Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 5879 TM/XNK Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Thương mại Người ký: Lương Văn Tự
Ngày ban hành: 19/12/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 5879 TM/XNK
V/v EU chuẩn bị ban hành quy định mới về quản lý hoá chất

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2003

 

Kính gửi:  Thủ tướng Chính phủ

Ngày 29/10/2003/ Uỷ ban Châu Âu (EU) đã thông qua đề nghị thực hiện hệ thống quản lý hoá chất mới trong toàn bộ lãnh thổ EU. Đó là các đề nghị về Đăng ký, Thẩm định, Cấp phép và Hạn chế hoá chất (REACH); thành lập Cơ quan quản lý Hoá chất Châu Âu và sửa đổi, điều chỉnh, huỷ bỏ một số chỉ thị liên quan để phù hợp với REACH. Trong thời gian sắp tới, đề nghị nói trên sẽ được trình lên Quốc hội và Hội đồng Châu Âu phê chuẩn.

REACH là một hệ thống quản lý hoá chất mới của EU thay thế cho các quy định trước đây và gồm 4 quy chế về: Đăng ký, Thẩm định, Cấp phép và Hạn chế hoá chất.

1. Đăng ký hoá chất:

Ngoại trừ một số ngoại lệ, hầu hết các hoá chất (nguyên tố hoá học hoặc hợp chất) được sản xuất tại EU hoặc nhập khẩu vào EU với số lượng từ 01 tấn trở lên mỗi năm phải đăng ký với Cơ quan quản lý hoá chất Châu Âu. Hoá chất sẽ không sản xuất hoặc nhập khẩu nếu chưa được đăng ký. Quy định về đăng ký buộc các nhà sản xuất và nhập khẩu hoá chất phải có được kiến thức về hoá chất mà mình sản xuất hoặc nhập khẩu (bằng cách tiến hành thí nghiệm nếu cần) và sử dụng các kiến thức này để bảo đảm trách nhiệm và quản lý dựa trên nguồn thông tin đầy đủ về các nguy cơ hoá chất có thể gây ra.

Cũng theo quy chế này, một người hoặc pháp nhân thành lập ngoài EU, sản xuất một hoá chất được nhập khẩu vào EU, dưới dạng hoá chất, hợp chất hoặc dung dịch hay vật thể có thể chỉ định một cá nhân hoặc pháp nhân tại EU để thực hiện, như là đại diện duy nhất, nghĩa vụ của nhà nhập khẩu mà REACH quy định.

2. Thẩm định hoá chất:

Cơ quan chức năng của nước thành viên EU sẽ chịu trách nhiệm thẩm định hồ sơ và thẩm định hoá chất được sản xuất hoặc nhập khẩu vào nước mình. Mục đích của việc thẩm định hồ sơ là ngăn chặn các thử nghiệm trên động vật không cần thiết và mục đích của việc thẩm định hoá chất là yêu cầu các doanh nghiệp tìm kiếm và cung cấp nhiều thông tin hơn trong trường hợp nghi ngờ về sự nguy hiểm của hoá chất đối với sức khoẻ con người và môi trường. Sau khi thẩm định các cơ quan chức năng sẽ ra quyết định cấp phép hoặc hạn chế hoặc chuyển thông tin tới cơ quan khác để giải quyết theo thẩm quyền.

3. Cấp phép:

Thực hiện việc cấp phép sử dụng hoá chất hoặc đưa hoá chất vào thị trường cho một số công dụng đối với các hoá chất cần đặc biệt quan tâm. Mục đích nhằm bảo đảm các mối nguy hiểm liên quan đến việc sử dụng chúng đã được EU đánh giá, cân nhắc và quyết định trước khi đưa vào sử dụng. Tất cả các hoá chất thuộc các nhóm gây ung thư, nhóm dễ biến đổi, nhóm độc hại đối với sinh sản, nhóm chất gây ô nhiễm hữu cơ bền vững và các chất gây rối loạn hệ thống nội tiết đều phải được cơ quan thẩm quyền của EU cấp phép trước khi sản xuất/ nhập khẩu.

Người nộp đơn xin sử dụng hoá chất hoặc đưa hoá chất vào thị trường cho một số công dụng đối với hoá chất phải chứng minh được là các mối nguy liên quan đến việc sử dụng chúng đã được kiểm soát hoàn toàn hoặc có lợi ích kinh tế xã hội lớn hơn. Uỷ ban Châu Âu là cơ quan chịu trách nhiệm ra các quyết định về cấp phép.

4. Hạn chế:

Tất cả các hoá chất bị hạn chế chỉ được sản xuất, đưa vào lưu thông trên thị trường hoặc sử dụng nếu tuân thủ các quy định về hạn chế. Các hình thức hạn chế có thể là quy định các điều kiện đối với sản xuất, sử dụng, đưa hoá chất vào thị trường, hoặc cấm thực hiện các hoạt động trên nếu thấy cần thiết. Uỷ ban Châu Âu sẽ là cơ quan ban hành các quyết định về hạn chế.

Cơ quan quản lý Hoá chất Châu Âu sẽ chịu trách nhiệm quản lý các mặt kỹ thuật, khoa học và hành chính của hệ thống REACH và bảo đảm tính nhất quán của việc ban hành quyết định ở cấp cộng đồng.

Cơ quan quản lý Hoá chất Châu Âu sẽ quản lý việc đăng ký hóa chất, đóng vai trò chính trong việc bảo đảm tính nhất quán của việc thẩm định, đưa ra tiêu chí hướng dẫn các nước thành viên lựa chọn hoá chất để thẩm định và quyết định yêu cầu cung cấp thêm thông tin đối với các hoá chất đang bị thẩm định. Cơ quan quản lý Hoá chất Châu Âu cũng sẽ chịu trách nhiệm bảo mật thông tin, đưa ra các ý kiến và đề xuất việc hạn chế hoặc cấp phép.

Bộ Thương mại nhất trí với mục đích của việc ban hành REACH mà Uỷ ban Châu Âu đưa ra là: Bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường; duy trì và tăng cường sức cạnh tranh của ngành hoá chất EU; ngăn chặn việc xé lẻ thị trường nội khối; tăng tính minh bạch trong ban hành quy định; thúc đẩy việc thí nghiệm không sử dụng động vật và phù hợp với các quy định của WTO. Tuy nhiên, rõ ràng quy chế REACH là quá phức tạp và quá chặt chẽ sẽ gây ảnh hưởng nhiều tới thương mại hoá chất toàn cầu. Theo đánh giá ban đầu của Bộ Thương mại, các tác động có thể xảy ra khi EU thực hiện hệ thống REACH là:

- Làm tăng chi phí đối với việc sản xuất, sử dung và tiêu thụ hoá chất. Điều này sẽ gây nhiều khó khăn cho các nhà sản xuất và xuất khẩu hoá chất sang EU, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Do có nhiều cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm thi hành chính sách này và với các quy định phức tạp, chắc chắn trong quá trình thực hiện sẽ có sự phân biệt đối xử và có thể sẽ được áp dụng như một rào cản đối với hàng hoá nước ngoài nhập khẩu vào EU.

- Việc cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý hoá chất của EU cũng có thể dẫn đến việc rò rỉ các thông tin quan trọng, ảnh hưởng tới bí mật sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Do tính chuyên sâu của ngành hoá chất. Bộ Thương mại xin kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan tiến hành nghiên cứu kỹ hệ thống quản lý hoá chất mới của EU nhằm đánh giá những ảnh hưởng liên quan tới ngành mình, đưa ra  các giải pháp đối phó và kịp thời hướng dẫn doanh nghiệp khi EU ban hành quy chế REACH.

Bộ Thương mại sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến tình hình, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành quan trọng trong việc chủ động phổ biến thông tin liên quan và hỗ trợ doanh nghiệp.

Bộ Thương mại kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
THỨ TRƯỞNG




Lương Văn Tự



Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn số 5879 TM/XNK ngày 19/12/2003 ngày 19/12/2003 của Bộ Thương mại về việc EU chuẩn bị ban hành quy định mới về quản lý hoá chất

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.299

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.43.119
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!