Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 41/2007/TTLT-BTC-BCA Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Công An, Bộ Tài chính Người ký: Trần Xuân Hà, Trần Đại Quang
Ngày ban hành: 24/04/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH - BỘ CÔNG AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: 41/2007/TTLT-BTC-BCA

Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2007

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 130/2006/NĐ-CP NGÀY 08/11/2006 QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM CHÁY, NỔ BẮT BUỘC

Ngày 08/11/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 130/2006/NĐ-CP quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc (sau đây viết gọn là Nghị định số 130/2006/NĐ-CP), Bộ Tài chính và Bộ Công an thống nhất hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định này như sau:

I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

1. Thông tư này hướng dẫn việc thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với tài sản của cơ sở phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong việc trích lập kinh phí cho các hoạt động phòng cháy, chữa cháy (sau đây viết tắt là PCCC) và cơ chế quản lý cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn kinh phí này.

2. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục 1 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 35/2003/NĐ-CP) và doanh nghiệp bảo hiểm được phép kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

II. THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM CHÁY, NỔ BẮT BUỘC

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục 1 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với tài sản của cơ sở đó.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm được phép kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là những doanh nghiệp có giấy phép thành lập và hoạt động - kinh doanh bảo hiểm do Bộ Tài chính cấp.

3. Trách nhiệm mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc

a) Đối với những cơ sở phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có cơ sở đó chịu trách nhiệm mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

b) Đối với cơ sở trong đó có nhiều hộ như nhà tập thể, nhà chung cư hoặc trong một cơ sở mà có nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân thuê trách nhiệm mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thực hiện như sau:

- Trường hợp xác định được người là chủ sở hữu cơ sở hoặc người được chủ sở hữu giao quản lý hoặc người đại diện chung (sau đây gọi chung là người đại diện), thì người đó chịu trách nhiệm mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Từng hộ, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí bảo hiểm cho người đại diện. Trong trường hợp này, người được bảo hiểm là từng hộ, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp phí bảo hiểm cho người đại diện.

- Trường hợp không xác định được người đại diện thì từng hộ, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong cơ sở đó có trách nhiệm trực tiếp mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

4. Doanh nghiệp bảo hiểm, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy tắc, biểu phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do Bộ Tài chính ban hành. Trường hợp xảy ra tổn thất thì việc xác định nguyên nhân cháy, nổ dẫn đến tổn thất thuộc trách nhiệm của cơ quan Công an có thẩm quyền.

5. Các quy định về đối tượng, tài sản phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tối thiểu; hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc và các quy định khác về chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thực hiện theo quy định tại Chương II của Nghị định số 130/2006/NĐ-CP.

6. Cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm

a) Hướng dẫn các cơ sở thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tự kiểm tra an toàn PCCC và thực hiện điều kiện an toàn PCCC theo quy định tại Điều 9 của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP.

b) Định kỳ hàng quý thực hiện kiểm tra về an toàn PCCC đối với các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ; kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu nguy hiểm, mất an toàn về PCCC hoặc khi có yêu cầu đặc biệt. Biên bản kiểm tra phải có kết luận về việc cơ sở đủ điều kiện hoặc không đủ điều kiện PCCC theo quy định tại Điều 9 của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP.

7. Cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC đối với các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục 2 của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP.

Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC thực hiện theo quy định tại mục VII của Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP .

8. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ thực hiện giao kết hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc với bên mua bảo hiểm, khi bên mua bảo hiểm đã được Cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC hoặc có Biên bản kết luận cơ sở đủ điều kiện về PCCC.

Doanh nghiệp bảo hiểm không được từ chối bán bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc khi bên mua bảo hiểm đã thực hiện các điều kiện về PCCC quy định tại khoản 2 Điều 13 của Nghị định số 130/2006/NĐ-CP.

Định kỳ hàng quý, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm lập báo cáo kết quả kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này và gửi về Bộ Tài chính.

III. PHƯƠNG THỨC ĐÓNG GÓP CHO HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY

1. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc có trách nhiệm trích 5% tổng số phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đã thu được để đóng góp kinh phí cho các hoạt động PCCC.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày 30 tháng 6 và 31 tháng 12 hàng năm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm chuyển số tiền đóng góp kinh phí hoạt động PCCC vào Tài khoản tạm giữ của Bộ Công an mở tại Kho bạc nhà nước Trung ương và báo cáo tình hình thực hiện theo Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này và gửi về Bộ Tài chính.

2. Đối với hợp đồng bảo hiểm trọn gói có bao gồm cả bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thì doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm tách riêng phần bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc bằng phụ lục đính kèm hợp đồng và phải có đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 9 của Nghị định 130/2006/NĐ-CP.

3. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ khi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán nguồn kinh phí phải đóng góp cho các hoạt động PCCC theo Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này và gửi về Bộ Tài chính.

Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm đối chiếu số liệu đã nộp với số liệu trong báo cáo quyết toán nguồn kinh phí đóng góp, nếu số đã nộp lớn hơn số phải nộp thì số nộp thừa được để lại để tính cho số nộp của năm sau; nếu số đã nộp thấp hơn số phải nộp thì doanh nghiệp có trách nhiệm nộp bổ sung đủ số còn thiếu trong vòng 05 ngày.

Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra tính chính xác của số liệu báo cáo và đôn đốc các doanh nghiệp bảo hiểm nộp đủ các khoản kinh phí phải đóng góp.

IV. QUẢN LÝ, CẤP PHÁT, THANH TOÁN, QUYẾT TOÁN NGUỒN KINH PHÍ ĐÓNG GÓP CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY

1. Hàng năm, căn cứ nội dung chi tại khoản 2 mục IV của Thông tư này, số thu năm trước, khả năng số thu năm kế hoạch, Bộ Công an lập dự toán thu, chi từ nguồn kinh phí đóng góp cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy, tổng hợp chung vào dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công an gửi Bộ Tài chính tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền quyết định.

2. Nguồn kinh phí 5% thu được từ kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc được sử dụng cho hoạt động PCCC với các nội dung sau:

a) Đầu tư trang bị phương tiện, thiết bị PCCC của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy. Mức chi cho nội dung này không thấp hơn 70% nguồn kinh phí thực chi cho hoạt động PCCC trong năm; nguồn kinh phí còn lại tối đa không quá 30% để chi cho các hoạt động quy định tại điểm b và điểm c khoản này.

b) Hỗ trợ tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến kiến thức pháp luật và kiến thức phổ thông về PCCC chung cho toàn dân. Nội dung và mức chi cho các hoạt động này áp dụng theo Thông tư số 63/2005/TT-BTC ngày 8/8/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho các công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

c) Hỗ trợ khen thưởng thành tích trong công tác PCCC cho các đối tượng sau:

- Tổ chức, cá nhân trực tiếp làm nhiệm vụ PCCC;

- Tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp trong công tác PCCC.

Mức khen thưởng tối đa không quá 5 triệu đồng đối với tập thể; 3 triệu đồng đối với cá nhân. Bộ Công an hướng dẫn cụ thể việc khen thưởng và kinh phí khen thưởng cho tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác PCCC.

3. Sáu tháng một lần, Bộ Công an có trách nhiệm làm thủ tục hạch toán kinh phí từ tài khoản tạm giữ vào ngân sách nhà nước. Cuối năm, số chênh lệch giữa số thu phí đã hạch toán vào ngân sách với số dự toán đầu năm sẽ được giảm trừ hoặc bổ sung vào dự toán thu, chi từ nguồn kinh phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của năm sau.

4. Cục Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Bộ Công an tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đóng góp cho các hoạt động PCCC của các doanh nghiệp bảo hiểm.

5. Kho bạc nhà nước Trung ương kiểm soát các khoản chi khi thực hiện cấp phát kinh phí cho hoạt động PCCC theo dự toán đã được phê duyệt.

6. Hàng năm, Bộ Công an có trách nhiệm xét duyệt quyết toán khoản chi từ nguồn kinh phí đóng góp cho hoạt động PCCC, tổng hợp chung vào quyết toán ngân sách nhà nước của Bộ Công an và gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền quyết định.

7. Kinh phí đóng góp cho các hoạt động PCCC từ kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cuối năm chưa chi hết thì được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi cho các nội dung theo hướng dẫn tại Thông tư này.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc nảy sinh, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính, Bộ Công an để có hướng dẫn kịp thời./.

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN
THỨ TRƯỞNG




Trần Đại Quang

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG




Trần Xuân Hà

Nơi nhận:
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Tài chính, KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Kiểm toán Nhà nước;
- Công báo;
- Website Chính phủ; Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT Bộ Tài chính, Bộ Công an.

Phụ lục 1:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

XÁC NHẬN NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ AN TOÀN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

Kính gửi:

Tên tôi là: ……………………………………………………….

CMND/Hộ chiếu số………………… do: ................. cấp ngày…….

là đại diện cho: …………….

Địa chỉ:……….

Điện thoại………………..Fax:…………

Quyết định thành lập doanh nghiệp số:……….. ngày… tháng…..năm

Đăng ký kinh doanh số: ………………… ngày…….tháng …năm….tại……

Số tài khoản…….. tại ngân hàng…….

Đề nghị Quý cơ quan xem xét xác nhận đủ điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy
cho………………

Địa chỉ:……………..

Để:………………….

Tôi cam kết thực hiện, bảo đảm và duy trì liên tục các điều kiện đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định như đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy xác nhận; đồng thời có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Quý cơ quan biết để có những thay đổi có liên quan về phòng cháy và chữa cháy đã xác nhận.

…..Ngày…..tháng…..năm…

(Ký tên và/hoặc đóng dấu)


Phụ lục 2:

BÁO CÁO

KẾT QUẢ KINH DOANH BẢO HIỂM CHÁY, NỔ BẮT BUỘC

Tên doanh nghiệp

Kỳ báo cáo

STT

Mã số

Danh mục cơ sở (*)

Doanh thu bảo hiểm cháy, nổ

Thuộc phạm vi BH cháy, nổ bắt buộc

Thuộc phạm vi bảo hiểm tự nguyện (nếu có)

1

0100

2

0200

3

0300

4

0400

5

0500

6

0600

….

(*) Danh mục cơ sở theo quy định tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2 Nghị định 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ.

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

..., ngày…. tháng…. năm…

Người lập biểu

Tổng giám đốc (Giám đốc)

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và đóng dấu)

Phụ lục 3:

BÁO CÁO

SỐ TIỀN TRÍCH NỘP TỪ BẢO HIỂM CHÁY, NỔ BẮT BUỘC THEO QUI ĐỊNH

Kỳ báo cáo

Doanh thu bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc

Số tiền trích nộp theo quy định

Doanh thu phát sinh

Doanh thu thực thu

Số tiền phải nộp

Đã nộp trong kỳ

Còn phải nộp trong kỳ

6 tháng đầu năm

6 tháng cuối năm

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

..., ngày…. tháng…. năm…

Người lập biểu

Tổng giám đốc (Giám đốc)

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và đóng dấu)

Phụ lục 4:

BÁO CÁO

QUYẾT TOÁN KINH PHÍ PHẢI ĐÓNG GÓP TRÍCH NỘP TỪ BẢO HIỂM CHÁY, NỔ BẮT BUỘC

Tên doanh nghiệp bảo hiểm:

1- Doanh thu phát sinh theo quyết toán

2- Doanh thu thực thu theo số liệu quyết toán

3- Số phải trích nộp theo quyết toán

4- Số đã nộp (theo phụ lục 3)

5- Số còn phải nộp và số nộp thừa

Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.

..., ngày…. tháng…. năm…

Người lập biểu

(Ký và ghi rõ họ tên)

Tổng giám đốc (Giám đốc)

(Ký và đóng dấu)

THE MINISTRY OF FINANCE
THE MINISTRY OF PUBLIC SECURITY
----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
---------

No: 41/2007/TTLT-BTC-BCA

Hanoi , April 24, 2007

 

JOINT CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE GOVERNMENT'S DECREE NO. 130/2006/ND-CP OF NOVEMBER 8, 2006, WHICH PROVIDES FOR THE COMPULSORY FIRE AND EXPLOSION INSURANCE REGIME

On November 8, 2006, the Government promulgated Decree No. 130/2006/ND-CP providing for the compulsory fire and explosion insurance regime (below referred to as Decree No. 130/2006/ND-CP for short). The Ministry of Finance and the Ministry of Public Security uniformly guide the implementation of a number of articles of this Decree as follows:

I. GOVERNING SCOPE, SUBJECTS OF APPLICATION

1. This Circular guides the implementation of the regime of compulsory fire and explosion insurance for assets of establishments obliged to buy compulsory fire and explosion insurance; responsibilities of insurance enterprises for deducting funds for fire prevention and fighting activities and mechanisms for management of the allocation, settlement and finalization of these funds.

2. This Circular applies to agencies, organizations and individuals that have establishments prone to fire or explosion as defined in Appendix 1 to the Government's Decree No. 35/2003/ND-CP of April 4, 2003, detailing the implementation of a number of articles of the Law on Fire Prevention and Fighting (below referred to as Decree No. 35/2003/ND-CP for short) and insurance enterprises licensed to conduct compulsory fire and explosion insurance business.

II. IMPLEMENTATION OF THE COMPULSORY FIRE AND EXPLOSION INSURANCE REGIME

1. Agencies, organizations and individuals that have establishments prone to fire or explosion as defined in Appendix 1 to the Government's Decree No. 35/2003/ND-CP are obliged to buy compulsory fire and explosion insurance for assets of their establishments.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Responsibility to buy compulsory fire and explosion insurance

a/ For establishments obliged to buy compulsory fire and explosion insurance, heads of agencies or units or individuals that have those establishments shall buy compulsory fire and explosion insurance.

b/ For an establishment containing many households such as dormitories or condominiums, or an establishment leased by many agencies, organizations or individuals, the responsibility to buy compulsory fire and explosion insurance is defined as follows:

- When the owner of such establishment or the person assigned by that owner to act as the establishment's manager or his/her representative (below collectively referred to as representative) is identifiable, such representative shall buy compulsory fire and explosion insurance. Each household, agency, organization and individual shall pay insurance premiums to that representative. In this case, the insured include households, agencies, organizations and individuals that have paid insurance premiums to the representative.

- When the representative is unidentifiable, each household, agency, organization and individual within that establishment shall personally buy compulsory fire and explosion insurance.

4. Insurance enterprises, agencies, organizations and individuals shall implement the compulsory fire and explosion insurance regime according to compulsory fire and explosion insurance rules and premiums promulgated by the Ministry of Finance. In case of damage, competent Public Security agencies shall identify the causes of fire or explosion leading to the damage.

5. The buyers of, and assets subject to, compulsory fire and explosion insurance; the minimum compulsory fire and explosion insurance sum; compulsory fire and explosion insurance contracts, and other issues of the compulsory fire and explosion insurance regime must comply with Chapter II of Decree No. 130/2006/ND-CP.

6. Fire prevention and fighting police agencies shall:

a/ Instruct establishments obliged to buy compulsory fire and explosion insurance to inspect by themselves fire prevention and fighting safety and comply with fire prevention and fighting safety conditions specified in Article 9 of Decree No. 35/2003/ND-CP.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. Fire prevention and fighting police agencies shall grant certificates of satisfaction of fire prevention and fighting conditions to establishments prone to fire or explosion defined in the Appendix 2 to Decree No. 35/2003/ND-CP.

The order and procedures for grant of certificates of satisfaction of fire prevention and fighting conditions must comply with Section VII of the Public Security Ministry's Circular No. 04/2004/TT-BCA of March 31, 2004, guiding the implementation of Decree No. 35/2003/ND-CP.

8. An insurance enterprise shall enter into a compulsory fire and explosion insurance contract with an insurance buyer only when the insurance buyer has been granted by the fire prevention and fighting police agency a certificate of satisfaction of fire prevention and fighting conditions or when there is a record concluding that the establishment satisfies fire prevention and fighting conditions.

The insurance enterprise may not refuse to sell compulsory fire and explosion insurance to the insurance buyer that has satisfied fire prevention and fighting conditions specified in Clause 2, Article 13 of Decree No. 130/2006/ND-CP.

Quarterly, insurance enterprises shall make reports on compulsory fire and explosion insurance business results according to a set form and send them to the Ministry of Finance.

III. MODE OF MAKING CONTRIBUTIONS TO FIRE PREVENTION AND FIGHTING ACTIVITIES

1. Compulsory fire and explosion insurance business enterprises shall deduct and contribute 5% of the total collected compulsory fire and explosion insurance premiums to fire prevention and fighting activities.

Within 15 days counting from June 30 and December 31 every year, insurance enterprises shall transfer the amounts contributed to fire prevention and fighting activities into the Public Security Ministry's custody account opened at the Central State Treasury, make reports on the implementation situation according to a set form and send them to the Ministry of Finance.

2. For a package insurance contract covering also compulsory fire and explosion insurance, the insurance enterprise shall make a separate annex on compulsory fire and explosion insurance which includes all the contents specified in Article 9 of Decree No. 130/2006/ND-CP.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Insurance enterprises shall compare the data on funds already contributed with those on funds to be contributed in the finalization report; if the contributed fund is larger than the fund to be contributed, the surplus shall be included in the fund to be contributed in the subsequent year; if the former is smaller than the latter, the enterprises shall pay the deficit within 5 days.

The Ministry of Finance shall inspect the accuracy of reported data and urge insurance enterprises to make all required contributions.

IV. MANAGEMENT, ALLOCATION, PAYMENT AND FINALIZATION OF CONTRIBUTIONS TO FIRE PREVENTION AND FIGHTING ACTIVITIES

1. Annually, based on the expenses specified in Clause 2, Section IV of this Circular, the previous year's revenues and the plan year's revenues, the Ministry of Public Security shall make estimates of revenues and expenditures of contributions to fire prevention and fighting activities, include such estimates in its annual budget estimates and send them to the Ministry of Finance for synthesis and submission to competent authorities for decision.

2. The 5% contributions from compulsory fire and explosion insurance business shall be used for fire prevention and fighting activities as follows:

a/ Investment in fire prevention and fighting facilities and equipment of fire prevention and fighting police forces. This investment must not be lower than 70% of the fund actually spent on fire prevention and fighting activities in the year; the remainder, not exceeding 30% of the actually spent fund, shall be used for activities specified at Points b and c of this Clause.

b/ Supports for the communication, guidance and dissemination of legal knowledge and general knowledge about fire prevention and fighting to the public. Detailed supports and their levels must comply with the Finance Ministry's Circular No. 63/2005/TT-BTC of August 8, 2005, guiding the management and use of funds for law dissemination and education.

c/ Supports for the commendation and reward of the following subjects for their achievements in fire prevention and fighting activities:

- Organizations and individuals directly engaged in fire prevention and fighting;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The reward level must not exceed VND 5 million, for collectives, or VND 3 million, for individuals. The Ministry of Public Security shall specify the commendation of, and reward funds for, organizations and individuals that make achievements in fire prevention and fighting.

3. Biannually, the Ministry of Public Security shall carry out procedures for accounting funds from its custody account into the state budget. At the year-end, the balance between premium revenues already accounted into the state budget and the cost estimates at the beginning of the year shall be subtracted or added to the revenue-expenditure estimate of the compulsory fire and explosion insurance fund of the subsequent year.

4. The Public Security Ministry's Fire Prevention and Fighting Police Department shall receive, manage and use insurance enterprises' contributions to fire prevention and fighting activities.

5. The Central State Treasury shall control expenses while allocating funds to fire prevention and fighting activities according to approved cost estimates.

6. Annually, the Ministry of Public Security shall approve the finalization of expenses of the fund contributed to fire prevention and fighting activities, include those expenses in its state budget finalization reports, and send such reports to the Ministry of Finance for synthesis and submission to competent authorities for decision.

7. Compulsory fire and explosion insurance business activities' contributions to fire prevention and fighting activities which have not yet been spent up at the year-end shall be transferred to the subsequent year to cover expenses for the contents under the guidance of this Circular.

V. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

This Circular takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO." Problems arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Finance and the Ministry of Public Security for timely guidance.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



THE MINISTRY OF PUBLIC SECURITY
VICE MINISTER




Tran Dai Quang

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 41/2007/TTLT-BTC-BCA ngày 24/04/2007 hướng dẫn Nghị định 130/2006/NĐ-CP quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do Bộ Tài chính - Bộ Công an ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


12.422

DMCA.com Protection Status
IP: 18.225.209.95
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!