Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3784/TM-ĐB Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Thương mại Người ký: Lương Văn Tự
Ngày ban hành: 20/08/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ THƯƠNG MẠI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

Số 3784/TM-ĐB
V/v cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN

Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2003

 

 

Kính gửi:

Trước tình hình việc thực hiện các cam kết trong các chương trình hội nhập kinh tế rất chậm chạp và nhiều khi các nghĩa vụ và cam kết bị vi phạm, Hội Nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 34 (AEM - 34) tháng 9 năm 2002 thấy rằng cần có một cơ quan thường trực để theo dõi và giúp cho việc tuân thủ thực hiện các hiệp định về hợp tác kinh tế của ASEAN, đặc biệt là Hiệp định CEPT/AFTA. Các Bộ trưởng đã giao cho các Quan chức kinh tế cao cấp (SEOM) soạn thảo Quy chế làm việc cho cơ quan này.

Sau đó, tại Hội nghị đặc biệt ngày 11 - 12/7/2003 tại Jakata, Indonesia, các Bộ trưởng đã thảo luận rất nhiều về Cơ chế giải quyết tranh chấp hiện tại của ASEAN (DSM) và đã giao SEOM và Nhóm Đặc trách Kinh tế Cấp cao về hội nhập kinh tế ASEAN (HLTF) xem xét khả năng thành lập một số cơ chế để bổ trợ cho cơ chế DSM này, gồm: (i) một cơ chế tương tự như SOLVIT của EU và (ii) Ban hội thẩm giải quyết tranh chấp. Ngoài ra, các Bộ trưởng cũng nhất trí về sự cần thiết thành lập một Ban Pháp chế trong Ban Thư ký ASEAN để đưa ra những giải đáp mang tính pháp lý hoặc tư vấn pháp lý cho các nước thành viên.

Tại Hội nghị SEOM 4/34, các quan chức kinh tế cấp cao đã thảo luận về các vấn đề nêu trên và nhất trí sơ bộ về các cơ chế bổ sung nêu trên. Cuộc họp lần 3 của HLTF đã thông qua về nguyên tắc các cơ chế này. SEOM yêu cầu tất cả các nước xem xét đóng góp ý kiến cho các cơ chế này để trình lên Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 35 (AEM - 35) ngày 2 tháng 9 năm 2003 xem xét quyết định.

Bộ Thương mại xin gửi kèm theo đây các tài liệu liên quan đến các cơ chế bổ trợ nêu trên cùng với sơ đồ bố trí các cơ chế này trong cả quy trình giải quyết tranh chấp của ASEAN, và kính đề nghị Quỹ Bộ nghiên cứu và cho ý kiến đóng góp cụ thể để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo.

Về các cơ chế mới này, Bộ Thương mại có một số ý kiến sơ bộ như sau:

1. Ý kiến chung:

Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN đã được thiết lập từ năm 1996 nhưng chưa một lần nào được áp dụng mặc dù có rất nhiều trường hợp các nước thành viên vi phạm cam kết và nghĩa vụ. Lý do của việc đó một phần là do Cơ chế DSM hiện tại của ASEAN, mặc dù có quy định đầy đủ các bước tiền hành giải quyết tranh chấp, từ tham vấn song phương qua trung gian hoà giải đến việc thiết lập ban hội thẩm để phán quyết và cuối cùng là xử lý phúc thẩm tương tự như quy trình của WTO, chưa có các quy định cụ thể về trình tự thủ tục và quy tắc cho từng giai đoạn, làm cho việc áp dụng trên thực tế gặp khó khăn. Hơn nữa, các nước ASEAN thường có xu hướng giải quyết vấn đề theo “cách của ASEAN - ASEAN way” trong “gia đình ASEAN” và không đưa tranh chấp ra giải quyết theo quy trình DSM. Các nước ASEAN cũng thường có xu hướng “chính trị hoá” các vấn đề, do vậy mỗi khi có vấn đề thường giải quyết theo các “thông cảm” và chấp nhận những khó khăn của nhau, thậm chí đưa ra thêm các quy định để hợp pháp hoá các trường hợp không tuân thủ cam kết, như trường hợp hoãn thực hiện CEPT đối với ô tô của Malaysia là ví dụ điển hình.

Do vậy, việc bổ sung các cơ chế mới có những quy định chi tiết hơn về quy trình thủ tục, mang tính chất ít ràng buộc pháp lý hơn nhưng tạo ra áp lực thực hiện là cần thiết để hoàn thiện quy trình giải quyết tranh chấp hiện có nhằm tăng cường việc tuân thủ cam kết của các nước, từ đó tăng cường quá trình hội nhập kinh tế của ASEAN.

2. Ý kiến về từng cơ chế cụ thể:

a. Ban pháp chế (Legal Unit) tại Ban Thư ký ASEAN

Với nhiệm vụ cơ bản là đưa ra những ý kiến tư vấn/ giải thích nhanh về pháp lý đối với các vấn đề tranh chấp thương mại khi được yêu cầu, sàng lọc các vấn đề mang tính thực hiện và có thể giải quyết được qua tham vấn song phương thay vì phải đưa ra giải quyết tại các cơ quan DSM chính thức, cố vấn về tư pháp và hỗ trợ về mặt thư ký cho các co quan giải quyết tranh chấp của ASEAN, Bộ Thương mại cho rằng việc thành lập bộ phận nói trên là hợp lý và đã đến lúc cần thiết. Ngoài những nhiệm vụ nói trên, Ban Pháp chế của Ban Thư ký ASEAN còn có thể tư vấn về mặt pháp lý cho các chương trình hội nhập kinh tế, cho việc xây dựng các hiệp định hợp tác của ASEAN, và đặc biệt là tư vấn pháp lý cho các cuộc đàm phán về liên kết kinh tế giữa ASEAN với các nước đối tác.

b. Cơ chế tham vấn giải quyết các vấn đề thương mại và đầu tư ASEAN (ASEAN Consultation to Solve Trade and Investment Issues - gọi tắt là ACT)

Cơ chế ACT được lấy từ hình mẫu cơ chế SOLVIT của EU. Với quy trình hoạt động như được đề xuất, có thể thấy rằng cơ chế này tương ứng với giai đoạn tham vấn giữa các nước có tranh chấp trong Cơ chế DSM hiện hành của ASEAN. ATC về thực chất là đề ra quy trình thủ tục cụ thể hơn, có quy định cụ thể về đầu mối tiếp nhận và xử lý các khiếu nại ở mỗi nước và quy trình giải quyết một khiếu nại giữa các đầu mối này như thế nào. Với việc quy định thiết lập các đầu mối tiếp nhận và xử lý vấn đề, ACT tạo điều kiện cho các doanh nghiệp biết được nơi cần thiết nêu và xử lý những vướng mắc trong việc thực hiện các cam kết của các nước, từ đó góp phần tạo nên một môi trường thuận lợi cho kinh doanh trong ASEAN. Cơ chế này cho phép các nước có đầu mối để đưa ra giải pháp không mang tính ràng buộc cho các vấn đề nảy sinh khi cần. Do vậy. Bộ Thương mại thấy rằng cơ chế này là cần thiết và có thể chấp nhận được.

3. Kiến nghị:

Do việc tổ chức Tuần lễ Thương mại Việt Nam tại Lào vào đúng dịp Quốc khánh Lào (2/12/2003), để củng cố thêm mối quan hệ thân thiết giữa hai nước anh em và khẳng định vai trò của hàng hoá Việt Nam tại thị trường Lào; Bộ Thương mại đề xuất tăng Quy mô gian hàng và doanh nghiệp tham dự lên 90 doanh nghiệp; đồng thời tổ chức thêm hoạt động văn nghệ giới thiệu vi phạm và con người Việt Nam nhân dịp diễn ra Tuần Thương mại.

Bộ Thương mại xin gửi kèm dự toán kinh phí điều chỉnh Hội chợ Thương mại Việt Nam Campuchia; Tuần lễ Thương mại Việt Nam tại Lào và dự toán kinh phí thực hiện Hội chợ hàng Công nghệ Kolkata - ấn Độ.

Bộ Thương mại kính đề nghị Thủ tướng xem xét và quyết định sớm để Bộ Thương mại kịp triển khai thực hiện.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
THỨ TRƯỞNG




Lương Văn Tự

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn số 3784/TM-ĐB ngày 20/08/2003 ngày 20/08/2003 của Bộ Thương mại về việc Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.371

DMCA.com Protection Status
IP: 3.22.70.9
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!