Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3157/TCT-CS Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Thuế Người ký: Vũ Thị Mai
Ngày ban hành: 19/08/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 3157/TCT-CS
V/v trả lời đối thoại DN  

Hà Nội, ngày 19 tháng 08 năm 2010

 

Kính gửi: Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam.

Trả lời câu hỏi của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam nêu tại Hội nghị đối thoại với Người nộp thuế năm 2010, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Câu hỏi 1: Đề nghị BTC hướng dẫn việc DN nói chung và DN bảo hiểm nói riêng mua bảo hiểm cho người lao động ngoài bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế Nhà nước. Thông tư 130 không cho phép tính trừ vào thu nhập chịu thuế TNDN đối với Khoản chi mua bảo hiểm cho người lao động. Thực tế chi phí này là cần thiết nhằm bảo vệ rủi ro, tăng thêm quyền lợi cho người lao động. Đề nghị BTC cho phép hạch toán chi phí bảo hiểm cho người lao động của DN nói chung và DN bảo hiểm nói riêng vào chi phí hợp lệ trước thuế. Nếu Khoản này được quy định rõ ràng trong hợp đồng lao động hay thỏa ước lao động tập thể được coi là phí sử dụng lao động thuộc nghĩa vụ của DN quy định trong Luật lao động khi rủi ro, thiên tai, tai nạn, ốm đau, bệnh tật xảy ra cho người lao động.

Trả lời: Theo quy định tại Thông tư số 130/2008/TT-BTC thì các Khoản chi bảo hiểm cho người lao động theo quy định của Nhà nước như chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ hoặc các Khoản bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế (theo quy định tại Điểm 2.8 Mục IV Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC).

Câu hỏi 2: Đề nghị BTC có hướng dẫn việc thưởng cho đại lý có doanh thu tăng thêm gắn liền với doanh thu được coi là một dạng trả hoa hồng tăng thêm cho tập thể hoặc cá nhân đại lý về Khoản doanh thu khai thác tăng thêm của họ. Thông tư số 86 (Điểm 3 Điều 2) quy định chi phí thưởng đại lý thuộc chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhưng TT 130 lại quy định Khoản thưởng không mang tính chất tiền lương thì không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Trả lời: Thông tư số 130 quy định: Doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ đối với:

- Khoản tiền thưởng cho người lao động mang tính chất tiền lương, các Khoản tiền thưởng được ghi cụ thể Điều kiện được hưởng trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể.

- Phần chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh không vượt quá 10% tổng số chi được trừ.

Theo quy định nêu trên thì DN cần xác định rõ là chỉ được tính vào chi phí được trừ đối với Khoản tiền thưởng cho người lao động mang tính chất tiền lương, các Khoản tiền thưởng được ghi cụ thể Điều kiện được hưởng trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể. Trường hợp nếu DN có Khoản chi hoa hồng môi giới cho các đại lý hoặc cá nhân mà Khoản chi này có đầy đủ hóa đơn chứng từ và không vượt quá mức khống chế thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Câu hỏi 3: Đề nghị BTC ban hành Thông tư hướng dẫn thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN đại lý bảo hiểm vì tính đặc thù của hoạt động kinh doanh bảo hiểm bán lời cam kết bồi thường, doanh thu (phí bảo hiểm) thu trước, chi phí (bồi thường) có sau. Về cơ bản DN bảo hiểm thấy rằng có thể tiếp thu kế thừa toàn bộ Thông tư 111. TT này không còn hiệu lực vì cơ sở ban hành TT (NĐ, Luật) được sửa đổi. Song thực tế việc sửa đổi Luật thuế GTGT, Luật thuế TNDN vừa qua không có sửa đổi trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, thậm chí còn đưa 1 số nội dung của TT 111 vào văn bản hướng dẫn mới. Hiện nay 1 số Cục thuế vẫn áp dụng TT 111 và một số Cục thuế cho rằng TT 111 hết hiệu lực. Ngay tại Cục thuế TP.HCM cũng một người ký văn bản trả lời trong vòng 3 tháng cho 2 DN đưa ra 2 ý kiến khác nhau: một văn bản đề nghị áp dụng TT 111, một văn bản phủ nhận áp dụng TT 111. Vậy cần thiết tập hợp vào văn bản hướng dẫn mang tính đặc thù hoạt động kinh doanh bảo hiểm vào một TT hướng dẫn chung thay thế TT 111.

Trả lời: Nội dung này xin ghi nhận và Tổng cục Thuế sẽ phối hợp với các đơn vị trong Bộ (Vụ Bảo hiểm; Vụ Chính sách thuế; Vụ Pháp chế …) họp bàn với Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam và 1 số Cục thuế lớn dự thảo Thông tư hướng dẫn riêng đối với hoạt động bảo hiểm.

Tổng cục Thuế thông báo để Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam được biết.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Phòng TMCN Việt Nam;
- Cục thuế TP. Hà Nội;
- Vụ Pháp chế-BTC;
- Vụ PC-TCT;
- Vụ TTHT;
- Lưu: VT, CS (4b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Vũ Thị Mai

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 3157/TCT-CS ngày 19/08/2010 trả lời đối thoại doanh nghiệp do Tổng cục Thuế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.516

DMCA.com Protection Status
IP: 18.218.38.125
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!