Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 27/2012/TT-BYT hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm

Số hiệu: 27/2012/TT-BYT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Nguyễn Thanh Long
Ngày ban hành: 30/11/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 27/2012/TT-BYT

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2012

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VIỆC QUẢN LÝ PHỤ GIA THỰC PHẨM

Căn cứ Luật an toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về:

1. Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm và giới hạn tối đa đối với các chất phụ gia trong các sản phẩm thực phẩm;

2. Yêu cầu về quản lý đối với phụ gia thực phẩm.

Điều 2. Giải thích từ ngữ ký hiệu viết tắt

Trong Thông tư này, từ ngữ và ký kiệu viết tắt dưới đây được hiểu như sau:

1. CAC (Codex Alimentarius Committee): Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế;

2. GMP (Good Manufacturing Practices): thực hành sản xuất tốt;

3. ML (Giới hạn tối đa - Maximum Level) là hàm lượng tối đa của một chất phụ gia thực phẩm được xác định là có hiệu quả và an toàn khi sử dụng cho mỗi loại thực phẩm hoặc nhóm thực phẩm. Giới hạn tối đa được tính theo mg chất phụ gia/kg thực phẩm (mg/kg);

4. INS (International Numbering System) là hệ thống chỉ số đánh số cho mỗi chất phụ gia do CAC xây dựng;

5. Mã nhóm thực phẩm (Food Category Number) là số được xếp cho mỗi loại, nhóm thực phẩm theo Hệ thống phân loại thực phẩm do CAC xây dựng để quản lý phụ gia thực phẩm;

6. Sử dụng phụ gia thực phẩm bao gồm:

a) Sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu phụ gia thực phẩm;

b) Sản xuất, chế biến, kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thực phẩm có chứa phụ gia thực phẩm.

Điều 3. Các hành vi cấm trong sử dụng phụ gia thực phẩm

1. Sử dụng phụ gia thực phẩm không có trong danh mục chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng quy định tại Phụ lục 1 được ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Sử dụng phụ gia thực phẩm quá giới hạn cho phép, không đúng đối tượng thực phẩm quy định tại Phụ lục 2 được ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Sử dụng phụ gia thực phẩm không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý quy định tại Điều 6 của Thông tư này.

4. Sử dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc quá thời hạn sử dụng.

Điều 4. Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm

Danh mục các phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 5. Mức giới hạn tối đa đối với các phụ gia trong thực phẩm

Mức giới hạn tối đa đối với phụ gia trong thực phẩm được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 6. Yêu cầu về quản lý đối với phụ gia thực phẩm

1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu được quy định tại Thông tư số 16/2012/TT-BYT ngày 22 tháng 10 năm 2012 của Bộ Y tế về việc Quy định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

2. Phụ gia thực phẩm phải được công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm trước khi sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng phụ gia để sản xuất, chế biến thực phẩm.

Trình tự, thủ tục công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm thực hiện theo Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Bộ Y tế về hướng dẫn việc công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

3. Áp dụng GMP trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm cần tuân thủ:

a) Hạn chế tới mức thấp nhất lượng phụ gia thực phẩm cần thiết phải sử dụng để đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật;

b) Lượng phụ gia được sử dụng trong trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, bao gói và vận chuyển thực phẩm phải đảm bảo không làm thay đổi bản chất của thực phẩm.

4. Ghi nhãn phụ gia thực phẩm thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật.

Điều 7. Quy định chuyển tiếp

Phụ gia thực phẩm, sản phẩm thực phẩm có sử dụng phụ gia thực phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm trước ngày Thông tư này có hiệu lực tiếp tục được sử dụng đến hết thời hạn hiệu lực được ghi trong Giấy chứng nhận.

Điều 8. Soát xét, sửa đổi, bổ sung

Căn cứ nhu cầu quản lý theo từng thời kỳ, trên cơ sở tiêu chuẩn sản phẩm hoặc các hướng dẫn của CAC, Cục An toàn thực phẩm sẽ xem xét, đề xuất Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Thông tư này nhằm phát triển sản xuất trong nước và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Điều 9. Điều khoản tham chiếu

Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định được viện dẫn trong Thông tư này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật mới.

Điều 10. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2013. Bãi bỏ các quy định liên quan đến phụ gia thực phẩm (không bao gồm các chất tạo hương được phép sử dụng trong thực phẩm) tại: Quy định danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT ngày 31 tháng 8 năm 2001 và Quy định về điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng phụ gia thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định số 928/2002/QĐ-BYT ngày 21 tháng 3 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

2. Cục An toàn thực phẩm có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn triển khai và tổ chức việc thực hiện Thông tư này./.

 

 

Nơi nhận:
- VPCP (Văn xã, Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến (để báo cáo);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Chi cục ATVSTP các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- TTYTDP các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các cơ quan KTNN về thực phẩm nhập khẩu;
- Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng;
- Cổng TTĐT Bộ Y tế;
- Lưu: VT, PC, ATTP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Long

 

 

 

 

THE MINISTRY OF HEALTH
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness

---------------

No. 27/2012/TT-BYT

Hanoi, November 30th 2012

 

CIRCULAR

GUIDANCE ON THE MANAGEMENT OF FOOD ADDITIVES

Pursuant to the Law of Food safety dated June 17th 2010;

Pursuant to the Government's Decree No. 38/2012/ND-CP dated April 25th 2012, detailing the implementation of a number of articles of the Law of Food safety;

Pursuant to the Government's Decree No. 63/2012/ND-CP dated August 31st 2012 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;

At the proposal of the Director of Vietnam Food Administration;

The Minister of Health issues a Circular guiding the management of food additives:

Article 1. Scope of regulation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The list of permissible additives in the production, processing, and trade of foods, and the maximum limits on the amount of additives in food products;

2. The requirements for the management of food additives.

Article 2. Interpretation of terms and abbreviations

In this Circular, the terms and abbreviations below are construed as follows:

1. CAC: Codex Alimentarius Committee

2. GMP: Good Manufacturing Practices

3. ML – Maximum level - the maximum amount of an additive which is considered effective and safe when it is used for a kind of food or group of foods. The unit of measurement of maximum limit is mg per kg of food (mg/kg);

4. INS – International Numbering System: the system for numbering additives provided by CAC;

5. Food Category Number: is the number of a kind or group of foods according to the Food classification system developed by CAC for the purpose of managing food additives;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Producing, processing, trading, and importing food additives;

b) Producing, processing, trading, and using food products that contain food additives.

Article 3. Prohibited acts when using food additives

1. Using the food additives that are not in the list of permissible food additives prescribed in Annex 1 enclosed with this Circular.

2. Using the food additives more than the permissible limit, and not for the right foods as prescribed in Annex 2 enclosed with this Circular.

3. Using the food additives that do not completely satisfy the management requirements prescribed in Article 6 of this Circular.

4. Using food additives from unknown origins, or using expired food additives.

Article 4. The list of permissible food additives

The list of permissible food additives is provided in Annex 1 enclosed with this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The maximum limits of food additives food additives are provided in Annex 2 enclosed with this Circular.

Article 6. Requirements for the management of food additives.

1. The facilities that produce and trade food additives must satisfy the requirements prescribed in the Circular No. 16/2012/TT-BYT dated October 22nd 2012 of the Ministry of Health, on the Regulation on the food safety conditions applicable to the facilities that produce and trade foods, instruments and materials for wrapping and storing food under the management of the Ministry of Health.

2. The conformity or compliance to food safety regulations of food additives must be declared before producing, trading, importing, and using them for producing and processing foods.

The order and procedure for the Declaration of conformity or declaration of compliance to food safety regulations are specified in the Circular No. 19/2012/TT-BYT dated November 09th 2012 of the Ministry of Health, guiding the Declaration of conformity and declaration of compliance to food safety regulations.

3. The application of GMP to food production and processing must ensure that:

a) The amount of food additives necessary for satisfying the technical requirements is minimized;

b) The amount of additives used during the production, processing, preservation, packaging, and transit of foods does not change the nature of foods.

4. The food additives are labeled in accordance with law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The food additives and food products that use food additives that have been issued with Certificates of Product standard before this Circular takes effect may still be used until the expiry dates of the Certificates.

Article 8. Examination, amendment, and supplementation

Depending on the management requirement in each period, based on the product standards or guidance from CAC, Vietnam Food Administration shall consider and request the Ministry of Health to amend and supplement this Circular in order to develop domestic production and conform to international practice.

Article 9. Terms of reference

When the law documents and regulations cited in this Circular are changed or superseded, the new law documents shall apply.

Article 10. Implementation

1. This Circular takes effect on February 01st 2013. The regulations related to food additives (not including the permissible food flavorings) in” The Regulation on the List of permissible food additives, enclosed with the Decision No. 3742/2001/QĐ-BYT dated August 31st 2001, and the Regulation on the food safety and hygiene conditions in the production, trade and use of food additives, enclosed with the Decision No. 928/2002/QĐ-BYT dated March 21st 2002 of the Minister of Health are annulled from the effective date of this Circular.

2. Vietnam Food Administration shall preside and cooperate with relevant functional agencies in guiding and organizing the implementation of this Circular./.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

PP THE MINISTER
DEPUTY MINISTER




Nguyen Thanh Long

 

 

ATTACHED FILE

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 27/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


48.685

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.211.66
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!