Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2114/TM-ĐB Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Thương mại Người ký: Trương Đình Tuyển
Ngày ban hành: 16/05/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 2114/TM-ĐB
V/v báo cáo về phiên họp thứ nhất của Nhóm đặc trách ASEM (ASEM Taskforce)

Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2003

 

Kính gửi: Thủ tướng chính phủ

Tháng 9 năm 2002 tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEM-4, Copenhagen, Đan Mạch của các nguyên thủ quốc gia đã thống nhất cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác kinh tế giữa 25 nước thành viên ASEM theo hướng “Quan hệ Đối tác Kinh tế Gần gũi hơn" với các hành động cụ thể trong 3 lĩnh vực thương mại, đầu tư và tài chính.

Theo tinh thần trên, các nguyên thủ quốc gia đã đồng thuận cho lập ra nhóm Đặc trách ASEM để nghiên cứu xây dựng cơ chế Đối tác Kinh tế Gần gũi hơn (CEP). Nhóm đặc trách hoạt động độc lập, có nhiệm vụ nghiên cứu đề xuất phương hướng và các biện pháp khả thi trình ra các Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế, Tài chính để trình lên Hội nghị Thượng đỉnh ASEM-5 dự kiến vào tháng 10/2004 tại Hà Nội, Nhóm đặc trách đã được thành lập gồm 16 thành viên (đại diện cho EU, Trung quốc, Nhật bản, Hàn quốc và 7 nước ASEAN). Phiên họp dầu tiên của Nhóm đậc trách đã được tổ chức ngày 5-6/5/2003 tại thủ đô Madrid, Tây Ban Nha (Đoàn Việt Nam do đồng chí Hoàng Tích Phúc, nguyên trợ lý Bộ trưởng Thương mại đã tham dự cuộc họp này). Chương trình nghị sự hướng chủ yếu vào các nội dung lớn là:

- Qui chế hoạt động của Nhóm, chức năng và nhiệm vụ của Nhóm

- Lịch công tác của Nhóm từ nay đến Hội nghị thượng đỉnh ASEM-5 tại Hà Nội (tháng 10/2004)

- Các đề xuất của các thành viên trong Nhóm

- Dưới đây là kết quả cụ thể của các vấn đề nêu trên mà phiên họp đã bàn thảo hoặc nhất trí ở một số điểm.

1. Về qui chế hoạt động, chức năng và nhiệm vụ của Nhóm

1. Số đại biểu thối thiểu, trường hợp vắng mặt: Phiên họp nhất trí rằng một phiên họp của Nhóm được coi là hợp lệ nếu có tối thiểu 9 tành viên tham dự, gồm ít nhất 1 chủ tịch (trong số 2 chủ tịch đã được chỉ định), 4 thành viên Châu âu và 5 thành viên Châu Á. Trong trường hợp thành viên chính thức vắng mặt, không chấp nhận người đi dự thay thế, thay vào đó có thể cử quán sát viên theo dõi phiên họp nhưng không được phép phát biểu tại phiên họp.

- Ban thư ký của Nhóm: nhất trí giao cho 2 cơ quan là Viện Real Instituto Elcano (Tây Ban Nha) và Viện Tiền tệ quốc tế (Nhật Bản) đóng vai trò là ban thư ký của EU và Châu Á về hoạt động của Nhóm. Các ban thư ký này chịu trách nhiệm điều phối, dự thảo báo cáo và quán xuyến các công việc hành chính khác cho Nhóm.

- Cơ chế ra quyết định: mọi quyết định phảI dựa trên cơ sở đồng thuận của cả nhóm.

- Chủ tịch các phiên họp của Nhóm: ông Alfred Pastor (Tây Ban Nha) và Ông Toyoo Gyohten (Nhật Bản) được bầu đồng chủ toạ thường xuyeen của các cuộc họp Nhóm.

­- Đại diện của Nhóm tại các Hội nghị ASEM: Nhóm sự kiến sẽ đề cử một số thành viên của Nhóm, kết hợp với Ban thư ký để giải trình báo cáo của Nhóm tại các hội nghị Bộ Trưởng và Thượng Đỉnh ASEM.

- Vấn đề khác: một số ý kiến cho rằng báo cáo của Nhóm cần được tham vấn với khu vực tư nhân. Diễn đàn kinh tế ASEM (AEBF) dự kiến tổ chức tại Đại Liên (Trung Quốc) năm nay có thể là cơ hội tốt để thực hiện ý tưởng này.

- Chức năng và nhiệm vụ của Nhóm: hầu hết các thành viên cho rằng Tuyên bố của Hội nghị Thượng đỉnh ASEM 4 tại Đan Mạch, 2002 đã nêu rõ chức năng và nhiệm vụ của Nhóm. Đó là Nhóm tư vấn độc lập giúp ASEM đạt được mục tiêu trở thành "Đối tác Kinh tế Gần gũi hơn...ASEM Closer Economic Partnership”, trong đó ưu tiên 3 lĩnh vực chính là: thương mại, tài chính và đầu tư.

2. Về lịch công tác của Nhóm

- Ngày 8-9/9/2003: sẽ tổ chức phiên họp thứ hai của Nhóm tại Nhật bản để tiếp tục cải tiến báo cáo giữa kỳ sau khi đã được các hội nghị bộ trưởng ASEM vào tháng 7/2003 cho ý kiến;

- Quí IV/2003 và đầu năm 2004: Nhóm dự kiến sẽ tổ chức hai cuộc họp nữa chưa xác định được địa điểm;

- Giữa năm 2004: dự kiến tổ chức phiên họp cuối cùng của Nhóm (nhiều đại biểu gợi ý ta đăng cai phiên họp này) để bàn thảo về Bản báo váo cuối cùng, trước khi trình lên Hội nghị Thượng đỉnh ASEM-5 tại Hà Nội, tháng 10/2004.

3. Về những đề xuất của các thành viên Nhóm đặc trách

Do phiên họp 2 dự kiến tháng 6/2003 tại Manila bị đoàn Philippine để nghị huỷ phiên họp lần này thống nhất kéo dài và bàn luận những đề xuất cụ thể về hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế để kịp lập báo cáo giữa kỳ lên Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEM trong tháng 7/2003. Có lẽ nhiều thành viên cho rằng đây là phiên họp đầu tiên, chưa bàn sâu các lĩnh vực hợp tác, nên khá nhiều đại biểu nêu chung chung, nặng nề lý luận hoặc bình luận những mặt yếu của ASEM mà ít đưa ra đề xuất cụ thể mặc dù chủ tịch cuộc họp luôn nhắc nhở các đại biểu cần tập trung bàn thảo về định hướng, cách thức, lĩnh vực hợp tác ưu tiên nhằm thức sự giúp ASEM đạt được mục tiêu xây dựng "Đối tác Kinh tế Gần gũi hơn - ASEM Closer Economic Partnership”. Dưới đây là một số đề xuất hay vấn đề thạo luận chính của các thành viên Nhóm đặc trách:

3.1.Các vấn đề chung:

- Hầu hết các đại biểu cho rằng trong tương lai gần ASEM khó có thể tiến đến được một mô hình hợp tác kinh tế có tính định chế cao kiểu khu vực mậu dịch tự do. Lý do là giữa Châu á và Châu Âu còn chênh nhau một khỏng cấch khá xa về tính liên kết kinh tế, chênh lệch giữa các thành viên về trình độ phát triển và sự khác biệt về văn hoá. ASEM cần được nâng cấp “từ đối thoại lên đàm phán". Nhóm cho rằng những động thái gần đây ở Châu Á trong việc thiết lập các khu vực mậu dịch tự do ASEN-Trung quốc, ASEAN-Nhật Bản, ASEAN+3 là hướng đi tích cực nhằm đưa Châu Á xích lại gần nhau hơn, và như vậy khối Châu Á mới có thể có được sức mạnh và tiếng nói chung làm đối trọng với Châu Âu trong hợp tác ASEM trong tương lai;

- Lẻ tẻ vài ý kiến cho rằng để thúc đẩy hợp tác kinh tế thì cần có động lực từ hợp tác chính trị như kinh nghiệm của EU hay ASEAN. Tuy nhiên một số đại biểu lại cho rằng giữa kinh tế và chính trị có tính bổ trợ cho nhau. Trong nhiều trường hợp kinh tế đi trước chính trị. Có ý kiến nêu khi xem xét thúc đẩy hợp tác kinh tế ASEM không thể không tính đến quá trình EU đang mở rộng (EU 25) hiện nay và vai trò lớn mạnh của Trung Quốc ở khu vực trong tương lai;

- Một số đại biểu cho rằng với khuôn khổ hợp tác ASEM hiện tại, khó có thể đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế của các nước thành viên và gợi ý Nhóm nên chọn cách tiếp cận từ “tầm nhìn cho một đối tác kinh tế gần gũi hơn” trong đó xác lập những nguyên tắc, nền tảng chung để đi đến mục tiêu 'đối tác kinh tế gần gũi hơn cho ASEM" hay thiết lập cơ chế thương mại tự do xuyên khu vực cho ASEM vào năm 2025;

- Đa số các ý kiến cho rằng thời gian tới những kinh nghiệm hợp tác kinh tế tốt của EU, APEC, ASEAN, và các mối quan hệ đối tác thương mại xuyên Đại tây dương cần được nghiên cứu và vận dụng để góp phần nâng cấp thể chế của ASEM. Nhiều đại biểu tán thành ý tưởng thành lập Ban thư ký ASEM để tổng hợp, quán xuyến giúp cho các hội nghị SOMTI, SOM, EMM, FMM và thượng đỉnh. Một đề xuất khác là cần xem xét hình thành cả Ban thư ký cho ASEAN+3 để tạo thuận lợi cho sự gắn kết ở Châu Á và đại diện trong hợp tác ASEM;

- Báo cáo cuối cùng của Nhóm đặc trách sẽ được xây dựng trên cơ sở cân nhắc bối cảnh địa chính trị hiện hành và hướng vào trả lời 3 câu hỏi chính là: “Một đối tác Kinh tế Gần gũi hơn" liệu có thích hợp không? liệu có khả thi không? và làm thế nào để hình thành được nó?

3.2 Về những đề xuất cụ thể của các đại biểu:

- Đoàn Việt Nam đã tham gia nhiều ý kiến thoả luận, bình luận và đặc biệt là nêu 5 đề nghị cụ thể gồm: 1. đầu tư: đề nghị thành lập trung tâm xúc tiến đầu tư Á -Âu; 2. thương mại: tập trung vào thực hiện tốt chương trình tạo thuận lợi hoá cho thương mại (xúc tiến sớm các thoả thuận về SPS, MRA…); 3. tài chính: phát triển thị trường trái phiếu Châu Âu ở Châu Á và thị trường trái phiếu Châu á nói chung, thúc đẩy vai trò của đồng euro trong thanh toán quốc tể, mở rộng quy mô Quỹ Tín thác ASEM, tương lai có thể đi đến ký kết thoả thuận về hoán dổi tiền tệ Á-Âu; 4. du lịch: phát triển mạnh hợp tác du lịch Á-Âu, cách thức thúc đẩy dòng chảy du lịch giữa hai Châu lục, 5. Cần thiết thành lập Ban thư ký ASEM. Năm đề nghị nêu trên đều được các đại biểu hoan nghêng và ghi nhận trong báo cáo tổng kết phiên họp;

- Tiếp tục phát triển hạ tầng cho thị trường vốn Châu Á, truớc hết ở cấp quốc gia, sau đó mới kích thích sự hội nhập thị trường vốn khu vực;

- Mở rộng Sáng kiến Chaing Mai từ song phương sang đa phương;

- Mở rộng sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp vào quá trình hợp tác ASEM có thể bằng cách thiết lập Hội đồng Tư vấn kinh doanh ASEM, thành lập một số giải thưởng kinh doanh Á-Âu và tổ chức Tuần lễ Thương mại Á-âu 2 lần một năm.

- Nhật bản và Hàn quốc cho rằng về đầu tư: ASEM cần hướng đến một thỏa thuận hay một bộ nguyên tắc tạo thuận lợi và thúc đẩy dòng chảy FDI giữa Á-âu; khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp nhận thức rõ hơn về những cản trở đối với dòng chay đầu tư trực tiếp (FDI);

- Đại biểu EU không phủ nhận sự cần thiết tìm kiếm mô hình hợp tác kinh tế cụ thể cho ASEM, nhưng nhấn mạnh ASEM nên tập trung nỗ lực hoàn thành Vòng Đàm phán Doha nhất là những vấn đề về nông nghiệp của WTO vì nó góp phần đảm bảo một hệ thống thương mại đa biên tốt hơn, có lợi cho cả thế giới;

- Thiết lập “bộ phận giám sát” ASEM (có thể đi kèm với việc hình thành Ban thư ký ASEM) để giải quyết khiếu nại và những khó khăn trong thươngmại và đầu tư Á-âu.

- ASEM cần lưu ý nhiều hơn đến rủi ro tiềm tàng gây ra cho cộng đồng doanh nghệp nhỏ và vừa (SMEs) khi quá trình hội nhập liên khu vực trở lên sâu sắc hơn và cần có chương trình loại bỏ những rủi ro này;

- Nhiều ý kiến cho rằng quá trình hợp tác thương mại của APEC, ASEAN, NAPFTA...không phải hoàn toàn chỉ đem lại mặt tích cực, trái lại có thể đưa đến sự bất bình đẳng về phân phối thu nhập. Vì vậy, ASEM cần lưu ý đén mối liên hệ giữa hội nhập thương mạivà cấn đề phân phối thu nhập.

Trên đây là một số nội dung chính được bàn thảo tại phiên họp thứ nhất của Nhóm Đặc trách ASEM, đoàn Việt nam do có sự chuân bị (tham vấn ý kiến các Bộ/Ngành và có sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Thương mại) nên đã chủ động và tích cực đóng góp nhiều ý kiến cho phiên họp, đưa ra nhiều đề xuất thiết thực do đó đã được phiên họp hoan nghênh và đánh giá cao. Về những nội dung trên Ban thư ký của Nhóm sẽ còn tiếp tục xin ý kiến của các thành viên của Nhóm trước khi tổng hợp thành bản báo cáo giữa kỳ trình các Hội nghị bộ trưởng Kinh tế ASEM vào tháng 7 tới tại Đại Liên, Trung Quốc.

Bộ Thương mại xin báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo.

 

BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI




Trương Đình Tuyển

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn số 2114/TM-ĐB ngày 16/05/2003 ngày 16/05/2003 của Bộ Thương mại về việc báo cáo về phiên họp thứ nhất của Nhóm đặc trách ASEM (ASEM Taskforce)

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.220

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.141.202
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!