions and guidance in line with provisions of this Circulation.

32. If the amount the drawer is entitled to use at the payer is not sufficient to pay for the entire amount stated on the cheque, the payer carries out the following treatment:

32.1. To give notice to the drawer of the fact that the cheque can not be paid. This notice should clearly state the cheque number, date of drawal, amount stated on the cheque, the amount which can not be paid, the beneficiary of the cheque within the presentation date or the working day following the presentation date of that cheque. This notice may be given via telephone, telegraph or another appropriate communication means. The payer preserves  the right to charge the drawer a fee for this service.

At the same time the same notice is to be made to the cheque presenter (including the beneficiary or the authorized collector) within the presentation date or the working day following the presentation date by the urgent communication mode in accordance with the agreement between the two parties.

32.2. The beneficiary has the right to request or through the authorized collector to request the payer to carry out one of 3 following modes:

32.2.1. To prepare a confirmation on the payment refusal for the entire amount stated on the cheque and return him that cheque;

32.2.2. To make partial payment of the amount stated in the cheque equivalent to the amount, at the maximum, the drawer is entitled to use at the payer and prepare a confirmation on the payment refusal for the remaining amount on the cheque that is  not yet paid (in this case the beneficiary should draw a collection order under the form of Appendix No. 03).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



32.3. The payer is responsible for carrying out requests made by the presenter of the cheque upon his receipt of the collection order in case where the cheque is not in excess of 6 months from the date of drawal.

32.4. Upon receipt of the collection order that requests for the partial payment of the cheque amount from the beneficiary, the payer proceeds as follows:

32.4.1. To verify the legality, validity of the collection order;

32.4.2. Based on the collection order and the current payment capability of the drawer at the time of the request, the payer makes following entries:

Debit the payment account of the cheque drawer;

Credit the appropriate account (Payment account of the beneficiary, Cash; Clearing payment; Deposit account at the SBV, account of the authorized collector, etc…)

And makes a clearing payment document (if the authorized collector takes part in the clearing payment) or a transfer document for the authorized collector to credit the account of the beneficiary.

The payer must open a book to monitor cheques, which are partially paid.

32.4.3. Upon making partial payment, the payer should proceed as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To prepare a notice of the payment refusal of the cheque, which clearly states the cheque number, drawing date of the cheque, name, address of the beneficiary of the cheque, the cheque amount, the amount to be refused and  send it to the drawer to request him to perform repayment obligation for the amount, the payment of which is refused, together with the warnings of the possible consequences if he does not perform his repayment obligation for that refused amount.

Information concerning to the cheque drawer who lacks payment capability should be treated in accordance with provisions in Point 37, Chapter VII of this Circular.

32.4.4. In case where the payer fails to receive the Collection Order after 5 working days from the sending date of the notice of the payment incapability, it should perform procedures to make the refusal for the entire cheque amount, to make  a written confirmation of the payment refusal together with the cheques to return them to the beneficiary or the authorized collector; at the same time to make a notice of the payment refusal of the cheque and send it in accordance with provision in Point 32.4.3 of this Chapter.

32.5. Upon making a partial payment of the amount stated on the cheque, the payer shall request the beneficiary (where the payment is made to the payment account of the beneficiary, which is maintained at the payer or for the case of cash payment) or the authorized collector (where the payment is made through the authorized collector) to make a receipt (under the form in Appendix No. 04) for record.

33. In case where several cheques are delivered at the same time to claim money from the drawer and the drawer is not able to make payment for all these cheques, the payment priority are determined by the drawing dates and in accordance with the ordinal number of the cheques drawn, that means cheques drawn first should be paid first, in case of the cheques with the same drawing date, the cheque with the smaller ordinal number should be paid first.

34. Treatment procedures at the authorized collector:

34.1. For cheques which are paid wholly;

34.1.1. In respect of cheques, which are used to make payment to the account, the authorized collector should use the cheque payment documents for his accounting, when he receives them from the payer:

Debit: Appropriate account (Clearing payment, Deposit at the SBV, Deposit of the payer, etc…)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



And send the Credit Advice to the beneficiary.

34.1.2. In respect of cheques without the words “payable to the account”, the authorized collector may make payment of the amount stated on the cheque in cash at the request of the beneficiary. Cash receiver must clearly state his name, identity card number (or passport, identity card of soldier, national defense workers and staff or other papers with photo and seal) in the place stipulated for the cash withdrawal in the back side of a cheque.

The authorized collector should use documents sent by the payer to make following accounting:

Debit: Appropriate account (Clearing payment, Deposit at the SBV, Deposit of the payer, etc…)

Credit: Cash account

34.2. In case where the cheque is partially paid according to the notice of the payer:

- The authorized collector should, based on the amount already paid, use documents on the partial payment of that cheque, which is sent to him by the payer to make following accounting:

Debit: Appropriate account (Clearing payment, Deposit at the SBV, Deposit of the payer, etc…)

Credit: Appropriate account (Payment account of the beneficiary; cash) (where the collector is authorized to receive cash for the beneficiary).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



and to make a credit advice of the already paid amount to send to the beneficiary (where the payment is made to the account of the beneficiary).

The beneficiary or the authorized collector (in the capacity as a person authorized by the beneficiary) should make a receipt (under the form in Appendix No. 04) to deliver to the payer.

When the authorized collector receives the receipt from the beneficiary, he shall, based on the Receipt, prepare a transfer slip and make following accounting:

Debit: Account “Other amounts pending payment” - to open detailed account for each beneficiary.

Credit: Appropriate account (payment account of the beneficiary, cash).

And send a copy of the Receipt to the payer.

If the authorized collector does not yet received the Receipt after 5 working days from the date where he sends the credit advice of the partial payment of the cheque amount, the authorized collector shall return the amount of the cheque that is partially paid and make following accounting entries:

Debit: Account “Other amounts pending payment” - to open detailed account for each beneficiary.

Credit: Appropriate account (Clearing payment, Payment account at SBV, Deposit of the payer, etc…)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



36. The organization of payment should be carried out as follows:

36.1. General Director (Director) of the payment services supplier is responsible for providing and guiding the payment of cheques between branches, subsidiary units of that organization in line with current provisions of the laws and for giving notice and propagating to their customers for implementation;

36.2. The payment service supplier has the right to agree with other payment services supplier in the same locality or in other province, city of the organization on the payment of cheques to their customers, provide for the operational process, competences and responsibilities of related parties on the basis of taking self-responsibility for prudence during the cheque payment process and give notice, propagate to their customers for implementation.

36.3. The payment of cheques through the clearing payment center is performed as follows:

36.3.1. In respect of clearing payment centers of the SBV, the clearing payment process provided for by the State Bank is applicable to the payment of cheques through the clearing payment center;

36.3.2. In respect of clearing payment center, which is a payment services supplier  granted the operation licence by the State Bank, the payment of cheques through the center between member payment services suppliers should be performed in accordance with agreements between that center and members.

Chapter VII.

VIOLATION AND DEALING WITH VIOLATION 

37. Violation due to drawing of cheques without sufficient payment capability

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



37.1.1. In case where the cheque is presented within the payment period, but the amount that the drawer is entitled to use for drawing the cheque at the payer is not sufficient to make payment of the entire amount stated on the cheque, the payer must, after preparing the written confirmation of the payment refusal according to applicable provisions, be responsible for sending a notice to the drawer and requesting him to perform his payment obligation for the amount stated on the cheque;

37.1.2. After directly making payment to the beneficiary, the drawer must give notice to the payer of the completion of his repayment obligation and enclose the already paid cheque. This case is considered as unintentional drawal of cheques without payment capability.

37.1.3. Within 5 working days from the date where the payment of a cheque is refused, if the payer does not receive the notice as provided for in Point 37.1.2 mentioned above from the drawer, the drawer is considered intentionally drawing the cheque without payment capability.

In this case, the payer is responsible for immediately and permanently suspending the drawing right of the violator, for requesting the violator to return all of the blank cheques he is supplied and giving notice to the credit information center of the State Bank of the violator and forms of treatment in accordance with the contents mentioned in Appendix No. 6 of this Circular.

In case where this person does not comply with the decision of the payer, the payer has the right to take necessary measures such as: blocking the drawer’s account, giving notice to his superior agency (if any), and giving notice to the public security agency for cooperative settlement.

37.1.4. The payer is responsible for preserving information of the cheque drawer who lacks the payment capability in his record file.

37.2. The second violation  is considered as repetitive one if it happens after less than 01 year from the first unintentional violation, the payer should, in addition to settlement procedure taken as for the first violation in case where the drawal of cheque without the payment capability is still unintentional, immediately suspend the right to draw cheques of the drawer for 3 months and take back the blank cheques and give notice to the credit information center of the State Bank of the violator in accordance with the contents as mentioned in Appendix No. 6 of this Circular.

After 3 months, the payer may consider and decide on the termination of the temporarily term of suspension of the right to draw cheques of the violator and give notice to the credit information center of the State Bank of his decision.

37.3. The third violation act shall be considered repetitive one again if it happens after less than 01 year from the violation as provided for in above-mentioned Point 37.2 and the payer should, in addition to the settlement procedure as for the second violation, permanently suspend the right to draw cheques of the drawer and request the violator to return all the blank cheques and give notice to the credit information center of the State Bank of the violator in accordance with the contents as mentioned in Appendix No. 6 of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



38. The penalty interest rate applicable to the deferred cheque payment is equivalent to 200% of the basic interest rate announced by the State Bank at the applicable time. The fine for the deferred payment is paid to the cheque beneficiary.

Chapter VIII  

IMPLEMENTING PROVISIONS

39. This Circular becomes effective after 15 days since its publication in the Official Gazette and replace the Circular No. 07-TT/NH1 dated 27 December 1996 of the Governor of the State Bank guiding the implementation of the Regulation on the drawal and use of cheques issued in conjunction with the Decree No. 20-CP dated 9 May 1997 of the State Bank of Vietnam guiding the payment of cheque in foreign currency.

40. Organizations, which and individuals who use cheques and are involved in the use of cheques shall refer any obstacle, which may arise during the implementation, to their payment services suppliers for consideration and settlement; payment services suppliers should report to the State Bank’s branches in provinces, cities under the center Government’s management in the same locality any obstacle that they cannot settle, for settlement; if it  cannot be settled, they should report to the State Bank for its study and resolution.

41. Cheque suppliers should base on this Circular to issue an operational process on the supply and use of cheques for their units and disseminate to their customers for implementation. Documents that guide and deploy this Circular should be sent to the State Bank (the Department of Monetary and Policy) for its information.

 

 

FOR THE GOVERNOR OF THE STATE BANK
DEPUTY GOVERNOR




Phung Khac Ke

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Appendix 01a

BLANK CHEQUE FORM THROUGH THE CLEARING PAYMENT CENTER OF THE STATE BANK

(the front of the cheque)

18 cm

(Cheque coupon)

 

D

D

M

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Y

Y

9 cm

 

 

Signature (full name)

 

1.5cm

Cheque number

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Account number of cheque drawal

Document code

 

Appendix number 01b

 BLANK CHEQUE FORM THROUGH THE CLEARING PAYMENT CENTER OF THE STATE BANK

(continuous)
(the back side of the cheque)

Type of currency VND

Quantity

Total

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



100.000

50.000

20.000

10.000

5.000

2.000

1.000

500

200

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Total

 

Notes on standards of the cheque form:

1. Standard of paper and dimension of the body of cheque:

- Weight: 90 to 105 gram/m2 (about 24 - 28 pound) .

- Length: 180 mm;

- Width: 90 mm;

- Paper vein: Length;

- Thickness: from 0.075 to 0.190 mm (from 0.003 to 0.0075 inch)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Magnetic brand MICR:

- To be in compliance with the standard E13B

- Order to reflect codes: “Cheque number” “Code of the payer (branches or payment services supplier) “Account number of cheque drawal”...

- Place of MICR: The printing of the magnetic brand MICR must comply with following standards:

3. Date of drawing: to enframe each figure square (date, month, year) for easy identification

4. Amount:

- Amount in words shall be stated in two lines; Each line shall be 100 mm in length at the minimum (4.1 inch); Space between each line shall be 10 mm (0.7 inch).

- Amount in number shall be enframed to easily identify the image

Back side

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Wide enough to secure: at least 04 words lines in the standard size able to be contained;

- Able to contain at least 02 words lines in the widen size.

- Wide enough for the seal of the organization, individual that performs the cheque transfer.

6. The design of the content of cheque coupon and the back side of cheque is for reference only.

 

Appendix 02

CHEQUE RETURN/LIST

For customer only

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Date        /        /

 

Name of the beneficiary ........................................................................................................

Account Number:..................................................................................................................

At:........................................................................................................................................

 

Order

Cheque numbers

Date of drawal

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Account number of the cheque drawer

Payer
Bank code:…

Amount

1

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2

 

 

 

 

 

 

3

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

Amount in number:

 

Amount in words:...............................................................................................................

.........................................................................................................................................

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



CHIEF ACCOUNTANT
(If any)

ACCOUNT HOLDER

 

For the authorized collector only

Received fully ........ sheets of cheque from....

....................................................................

Account number............................................

(at)................................................................

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Payment date:................................................

Paid amount (in numbers)...............................

In words.........................................................

o Total of cheques:

o Return the cheque with the number:.............

 

Accountant

Date.......................

Controller
(Sign, seal)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Accountant

Date.......................

Controller
(Sign, seal)

 

Appendix number 03

Payer

(bank).....

COLLECTION ORDER

For the customer only

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Pursuant to the Notice of the good bank on the sheet of cheque with the number.....................

 date of drawal …/…/… drawer.......................................... which lacks the payment capability,

I am:............................................................. .(name of beneficiary)

Address:........................................................................................

ID number (in case of beneficiary is an individual)............................

Account number:............................................................................

At bank:.........................................................................................

Kindly request the bank (tick in one of two following modes – In case of making in both two modes, this document shall be considered invalid):

o To make partial payment of the amount stated on the above-cheque to me under the current payment capability on the account of the drawer at the time of receipt of this collection order and payment refusal for the remaining amount

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Beneficiary

Chief accountant
(if any)

Account holder
Sign, seal (if any)

 

For the payer only

Received at..................Date...../...../.....

Date of payment:........../        /

Paid amount (In numbers)......................................................................................................

(In words)..............................................................................................................................

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(In words)..............................................................................................................................

 

Accountant

Controller (sign, seal)

 

 

Appendix number 04

RECEIPT

…..date…../……/…….

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



I am:................................................. .(beneficiary or authorized collector)..............................

Address................................................................................................................................

ID number (in case of individual)............................................................................................

Writing the receipt on the fact that the cheque number……………drawing date…. /…../…..drawer …………….. the amount stated in the cheque  is (in number)…………………………..Due to the cheque lacks the payment capability and according to our request, the bank) ……….. (name of bank) ………………………….has collected for us a part of amount stated on cheque:

Amount (in number)...............................................................................................................

Amount (in words):................................................................................................................

 

Receipt Drawer shall sign in one of two following appropriate space

Beneficiary

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chief accountant
(if any)

Account holder
Sign, seal (if any)

Accountant

Controller
Sign, seal

 

 

 

 

For the payer only

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Received on date:......./...../......

 

 

Accountant

Controller
(sign, seal)

 

 

 

Appendix No. 05

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Payer
…..(the bank)....

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
-------------

 

..........., date………......

 

CONFIRMATION ON THE PAYMENT REFUSAL OF THE CHEQUE

To: (The beneficiary of the cheque).................................................

 

We are very sorry to inform you that the cheque:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Drawer:.................................................................................................................................

Address:...............................................................................................................................

Identity card number (in case where the drawer is an individual)................................................

Account number:...................................................................................................................

At the bank:..........................................................................................................................

Amount stated on the cheque (in number)...............................................................................

In words................................................................................................................................

Refused Amount: (in number).................................................................................................

In words................................................................................................................................

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Reasons of refusal................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

 

Accountant

Chief Accountant

Director
(Sign, seal)

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 Payer

(The bank)........

Code:………….

INFORMATION OF THE CHEQUE LACKING THE PAYMENT CAPABILITY BEING REFUSED

To: Credit Information Center – State Bank
(45 Ly Thuong Kiet - Hanoi)

Cheque No....................................................... Presentation date..........................................

Cheque drawer (organization or individual)..............................................................................

Address................................................................................................................................

Identity card No. (where the drawer is an individual)........ Date of issue……..Place of issue......

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Last endorser:.......................................................................................................................

Address of the beneficiary:....................................................................................................

Amount in numbers...................................................... (Currency symbol).............................

Amount in words...................................................................................................................

............................................................................................................................................

Reasons: Lack of payment capability

o Amount lacking the payment capability
o Violating other provisions

The first violation: Temporarily suspended
The second violation: Suspended for 3 months
The third violation: Permanently suspended

From the date........ to the date.......
From the date........ to the date…....
From the date................................

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Date of sending to CIC:………..

 

………........, date.................

 

Accountant

Controller
(Sign, seal)

 

Address of the credit information center – the State Bank (CIC):

1. Address of Head office: 45 Ly Thuong Kiet Str., Hoan Kiem Dist., Hanoi

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Email: sec@creditinfo.org.vn

4. Fax: 04 8248715, Tel: 04 936 0157; 04 9342318

Providing and exploiting information under one of following modes:

1. Sending the data file in text format in accordance with the form to email address

2. Under the direct form on the website of CIC

3. Sending via fax (04 8248715)/ by post/by hand (for minority)

4. Directly searching on the website of CIC

5. Sending queries to CIC via Fax or email

(Please access to the website of CIC: http://www.creditinfo.org.vn or make a call to 04 9342318 for detailed information)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 05/2004/TT-NHNN ngày 15/09/2004 hướng dẫn thực hiện Nghị định 159/2003/NĐ-CP về cung ứng và sử dụng séc do Ngân hàng Nhà nước ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.916

DMCA.com Protection Status
IP: 3.129.13.201
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!