Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 03/1997/TTLT-NHNN-BTC Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Người ký: Đỗ Quế Lượng, Phạm Văn Trọng
Ngày ban hành: 22/11/1997 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 03/1997/TTLT-NHNN-BTC

Hà Nội , ngày 22 tháng 11 năm 1997

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM - BỘ TÀI CHÍNH SỐ 03-1997/TTLT/NHNN-BTC NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN CỦA CÁC NGÂN HÀNG QUỐC DOANHQUA CHẤN CHỈNH HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG SAU THANH TRA

Để triển khai ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 25/TB ngày 17 tháng 03 năm 1997 và Công văn số 4086/KTTH ngày 15 tháng 8 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý nợ quá hạn các Ngân hàng thương mại quốc doanh, sau khi có sự trao đổi và thống nhất với Thanh tra Nhà nước, nay Liên Bộ hướng dẫn triển khai thực hiện như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:

1. Phạm vi xử lý nợ quá hạn

1.1. Nợ quá hạn đến thời điểm 31 tháng 12 năm 1996 của các Ngân hàng thương mại quốc doanh mà dư nợ đó vẫn còn đến 30-9-1997.

1.2. Các khoản nợ quá hạn phát sinh sau thời điểm 31-12-1996 và những khoản nợ quá hạn tuy còn dư nợ đến 31-12-1996, nhưng sau đó Ngân hàng thương mại đã thu hồi thì không thuộc phạm vi xử lý tại Thông tư này.

1.3. Những khoản nợ quá hạn đã được Chính phủ cho phép khoanh từ năm 1995 về trước, sẽ được xử lý trong thanh toán công nợ giai đoạn II và các quy định khác của Chính phủ và Liên Bộ.

2. Đối tượng được xử lý nợ quá hạn

2.1. Các doanh nghiệp Nhà nước.

2.2. Các hợp tác xã nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ hải sản, xây dựng...

2.3. Tư nhân, cá thể, hộ nông dân thuộc các ngành nghề; nông, lâm, ngư, diêm nghiệp.

II. PHÂN LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN

A. NỢ QUÁ HẠN DO NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN.

1. Nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan về phía các Ngân hàng cho vay:

1.1. Xác định nguyên nhân gồm:

a. Vi phạm các quy định trong thể lệ tín dụng;

b. Cán bộ Ngân hàng thông đồng với khách hàng, vay ké, vay hộ, thu nợ không nộp Ngân hàng.

1.2. Hướng xử lý: Phải áp dụng các biện pháp tận thu, số còn lại phải quy trách nhiệm cụ thể (kể cả lãnh đạo và cán bộ nhân viên).

1.3. Thủ tục xử lý: Ngân hàng Nhà nước Trung ương hướng dẫn việc kiểm tra và xử lý cụ thể đối với loại nợ này, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ và Ban chỉ đạo.

2. Nợ quá hạn do nguyên nhân khách hàng cố ý lừa đảo, chụp giật:

2.1. Hướng xử lý: Bằng mọi biện pháp tận thu.

2.2. Thủ tục xử lý: Sau khi áp dụng các biện pháp tận thu, các Ngân hàng thương mại quốc doanh đề nghị khởi tố trước pháp luật và báo cáo kết quả lên Ngân hàng Nhà nước.

3. Nợ quá hạn do nguyên nhân khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước sử dụng vốn vay sai mục đích.

3.1. Hướng xử lý: Bảo đảm thu hồi nợ.

3.2. Thủ tục xử lý: Các Ngân hàng thương mại quốc doanh tổng hợp, báo cáo Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính để kiểm tra, làm rõ nguyên nhân và chỉ đạo các biện pháp thu hồi hoặc có biện pháp xử lý thích hợp.

B. NỢ QUÁ HẠN DO NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN:

1. Nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan, được xem xét cho xoá nợ:

1.1. Các nguyên nhân, gồm:

a. Nguyên nhân bất khả kháng: thiên tai, lũ lụt, mất mùa, dịch bệnh đối với các khách hàng vay thuộc đối tượng quy định tại điểm 2, mục I trên đây và là khách hàng không còn khả năng trả nợ Ngân hàng.

b. Đã có quyết định tuyên bố phá sản của Toà án Nhân dân hoặc quyết định giải thể đối với những khách hàng vay thuộc đối tượng quy định tại điểm 2.1. và 2.2, mục I trên đây, nay không còn khả năng trả nợ Ngân hàng.

c. Do khách hàng vay thuộc đối tượng quy định tại điểm 2.3 mục I trên đây đã chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết theo quy định của pháp luật (Điều 91 Bộ Luật dân sự) hoặc tuyên bố là mất tích (Điều 88), không còn khả năng và tài sản để trả nợ Ngân hàng, không còn người thừa kế tài sản theo quy định của pháp luật.

1.2. Hồ sơ, thủ tục.

a. Hồ sơ đề nghị xoá nợ đối với nguyên nhân ở tiết a điểm 1.1 phần B mục II trên đây, gồm:

- Đề nghị của bên vay vốn.

- Biên bản xác định thiệt hại do thiên tai, lũ lụt, mất mùa, tai nạn, dịch bệnh đối với đối tượng vay vốn, ghi rõ mức độ và số vốn bị thiệt hại, có đề nghị hoặc xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương vào thời điểm xẩy ra thiệt hại, cụ thể như sau:

+ Doanh nghiệp Nhà nước: xác nhận của uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố; xác nhận của Cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp Nhà nước địa phương) hoặc Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp Trung ương); xác nhận của cơ quan chức năng có liên quan đến nguyên nhân này ở địa phương; xác nhận của Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố và của Ngân hàng cho vay.

+ Hợp tác xã: xác nhận của uỷ ban Nhân dân cấp xã, phường; Uỷ ban Nhân dân huyện, quận; phòng tài chính huyện, quận; cơ quan chức năng có liên quan đến nguyên nhân này ở địa phương; Ngân hàng cho vay.

+ Tư nhân, cá thể, hộ sản xuất (thuộc điểm 2.3 mục I trên đây): xác nhận của uỷ ban Nhân dân cấp xã, phường; công an xã, phường và Ngân hàng cho vay.

- Khế ước vay vốn (do Giám đốc chi nhánh Ngân hàng cho vay ký sao y)

b. Hồ sơ đề nghị xoá nợ đối với nguyên nhân thuộc tiết b điểm 1.1 phần B mục II trên đây, bao gồm:

- Quyết định tuyên bố phá sản của Toà án hoặc quyết định giải thể (có công chứng).

- Phương án giải thể, phương án phân chia tài sản của doanh nghiệp, báo cáo quyết toán quá trình giải thể doanh nghiệp (hoặc báo cáo thanh lý và tài sản doanh nghiệp);

- Khế ước vay vốn (do Giám đốc chi nhánh Ngân hàng cho vay ký sao y).

c. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xoá nợ đối với nguyên nhân thuộc tiết c điểm 1.1 phần B mục II trên đây, gồm: Các giấy tờ chứng minh việc khách hàng đã chết hoặc đã bị Toà án tuyên bố là đã chết theo quy định của pháp luật (trường hợp bị chết hoặc tuyên bố mất tích, bị chết của Toà án theo các Điều 60, 63, 88, 91 của Bộ Luật dân sự).

1.3. Hạch toán xoá nợ.

Căn cứ vào quyết định xoá nợ của ban chỉ đạo xử lý nợ quá hạn Trung ương và hồ sơ pháp lý liên quan, kế toán Ngân hàng thương mại quốc doanh cơ sở lập chứng từ ghi sổ để hạch toán:

Nợ: Tài khoản thích hợp (tuỳ theo nguồn vốn được chỉ định và quan hệ thanh toán cụ thể).

Có: Tài khoản nợ quá hạn (ứng với tài khoản nợ được xoá).

Xuất: Tài khoản ngoại bảng: lãi treo của khoản nợ được xoá.

2. Nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan xét cho khoanh nợ từ 3 năm đến 5 năm, trong thời gian khoanh nợ khách hàng không phải trả lãi.

2.1. Đối tượng: Là doanh nghiệp Nhà nước.

2.2. Xác định các nguyên nhân, gồm:

a. Do những khách hàng vay có chức năng xuất - nhập khẩu hàng hoá trực tiếp bị ảnh hưởng của việc thay đổi cơ chế, chính sách của Nhà nước (cấm xuất khẩu gỗ, gạo, mất thị trường...);

b. Do sắp xếp lại doanh nghiệp;

c. Cho vay theo chỉ định hoặc quyết định của cấp trên (chủ yếu phát sinh tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, cho vay theo kế hoạch của Nhà nước, cho vay mua kén, mua lợn hơi để bình ổn về giá...).

2.3. Hồ sơ, thủ tục gồm:

a. Các văn bản có liên quan trực tiếp đến việc phát sinh nợ quá hạn của các doanh nghiệp.

b. Đề nghị của doanh nghiệp, có xác nhận của cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành (doanh nghiệp Trung ương: Bộ chuyên ngành; doanh nghiệp địa phương: Uỷ ban Nhân dân các cấp quyết định thành lập doanh nghiệp), của Ngân hàng thương mại quốc doanh về nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn.

c. Phương án kinh doanh có hiệu quả và kế hoạch trả nợ Ngân hàng sau khi hết thời hạn khoanh nợ được cơ quan quản lý chuyên ngành và Ngân hàng cho vay thoả thuận.

d. Khế ước vay vốn (do Giám đốc chi nhánh Ngân hàng cho vay ký sao y).

3. Nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan xét cho giãn nợ từ 3 đến 5 năm, vẫn tính và thu lãi trong thời gian giãn nợ.

3.1. Đối tượng: Là doanh nghiệp Nhà nước;

3.2. Xác định nguyên nhân:

Đây là các khoản nợ Ngân hàng đã quá hạn do khách hàng vay là doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh thua lỗ, nhưng do yêu cầu của nền kinh tế hoặc của địa phương mà doanh nghiệp đó cần phải tiếp tục được duy trì hoạt động.

3.3. Hồ sơ, thủ tục, điều kiện đề nghị giãn nợ, gồm:

a. Văn bản đề nghị của doanh nghiệp, có xác nhận của cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành (như mục II, phần B, điểm 2.3 tiết b trên đây) về sự cần thiết duy trì hoạt động của doanh nghiệp, phải tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và của Ngân hàng cho vay.

b. Phương án sản xuất - kinh doanh có hiệu quả và kế hoạch trả nợ Ngân hàng sau khi hết thời hạn giãn nợ được cơ quan quản lý chuyên ngành và Ngân hàng cho vay, thoả thuận.

c. Khế ước vay Ngân hàng (do Giám đốc chi nhánh Ngân hàng cho vay ký sao y).

III. TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN

1. Thành lập Ban chỉ đạo xử lý nợ quá hạn:

1.1. ở Trung ương: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước làm trưởng ban; các thành viên gồm: Lãnh đạo các Bộ Tài chính, Thanh tra Nhà nước. Mỗi Bộ, ngành nêu trên cử một cán bộ cấp Vụ và một số chuyên viên giúp việc.

1.2. ở Tỉnh, Thành phố: Chỉ tịch uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố quyết định thành lập Ban chỉ đạo gồm: Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố làm Trưởng ban; các thành viên gồm: Giám đốc sở Tài chính - Vật giá, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước (Thường trực), Cục trưởng Cục Quản lý vốn và tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp, Thanh tra Nhà nước tỉnh. Mỗi ngành cử một số chuyên viên giúp việc.

2. Nhiệm vụ của các ngành, các cấp trong việc lập, kiểm tra và tổng hợp hồ sơ, mẫu biểu báo cáo phân loại nợ quá hạn:

2.1. Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc Ngân hàng quốc doanh Việt Nam:

2.1.1. Chỉ đạo các chi nhánh trực thuộc thực hiện việc tập hợp hồ sơ, thủ tục, báo cáo phân loại theo hướng dẫn tại Thông tư này. Các chi nhánh có trách nhiệm thực hiện những việc làm cụ thể sau đây:

a. Là đơn vị chịu trách nhiệm trong việc xác định các đối tượng khách hàng được xử lý theo quy định tại điểm 1 và 2, mục I Thông tư này. Cụ thể là:

- Kiểm tra, xác định đúng các đối tượng khách hàng trong diện được xem xét xử lý nợ quá hạn;

- Xác định đúng phạm vi và mức dư nợ quá hạn nhằm tránh trùng lặp trong việc xem xét xử lý nợ quá hạn.

b. Tập hợp đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định tại mục II Thông tư này, sắp xếp hồ sơ các khoản nợ theo từng loại nguyên nhân.

c. Trên cơ sở đối tượng khách hàng, phạm vi dư nợ quá hạn được xử lý và hồ sơ thủ tục trên đây, lập các mẫu biểu kèm theo Thông tư này, lấy xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền theo hướng dẫn tại Thông tư. Mẫu biểu đính kèm gồm:

+ Biểu X1, X2; Tổng hợp chi tiết nợ quá hạn xét cho xoá nợ;

+ Biểu K1, K2: Tổng hợp nợ quá hạn xét cho khoanh nợ;

+ Biểu G1, G2: Tổng hợp nợ quá hạn xét cho giãn nợ.

d. Các Chi nhánh Ngân hàng thương mại quốc doanh gửi hồ sơ về Ban chỉ đạo tỉnh, thành phố, đồng gửi về Hội sở chính Ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam, thời gian hoàn thành trước 15-12-1997.

2.1.2. Tiếp nhận và tổ chức kiểm tra bảo đảm chính xác, đúng đắn, đầy đủ của hồ sơ pháp lý về phân loại các khoản nợ do chi nhánh trực thuộc gửi lên sau khi đã có xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền trên hồ sơ theo quy định tại phần B mục II Thông tư này.

2.1.3. Tổng hợp các mẫu biểu báo cáo phân loại nợ quá hạn của hệ thống Ngân hàng mình, gửi Ban chỉ đạo Trung ương theo đúng hướng dẫn tại Thông tư này. Thời gian hoàn thành: trước ngày 31-12-1997.

2.1.4. Kiểm tra, xác định rõ những khoản nợ quá hạn Ngân hàng do khách hàng vay có ý đồ lừa đảo, chụp dựt..., phối hợp với các cơ quan chức năng để có biện pháp tận thu hoặc đề nghị khởi tố trước pháp luật (khi cần thiết). Thời gian hoàn thành trong tháng 1-1998.

2.2. Ban chỉ đạo tỉnh, thành phố:

2.2.1. Chỉ đạo các Chi nhánh Ngân hàng thương mại quốc doanh trên địa bàn thực hiện việc lập hồ sơ theo hướng dẫn tại phần B mục II Thông tư này.

2.2.2. Tổ chức kiểm tra, xác định tính đúng đắn, đầy đủ và ký xác nhận theo trách nhiệm trên hồ sơ pháp lý về phân loại các khoản nợ theo hướng dẫn tại Thông tư này. Thời gian hoàn thành: trước ngày 15 tháng 12 năm 1997.

2.3. Ngân hàng Nhà nước Trung ương:

2.3.1. Hướng dẫn việc kiểm tra và xử lý cụ thể nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan tại phần A, mục II Thông tư này.

2.3.2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Thanh tra Nhà nước các nội dung công việc về:

a. Trình Thủ tướng Chính phủ về nguồn vốn bù đắp cho Ngân hàng Nhà nước do đã xử lý xoá nợ đối với các Ngân hàng thương mại quốc doanh.

b. Kiểm tra, hướng dẫn cụ thể việc xử lý (chuyển vốn, hạch toán, kế toán) để thực hiện điểm 3 tại Công văn số 4086/KTTH ngày 15-8-1997 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các phương pháp xoá nợ quy định tại điểm 1, phần B mục II "Đối với các khoản nợ được xoá, các Ngân hàng thương mại quốc doanh được hạch toán dần vào chi phí, quỹ bù đắp rủi ro của Ngân hàng, hoặc được giảm nợ vay Ngân hàng Nhà nước".

Hướng dẫn phương pháp cho khoanh nợ quy định tại điểm 2, phần B, mục II và phương pháp cho giãn nợ quy định tại điểm 3, phần B, mục II tại Thông tư này đối với các Ngân hàng thương mại quốc doanh.

c. Làm rõ để kiến nghị cơ quan chức năng xử lý những khách hàng vay đã sử dụng vốn vay Ngân hàng sai mục đích có khả năng thất thoát.

2.4. Ban chỉ đạo Trung ương:

2.4.1. Chỉ đạo các Ban chỉ đạo tỉnh, thành phố và các Ngân hàng thương mại quốc doanh thực hiện theo đúng các nội dung hướng dẫn tại Thông tư này.

2.4.2. Tổ chức kiểm tra hồ sơ, thủ tục và báo cáo phân loại nợ quá hạn; tổng hợp số liệu của các Ngân hàng thương mại quốc doanh gửi lên đề nghị xoá, khoanh và giãn nợ theo phần B, mục II Thông tư; thống nhất biện pháp xử lý từng trường hợp cụ thể, giao Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện theo nội dung (2.3.2 b) điểm 2, mục III Thông tư này.

2.4.3. Báo cáo kết quả xử lý nợ quá hạn lên Thủ tướng Chính phủ trong quý I năm 1998.

3. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành. Trong quá trình thực hiện, có khó khăn, vướng mắc phản ánh về Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương (Ngân hàng Nhà nước Trung ương) để nghiên cứu, giải quyết.

Ghi chú: Chi nhánh NHTMQD chỉ kê những khoản cho vay nợ quá hạn phát sinh từ 31/12/1996 trở về trước nhưng số còn dư đến 30/9/1997 của các doanh nghiệp nhà nước xét cho giãn nợ.

 

Đỗ Quế Lượng

(Đã ký)

Phạm Văn Trọng

(Đã ký)

 

BIỂU G1

Chi nhánh...

BIỂU CHI TIẾT NỢ QUÁ HẠN CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC XÉT CHO GIÃN NỢ
(đến 30/9/1997)

Số TT

Tên doanh nghiệp vay vốn

Địa chỉ

Do kinh doanh thua lỗ

Ghi chú

 

 

 

Tổng số

Gốc

Lãi

 

1

Doanh nghiệp A

 

 

 

 

 

2

Doanh nghiệp B

 

 

 

 

 

3

..........

 

 

 

 

 

4

..........

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

Ghi chú: Chi nhánh NHTMQD chỉ kê những khoản cho vay nợ quá hạn phát sinh từ 31/12/1996 trở về trước nhưng còn số dư đến 30/9/1997 của các doanh nghiệp nhà nước xét cho giãn nợ.

Ngày... tháng... năm 1997

Chủ tịch UBND Giám đốc Giám đốc Giám đốc

tỉnh Sở Tài chính chi nhánh NHNN chi nhánh NHTM

BIỂU G2

Ngân hàng...

BIỂU CHI TIẾT NỢ QUÁ HẠN CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC XÉT CHO GIÃN NỢ
(đến 30/9/1997)

Đơn vị: 1 triệu đồng, 1.000 USD

Số TT

Tên chi nhánh Ngân hàng và doanh nghiệp vay vốn

Do kinh doanh thua lỗ

Ghi chú

 

 

Tổng số

Gốc

Lãi

 

I

Chi nhánh A

 

 

 

 

1

Doanh nghiệp.....

 

 

 

 

2

Doanh nghiệp.....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Chi nhánh B

 

 

 

 

1

Doanh nghiệp....

 

 

 

 

2

Doanh nghiệp....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

Ghi chú: Căn cứ biểu G1, Ngân hàng TMQD lập biểu tổng hợp này.

Ngày... tháng... năm 1997

Lập biểu Tổng Giám đốc

THE STATE BANK -
THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------

No. 3/1997/TTLT/NHNN-BTC

Hanoi, November 22, 1997

 

JOINT CIRCULAR

GUIDING THE SETTLEMENT OF OVER-DUE DEBTS OF STATE-RUN BANKS AFTER THE POST-INSPECTION RENOVATION OF BANKING OPERATIONS

In implementation of the Prime Minister's conclusion in Notice No.25/TB of March 17, 1997 and his Official Dispatch No.4086/KTTH of August 15, 1997 regarding the settlement of over-due debts of State-run commercial banks and after consulting the State Inspectorate, the State Bank and the Ministry of Finance now jointly provide the following implementation guidance:

I. GENERAL PROVISIONS:

1. Scope of over-due debt settlement

1.1. Over-due debts up to December 31, 1996 of the State-run commercial banks with debit balance remaining until September 30, 1997.

1.2. Over-due debts contracted after December 31, 1996 and other over-due debts with debit balance remaining until December 31, 1996 which have eventually been recovered by the commercial banks shall not be regulated by this Circular.

1.3. Over-due debts allowed by the Government to be frozen for the period before 1995 shall be settled in the second stage of debt settlement and according to other relevant regulations of the Government, the State Bank and the Ministry of Finance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.1. State enterprises.

2.2. Cooperatives engaged in agriculture, cottage industry and handicraft, forestry, salt production, aquaculture and fisheries, construction, etc.

2.3. Private enterprises, individuals and peasant households engaged in agriculture, forestry, fishery and salt production.

II. CLASSIFICATION AND OVER-DUE DEBT SETTLEMENT METHODS:

A. OVER-DUE DEBTS CONTRACTED FOR SUBJECTIVE REASONS

1. Over-due debts contracted for subjective reasons on the part of lending banks:

1.1. The reasons may include:

a/ Violations of the regulations on credit activities;

b/ Bank officials act in complicity with customers to illegally involve their individual borrowings in the loans given by the banks to customers or fail to remit collected debts to the bank.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.3. Settlement procedures: The Central State Bank shall provide guidance for the inspection and settlement of the debts of this type on a case-by-case basis, then report the results to the Prime Minister and the Steering Committee.

2. Over-due debts due to intentional deception and fraudulence by customers:

2.1. Proposed direction for settlement: Applying all measures for complete collection.

2.2. Settlement procedures: If all the measures fail, the State-run commercial banks shall propose the institution of legal action and report the results to the State Bank.

3. Over-due debts due to the use of borrowed ital for wrong purposes by customers that are State enterprises.

3.1. Proposed direction for settlement: Ensuring that all the debts are recovered.

3.2. The settlement procedures: The State-run commercial banks shall sum up and report to the State Bank and the Ministry of Finance for examination and verification of the reasons, for guiding the application of debt-recovering measures or other appropriate settlement measures.

B. OVER-DUE DEBTS DUE TO OBJECTIVE REASONS:

1. Over-due debts due to objective reasons which may be considered for debt write-off:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Force majeure: natural calamities, floods, crop failure, epidemics occurring to borrowers defined in Point 2, Section I who are, therefore, in able of paying debts to the banks.

b/ Bankruptcy declaration decisions issued by the People's Court or decisions on the dissolution of borrowers defined in Points 2.1 and 2.2, Section 1 above, who are now in able of paying debts to the banks.

c/ Borrowers defined in Point 2.3 die or have been declared dead by the court under provisions of law (Article 91 of the Civil Code) or have been declared missing (Article 88 of the said Code), who had no ability or property to pay debts to the banks or have no heirs as defined by law.

1.2. The dossier and procedures:

a/ A dossier of request for debt write-off for reasons specified in Item a, Point 1.1, Part B, Section II include:

- The request of the ital-borrowing party.

- The minutes on the damage caused by natural calamities, floods, crop failures, accidents, epidemics occurring to the ital-borrowing party ascertaining the damage extent and ital loss, together with the proposal or certification of the local competent agencies at the time the damage is incurred. More concretely:

+ For State enterprises: Certification by the provincial/municipal People's Committee, certification by the Department for Management of State ital and Property at Enterprises (for local State enterprises) or the General Department for Management of State ital and Property at Enterprises (for State enterprises at central level); certification by the local specialized agency related to these reasons; and certification by the provincial/municipal State bank and the lending bank.

+ For cooperatives: certification by the commune/ward People's Committee; the rural/urban district People's Committee; the rural/urban district Finance Section; the local specialized agency related to these reasons; and the lending bank.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The ital borrowing agreement (with copies thereof signed by the Director of the lending bank branch).

b/ A dossier of request for debt write-off for reasons defined in Item b, Point 1.1, Part B, Section II above, shall include:

- The bankruptcy declaration decision issued by the court or the dissolution decision (notarized).

- The dissolution plan, the plan for dividing the enterprise's property, the final account statement of the enterprise's dissolution process (or the report on the liquidation of the enterprise's property);

- The ital borrowing agreement (with copies thereof signed by the Director of the lending bank branch).

c/ The dossier, procedures for debt write-off for reasons defined in Item c, Point 1.1, Part B, Section II above shall include: Documents certifying that the customer has died or has been declared dead by the court under the provisions of law (for cases of death or declaration that a person is missing or dead by the court as prescribed in Articles 60, 63, 88 and 91 of the Civil Code).

1.3. Debt write-off accounting

Basing themselves on the debt write-off decisions of the Central Steering Committee for Over-due Debt Settlement and the relevant legal dossiers, the accountants of the local State-run commercial banks shall make entries in the register for accounting:

Debit: In an appropriate account (according to the designated ital source and specific payment relation).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Outstanding balance: In the account outside the table of suspended interest on the written off debt

2. Over-due debts due to objective reasons which shall be considered for being frozen for 3 to 5 years and during which the borrowing customers shall not have to pay the interests thereon.

2.1. Eligible subjects: State enterprises

2.2. The reasons may include:

a/ Borrowing customers engaged in exports and imports directly affected by changes in the State mechanisms and policies (ban on export of timber, rice, market loss, etc.);

b/ Restructure of enterprises;

c/ Loans provided to designated borrowers or by decision of the higher-level agency (largely arising at the Bank for Investment and Development, loans provided under State plans, loans for buying silkworm cocoon or live pigs to stabilize prices...).

2.3. The dossier and procedures shall include:

a/ The documents directly related to the incurring of over-due debts of the enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ The plan for efficient business and plan for paying debts to the banks after the expiry of the debt-freezing period, which has been agreed upon by the specialized managing agency and the lending bank.

d/ The ital-borrowing agreement (with copies thereof signed by the lending bank branch).

3. Over-due debts due to objective reasons eligible for 3 to 5 year-reschedule, during which time interests shall still be calculated and collected.

3.1. Eligible subjects: State enterprises.

3.2. The reasons may include:

The debts owed to the bank have turned due because the borrowing customers which are State enterprises suffer from losses in their business, but should, in view of the needs of the national economy or of the locality, be maintained to carry on its operation.

3.3. The dossier, procedures and conditions for a debt reschedule request shall include:

a/ A written request of the enterprise with certification of the specialized State management agency (as prescribed in Section II, Part B, Point 2.3, Item b above) on the necessity to maintain the enterprise's operation and to settle difficulties for the enterprise and the lending bank.

b/ The plan for efficient production and business and plan for payment of debts to the bank after expiry of the debt reschedule period agreed upon by the specialized managing agency and the lending bank.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



III. ORGANIZATION OF DIRECTION FOR IMPLEMENTATION

1. The establishment of the Steering Committee for Over-Due Debt Settlement:

1.1. At the central level: The Governor of the State Bank shall act as Chairman of the Committee, and its members shall include leading officials of the Ministry of Finance and the State Inspectorate. The above said ministries and agencies shall each appoint one departmental-level official and a number of assisting experts.

1.2. At the provincial/municipal level: The president of a provincial/municipal People's Committee shall set up a steering board headed by a vice president of the provincial/municipal People's Committee; its members shall include the Director of the provincial/municipal Finance and Pricing Department, the Director of the State Bank branch (on duty), the Director of the Department for Management of the State's ital and Property at Enterprises, the provincial/municipal State Inspectorate. Each of the above said agencies shall appoint a number of assisting experts.

2. The tasks of branches and levels in compiling, examining and summing up dossiers and set form for over-due debt classification report:

2.1. The chairman of the Managing Board and the General Director of the State-run bank of Vietnam shall:

2.1.1. Direct its affiliates to compile dossiers, carry out procedures and report the classification in accordance with the guidance of this Circular. Such branches shall perform the following specific tasks:

a/ Assuming the responsibility for determining objects eligible for the settlement as prescribed in Points 1 and 2, Section I of this Circular. More concretely:

- Examining and verifying the customers' eligibility for being considered for over-due debt settlement;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Gathering all dossiers and completing all procedures as prescribed in Section II of this Circular, classifying debt dossiers according to the types of reasons.

c/ On the basis of the above said types of customers, the scope of over-due debt balance to be settled, dossiers and procedures, filling in documents to the forms attached to this Circular and obtaining certification of the competent agencies under this Circular's guidance. The attached forms include:

+ Forms X1 and X2: Detailed summarized statement of over-due debts considered for write-off;

+ Forms K1 and K2: Summarized statement of over-due debts considered for freezing;

+ Forms G1 and G2: Summarized statement of over-due debts considered for reschedule.

d/ The branches of the State-run commercial banks shall send dossiers to the provincial/municipal steering boards and to the head-offices of the Vietnamese State-run commercial banks before December 15, 1997.

2.1.2. Receiving and examining legal dossiers on debt classification submitted by the attached branches after obtaining the competent agency's certification on such dossiers as prescribed in Part B, Section II of this Circular so as to ensure their accuracy, validity and completeness.

2.1.3. Summing up set form reports on over-due debt classification by its own banking system, then submitting them to the Central Steering Committee in strict accordance with this Circular's guidance. Time limit for completion: before December 31, 1997.

2.1.4. Checking and verifying over-due debts owed to the bank by customers who borrowed with deliberate fraud and intent of appropriation..., coordinating with the functional agencies in applying measures to thoroughly collect debts or propose institution of legal actions (when necessary). Time limit for completion: January 1998.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.2.1. Direct the branches of the State-run commercial banks in their respective localities to make dossiers as guided in Part B, Section II of this Circular.

2.2.2. Examine and verify the legal dossiers on debt classification under this Circular's guidance, then affix signature(s) thereon to certify their validity and completeness. Time limit for completion: before December 15, 1997.

2.3. The Central State Bank shall:

2.3.1. Guide the examination and specific settlement of over-due debts due to subjective reasons defined in Part A, Section II of this Circular.

2.3.2. Assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Finance and the State Inspectorate in:

a/ Submitting to the Prime Minister the ital sources as support for the State Bank to make up for the debts of the State-run commercial banks it has written off.

b/ Inspecting and guiding in detail the settlement ( ital transfer, cost-accounting and accountancy). In implementation of Point 3 of Official Dispatch No.4086/KTTH of August 15, 1997 of the Prime Minister on the application of debt write-off methods defined in Point 1, Part B, Section II "the State-run commercial banks shall be entitled to gradually enter the written-off debts in their expenditures or risk funds, or reduce their debts owed to the State Bank".

Guiding the State-run commercial banks in applying the debt freezing methods defined in Point 2, Part B, Section II and the debt reschedule methods defined in Point 3, Part B, Section of this Circular.

c/ Verifying and proposing the specialized agencies to handle the borrowers who have used borrowed ital for wrong purpose which may result in losses.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.4.1. Direct the provincial/municipal steering boards and the State-run commercial banks in strictly observing this Circular's guidance;

2.4.2. Examine the dossiers, procedures and reports on over-due debt classification; codify figures submitted by the State-run commercial banks requesting debt write-off, freezing and reschedule as prescribed in Part B, Section II of this Circular; uniformly apply measures for handling them case by case and instruct the State Bank to guide the implementation of provisions in Item 2.3.2 b, Point 2, Section III of this Circular.

2.4.3. Report the results of the over-due debt settlement to the Prime Minister in the first quarter of 1998.

3. This Circular takes effect 15 days after its signing. Any difficulty and/or problem arising in the course of implementation shall be reported to the Standing Board of the Central Steering Committee (the Central State Bank) for study and settlement.

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Pham Van Trong

ACTING GOVERNOR OF THE STATE BANK





Do Que Luong

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 03/1997/TTLT-NHNN-BTC ngày 22/11/1997 hướng dẫn xử lý nợ quá hạn của các Ngân hàng quốc doanh qua chấn chỉnh hoạt động ngân hàng sau thanh tra do Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam-Bộ Tài Chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.603

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.40.207
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!