Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 04/2005/NĐ-CP khiếu nại, tố cáo về lao động hướng dẫn Bộ luật Lao động

Số hiệu: 04/2005/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 11/01/2005 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 04/2005/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 11 tháng 1 năm 2005

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 04/2005/NĐ-CP NGÀY 11 THÁNG 01 NĂM 2005 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ LAO ĐỘNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 tháng 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này được áp dụng đối với người lao động, tập thể lao động và người sử dụng lao động bao gồm:

1. Người lao động, tập thể lao động làm việc trong các tổ chức sau đây:

a) Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước;

b) Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;

c) Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

d) Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

đ) Hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã;

e) Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;

g) Đơn vị, tổ chức kinh tế thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân;

h) Cơ quan, tổ chức có ký kết hợp đồng với người lao động để đưa đi nước ngoài đào tạo, tu nghiệp, nâng cao tay nghề;

i) Trang trại, cá nhân, hộ gia đình có sử dụng lao động;

k) Cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành khác;

l) Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động theo pháp luật lao động Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

2. Người sử dụng lao động bao gồm:

a) Tổng Giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;

b) Chủ nhiệm hợp tác xã, cá nhân, chủ hộ gia đình có thuê mướn lao động;

c) Thủ trưởng cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động;

d) Thủ trưởng đơn vị, tổ chức kinh tế thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động;

đ) Tổng Giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế đóng tại Việt Nam có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động;

e) Giám đốc các doanh nghiệp, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân người Việt Nam đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người nước ngoài.

3. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Đối tượng không áp dụng

1. Nghị định này không áp dụng cho các đối tượng sau đây:

a) Cán bộ, công chức theo Pháp lệnh Cán bộ, công chức;

b) Xã viên hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp và viên chức thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân;

d) Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo các hình thức quy định tại khoản 30 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động.

2. Nghị định này không áp dụng đối với các trường hợp:

a) Khiếu nại, tố cáo về những quyết định, hành vi không thuộc quan hệ lao động;

b) Các trường hợp khởi kiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

1. "Khiếu nại" là việc người lao động, tập thể lao động yêu cầu cá nhân, cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của người sử dụng lao động khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật lao động, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. "Tố cáo" là việc người lao động, tập thể lao động báo cho cá nhân, cơ quan có thẩm quyền biết về quyết định, hành vi vi phạm pháp luật lao động của người sử dụng lao động gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, tập thể lao động.

3. "Người khiếu nại" là người lao động, tập thể lao động thực hiện quyền khiếu nại.

4. "Người bị khiếu nại" là người sử dụng lao động có quyết định, hành vi bị khiếu nại.

5. "Người tố cáo" là người lao động, tập thể lao động thực hiện quyền tố cáo.

6. "Người bị tố cáo" là người sử dụng lao động có quyết định, hành vi bị tố cáo.

7. "Người giải quyết khiếu nại" là cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

8. "Người giải quyết tố cáo" là cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.

9. "Giải quyết khiếu nại" là việc xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết của cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

10. "Giải quyết tố cáo" là việc xác minh, kết luận nội dung tố cáo và quyết định xử lý của cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo.

11. "Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật" bao gồm: quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần tiếp theo mà trong thời hạn do pháp luật quy định, người khiếu nại không khiếu nại tiếp; quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng.

12. "Chánh thanh tra Sở" là Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

13. "Chánh thanh tra Bộ" là Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

14. "Quyết định lao động" là Quyết định bằng văn bản của người sử dụng lao động được áp dụng đối với người lao động, tập thể lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động.

15. "Hành vi lao động" là hành vi của người sử dụng lao động thực hiện trong quan hệ lao động và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động.

16. Ngày được tính để xác định thời hiệu khiếu nại và thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo là ngày làm việc của cơ quan hành chính nhà nước hoặc cá nhân có quyền nhận đơn khiếu nại, tố cáo.

Điều 5. Nguyên tắc giải quyết khiếu nại, tố cáo

1. Khách quan, trung thực, đúng pháp luật.

2. Kịp thời, nhanh chóng và công khai.

3. Đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật.

Chương 2:

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

MỤC 1: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI KHIẾU NẠI, NGƯỜI BỊ KHIẾU NẠI

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại

1. Người khiếu nại có các quyền sau đây:

a) Tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để thực hiện quyền khiếu nại;

b) Người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của người sử dụng lao động và Thanh tra viên lao động khi tiến hành thanh tra thì có quyền khiếu nại đến Chánh thanh tra Sở; người khiếu nại và người bị khiếu nại không đồng ý quyết định giải quyết của Chánh thanh tra Sở thì có quyền tiếp tục khiếu nại đến Chánh thanh tra Bộ;

c) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quyết định giải quyết khiếu nại;

d) Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết.

2. Người khiếu nại có các nghĩa vụ:

a) Gửi đơn khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;

b) Đơn phải nêu rõ lý do, nội dung khiếu nại, trình bày trung thực sự việc; cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ cần thiết (nếu có); chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại và các thông tin, tài liệu, chứng cứ đã cung cấp;

c) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.

Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại

1. Người bị khiếu nại có các quyền sau đây:

a) Đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định lao động, hành vi lao động bị khiếu nại;

b) Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại tiếp theo đối với khiếu nại mà mình đã giải quyết nhưng người khiếu nại tiếp tục khiếu nại.

2. Người sử dụng lao động bị khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:

a) Tiếp nhận, giải quyết đơn khiếu nại lần đầu về lao động;

b) Có trách nhiệm kiểm tra, xem xét lại quyết định lao động, hành vi lao động bị khiếu nại; nếu thấy trái pháp luật thì kịp thời sửa chữa, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động;

c) Giải trình về quyết định lao động, hành vi lao động bị khiếu nại, cung cấp các thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

d) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại về lao động đã có hiệu lực pháp luật;

đ) Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi trái pháp luật lao động của mình gây ra theo quy định của pháp luật.

MỤC 2: THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

Điều 8. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại

1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần đầu của người lao động, của tập thể lao động.

2. Khi tiến hành thanh tra, Thanh tra viên lao động có quyền tiếp nhận và giải quyết khiếu nại về lao động theo quy định của pháp luật.

3. Chánh thanh tra Sở có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động mà người sử dụng lao động hoặc Thanh tra viên lao động đã giải quyết nhưng còn khiếu nại.

4. Chánh thanh tra Bộ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động mà Chánh thanh tra Sở đã giải quyết nhưng còn khiếu nại. Quyết định giải quyết của Chánh thanh tra Bộ là quyết định giải quyết cuối cùng.

Điều 9. Thời hiệu khiếu nại

Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày người khiếu nại nhận được quyết định lao động hoặc biết được có hành vi lao động.

Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

Điều 10. Quyền lựa chọn người giải quyết khiếu nại

Người lao động, tập thể lao động nếu không khởi kiện vụ án lao động tại Tòa án có thẩm quyền thì có quyền khiếu nại theo quy định tại Nghị định này.

MỤC 3: THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

Điều 11. Các trường hợp khiếu nại không thụ lý để giải quyết

1. Nội dung quyết định, hành vi của người bị khiếu nại không thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật lao động và không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.

2. Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp.

3. Người đại diện của người khiếu nại không hợp pháp.

4. Thời hiệu khiếu nại, thời hạn khiếu nại tiếp đã hết.

5. Đã có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng.

6. Việc khiếu nại đã hoặc đang được Toà án nhân dân thụ lý giải quyết hoặc đã có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Điều 12. Thủ tục khiếu nại

1. Người khiếu nại phải có đơn ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại, họ, tên, địa chỉ, lý do, nội dung khiếu nại; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân sử dụng lao động bị khiếu nại; yêu cầu của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký. Đơn khiếu nại phải được gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.

2. Trường hợp người khiếu nại trực tiếp trình bày khiếu nại thì người có trách nhiệm phải hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn hoặc ghi lại nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này, có chữ ký của người khiếu nại.

3. Trường hợp khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện thì người đại diện phải có giấy tờ chứng minh quyền đại diện hợp pháp của mình và việc khiếu nại phải thực hiện theo đúng thủ tục quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 13. Thụ lý để giải quyết khiếu nại

1. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết phải thụ lý để giải quyết. Nếu đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết thì thông báo và hướng dẫn người khiếu nại gửi đơn đến người có thẩm quyền giải quyết, đồng thời, gửi kèm các giấy tờ, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại (nếu có). Việc thông báo chỉ thực hiện một lần với một vụ việc khiếu nại.

2. Đối với đơn vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo thì người có thẩm quyền giải quyết nội dung khiếu nại, còn nội dung tố cáo thì chuyển cho người có thẩm quyền giải quyết tố cáo theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.

3. Khi tiến hành thanh tra, nếu người lao động hoặc tập thể lao động khiếu nại về quyết định lao động, hành vi lao động thì Thanh tra viên lao động xử lý như sau:

a) Nếu là đơn đã được người sử dụng lao động giải quyết lần đầu thì hướng dẫn người lao động, tập thể lao động gửi đơn khiếu nại tiếp đến Chánh thanh tra Sở;

b) Nếu là đơn khiếu nại lần đầu thì tiếp nhận và thụ lý để giải quyết.

Điều 14. Thời hạn, trình tự giải quyết khiếu nại lần đầu

1. Người lao động, tập thể lao động khiếu nại lần đầu về quyết định lao động, hành vi lao động của người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động hoặc thanh tra viên lao động khi tiến hành thanh tra (sau đây viết tắt là người giải quyết khiếu nại lần đầu) phải tiếp nhận, giải quyết theo trình tự:

a) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết;

b) Thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết;

c) Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại; đối với khiếu nại của tập thể lao động thì phải có sự tham gia của đại diện công đoàn cơ sở, đối với những nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì phải có đại diện của người lao động (Công đoàn cấp trên) có sự tham gia của hoà giải viên lao động hoặc tổ chức đoàn thể quần chúng khác. Việc giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại lần đầu phải bằng quyết định giải quyết khiếu nại.

2. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải có các nội dung sau đây:

a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;

b) Tên, địa chỉ của người lao động, người sử dụng lao động;

c) Nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ;

d) Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;

đ) Giữ nguyên, sửa đổi hoặc huỷ bỏ một phần hay toàn bộ quyết định, chấm dứt hành vi bị khiếu nại; giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại;

e) Việc bồi thường cho người bị thiệt hại (nếu có);

g) Quyền khiếu nại tiếp của người khiếu nại, người bị khiếu nại.

Quyết định giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại lần đầu phải được gửi cho người khiếu nại, người bị khiếu nại (nếu người giải quyết khiếu nại lần đầu là Thanh tra viên lao động khi tiến hành thanh tra), Chánh thanh tra Sở, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan.

Điều 15. Thời hạn, trình tự giải quyết khiếu nại lần tiếp theo

1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết hạn giải quyết lần đầu mà khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền gửi đơn khiếu nại đến Chánh thanh tra Sở.

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền gửi đơn khiếu nại tiếp đến Chánh thanh tra Sở.

3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì người giải quyết khiếu nại lần tiếp theo phải thụ lý và thông báo cho người khiếu nại bằng văn bản.

4. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần tiếp theo không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý, đối với vụ việc phức tạp thì cũng không quá 60 ngày.

5. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh thanh tra Sở mà người khiếu nại, người bị khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại tiếp đến Chánh thanh tra Bộ.

Điều 16. Yêu cầu tạm đình chỉ thực hiện quyết định, hành vi của người sử dụng lao động

Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy quyết định, hành vi bị khiếu nại của người sử dụng lao động có thể gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ của người lao động hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích Nhà nước thì Chánh thanh tra Sở có quyền yêu cầu người sử dụng lao động tạm đình chỉ thực hiện quyết định, hành vi đó cho đến khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 17. Quyền của Chánh thanh tra Sở khi giải quyết khiếu nại

1. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, Chánh thanh tra Sở có quyền:

a) Gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với những người khiếu nại và người bị khiếu nại để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết;

b) Yêu cầu người khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu và những bằng chứng về nội dung khiếu nại;

c) Yêu cầu người bị khiếu nại giải trình bằng văn bản về những nội dung bị khiếu nại;

d) Triệu tập người khiếu nại, người bị khiếu nại để tổ chức đối thoại trực tiếp;

đ) Xác minh tại chỗ;

e) Trưng cầu giám định, tiến hành các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khi nhận được yêu cầu của Chánh Thanh tra Sở theo quy định tại khoản 1 Điều này phải thực hiện đúng các yêu cầu đó.

Điều 18. Quyết định giải quyết khiếu nại lần tiếp theo

1. Quyết định giải quyết khiếu nại lần tiếp theo phải bằng văn bản và có các nội dung:

a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;

b) Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;

c) Nội dung khiếu nại;

d) Kết quả thẩm tra, xác minh;

đ) Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;

e) Kết luận về nội dung khiếu nại và việc giải quyết khiếu nại trước đó;

g) Giữ nguyên, sửa đổi, hủy bỏ hoặc yêu cầu sửa đổi, huỷ bỏ một phần hay toàn bộ quyết định, chấm dứt hành vi bị khiếu nại; giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại;

h) Việc bồi thường thiệt hại (nếu có);

i) Quyền khiếu nại tiếp của người khiếu nại, người bị khiếu nại.

2. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh thanh tra Sở phải gửi cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan.

Điều 19. Hồ sơ giải quyết khiếu nại

1. Việc giải quyết khiếu nại phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ giải quyết khiếu nại bao gồm:

a) Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại;

b) Biên bản thẩm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định;

c) Các tài liệu khác có liên quan;

d) Quyết định giải quyết khiếu nại.

2. Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và được lưu trữ theo quy định của pháp luật. Trường hợp người khiếu nại tiếp tục khiếu nại thì hồ sơ đó phải được chuyển cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết tiếp khi có yêu cầu.

MỤC 4: XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI CUỐI CÙNG VI PHẠM PHÁP LUẬT

Điều 20. Căn cứ để xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng

1. Khi có một trong những căn cứ sau đây thì những người quy định tại Điều 21 của Nghị định này có thẩm quyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng:

a) Phát hiện tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng;

b) Nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ việc khiếu nại;

c) Có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục khi xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng gây thiệt hại tới lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ lao động;

d) Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

2. Thời hiệu xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng là 24 tháng, kể từ ngày quyết định đó có hiệu lực pháp luật.

Điều 21. Người có thẩm quyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng

1. Chánh thanh tra Bộ khi phát hiện có một trong những căn cứ quy định tại Điều 20 của Nghị định này thì phải có trách nhiệm xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng.

2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khi phát hiện có một trong những căn cứ quy định tại Điều 20 của Nghị định này thì yêu cầu Chánh thanh tra Bộ xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng.

3. Khi xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng, người có thẩm quyền giữ nguyên, sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định giải quyết đó.

MỤC 5: THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT

Điều 22. Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật

1. Khi quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật thì người sử dụng lao động, người lao động, tập thể lao động, cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan phải chấp hành nghiêm chỉnh.

2. Trường hợp khiếu nại đúng thì người bị khiếu nại có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, chấm dứt hành vi bị khiếu nại; sửa đổi, hủy bỏ quyết định bị khiếu nại, xin lỗi công khai, khôi phục danh dự và mọi quyền lợi vật chất cho người lao động.

3. Trường hợp khiếu nại không đúng, người giải quyết khiếu nại giải thích, yêu cầu người khiếu nại chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại; trong trường hợp cần thiết người giải quyết khiếu nại có thể yêu cầu Thanh tra lao động thực hiện các biện pháp theo thẩm quyền để đảm bảo việc thi hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

Điều 23. Kiểm tra việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại

Chánh thanh tra Sở và Chánh thanh tra Bộ có trách nhiệm kiểm tra việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

Chương 3:

GIẢI QUYẾT TỐ CÁO

MỤC 1: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI TỐ CÁO, NGƯỜI BỊ TỐ CÁO

Điều 24. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo

1. Người tố cáo có các quyền sau đây:

a) Gửi đơn tố cáo hoặc trực tiếp tố cáo với Chánh thanh tra Sở hoặc Thanh tra viên lao động khi đang tiến hành thanh tra về hành vi vi phạm pháp luật lao động của người sử dụng lao động;

b) Người tố cáo không đồng ý kết luận giải quyết của Thanh tra viên lao động, Chánh thanh tra Sở thì có quyền tố cáo đến Chánh thanh tra Bộ;

c) Yêu cầu được giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của mình;

d) Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo;

đ) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe doạ, trù dập, trả thù.

2. Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

a) Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình hoặc của người đại diện tập thể lao động;

b) Trình bày trung thực, cung cấp những tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo;

c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật.

Điều 25. Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo

1. Người bị tố cáo có các quyền sau đây:

a) Được thông báo về nội dung bị tố cáo;

b) Đưa ra bằng chứng để chứng minh nội dung bị tố cáo là không đúng sự thật;

c) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được phục hồi danh dự, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo không đúng gây ra theo quy định của pháp luật;

d) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý người tố cáo sai sự thật.

2. Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

a) Giải trình về nội dung bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung bị tố cáo khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

b) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền;

c) Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật lao động của mình gây ra.

MỤC 2: THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TỐ CÁO

Điều 26. Thẩm quyền giải quyết tố cáo

1. Chánh thanh tra Sở, Thanh tra viên lao động khi tiến hành thanh tra có thẩm quyền giải quyết tố cáo.

2. Chánh thanh tra Bộ có thẩm quyền kết luận, giải quyết cuối cùng về kết luận giải quyết tố cáo của Chánh thanh tra Sở hoặc của Thanh tra viên lao động khi tiến hành thanh tra.

MỤC 3: THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TỐ CÁO

Điều 27. Thủ tục tố cáo

Người tố cáo phải gửi đơn đến Chánh thanh tra Sở hoặc Thanh tra viên lao động khi đang tiến hành thanh tra tại doanh nghiệp. Trong đơn tố cáo phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ người tố cáo hoặc người đại diện tập thể lao động có đơn tố cáo; nội dung tố cáo. Trường hợp người tố cáo đến trình bày trực tiếp thì Thanh tra viên lao động hoặc cán bộ thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm ghi lại nội dung tố cáo, họ, tên, địa chỉ người tố cáo; có chữ ký của người tố cáo để báo cáo Chánh thanh tra Sở xem xét, giải quyết.

Điều 28. Xử lý đơn tố cáo

1. Cơ quan nhà nước nhận được đơn tố cáo có trách nhiệm phân loại và xử lý như sau:

a) Nếu tố cáo thuộc quyền giải quyết thì phải thụ lý để giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này;

b) Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết thì chậm nhất trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được phải chuyển đơn tố cáo hoặc bản ghi lời tố cáo và các tài liệu chứng cứ có liên quan (nếu có) cho Chánh thanh tra Sở, nơi có trụ sở chính của người sử dụng lao động bị tố cáo;

c) Nếu tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm thì chuyển cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp quyết định, hành vi bị tố cáo của người sử dụng lao động có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích Nhà nước, tính mạng, sức khoẻ của người lao động thì cơ quan nhận được đơn phải báo ngay cho Chánh thanh tra Sở nơi xảy ra quyết định, hành vi của người sử dụng lao động bị tố cáo để có biện pháp ngăn chặn.

3. Trường hợp Chánh thanh tra Sở hoặc Thanh tra viên lao động khi đang tiến hành thanh tra nhận được thông tin người tố cáo bị đe doạ, trù dập, trả thù thì phải có trách nhiệm chỉ đạo hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan làm rõ, có biện pháp bảo vệ người tố cáo, ngăn chặn và đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý người có hành vi đe doạ, trù dập, trả thù người tố cáo.

Điều 29. Thời hạn giải quyết tố cáo

Thời hạn giải quyết tố cáo về lao động không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

Điều 30. Tiếp nhận thông tin, tài liệu về tố cáo

Khi trực tiếp tiếp nhận thông tin, tài liệu do người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thì người giải quyết tố cáo phải làm giấy biên nhận, có chữ ký của người tiếp nhận và người cung cấp.

Điều 31. Bảo đảm quyền của người bị tố cáo

Trong quá trình giải quyết tố cáo, người được giao nhiệm vụ xác minh phải tạo điều kiện để người bị tố cáo giải trình, đưa ra các bằng chứng để chứng minh tính đúng, sai của nội dung bị tố cáo.

Điều 32. Thu thập chứng cứ

Việc thu thập tài liệu, chứng cứ trong quá trình xác minh, giải quyết tố cáo về lao động phải được ghi chép thành văn bản và lưu vào hồ sơ giải quyết tố cáo. Sau khi kết thúc việc xác minh, người được giao nhiệm vụ xác minh phải có văn bản kết luận về nội dung tố cáo.

Điều 33. Xử lý nội dung tố cáo

Căn cứ vào kết quả xác minh, kết luận về nội dung tố cáo, Chánh thanh tra Sở, Thanh tra viên lao động tiến hành xử lý như sau:

1. Trường hợp người bị tố cáo không vi phạm pháp luật lao động thì phải có kết luận rõ và thông báo bằng văn bản cho người tố cáo, người bị tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Trường hợp người bị tố cáo vi phạm pháp luật lao động thì có văn bản yêu cầu người bị tố cáo thực hiện đúng quy định của pháp luật lao động và tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm để áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp hành vi của người bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra hoặc Viện Kiểm sát nhân dân để giải quyết theo quy định của pháp luật.

4. Kết luận giải quyết tố cáo phải được thể hiện bằng văn bản và được gửi cho người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 34. Giữ bí mật và đảm bảo an toàn cho người tố cáo

Cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận hoặc giải quyết tố cáo phải giữ bí mật người tố cáo, không được tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và các thông tin khác có hại cho người tố cáo.

Điều 35. Hồ sơ giải quyết tố cáo

Việc giải quyết tố cáo phải được lập thành hồ sơ, bao gồm:

a) Đơn tố cáo hoặc bản ghi lời tố cáo;

b) Biên bản xác minh, kết quả giám định, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình giải quyết;

c) Bản giải trình của người bị tố cáo;

d) Kết luận về nội dung tố cáo; văn bản kiến nghị biện pháp xử lý;

đ) Các tài liệu khác có liên quan;

e) Quyết định xử lý.

Chương 4:

QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Điều 36. Nội dung quản lý công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo

a) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo;

b) Tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức việc thực hiện các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;

c) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;

d) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo;

đ) Tổng hợp tình hình khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo;

e) Tổng kết kinh nghiệm về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Điều 37. Trách nhiệm Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động trong phạm vi thẩm quyền của Chính phủ.

CHƯƠNG 5:

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 38. Khen thưởng

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, người tố cáo có công trong việc ngăn ngừa thiệt hại cho Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 39. Xử lý vi phạm

Người nào có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật:

1. Kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc người khác khiếu nại, tố cáo sai sự thật.

2. Lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để xuyên tạc, vu khống, gây rối trật tự công cộng, gây thiệt hại cho lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

3. Tố cáo sai sự thật.

4. Đe dọa, trả thù, xúc phạm người khiếu nại, tố cáo, người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo.

5. Không chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo.

6. Vi phạm các quy định khác của pháp luật khiếu nại, tố cáo về lao động.

Điều 40. Xử lý vi phạm của người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo

Người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo nếu có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật:

1. Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

2. Gây phiền hà, sách nhiễu, cản trở việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.

3. Cố tình trì hoãn việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

4. Làm sai lệch hồ sơ vụ việc trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo.

5. Ra quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo trái pháp luật.

6. Không kịp thời áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.

7. Đe dọa, trù dập, trả thù người khiếu nại, tố cáo; bao che cho người bị khiếu nại, tố cáo.

8. Vi phạm các quy định khác của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 41. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

2. Những khiếu nại, tố cáo đã được thụ lý, đang xem xét, giải quyết trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, thì được tiếp tục giải quyết theo quy định của Nghị định này.

Điều 42. Trách nhiệm thi hành

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện Nghị định này.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, người lao động, tập thể lao động và người sử dụng lao động chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

No.: 04/2005/ND-CP

Hanoi, January 11, 2005

 

DECREE

OF THE GOVERNMENT NO.04/2005/ND-CP OF JANUARY 11, 2005 DETAILING AND GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE LABOR CODE REGARDING COMPLAINTS, DENUNCIATIONS ON LABOR

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Governmental Organization dated December 25, 2001;

Pursuant to the Labor Code dated June 23, 1994, the Law amending and supplementing some Articles of the Labor Code dated April 02, 2002;

At the request of the Minister of Labour - Invalids and Social Affairs,

DECREE:

Chapter 1:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Scope of governing

This Decree provides for complaints, denunciations and the settlement of complaints and denunciations on labor.

Article 2. Subjects of application

This Decree shall apply to employees, labor collectives and employers including:

1. Employees, labor collectives working in the following organizations:

a) Enterprises established and operating under the Law on State-owned Enterprises;

b) Enterprises established and operating under the Enterprise Law;

c) Enterprises established and operating under the Law on Foreign Investment in Vietnam;

d) Enterprises of political organizations, social - political organizations;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) State agencies, administrative units, political organizations, social - political organizations, professional - social - political organizations, social-professional organizations, other social organizations;

g) Units, the economic organizations of the People's Army force, the People's Public Security;

h) Agencies and organizations that have signed labor contracts with employees to send abroad for training, professional development, skill improvement;

i) Farms, individuals and households using employees;

k) Semi-public establishments or people founded, private establishments of sectors of culture, health, education, training, science, physical education, sports, and other sectors;

l) The foreign agencies, organizations or individuals or international organizations based in Vietnam using employees under the labor law of Vietnam, except for international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to otherwise provided for.

2. The employers shall include:

a) General Directors, Directors of State-owned enterprises, private enterprises, joint stock companies, limited liability companies, partnerships;

b) Chairmen of the cooperatives, individuals, householders hiring employees;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) The heads of units, economic organizations of the People's Army forces, the People's Public Security using the employees under labor contracts;

đ) The General Directors, Directors of enterprises with foreign-owned capital operating under the Law on Foreign Investment in Vietnam, foreign agencies, organizations, individuals or international organizations based in Vietnam using laborers under labor contracts;

e) Directors of companies, heads of Vietnamese agencies, organizations and individuals based in Vietnam using foreign laborers.

3. In the case international treaties which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to otherwise provide for herein shall apply the provisions of such international treaties.

Article 3. Subjects of not applying

1. This Decree shall not apply to the following subjects:

a) Officials and civil servants under the Ordinance on Officials and Civil Servants;

b) The cooperative members of cooperatives under the Cooperatives Law;

c) The officers, noncommissioned officers, soldiers, professional soldiers and officers of the People's Army forces and the People's Public Security forces;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. This Decree shall not apply to the following cases:

a) Lodging complaints and denunciations on the decisions, acts not of labor relations;

b) Lawsuits under the provisions of the Code of Civil Procedure on the procedure for resolving labor disputes.

Article 4. Interpretation of terms

In this Decree, the following terms shall be construed as follows:

1. "Complaint" means the employees, the labor collectives request the competent individuals, authorities to reconsider the decision, the behavior of the employers when having evidence that those decisions or acts commit violation of labor law, and infringement of their legitimate rights and interests.

2 "Denounce" means the workers, the labor collectives to inform the individuals, the competent authorities on the decisions, violations of labor laws of employers who cause damage or threat to cause damage to the interests of the State, legitimate rights and interests of laborers and labor collectives.

3. "Complainants" mean laborers, labor collectives to exercise the complaints.

4. "Complained persons" mean the employers who make the decisions, the acts to be complained.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. "Denounced persons" mean the employers who make the decisions, the acts to be denounced.

7. "The complaint settlers" mean the agencies or individuals who are competent to settle complaints.

8. "The denunciation settlers" mean agencies and individuals who are competent to settle denunciations.

9. "Settlement of complaints" means the verification, conclusions, and decision making of settlement of agencies, the persons who are competent to settle complaints.

10. "Settlement of denunciations" means the verification, conclusions on contents of the denunciations and handling decisions of agencies and persons who are competent to settle denunciations.

11. "The effective decisions of complaints settlement" include: decisions on the first settlement of complaint or decisions on the settlement of complaint for the following time within the time limit prescribed by law, the complainants did not continue to complain; decisions on the final settlement of complaint.

12. "Chief Inspector of the Department" means the chief inspector of the Department of Labour - Invalids and Social Affairs.

13. "Chief Inspector of the Ministry" means the Chief Inspector of the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs.

14. "The decision on labor" means a written decision of the employers applied for laborers, labor collectives in the labor relations and social relations that are directly related to labor relations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

16. Date that is calculated to determine the prescription for lodging and settling complaints and denunciations is the working day of state administrative agencies or individuals who are entitled to receive complaints and denunciations.

Article 5. Principles for settling complaints and denunciations

1. Objective, honest, and lawful.

2. Promptly, quickly and publicly.

3. Proper authority, order, procedures, and time limits as prescribed by law.

Chapter 2:

COMPLAINTS SETTLEMENT

SECTION 1: RIGHTS AND OBLIGATIONS OF THE COMPLAINANTS, THE COMPLAINED PERSONS

Article 6. Rights and obligations of the complainants

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) To take the right of complaint by themselves or through their legal representatives;

b) The complainants do not agree with the decisions on the first settlement of complaint of employers and labor inspectors upon inspections, they may complaint to the chief inspector of the Department; and if the complainants and the complained persons disagree with the settlement decisions of the Chief Inspector of the Department, they may continue to complaint to the Chief Inspector of the Ministry;

c) To be restored the rights and legal interests that have been infringed, to be paid compensation for damages under complaint settlement decisions;

d) To withdraw their complaints at any stage of the settlement process.

2. The complainants have the following obligations:

a) To send the written complaints to the right persons who are competence;

b) The written complaints must be clearly stated the reason, the contents of complaints, presented honestly on the matter; to supply information, documents and evidence required (if any); to take responsibility before law for the contents of the complaint and information, documents and evidence provided;

c) To comply strictly with the complaint settlement decisions that took effect.

Article 7. Rights and obligations of the complained persons

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) To provide evidence on the legality of the decisions of labor, labor acts to be complained;

b) To be received the complaint settlement decisions of the next complaint settlers for the complaints that they have been settled but the complainants continue to complain.

2. The employers to be complained have the following obligations:

a) To receive and resolve complaints of labor for the first time;

b) To take responsibility for inspecting and reviewing the decision of labor, labor acts to be complained; if found that they are unlawful, promptly repair and restore the legitimate rights and interests of laborers;

c) To explain on the decisions of labor, the labor acts to be complained, to supply information, documents, and concerned evidence at request of the competent agencies;

d) To strictly abide by the complaints settlement decisions on labor took effect;

đ) To pay compensation for damage and overcome the consequences caused by decisions, acts contrary to labor legislation in accordance with the law provisions.

SECTION 2: COMPETENCE OF COMPLAINTS SETTLEMENT

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The employers are responsible for settling the first complaint of laborers, the labor collectives.

2. When conducting the inspections, labor inspectors have the right to receive and resolve complaints in accordance with labor laws.

3. Chief Inspector of the Department has jurisdiction over labor complaints that employers or labor inspectors have settled but also be appealed.

4. Chief Inspector of the Ministry has jurisdiction over labor complaints that Chief Inspector of the Department has settled but also be appealed. Settlement decisions of the Chief Inspector of Ministry are the final decisions on resolution.

Article 9. Prescription for complaint

Prescription for complaint is 90 days from the date the complainant receives the decision on labor or knows the labor act.

In case of sickness or natural disasters, enemy-iflited devastation, working, studying in the far places or because of other the objective obstacles which the complainants cannot make the right to appeal in accordance with the prescription, the obstructed time is not included in the time for complaint.

Article 10. The right to choose the complaints settlers

If employees, labor collectives do not lodge lawsuit at the competent court shall have the right to appeal under the provisions of this Decree.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 11. The complaints to be refused to receive for settlement

1. Contents of decisions, acts of the complained persons are not subject to the governing scope of labor law and not directly related to the legitimate rights and interests of the complainants.

2. The complainant does not have adequate civil act capacity without legal representative.

3. The representative of the complainant is illegal.

4. The prescription for complaint, time limit for the next complaint has expired.

5. It has the decision on final settlement of complaint.

6. The complaint has been or is accepted for settlement by the People's Court or had effective judgment or decision of the Court.

Article 12. Complaint procedures

1. The complainant must send written complaint specifying the date, month, year of complaint, full name, address, reason, the content of the complaint; name and address of the organization or individual employing laborers to be complained; the complainant's request. The written complaint must be signed by the complainant. The written complaints must be sent to agencies, organizations, and individuals who have jurisdiction to settle.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Where the complaints are made through the representatives, the representatives must have papers to prove their legal rights of representation and the complaints should comply with the procedures specified in clause 1 and clause 2 of this Article.

Article 13. Acceptance for complaints settlement

1. When those who are competent to settle complaints receive the written complaints under the jurisdiction must accept them for settlement. If the written complaints are not under their jurisdiction, shall notify and guide the complainants to send to the competent persons, at the same time, attach documents, documents related to the contents of the complaints (if any). The notification is only made once for a complaint case.

2. For the application that have complaint content and also have content of denunciation, the competent persons shall settle complaint content, and transfer the content of denunciation to those who are competent to settle denunciations as prescribed in Article 26 of this Decree.

3. When conducting inspections, if the employees or labor collectives complaint on the decision of labor, labor acts, labor inspectors shall settle as follows:

a) If the applications have been firstly settled by employers, guide the employees, labor collectives to send written complaints to the chief inspector of the Department;

b) If the written complaints are first received, then process them for settlement.

Article 14. Time limit, the order of the first complaint settlement

1. Laborers, labor collectives complain for the first time on the decision of labor, labor act of the employers, the employers, or labor inspectors upon conducting inspections (hereinafter referred to as the first complaint settler) must receive and settle according to the following order:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Time limit for settling complaints is not later than 30 days from the date of acceptance for settlement; for the complicated cases, the time limit for settling complaints may be extended but must not exceed 45 days from the date of acceptance for settlement;

c) The first complaint settler must meet and dialogue directly with the complainants; for the labor collective’s complaints, it must have the participation of grassroots trade union representative, for those where there is no grassroots trade union, there must be the employees’ representative (high-level trade union) with the participation of labor mediator or other mass organization. The settlement of complaints of first complaint settler must be made by decisions to settle the complaint.

2. Decision to settle the first complaints must contain the following contents:

a) The date, month, year of issuance;

b) Names and addresses of the employee, the employer;

c) The complaint content is true, partially true, or totally untrue;

d) Legal bases for settling complaint;

đ) To retain, modify or cancel all or part of the decision, to terminate the complained acts; solve specific problems in the content of the complaint;

e) The compensation to aggrieved persons (if any);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Decisions on complaints settlement of the first complaint settlers must be sent to the complainants, complained persons (if the first complaint settlers are the labor inspectors when conducting inspections), the chief inspector of the Department, the Labor Federation of provinces, centrally-run cities, concerned units, organizations and individuals.

Article 15. Time limit, the order for settling subsequent complaints

1. Within 30 days after the expiry date of the first settlement that the complaints have not been resolved, the complainant may file a written complaint to the Chief Inspector of the Department.

2. Within 30 days from the date of receipt of the decision of the first complaint settlement that the complainants do not agree, they may send written complaints to the Chief Inspector of the Department.

3. Within 10 days from the date of receipt of the written complaint for the first complaint settlement decision, the complaint settlers for the subsequent time must accept and notify the complainants in writing.

4. The time limit for settling the subsequent complaints does not exceed 45 days from the date of acceptance, for complicated cases, it shall also not exceed 60 days.

5. Within 30 days from the date of receipt of the complaint settlement decision of the Chief Inspector of the Department that the complainants, complained persons disagree, they may continue to appeal to the Chief Inspector of the Ministry.

Article 16. Requirements of temporary suspension of the execution of decisions and acts of the employers

During the settlement of complaints, if considering that the decisions, acts complained of employers that can cause damage to life and health of employees or cause serious harm to the state interests, Chief Inspector of the Department may request the employers to temporarily suspend the execution of the decisions, acts until the decision of the competent agencies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. In the process of settling complaints, Chief Inspector may:

a) Meet, directly dialogue with the complainants and complained persons to clarify the contents of the complaints, the complainants’ requests and settlement direction;

b) Require the complainants to provide information, documents, and other evidence of contents of the complaints;

c) Require the complained persons to make written explanations of the contents complained;

d) To convene the complainants, the complained persons to hold direct dialogue;

đ) Verify on the spot;

e) Request expertise, conduct other measures as prescribed by law.

2. When individuals, agencies, and organizations receive the requirement of the chief inspector of the Department as prescribed in Clause 1 of this Article shall comply with the requirement.

Article 18. The decision of subsequent complaints settlement

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The date, month, year of issuance;

b) Names and addresses of the complainant, the complained person;

c) Contents of complaint;

d) Results of examination and verification;

đ) Legal bases for settling complaint;

e) Conclusion on the contents of the complaint and the resolution of previous complaints;

g) To retain, modify, cancel or request modification or cancellation of part or all of the decision and to terminate complained act; solve specific problems in the content of the complaint;

h) The damage compensation (if any);

i) The right of subsequent complaint of the complainant, the complained person.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 19. Dossiers of complaints settlement

1. The settlement of the complaint must be made in the dossier. Dossier of complaint settlement includes:

a) A written complaint or a record of complaint;

b) Minutes of the examination, verification and conclusion, the results of appraisal;

c) Other relevant documents;

d) The decision to settle complaint.

2. Dossier of complaint settlement must be numbered page in the order of documents and stored as prescribed by law. Where the complaints continue to complain, the dossier must be transferred to the competent authorities for subsequent settlement upon request.

SECTION 4: REVIEW OF DECISION OF FINAL SETTLEMENT OF COMPLAINTS OF VIOLATIONS OF LAW

Article 20. Bases for review of the decision of final settlement of complaint

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The discovery of new facts change the basic content of the decision of final settlement of complaint;

b) The contents of the decision of final settlement of complaint are not consistent with the objective facts of the complaint;

c) There are serious violations of order and procedures as verification, conclusion and making the decision of final settlement of complaint causing damage to the interests of the State, legitimate rights and interests of the parties in the labor relations;

d) There are serious mistakes in applying the law.

2. Prescription for reviewing the decision of final settlement of complaint is 24 months from the effective date of that decision.

Article 21. Persons who are competent to review the decision of final settlement of complaint

1. Chief Inspector of the Ministry upon detection of one of the bases specified in Article 20 of this Decree shall review the decision of final settlement of complaint.

2. Minister of Labour - Invalids and Social Affairs, upon detection of one of the grounds specified in Article 20 of this Decree shall require the Chief Inspector of the Ministry to review the decision of final settlement of complaint.

3. When reviewing the decision of final settlement of complaint, the competent persons shall maintain, amend, or cancel the decision of settlement.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 22. Enforcement of effective decision of complaint settlement

1. When the decision of complaint settlement takes effect, employers, employees, labor collectives, concerned agencies, and individuals must strictly observe.

2. Where the complaint is correct, the complained person is responsible for organizing the execution of the decision of complaint settlement; termination of complained acts; to modify or cancel the decision to be complained, publicly apologize, restore honor and all material benefits to employees.

3. Where the complaint is not correct, the complaint settler explains, require the complainant to abide by the decision of complaint settlement; in case of necessity, the complaint settler may require labor inspector to take measures within their jurisdiction to ensure the strict execution of the effective decision of complaint settlement.

Article 23. Inspection of the execution of the decision of complaint settlement

Chief Inspector of the Department and Chief Inspector of the Ministry shall inspect the execution of the effective decision of complaint settlement.

Chapter 3:

SETTLEMENT OF DENUNCIATIONS

SECTION 1: RIGHTS AND OBLIGATIONS OF DENOUNCERS, THE DENOUNCED PERSONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The denouncers have the following rights:

a) To send written denunciation or directly to denounce to the chief inspector of the Department or labor inspectors when conducting inspections on the violations of labor legislation of the employer;

b) The denouncers disagreeing with the conclusion of settlement of labor inspectors, chief inspector of the Department shall have the right to denounce to the Chief Inspector of the Ministry;

c) To request to be kept confidentiality, name, address, their autograph;

d) To request to be informed the denunciation settlement results;

đ) To request the competent agencies to protect when threatened, retaliated, revenged.

2. The denouncers have the following obligations:

a) To clearly state their full names, addresses or of representatives of the labor collectives;

b) To honestly present, provide the documents and evidence related to the denunciation contents;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 25. Rights and obligations of denounced persons

1. The denounced persons have the following rights:

a) To be informed of the contents to be denounced;

b) To provide evidence to prove that the denunciation contents are not true;

c) To be restored the legitimate rights and interests that have been infringed, be restored honor, to be compensated for damage caused by improper denunciation as prescribed by law;

d) To request the competent authorities to handle the persons who made false denunciation.

2. The denounced persons have the following obligations:

a) To explain of contents to be denounced; to supply information, documents and evidence relevant to the contents to be denounced upon request of the competent authorities;

b) To strictly abide by the handling decisions of the competent agencies;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

SECTION 1: COMPETENCE OF DENUNCIATION SETTLEMENT

Article 26. Competent to settle denunciations

1. Chief inspector of the Department, labor inspectors when conducting inspections are competent to settle denunciations.

2. Chief Inspector of the Ministry is competent to conclude, settle finally on the conclusion of the denunciation settlement of the chief inspector of the Department or of Labor inspectors when conducting inspections.

SECTION 2: DENUNCIATIONS SETTLEMENT PROCEDURES

Article 27. The procedures of denunciations

The denouncer must submit the written denunciation to the chief inspector of the Department or labor inspector when conducting inspections at the enterprises. In the written denunciation must be clearly stated the full name and address of the denouncer or representative of labor collective that sent the written denunciation; content of denunciation. Where the denouncer presented directly, the labor inspectors or officials of the Department of Labour - Invalids and Social Affairs are responsible for recording the content of denunciation, the full name, and address of the denouncer; with signature of the denouncer for reporting to Chief Inspector of the Department for consideration and settlement.

Article 28. Handling of written denunciation

1. State agencies receiving written denunciation are responsible for classifying and handling as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) If the denunciation is not under the settlement jurisdiction, at least within 10 days from the date of receipt, it must transfer the written denunciation or record of denunciation words and concerned documents, evidence (if any) to Chief Inspector of the Department, where the head office of the employer who is accused locates;

c) If the acts to be denounced have criminal signs, they shall be forwarded to the investigation agency, the Procuracy for handling according to law provisions.

2. Where the denounced decisions or acts of the employers can cause serious damage to state interests, life and health of employees, the agencies receiving the written denunciation must immediately notify the Chief Inspector of the Department where the decisions were made, the acts of employers were denounced for taking the preventive measures.

3. Where the chief inspector of the Department or labor inspectors when conducting inspections receive information that the denouncers are threatened, retaliated, revenged, they must take the responsibility to direct, or coordinate with concerned function agencies to clarify, take measures to protect the denouncers, prevent and request the competent authorities to handle persons who commit acts of threatening, retaliation, revenge to the denouncers.

Article 29. The time limit for settlement of denunciations

Time limit for settlement of labor denunciation shall not exceed 60 days from the date of acceptance for settlement; for the complicated cases, the time limit for settlement may be extended, but not exceeding 90 days from the date of acceptance for settlement.

Article 30. Receipt of information and documents on denunciation

When directly receiving information and documents supplied by the denouncers, the denounced persons, agencies, organizations and individuals, the denunciation settlers must issue receipts signed by the recipient and suppliers.

Article 31. Assurance of the rights of denounced persons

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 32. Evidence collection

The collection of documents and evidence in the process of verification and denunciation settlement of labor must be recorded in writing and saved into profile of denunciation settlement. After the verification is completed, those who are assigned task of verification must make written conclusions on the content of denunciations.

Article 33. Handling of the denunciation content

Based on the results of verification and conclusion on denunciation contents, chief inspector of the Department, labor inspectors shall handle as follows:

1. Where the denounced person does not violate labor laws, there must be clear conclusion and notified in writing to the denouncer, the denounced person and concerned agencies, organizations and individuals.

2. Where the denounced person violate labor laws, it must send the written request to the denounced person for complying with the provisions of labor law and depending on nature and seriousness of the violation shall apply the forms of sanctions of administrative violations or propose the competent agencies to handle in accordance with the law provisions.

3. Where the behavior of the denounced person has criminal signs, its dossier shall be transferred to the investigation agency or the People's Procuracy to resolve under the provisions of law.

4. Conclusion on denunciation settlement shall be made in writing and be sent to the denouncer, the denounced person, concerned agencies, organizations, and individuals.

Article 34. Confidentiality and security assurance for the denounced person

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 35. Dossier of denunciation settlement

The denunciation settlement must be made into profile, including:

a) A written denunciation or record of denunciation words;

b) Minutes of the verification, appraisal results, documents, and evidence gathered during the settlement process;

c) A written explanation of the denouncer;

d) Conclusion on denunciation contents; written proposal for handling measures;

đ) Other relevant documents;

e) The handling decision.

Chapter 4:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 36. Content of management of the settlement of complaints and denunciations

a) To promulgate legal documents on the settlement of complaints and denunciations;

b) To educate, guide and organize the implementation of the provisions of law on complaints and denunciations;

c) To inspect and examine the implementation of the provisions of law on complaints and denunciations;

d) To train and retrain cadres and civil servants to be in charge of settling complaints and denunciations;

đ) To synthesize the situation of complaints and denunciations and the settlement of complaints and denunciations;

e) To sum up experience in the settlement of complaints and denunciations.

Article 37. Responsibilities of the Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs

Ministry of Labour - Invalids and Social Affairs is responsible before the Government for the implementation of state management on the settlement of complaints and denunciations on labor within the jurisdiction of the Government.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

REWARDS AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 38. Rewards

Agencies, organizations and individuals that record achievements in resolving complaints and denunciations, that have merit in the prevention of damage for the State, to protect the lawful rights and benefits for employees shall be rewarded according to law provisions.

Article 39. Handling of violations

Those who have one of the following acts shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability, if causing damage, must pay compensation for damage under the provisions of law:

1. Agitating, forcing, seducing, and bribing others for lodging false complaints and denunciation.

2. Taking advantage of the complaints and denunciations to distort, slander, disturb public order, and cause damage to the interests of agencies, organizations, and individuals.

3. Lodging false denunciations.

4. Intimidating, retaliating, and hurting the complainants and denouncers, those who are responsible for settling complaints and denunciations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Violating other provisions of law on complaints and denunciations on labor.

Article 40. Handling of violations of those who are responsible for settling complaints and denunciations

If those who are responsible for settling complaints and denunciations have one of the following acts shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or prosecuted for criminal liability, if causing damage, must pay compensation as prescribed by law:

1. Being lack of responsibility in the settlement of complaints and denunciations.

2. Causing troublesome, harassment, obstruction for the implementation of the right to lodge complaints and denunciations.

3. Deliberately delaying the resolution of complaints and denunciations.

4. Falsifying records of the cases during the settlement of complaints and denunciations.

5. Issuing decisions to settle complaints and denunciations contrary to law.

6. Failing to promptly take the necessary measures to stop the violations of law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8. Violating other provisions of law on complaints and denunciations.

Chapter 6:

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 41. Effect

1. This Decree takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette. The previous regulations contrary to this Decree are hereby annulled.

2. The complaints and denunciations were accepted, are being considered and resolved before the effective date of this Decree, shall continue to be settled in accordance with the provisions of this Decree.

Article 42. Responsibility for implementation

Minister of Labour - Invalids and Social Affairs shall guide the implementation of this Decree.

The ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of governmental agencies, presidents of the People’s Committees of provinces and cities directly under the Central Government, employees, labor collectives and the employers shall implement this Decree.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Phan Van Khai 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 04/2005/NĐ-CP ngày 11/01/2005 Hướng dẫn Bộ luật Lao động về khiếu nại, tố cáo về lao động

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


26.609

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.144.217
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!