ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
19/2011/QĐ-UBND
|
Ninh
Bình, ngày 10 tháng 10 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ NỘI DUNG CHI VÀ ĐỊNH MỨC
CHI KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH NINH BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ
chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định
số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định
số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến
nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính;
Căn cứ Thông tư
số 224/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định việc lập
dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện các hoạt động kiểm soát thủ tục
hành chính;
Xét đề nghị của
Giám đốc Sở Tài chính Ninh Bình tại văn bản số 962/STC-TT ngày 26/9/2011 và báo
cáo thẩm định của Sở Tư pháp tại văn bản số 100/BC-STP ngày 30/9/2011,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Quy định về nội dung chi và định mức chi kinh phí
thực hiện các hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Ninh
Bình.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh
Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành của tỉnh, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát TTHC);
- Cục Kiểm tra VBQPPL, Bộ Tư pháp;
- Website Chính phủ;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND tỉnh;
- Đoàn đại biểu QH tỉnh;
- UB Mặt trận Tổ quốc VN tỉnh;
- Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, VP8, VP1, VP5.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Bùi Văn Thắng
|
QUY ĐỊNH
VỀ NỘI DUNG CHI VÀ ĐỊNH MỨC CHI KINH PHÍ THỰC
HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 19/2011/QĐ-UBND ngày 10/10/2011 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Ninh Bình)
Chương 1.
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định
về nội dung chi, định mức chi kinh phí ngân sách nhà nước ở địa phương bảo đảm
cho việc thực hiện các hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình, bao gồm: Kiểm soát việc quy định thủ tục hành chính; kiểm tra việc
thực hiện thủ tục hành chính; rà soát, đánh giá thủ tục hành chính; kiểm soát
chất lượng thủ tục hành chính; công bố, công khai thủ tục hành chính; cập nhật
dữ liệu và quản lý cơ sở dữ liệu về thủ tục hành chính.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng
đối với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình và các tổ chức, cá nhân có
liên quan đến hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Ninh
Bình.
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện
Kinh phí chi cho
việc thực hiện các hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính phải bảo đảm sử dụng
đúng mục đích, tiêu chuẩn, chế độ quy định tại Điều 4 của Quy định này và trong
phạm vi dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Chương 2.
NỘI DUNG CHI,
ĐỊNH MỨC CHI VÀ KINH PHÍ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN
Điều 4. Nội dung chi và mức chi cho các hoạt động kiểm soát thủ tục
hành chính
1. Mức chi cho việc
cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính (TTHC); tạo
liên kết về TTHC được nhập vào cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC; cập nhật vào cơ
sở dữ liệu trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh; duy trì cơ sở dữ liệu về TTHC:
a) Chi nhập dữ liệu
vào cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC và cơ sở dữ liệu trên Cổng thông tin điện tử
của tỉnh, mức chi:
- Đối với trang
siêu văn bản đơn giản: 5.000 đồng/01 trang gốc A4.
- Đối với trang
siêu văn bản phức tạp: 20.000đ/thủ tục hành chính.
b) Chi chuyển dữ
liệu dạng văn bản sang dạng Files ảnh, mức chi: 750 đồng/trang văn bản;
c) Chi số hóa các
bức ảnh, lưu giữ hình ảnh dưới dạng tệp tin kết hợp sử dụng trong các văn bản,
mức chi: 250 đồng/trang.
2. Mức chi cho các
hoạt động rà soát, đánh giá tác động, lấy ý kiến về thủ tục hành chính, kiểm
soát chất lượng thủ tục hành chính và công bố công khai thủ tục hành chính:
a) Chi rà soát độc
lập các quy định về thủ tục hành chính
- Chi tổ chức thu
thập, phân loại, xử lý thông tin, tư liệu, tài liệu, văn bản phục vụ cho việc
rà soát, mức chi: 50.000 đồng/01 tài liệu hoặc văn bản;
- Chi rà soát xác
định văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn quy định về thủ tục hành chính đang có
hiệu lực pháp luật để làm cơ sở pháp lý phục vụ việc rà soát độc lập các quy định
về thủ tục hành chính, mức chi: 70.000 đồng/văn bản;
- Chi cho đối tượng
điều biểu mẫu rà soát, kiểm tra đánh giá sự cần thiết, tính hợp lý, hợp pháp của
thủ tục hành chính, mức chi: 35.000 đồng/01 biểu mẫu.
- Chi xây dựng đề
cương, phương án trình cơ quan có thẩm quyền về việc sửa đổi, bãi bỏ hoặc đơn
giản hóa thủ tục hành chính:
+ Đối với đề
cương, phương án tổng quát được duyệt, mức chi 1.000.000 đồng/đề cương, phương
án;
+ Đối với đề
cương, phương án chi tiết được duyệt, mức chi 2.000.000 đồng/đề cương, phương
án.
b) Chi đánh giá
tác động thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định
về thủ tục hành chính.
- Chi điền biểu mẫu
đánh giá tác động đối với từng thủ tục hành chính, tính toán chi phí tuân thủ
thủ tục hành chính, mức chi: 70.000 đồng/01 biểu mẫu/01 thủ tục hành chính;
- Chi xây dựng phiếu
lấy ý kiến về thủ tục hành chính, mức chi: 500.000 đồng/phiếu được duyệt;
- Chi triển khai
việc lấy ý kiến của cá nhân, tổ chức về thủ tục hành chính, mức chi:
+ Đối với cá nhân:
35.000 đồng/phiếu lấy ý kiến;
+ Đối với tổ chức:
70.000 đồng/phiếu lấy ý kiến.
- Chi xây dựng báo
cáo tổng hợp ý kiến; chi xây dựng báo cáo đánh giá tác động, phản biện các quy
định về thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, mức chi:
700.000 đồng/báo cáo.
c) Chi kiểm soát
chất lượng thủ tục hành chính, công bố công khai thủ tục hành chính (kiểm tra
hình thức, tính đầy đủ, chính xác của Quyết định công bố; kiểm tra, kiểm soát
chất lượng nội dung quy định thủ tục hành chính trước khi công bố):
- Chi rà soát xác
định văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn quy định về thủ tục hành chính đang có
hiệu lực pháp luật để làm cơ sở pháp lý phục vụ việc rà soát, kiểm tra, mức
chi: 70.000 đồng/văn bản;
- Chi kiểm tra
tính hợp pháp, tính chính xác, đầu tư của từng thủ tục hành chính đề nghị công
bố công khai và thủ tục hành chính đề nghị không công khai trên cơ sở dữ liệu
quốc gia về TTHC, mức chi: 100.000 đồng/01 thủ tục hành chính.
d) Chi soạn thảo,
viết báo cáo kết quả hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính theo chuyên đề,
lĩnh vực, mức chi: 500.000 đồng/báo cáo.
3. Mức chi cho việc
tham gia ý kiến độc lập đối với quy định về thủ tục hành chính trong dự thảo
văn bản quy phạm pháp luật về thủ tục hành chính, mức chi: 500.000 đồng/01 dự
thảo văn bản.
4. Mức chi tổ chức
các cuộc họp chuyên đề, hội nghị, hội thảo lấy ý kiến đối với các quy định về
thủ tục hành chính, các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, mức chi:
a) Người chủ trì
cuộc họp: 150.000 đồng/người/buổi;
b) Các thành viên
tham dự: 100.000 đồng/người/buổi.
5. Chi tổ chức hội
nghị tập huấn, triển khai công tác chuyên môn, sơ kết, tổng kết, giao ban định
kỳ; chi hoạt động kiểm tra, đôn đốc các Sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố,
thị và UBND xã, phường, thị trấn trong việc thực hiện kiểm soát thủ tục hành
chính: Mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày
06/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ
chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
Nghị quyết số 28/2010/NQ-HĐND ngày 24/12/2010 của HĐND tỉnh Ninh Bình về việc
ban hành Quy định về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị trong nước;
chế độ chi tiếp khách trong nước; chế độ chi đón tiếp khách nước ngoài vào làm
việc tại Việt Nam về chế độ chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam
đối với các cơ quan, đơn vị của tỉnh Ninh Bình.
6. Chi thuê chuyên
gia tư vấn chuyên ngành: Mức thuê tối đa không quá 3.500.000 đồng/01 người/tháng.
7. Chi làm thêm giờ:
Công chức làm việc tại cơ quan, đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính theo yêu cầu
công việc phải huy động làm thêm giờ thì được thanh toán tiền làm thêm giờ theo
quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005 của Bộ
trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương
làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức.
8. Chi xây dựng
tin, bài, ấn phẩm, sản phẩm truyền thông, chuyên mục về cải cách thủ tục hành
chính trên các phương tiện thông tin đại chúng: Thực hiện theo quy định tại
Thông tư liên tịch số 21/2003/TTLT-BVHTT-BTC ngày 01/7/2003 của Bộ trưởng Bộ
Văn hóa Thông tin và Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc chi trả chế độ nhuận
bút, trích lập và sử dụng quỹ nhuận bút đối với một số loại hình tác phẩm quy định
tại Nghị định số 61/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ.
9. Chi khen thưởng
cho các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức và người có thành tích
trong hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính: Mức chi thực hiện theo quy định
hiện hành của Nhà nước về công tác thi đua khen thưởng.
10. Chi mua sắm
hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính (như: văn
phòng phẩm, thiết kế đồ họa, quảng cáo, in ấn, mua sắm trang thiết bị, dịch vụ ứng
dụng công nghệ thông tin): Thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 5. Kinh phí bảo đảm thực hiện
Kinh phí bảo đảm
cho việc thực hiện các hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình do ngân sách địa phương bảo đảm và được cấp có thẩm quyền giao trong
dự toán hàng năm của cơ quan thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính.
Ngoài kinh phí do ngân sách nhà nước bảo đảm, cơ quan kiểm soát thủ tục hành
chính được huy động và sử dụng các nguồn lực hợp pháp khác để tăng cường thực
hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý.
Chương 3.
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều 6. Lập, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí
1. Lập dự toán:
Vào thời gian lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của Luật
Ngân sách Nhà nước, căn cứ vào nhiệm vụ được giao theo kế hoạch kiểm soát thủ tục
hành chính của UBND tỉnh, cơ quan thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành
chính có trách nhiệm xây dựng dự toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ kiểm soát
thủ tục hành chính, tổng hợp chung trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của
đơn vị mình trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Phân bổ và giao
dự toán: Hàng năm, Sở Tài chính căn cứ vào dự toán được cấp có thẩm quyền giao,
phân bổ dự toán kinh phí cho cơ quan thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành
chính.
3. Sử dụng và quyết
toán kinh phí: Căn cứ dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan sử
dụng kinh phí thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính, tổng hợp chung vào quyết
toán ngân sách hàng năm của đơn vị theo quy định.
Điều 7. Sửa đổi, bổ sung Quy định
Trong quá trình tổ
chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, cá nhân phản
ánh về Sở Tài chính để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh để sửa đổi, bổ sung quy định
cho phù hợp./.