Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 04/2014/TT-TTCP nhận định đánh giá công tác phòng chống tham nhũng

Số hiệu: 04/2014/TT-TTCP Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Thanh tra Chính phủ Người ký: Huỳnh Phong Tranh
Ngày ban hành: 18/09/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Hướng dẫn đánh giá công tác phòng chống tham nhũng

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông tư 04/2014/TT-TTCP quy định về nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng, với một số nội dung đáng chú ý:

- Việc nhận định dựa theo thang điểm 100, sau đó dựa vào số điểm để phân cấp mức độ phổ biến, nghiêm trọng của hành vi tham nhũng, mức độ thiệt hại do tham nhũng gây nên.

- Việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cũng được thực hiện dựa trên thang điểm 100, với các nội dung cần đánh giá: Chỉ đạo, điều hành; phát hiện xử lý tham nhũng; xây dựng, thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng; các biện pháp phòng ngừa tham nhũng.

Các tiêu chí cụ thể để chấm điểm được quy định tại thông tư này.

Hàng năm, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, TP trực thuộc TW có trách nhiệm thực hiện việc nhận định, đánh giá này và báo cáo cho Thanh tra Chính phủ.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, thay thế cho Thông tư 11/2011/TT-TTCP .

THANH TRA CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/2014/TT-TTCP

Hà Nội, ngày 18 tháng 09 năm 2014

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH THAM NHŨNG VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng số 55/2005/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 01/2007/QH12 và Luật số 27/2012/QH13;

Căn cứ Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 17/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng;

Căn cứ Nghị định số 83/2012/NĐ-CP ngày 09/10/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Chống tham nhũng và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư quy định về nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng; trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan trong việc nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong việc nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng.

Điều 3. Nguyên tắc nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng

1. Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, tuân thủ chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng và các lĩnh vực quản lý khác có liên quan.

2. Bảo đảm tính khách quan, toàn diện, trung thực, công khai, minh bạch trong việc nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng.

3. Phát huy vai trò, trách nhiệm, sự tham gia của người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức, các cơ quan, tổ chức có liên quan trong nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng.

4. Kết quả và các thông tin, dữ liệu có liên quan đến việc nhận định tình hình tham nhũng, đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng phải được công khai, trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.

5. Bảo đảm sự kết hợp giữa kết quả tự nhận định, đánh giá của cơ quan nhà nước với cảm nhận, trải nghiệm của người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức về tình hình tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng.

6. Kết quả nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng chống tham nhũng có giá trị tham khảo nhằm phân tích, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng; không mang tính chất phân loại, xếp hạng giữa các bộ, ngành, địa phương.

Điều 4. Thu thập thông tin, dữ liệu và báo cáo kết quả nhận định về tình hình tham nhũng, đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng

1. Việc thu thập thông tin, dữ liệu và báo cáo kết quả nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng thực hiện theo chế độ thông tin, báo cáo được quy định tại Thông tư số 03/2013/TT-TTCP ngày 10/6/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng và hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ.

2. Ngoài quy định tại Khoản 1 Điều này, trong quá trình nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng hằng năm, các bộ, ngành, địa phương triển khai thu thập thông tin, dữ liệu thông qua khảo sát cảm nhận, trải nghiệm của người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức bằng phương pháp điều tra xã hội học, phỏng vấn trực tiếp hoặc các hình thức khảo sát trực tuyến khác.

3. Thời kỳ lấy số liệu báo cáo được tính từ ngày 16/12 năm trước đến 15/12 của năm báo cáo. Căn cứ vào báo cáo nhận định tình hình tham nhũng, đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng của bộ, ngành, địa phương, Thanh tra Chính phủ tổng hợp, nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng trên phạm vi toàn quốc. Trong trường hợp cần thiết, Thanh tra Chính phủ quyết định tiến hành khảo sát với quy mô, đối tượng và nội dung phù hợp nhằm thu thập thêm thông tin, dữ liệu kiểm chứng.

Chương II

NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH THAM NHŨNG

Điều 5. Nội dung về nhận định tình hình tham nhũng

1. Việc nhận định tình hình tham nhũng được thực hiện theo các nội dung cụ thể sau đây:

a) Mức độ phổ biến của hành vi tham nhũng;

b) Mức độ thiệt hại kinh tế do tham nhũng;

c) Mức độ nghiêm trọng của hành vi tham nhũng.

2. Căn cứ vào quy định tại Khoản 1 Điều này, các bộ, ngành, địa phương có thể bổ sung hoặc cụ thể hóa các nội dung về nhận định tình hình tham nhũng cho phù hợp với yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi ngành, lĩnh vực hoặc địa phương.

Điều 6. Phương pháp nhận định tình hình tham nhũng

1. Các bộ, ngành, địa phương tự nhận định tình hình tham nhũng theo các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư này căn cứ vào tổng điểm của các điểm thành phần và được tính theo thang điểm 100, cụ thể như sau:

a) Điểm thành phần 1 được tính tối đa là 30 điểm và tối thiểu là 0 điểm căn cứ vào các số liệu thống kê được tổng hợp theo ngành, lĩnh vực, địa phương theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 7, Điểm a Khoản 3 Điều 8Điểm a Khoản 3 Điều 9 Thông tư này;

b) Điểm thành phần 2 được tính tối đa là 40 điểm và tối thiểu là 0 điểm căn cứ vào kết quả khảo sát cảm nhận, trải nghiệm của người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 7, Điểm b Khoản 3 Điều 8 và Điểm b Khoản 3 Điều 9 Thông tư này;

c) Điểm tổng hợp được tính như sau:

Điểm tổng hợp = (2) x Điểm thành phần 1 + (1) x Điểm thành phần 2.

Ví dụ: Nếu qua tổng hợp số liệu thống kê cho thay, điểm thành phần 1 là 20 điểm và điểm thành phần 2 là 30, thì điểm tổng hợp sẽ là: 2 x 20 + 1 x 30 = 70.

2. Căn cứ vào số điểm tổng hợp, các bộ, ngành, địa phương tự nhận định về tình hình tham nhũng theo các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư này với các cấp độ cụ thể sau:

a) Về mức độ phổ biến của hành vi tham nhũng:

- Rất phổ biến;

- Phổ biến;

- Ít phổ biến;

- Không phổ biến.

b) Về mức độ thiệt hại kinh tế do tham nhũng.

- Thiệt hại rất lớn;

- Thiệt hại lớn;

- Thiệt hại trung bình;

- Thiệt hại thấp;

- Không thiệt hại.

e) Về mức độ nghiêm trọng của hành vi tham nhũng:

- Đặc biệt nghiêm trọng;

- Rất nghiêm trọng;

- Nghiêm trọng;

- Ít nghiêm trọng;

- Không nghiêm trọng.

3. Hằng năm, các bộ, ngành, địa phương gửi kết quả tự nhận định tình hình tham nhũng và các thông tin, dữ liệu có liên quan cho Thanh tra Chính phủ để phục vụ công tác quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng.

Điều 7. Mức độ phổ biến của hành vi tham nhũng

1. Mức độ phổ biến của hành vi tham nhũng phản ánh tần suất xảy ra hành vi tham nhũng trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa phương hoặc trên phạm vi toàn quốc, được đo lường bằng số vụ việc có hành vi tham nhũng được phát hiện, xử lý bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cảm nhận, trải nghiệm của người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức.

2. Số vụ việc có hành vi tham nhũng được phát hiện, xử lý bởi cơ quan nhà nước là tổng số các vụ việc được kết luận là có hành vi tham nhũng thông qua công tác quản lý nhà nước, hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát, xét xử theo quy định của pháp luật được tổng hợp theo ngành, lĩnh vực, địa phương và tổng hợp trên phạm vi toàn quốc.

3. Việc tính điểm và xác định mức độ phổ biến của hành vi tham nhũng được thực hiện như sau:

a) Điểm thành phần 1 được xác định căn cứ vào số vụ việc có hành vi tham nhũng được kết luận thông qua công tác quản nhà nước, hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát, xét xử.

- Có từ 10 vụ việc trở lên: 30 (điểm);

- Có từ 05 đến 09 vụ việc: 20 (điểm);

- Có từ 01 đến 04 vụ việc: 10 (điểm);

- Không có vụ việc nào: 0 (điểm).

b) Điểm thành phần 2 được xác định căn cứ vào cảm nhận, trải nghiệm của người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức về mức độ phổ biến của hành vi tham nhũng.

- Mức độ rất phổ biến: 40 (điểm);

- Mức độ phổ biến: 30 (điểm);

- Mức độ ít phổ biến: 20 (điểm);

- Mức độ không phổ biến: 0 (điểm).

c) Việc xác định và nhận định mức độ phổ biến của hành vi tham nhũng:

- Điểm tổng hợp trên 70 (điểm) đến 100 (điểm) tương ứng với mức “Rất phổ biến”;

- Điểm tổng hợp trên 40 (điểm) đến 70 (điểm) tương ứng với mức “Phổ biến”;

- Điểm tổng hợp trên 0 (điểm) đến 40 (điểm) tương ứng với mức “ít phổ biến”;

- Điểm tổng hợp bằng 0 (điểm) tương ứng với mức “Không phổ biến”.

Ví dụ: Nếu một tỉnh có 10 vụ việc được kết luận là có hành vi tham nhũng và kết quả khảo sát cảm nhận, trải nghiệm của người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức về mức độ phổ biến của hành vi tham nhũng là rất phổ biến, thì các điểm thành phần và điểm tổng hợp như sau: điểm thành phần 1: 30 (điểm); điểm thành phần 2: 40 (điểm) và điểm tổng hợp sẽ là: 2 x 30 + 1 x 40 = 100 (điểm); do vậy, nhận định tình hình là: hành vi tham nhũng “Rất phổ biến”.

Điều 8. Mức độ thiệt hại kinh tế do tham nhũng

1. Mức độ thiệt hại kinh tế do tham nhũng là giá trị sai phạm do hành vi tham nhũng gây ra đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận và ra quyết định thu hồi hoặc xử lý về kinh tế trong các vụ việc có hành vi tham nhũng và cảm nhận, trải nghiệm của người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức. Trường hợp thiệt hại kinh tế do tham nhũng không phải là tiền hoặc các giấy tờ có giá, thì phải được quy thành tiền Việt Nam theo giá thị trường của vật tương đương hoặc theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm nhận định để tổng hợp chung.

2. Giá trị sai phạm do hành vi tham nhũng gây ra đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận và ra quyết định thu hồi hoặc xử lý về kinh tế trong các vụ việc có hành vi tham nhũng thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát, xét xử, giám sát và giải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật được xác định, tổng hợp theo ngành, lĩnh vực, địa phương và tổng hợp trên phạm vi toàn quốc.

3. Việc tính điểm và xác định mức độ thiệt hại kinh tế do tham nhũng được thực hiện như sau:

a) Điểm thành phần 1 được tính căn cứ vào giá trị sai phạm do hành vi tham nhũng gây ra đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận và ra quyết định thu hồi, xử lý về kinh tế trong các vụ việc có hành vi tham nhũng thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát, xét xử, giám sát và giải quyết tố cáo.

- Giá trị sai phạm trên tổng chi ngân sách nhà nước của năm liền trước kỳ nhận định tổng hợp theo ngành, lĩnh vực, địa phương từ 10% trở lên: 30 (điểm);

- Giá trị sai phạm trên tổng chi ngân sách nhà nước của năm liền trước kỳ nhận định tổng hợp theo ngành, lĩnh vực, địa phương từ 5% đến dưới 10%: 20 (điểm);

- Giá trị sai phạm trên tổng chi ngân sách nhà nước của năm liền trước kỳ nhận định tổng hợp theo ngành, lĩnh vực, địa phương từ 1% đến dưới 5%: 10 (điểm);

- Giá trị sai phạm trên tổng chi ngân sách nhà nước của năm liền trước kỳ nhận định tổng hợp theo ngành, lĩnh vực, địa phương dưới 1%: 5 (điểm);

- Giá trị sai phạm trên tổng chi ngân sách nhà nước của năm liền trước kỳ nhận định tổng hợp theo ngành, lĩnh vực, địa phương bằng 0%: 0 (điểm).

Trường hợp Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố được giao thực hiện quyền chủ sở hữu đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, thì điểm thành phần 1 sẽ được tính căn cứ vào giá trị sai phạm trên tổng chi ngân sách nhà nước của năm liền trước kỳ nhận định tổng hợp theo ngành, lĩnh vực, địa phương và tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà nước tại thời điểm nhận định.

b) Điểm thành phần 2 được xác định căn cứ vào kết quả khảo sát cảm nhận, trải nghiệm của người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức về mức độ thiệt hại kinh tế do tham nhũng.

- Mức độ thiệt hại rất lớn: 40 (điểm);

- Mức độ thiệt hại lớn: 30 (điểm);

- Mức độ thiệt hại trung bình: 20 (điểm);

- Mức độ thiệt hại thấp: 10 (điểm);

- Không thiệt hại: 0 (điểm).

c) Việc xác định và nhận định mức độ thiệt hại kinh tế do tham nhũng:

- Điểm tổng hợp trên 70 (điểm) đến 100 (điểm) tương ứng với mức “Thiệt hại rất lớn”;

- Điểm tổng hợp trên 40 (điểm) đến 70 (điểm) tương ứng với mức “Thiệt hại lớn”;

- Điểm tổng hợp trên 20 (điểm) đến 40 (điểm) tương ứng với mức “Thiệt hại trung bình”;

- Điểm tổng hợp trên 0 (điểm) đến 20 (điểm) tương ứng với mức “Thiệt hại thấp”;

- Điểm tổng hợp bằng 0 (điểm) tương ứng với mức “Không thiệt hại”.

Ví dụ: Nếu thiệt hại kinh tế do tham nhũng chiếm 10% tổng chi ngân sách nhà nước của ngành, lĩnh vực hoặc địa phương và qua khảo sát trải nghiệm của người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức về mức độ thiệt, hại kinh tế do tham nhũng xác định là rất lớn, thì các điểm thành phần và điểm tổng hợp như sau: điểm thành phần 1: 30 (điểm); điểm thành phần 2: 40 (điểm) và điểm tổng hợp sẽ là: 2 x 30 + 1 x 40 = 100 (điểm); do vậy, nhận định thiệt hại kinh tế do tham nhũng là “Rất lớn".

Điều 9. Mức độ nghiêm trọng của hành vi tham nhũng

1. Mức độ nghiêm trọng của hành vi tham nhũng phản ánh mức độ nguy hiểm, tác hại mà hành vi tham nhũng gây ra cho xã hội nói chung, được đo lường thông qua kết quả xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người có hành vi tham nhũng và cảm nhận, trải nghiệm của người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức.

2. Kết quả xử lý người có hành vi tham nhũng được xác định trên cơ sở tổng hợp dữ liệu về số người bị xử lý kỷ luật, bị xử lý hình sự với các hình thức cụ thể được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng trong mỗi ngành, lĩnh vực, địa phương và trên phạm vi toàn quốc, thông qua công tác quản lý nhà nước, hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát và xét xử.

3. Việc tính điểm và xác định mức độ nghiêm trọng của hành vi tham nhũng được thực hiện như sau:

a) Điểm thành phần 1 được xác định căn cứ vào các hình thức xử lý đối với người có hành vi tham nhũng bị xử lý trách nhiệm theo ngành, lĩnh vực, địa phương thông qua công tác quản lý nhà nước, hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát, xét xử.

- Nếu trong các hình thức xử lý đối với người có hành vi tham nhũng có người bị kết án với khung hình phạt tương đương với nhóm tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: 30 (điểm);

- Nếu trong các hình thức xử lý đối với người có hành vi tham nhũng có người bị kết án với khung hình phạt tương đương với nhóm tội phạm rất nghiêm trọng: 20 (điểm);

- Nếu trong các hình thức xử lý đối với người có hành vi tham nhũng có người bị kết án với khung hình phạt tương đương với nhóm tội phạm nghiêm trọng: 10 (điểm);

- Nếu trong các hình thức xử lý đối với người có hành vi tham nhũng có người bị kết án với khung hình phạt tương đương với nhóm tội phạm ít nghiêm trọng hoặc bị xử lý kỷ luật: 5 (điểm);

- Nếu không có trường hợp nào bị xử lý do hành vi tham nhũng: 0 (điểm).

b) Điểm thành phần 2 được xác định căn cứ vào kết quả khảo sát cảm nhận, trải nghiệm của người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức về mức độ nghiêm trọng của hành vi tham nhũng như sau:

- Mức độ đặc biệt nghiêm trọng: 40 (điểm);

- Mức độ rất nghiêm trọng: 30 (điểm);

- Mức độ nghiêm trọng: 20 (điểm);

- Mức độ ít nghiêm trọng: 10 (điểm);

- Mức độ không nghiêm trọng: 0 (điểm).

c) Việc xác định và nhận định mức độ nghiêm trọng:

- Điểm tổng hợp trên 70 (điểm) đến 100 (điểm) tương ứng với mức “Đặc biệt nghiêm trọng”;

- Điểm tổng hợp trên 40 (điểm) đến 70 (điểm) tương ứng với mức “Rất nghiêm trọng”;

- Điểm tổng hợp trên 20 (điểm) đến 40 (điểm) tương ứng với mức “Nghiêm trọng”;

- Điểm tổng hợp trên 0 (điểm) đến 20 (điểm) tương ứng với mức “ít nghiêm trọng”;

- Điểm tổng hợp bằng 0 (điểm) tương ứng với mức “Không nghiêm trọng”.

Ví dụ: Nếu kết quả xử lý tham nhũng trong ngành, lĩnh vực hoặc địa phương bao gồm xử lý kỷ luật, xử lý hình sự, trong đó có người bị kết án với khung hình phạt tương đương với nhóm tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và qua khảo sát cảm nhận, trải nghiệm của người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức về mức độ nghiêm trọng của hành vi tham nhũng xác định là đặc biệt nghiêm trọng, thì các điểm thành phần và điểm, tổng hợp như sau: điểm thành phần 1: 30 (điểm); điểm thành phần 2: 40 (điểm) và điểm tổng hợp sẽ là: 2 x 30 + 1 x 40 = 100 (điểm); như vậy, nhận định tình hình tham nhũng là “đặc biệt nghiêm trọng”.

Chương III

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Điều 10. Nội dung đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng

1. Việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng được thực hiện theo các nội dung cụ thể sau đây:

a) Chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống tham nhũng;

b) Xây dựng, tổ chức thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng;

c) Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng;

d) Phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng.

2. Căn cứ vào quy định tại Khoản 1 Điều này, các bộ, ngành, địa phương có thể bổ sung các nội dung về đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cho phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực hoặc địa phương.

Điều 11. Phương pháp đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng

1. Các bộ, ngành, địa phương tiến hành tự đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa phương thuộc thẩm quyền quản lý căn cứ vào số điểm tổng hợp trên thang điểm 100, cụ thể như sau:

a) Điểm thành phần 1 được tính tối đa là 30 (điểm) và tối thiểu là 0 (điểm) dựa trên tổng điểm số của các nội dung đánh giá được quy định tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư này;

b) Điểm thành phần 2 được tính tối đa là 40 (điểm) và tối thiểu là 0 (điểm) căn cứ vào cảm nhận, trải nghiệm của người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức về công tác phòng, chống tham nhũng;

c) Điểm tổng hợp được tính như sau:

Điểm tổng hợp = (2) x Điểm thành phần 1 + (1) x Điểm thành phần 2.

Ví dụ: Nếu qua tổng hợp số liệu thống kê cho thấy, điểm thành phần 1 là 20 (điểm) và điểm thành phần 2 là 30, thì điểm tổng hợp sẽ là: 2 x 20 + 1 x 30 = 70.

2. Hằng năm, các bộ, ngành, địa phương gửi kết quả tự đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng và các thông tin, dữ liệu có liên quan cho Thanh tra Chính phủ để phục vụ công tác quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng.

Điều 12. Đánh giá nội dung về chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống tham nhũng

1. Đánh giá về việc chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống tham nhũng được thực hiện theo các tiêu chí sau:

a) Việc xây dựng, ban hành và thực hiện kế hoạch kiểm tra, kế hoạch thanh tra hằng năm tình hình thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng;

b) Việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về công tác phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật;

c) Việc xây dựng, ban hành và thực hiện kế hoạch tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phòng, chống tham nhũng;

d) Việc đánh giá hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng và gắn kết quả phòng, chống tham nhũng với công tác thi đua, khen thưởng.

2. Việc tính điểm đánh giá về nội dung chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống tham nhũng được thực hiện như sau:

a) Điểm tối đa đạt được là 6, điểm tối thiểu là 0;

b) Không thực hiện một trong các tiêu chí quy định tại Khoản 1 Điều này: bị trừ 1,5 (điểm);

c) Thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng tiến độ một trong các tiêu chí quy định tại Khoản 1 Điều này: bị trừ 0,75 (điểm).

Điều 13. Đánh giá nội dung về xây dựng, tổ chức thực hiện pháp luật có liên quan đến phòng, chống tham nhũng

1. Đánh giá về việc xây dựng, tổ chức thực hiện pháp luật có liên quan đến phòng, chống tham nhũng được thực hiện theo các tiêu chí sau:

a) Việc xây dựng, ban hành và thực hiện kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nói chung, trong đó có các văn bản liên quan đến phòng, chống tham nhũng;

b) Việc xây dựng, ban hành và thực hiện kế hoạch rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật nói chung, trong đó có các văn bản liên quan đến phòng, chống tham nhũng;

c) Việc xây dựng, ban hành và thực hiện kế hoạch quán triệt, kiểm tra thực hiện văn bản quy phạm pháp luật nói chung, trong đó có các văn bản liên quan đến phòng, chống tham nhũng.

2. Việc tính điểm đánh giá nội dung về xây dựng, tổ chức thực hiện pháp luật có liên quan đến phòng, chống tham nhũng được thực hiện như sau:

a) Điểm tối đa đạt được là 6, điểm tối thiểu là 0;

b) Không thực hiện một trong các tiêu chí quy định tại Khoản 1 Điều này: bị trừ 2 (điểm);

c) Thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng tiến độ một trong các tiêu chí quy định tại Khoản 1 Điều này: bị trừ 1 (điểm).

Điều 14. Đánh giá nội dung về thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng

1. Đánh giá về việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng được thực hiện theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các tiêu chí sau:

a) Xây dựng, ban hành và triển khai kế hoạch thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ;

b) Áp dụng, thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong hoạt động quản lý khi phát sinh các tình huống thực tế mà theo quy định của pháp luật phải áp dụng, thực hiện;

c) Có cơ chế thu thập thông tin, kiểm tra, xử lý các trường hợp không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không kịp thời các biện pháp phòng ngừa tham nhũng.

2. Việc tính điểm đánh giá nội dung về thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng như sau:

a) Điểm tối đa đạt được là 9, điểm tối thiểu là 0;

b) Không thực hiện một trong các tiêu chí quy định tại Khoản 1 Điều này: bị trừ 3 (điểm);

c) Thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng tiến độ một trong các tiêu chí quy định tại Khoản 1 Điều này: bị trừ 1,5 (điểm).

Điều 15. Đánh giá nội dung về phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng

1. Đánh giá về việc phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng được thực hiện theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các tiêu chí sau:

a) Xây dựng, ban hành và thực hiện kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý;

b) Xây dựng, ban hành và triển khai kế hoạch công tác thanh tra hằng năm, trong đó nội dung thanh tra hành chính hoặc thanh tra đột xuất nhằm phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng;

c) Kết quả giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng bị tố cáo theo thẩm quyền do pháp luật quy định;

d) Kết quả thực hiện các quyết định thu hồi về tiền, tài sản và các quyết định xử lý trách nhiệm người có hành vi vi phạm phát hiện thông qua công tác quản lý nhà nước, hoạt động kiểm tra, thanh tra.

2. Việc tính điểm đánh giá nội dung về phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng được thực hiện như sau:

a) Điểm tối đa đạt được là 9, điểm tối thiểu là 0;

b) Thu hồi tiền, tài sản sai phạm hoặc xử cá nhân, tổ chức có vi phạm phát hiện qua công tác quản nhà nước, hoạt động kiểm tra, thanh tra đạt tỷ lệ dưới 25%: bị trừ 3 (điểm);

c) Không ban hành, không triển khai kế hoạch kiểm tra, kế hoạch thanh tra hoặc không tiến hành kiểm tra, thanh tra; hoàn thành dưới 25% kế hoạch kiểm tra, kế hoạch thanh tra; giải quyết dưới 25% số vụ việc tố cáo hành vi tham nhũng đã thụ lý thuộc thẩm quyền; thu hồi tiền, tài sản hoặc xử lý cá nhân, tổ chức đạt tỷ lệ dưới 50%: bị trừ 2 (điểm);

d) Hoàn thành dưới 50% kế hoạch kiểm tra, kế hoạch thanh tra; giải quyết dưới 50% số vụ việc tố cáo hành vi tham nhũng đã thụ lý thuộc thẩm quyền; thu hồi tiền, tài sản hoặc xử lý cá nhân, tổ chức đạt tỷ lệ dưới 70%: bị trừ 1 (điểm);

đ) Hoàn thành dưới 70% kế hoạch kiểm tra, kế hoạch thanh tra; giải quyết dưới 70% số vụ việc tố cáo hành vi tham nhũng đã thụ lý thuộc thẩm quyền; thu hồi tiền, tài sản hoặc xử lý cá nhân, tổ chức đạt tỷ lệ dưới 80%: bị trừ 0,5 (điểm);

e) Hoàn thành dưới 80% kế hoạch kiểm tra, kế hoạch thanh tra; giải quyết dưới 80% số vụ việc tố cáo hành vi tham nhũng đã thụ lý thuộc thẩm quyền; chậm triển khai các hoạt động trong tiêu chí quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này: bị trừ 0,25 (điểm).

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 16. Trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ

1. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai việc nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng hằng năm theo quy định tại Thông tư này.

2. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan có liên quan huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực cần thiết phục vụ cho việc nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

3. Thực hiện việc nhận định tình hình tham nhũng trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Thanh tra và công tác phòng, chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ; tổng hợp, nhận định, đánh giá về tình hình tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng trên phạm vi toàn quốc.

Điều 17. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Hằng năm, tổ chức quán triệt, triển khai việc nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa phương thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định tại Thông tư này và hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ.

2. Trên cơ sở phối hợp với Thanh tra Chính phủ, huy động nguồn lực cần thiết phục vụ cho việc nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật hiện hành.

3. Phối hợp, cung cấp thông tin, dữ liệu cần thiết cho Thanh tra Chính phủ có liên quan đến kết quả tự nhận định về tình hình tham nhũng và kết quả tự đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa phương thuộc thẩm quyền quản lý.

Điều 18. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng

Đề nghị Kiểm toán Nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của các đoàn thể chính trị - xã hội, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, tổ chức trực thuộc hoặc thuộc phạm vi quản lý theo ngành dọc phối hợp với Thanh tra Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng theo quy định tại Thông tư này.

Điều 19. Nguồn kinh phí phục vụ cho việc nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng

1. Kinh phí phục vụ cho việc nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng do ngân sách nhà nước đảm bảo.

Hằng năm, Thanh tra Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập dự toán ngân sách nhà nước cho các hoạt động nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thể huy động nguồn hỗ trợ phát triển chính thức hoặc từ các nguồn hợp pháp khác để phục vụ cho việc nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng.

Điều 20. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này thay thế Thông tư số 11/2011/TT-TTCP ngày 09 tháng 11 năm 2011 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Thanh tra Chính phủ để được hướng dẫn hoặc xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc, UB MTTQ cấp tỉnh;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Tổng Thanh tra Chính phủ;
- Các Phó Tổng Thanh tra Chính phủ;
- Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê cấp tỉnh;
- Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ;
- Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cổng TTĐT của Chính phủ; Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản, Bộ Tư pháp;
- TTCP: Các cục, vụ, đơn vị thuộc TTCP; Cổng TTĐT;
- Lưu: VT, Vụ Pháp chế (5b), Cục IV (5b).

TỔNG THANH TRA




Huỳnh Phong Tranh

THE GOVERNMENT
INSPECTORATE
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
----------------

No. 04/2014/TT-TTCP

Hanoi, September 18, 2014

 

CIRCULAR

ON JUDGMENT OF THE SITUATION OF CORRUPTION AND EVALUATION OF ANTI-CORRUPTION WORK

Pursuant to Anti-Corruption Law No. 55/2005/QH11, which was amended and supplemented under Law No. 01/2007/QH12 and Law No. 27/2012/QH13;

Pursuant to the Government’s Decree No. 59/2013/ND-CP of June 17, 2013, detailing a number of articles of the Anti-Corruption Law;

Pursuant to the Government’s Decree No. 83/2012/ND-CP of October 9, 2012, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Government Inspectorate;

At the proposal of the Director of the Anti-Corruption Bureau and the Director of the Legal Affairs Department;

The Inspector General promulgates the Circular on judgment of the situation of corruption and evaluation of anti-corruption work.

Chapter 1

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Scope of regulation

This Circular-provides the judgment of the situation of corruption and evaluation of anticorruption work and responsibilities of ministries, sectors, localities, agencies, organizations and units involved in the judgment of the situation of corruption and evaluation of anti-corruption work.

Article 2. Subjects of application

This Circular applies to ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, provincial-level People’s Committees and agencies, organizations, units and persons involved in the judgment of the situation of corruption and evaluation of anti-corruption work.

Article 3. Principles of judgment of the situation of corruption and evaluation of anticorruption work

1. Conformity with guidelines and line of the Party, compliance with state policy and law on anti-corruption and other related management domains.

2. Assurance of objectivity, comprehensiveness, truthfulness, publicity and transparency.

3. Promotion of the role and responsibility and involvement of the people, businesses, cadres, civil servants, public employees and related agencies and organizations in the judgment of the situation of corruption and evaluation of anti-corruption work.

4. Publicity of results of and information and data related to the judgment of the situation of corruption and evaluation of anti-corruption work, except those of state secrets as prescribed by law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Results of the judgment of the situation of corruption and evaluation of anti-corruption work shall be used as a reference for analysis and suggestion of solutions to raising the effectiveness of anti-corruption but not for classification and ranking of ministries, sectors and localities.

Article 4. Collection of information and data and reporting on results of the judgment of the situation of corruption and evaluation of anti-corruption work

1. The collection of information and data and reporting on results of the judgment of the situation of corruption and evaluation of anti-corruption work must comply with the provisions on communication and reporting in the Government Inspectorate’s Circular No. 03/2013/TT-TTCP of June 10, 2013, prescribing the reporting on inspection, settlement of complaints and denunciations and anti-corruption work, and the Government Inspectorate’s guidance.

2. In addition to complying with Clause 1 of this Article, in their annual judgment of the situation of corruption and evaluation of anti-corruption work, ministries, sectors and localities shall collect information and data through sociological surveys, direct interviews or other forms of online survey on perception and experiences of the people, businesses, cadres, civil servants and public employees.

3. The data collection period is from December 16 of the preceding year to December 15 of the reporting year. Based on reports on the judgment of the situation of corruption and evaluation of anti-corruption work of ministries, sectors and localities, the Government Inspectorate shall review and judge the situation of corruption and evaluate anti-corruption work nationwide. When necessary, the Government Inspectorate shall conduct surveys with appropriate contents and scale and relevant target groups to additionally collect information and data for verification.

Chapter II

JUDGMENT OF THE SITUATION OF CORRUPTION

Article 5. Contents of judgment of the situation of corruption

The situation of corruption shall be judged based on the following specific contents:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Level of economic damage caused by corruption;

c/ Level of seriousness of corrupt acts.

2. Pursuant to Clause 1 of this Article, ministries, sectors and localities may add or concretize contents of judgment of the situation of corruption to meet the requirements of anti-corruption work within their sectors, industries or localities.

Article 6. Methods of judging the situation of corruption

1. Ministries, sectors and localities shall themselves judge the situation of corruption based on the contents prescribed in Clause 1, Article 5 of this Circular and the overall score of component scores using a 100-point scale, specifically as follows:

a/ Component score 1 may range from maximum 30 points to minimum 0 point based on statistics summarized by sector, industry and locality as prescribed at Point a, Clause 3, Article 7; Point a, Clause 3, Article 8; and Point a, Clause 3, Article 9, of this Circular;

b/ Component score 2 may range from maximum 40 points to minimum 0 point based on results of surveys on perception and experiences of the people, businesses, cadres, civil servants and public employees as prescribed at Point b, Clause 3, Article 7; Point b, Clause 3, Article 8; and Point b, Clause 3, Article 9, of this Circular;

c/ The overall score shall be calculated as follows:

Overall score = (2) x Component score 1 + (1) x Component score 2

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Based on the overall scores, ministries, sectors and localities shall themselves judge the situation of corruption based on the contents prescribed in Clause 1, Article 5 of this Circular at the following specific levels:

a/ Level of prevalence of corrupt acts:

- Very common;

- Common;

- Less common;

- Uncommon.

b/ Level of economic damage caused by corruption

- Extremely great;

- Great;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Little;

- No damage.

c/ Level of seriousness of corrupt acts:

- Particularly serious;

- Very serious;

- Serious;

- Less serious;

- Unserious.

5. Ministries, sectors and localities shall annually send results of their own judgment of the situation of corruption and relevant information and data to the Government Inspectorate for state management of anti-corruption.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The level of prevalence of corrupt acts reflects the frequency of occurrence of corrupt acts within sectors, industries or localities or nationwide, which is measured by the number of cases and matters in which corrupt acts are detected and handled by competent state agencies and perceived and experienced by the people, businesses, cadres, civil servants and public employees.

2. The number of corruption cases and matters detected and handled by state agencies is the total number of cases and matters which are confirmed as involving corrupt acts through state management, inspection, examination, audit, investigation, procuracy and trial activities as prescribed by law and summarized by sector, industry and locality and nationwide.

3. The calculation of scores and determination of the level of prevalence of corrupt acts are as follows:

a/ Component score 1 shall be determined based on the number of corruption cases and matters which are confirmed through state management, inspection, examination, audit, investigation, procuracy and trial activities.

- 10 cases and matters or more: 30 (points);

- Between 5 and 9 cases and matters: 20 (points);

- Between 1 and 4 cases and matters: 10 (points);

- No case and matter: 0 (point).

b/ Component score 2 shall be determined based on perception and experiences of the people, businesses, cadres, civil servants and public employees about the level of prevalence of corrupt acts.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Common: 30 (points);

- Less common: 20 (points);

- Uncommon: 0 (point).

c/ Determination and judgment of the level of prevalence of corrupt acts:

- Overall score of between over 70 (points) and 100 (points) corresponds to the level of “very common”;

- Overall score of between over 40 (points) and 70 (points) corresponds to the level of “common”;

- Overall score of between over 0 (point) and 40 (points) corresponds to the level of “less common”;

- Overall score of 0 (point) corresponds to the level of “uncommon”.

For example: For a province which has 10 cases and matters confirmed as involving corrupt acts and the results of the survey on the perception and experiences of the people, businesses, cadres, civil servants and public employees show a very common level of prevalence of corrupt acts, the component scores and overall score will be as follows: component score 1: 30 (points); component score 2: 40 (points) and overall score: 2 x 30 + 1 x 40 = 100 (points). Therefore, corrupt acts are judged as “very common”.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The level of economic damage caused by corruption means the illicit value caused by corrupt acts which has been confirmed by and recovered or economically handled under the decision of a competent state agency in a corruption case or matter and perceived and experienced by the people, businesses, cadres, civil servants and public employees. An economic damage caused by corruption to objects other than money or valuable papers shall be converted into Vietnamese currency at the market price of similar objects or at the exchange rate announced by the State Bank of Vietnam at the time of judgment for summarization.

2. The illicit value caused by corrupt acts which have been confirmed by and recovered or economically handled under decisions of competent state agencies in corruption cases and matters through inspection, examination, audit, investigation, procuracy, trial, supervision and denunciation settlement activities prescribed by law shall be determined and summarized by sector, industry and locality and nationwide.

3. The calculation of scores and determination of the level of economic damage caused by corruption are as follows:

a/ Component score 1 shall be calculated based on the illicit value caused by corrupt acts which have been confirmed by and recovered or economically handled under decisions of competent state agencies in corruption cases and matters through inspection, examination, audit, investigation, procuracy, trial, supervision and denunciation settlement activities.

- The illicit value accounts for 10% or higher of the total state budget expenditure of the year preceding the period of general judgment by sector, industry or locality: 30 (points);

- The illicit value accounts for between 5% and under 10% of the total state budget expenditure of the year preceding the period of general judgment by sector, industry or locality: 20 (points);

- The illicit value accounts for between 1% and under 5% of the total state budget expenditure of the year preceding the period of general judgment by sector, industry or locality: 10 (points);

- The illicit value accounts for under 1% of the total state budget expenditure of the year preceding the period of general judgment by sector, industry or locality: 5 (points);

- The illicit value accounts for 0% of the total state budget expenditure of the year preceding the period of general judgment by sector, industry or locality is: 0 (point).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Component score 2 shall be determined based on the results of surveys on perception and experiences of the people, businesses, cadres, civil servants and public employees about the level of economic damage caused by corruption.

- Extremely great: 40 (points);

- Great: 30 (points);

- Moderate: 20 (points);

- Little: 10 (points);

- No damage: 0 (point).

c/ Determination and judgment of the level of economic damage caused by corruption:

- Overall score of between over 70 (points) and 100 (points) corresponds to the level of “extremely great”;

- Overall score of between over 40 (points) and 70 (points) corresponds to the level of “great”;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Overall score of between over 0 (point) and 20 (points) corresponds to the level of “little”;

- Overall score of 0 (point) corresponds to the level of “no damage”.

For example: If the economic damage caused by corruption accounts for 10% of the total state budget expenditure of a sector, industry or locality and the survey on perception and experiences of the people, businesses, cadres, civil servants and public employees shows that the economic damage caused by corruption is extremely great, the component scores and overall score will be as follows: component score 1: 30 (points); component score 2: 40 (points) and overall score: 2 x 30 + 1 x 40 = 100 (points). So the economic damage caused by corruption is judged as “extremely great”.

Article 9. Level of seriousness of corrupt acts

1. The level of seriousness of corrupt acts reflects the level of dangerousness and harm caused by corrupt acts to the society in'general, which is measured through the results of handling corrupt persons by competent state agencies and through the perception and experiences of the people, businesses, cadres, civil servants and public employees.

2. The results of handling corrupt persons shall be determined based on statistics about persons who are disciplined or criminally handled in specific forms applied by competent state agencies in each sector, industry and locality and nationwide through state management, inspection, examination, audit, investigation, procuracy and trial activities.

3. The calculation of scores and determination of the level of seriousness of corrupt acts are as follows:

a/ Component score 1 shall be determined based on the forms of handling corrupt persons by sector, industry and locality through state management, inspection, examination, audit, investigation, procuracy and trial activities.

- Having corrupt persons who are sentenced to penalties applicable to the group of particularly serious crimes: 30 (points);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Having corrupt persons who are sentenced to penalties applicable to the group of serious crimes: 10 (points);

- Having corrupt persons who are sentenced to penalties applicable to the group of less serious crimes or who are disciplined: 5 (points);

- Having no person handled for corrupt acts: 0 (point).

b/ Component score 2 shall be determined based on the results of surveys on the perception and experiences of the people, businesses, cadres, civil servants and public employees about the level of seriousness of corrupt acts as follows:

- Particularly serious: 40 (points);

- Very serious: 30 (points);

- Serious: 20 (points);

- Less serious: 10 (points);

- Unserious: 0 (point).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Overall score of between over 70 (points) and 100 (points) corresponds to the level of “particularly serious”;

- Overall score of between over 40 (points) and 70 (points) coưesponds to the level of “very serious”;

- Overall score of between over 20 (points) and 40 (points) coưesponds to the level of “serious”;

- Overall score of between over 0 (point) and 20 (points) corresponds to the level of “less serious”;

- Overall score of 0 (point) corresponds to the level of “unserious”.

For example: If the results of handling corruption in a sector, industry or locality cover disciplining and criminal handling which include persons sentenced to penalties applicable to the group of particularly serious crimes and the survey on the perception and experiences of the people, businesses, cadres, civil servants and public employees shows that corrupt acts are particularly serious, the component scores and overall score will be as follows: component score 1: 30 (points); component score 2: 40 (points) and overall score: 2 x 30 + 1 x 40= 100 (points). So the situation of corruption is judged as “particularly serious”.

Chapter III

EVALUATION OF ANTI-CORRUPTION WORK

Article 10. Contents of evaluation of anti-corruption work

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Direction and administration of anti-corruption work;

b/ Elaboration and organization of implementation of the law on anti-corruption;

c/ Implementation of corruption prevention measures;

d/ Detection and handling of corrupt acts, recovery of corruption-related assets.

2. Pursuant to Clause 1 of this Article, ministries, sectors or localities may add contents of evaluation of anti-corruption work to meet their state management requirements.

Article 11. Methods of evaluating anti-corruption work

1. Ministries, sectors or localities shall themselves evaluate anti-corruption work within sectors, industries or localities under their management based on the overall score of between 0 point and 100 points, specifically as follows:

a/ Component score 1 may range from maximum 30 (points) to minimum 0 (point) based on the total points of evaluation contents prescribed in Clause 1, Article 10 of this Circular;

b/ Component score 2 may range from maximum 40 (points) and minimum 0 (point) based on the perception and experiences of the people, businesses, cadres, civil servants and public employees about anti-corruption work;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Overall score = (2) x Component score 1 + (1) x Component score 2

For example: If statistics show that component score 1 is 20 (points) and component score 2 is 30 (points), the overall score will be: 2 x 20 + 1 x 30 = 70.

2. Ministries, sectors and localities shall annually send results of their evaluation of anti-corruption work and relevant information and data to the Government Inspectorate for state management of anti-corruption.

Article 12. Evaluation of the direction and administration of anti-corruption work

1. The direction and administration of anti-corruption work shall be evaluated according to the following criteria:

a/ Elaboration, adoption and implementation of annual plans on examination and inspection of the implementation of the law on anti-corruption;

b/ Implementation of regulations on periodical and irregular reporting on anti-corruption work as prescribed by law;

c/ Elaboration, adoption and implementation of plans to disseminate and raise awareness about anti-corruption;

d/ Evaluation of the effectiveness of anti-corruption work and association of anticorruption results with emulation and commendation work.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ The maximum score is 6 points and the minimum score is 0 point;

b/ Failure to implement one of the criteria prescribed in Clause 1 of this Article is subject to subtraction of 1.5 (points);

c/ Failure to fully implement or implement on schedule one of the criteria prescribed in Clause 1 of this Article is subject to subtraction of 0.75 (point).

Article 13. Evaluation of the elaboration and organization of implementation of law related to anti-corruption

1. The elaboration and organization of implementation of the law related to anti-corruption work shall be evaluated according to the following criteria:

a/ Elaboration, adoption and implementation of plans to elaborate legal documents in general, including those concerning anti-corruption;

b/ Elaboration, adoption and implementation of plans to review and systemize legal documents in general, including those concerning anti-corruption;

c/ Elaboration, adoption and implementation of plans to thoroughly grasp and examine the implementation of legal documents in general, including those concerning anti-corruption.

2. Evaluation of the elaboration and organization of implementation of law related to anti-corruption shall be scored as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Failure to implement one of the criteria prescribed in Clause 1 of this Article is subject to subtraction of 2 (points);

c/ Failure to fully implement or implement on schedule one of the criteria prescribed in Clause 1 of this Article is subject to subtraction of 1 (point).

Article 14. Evaluation of the implementation of corruption prevention measures

1. The implementation of corruption prevention measures shall be evaluated in accordance with the Anti-Corruption Law and the following criteria:

a/ Elaboration, adoption and implementation of plans to implement corruption prevention measures as prescribed by law and guided by the Government Inspectorate;

b/ Application and implementation of corruption prevention measures in administration activities as required by law when practical circumstances emerge;

c/ Adoption of mechanisms to collect information and examine and handle cases of failing to implement, implementing improperly or failing to promptly implement corruption prevention measures.

2. Evaluation of the implementation of corruption prevention measures shall be scored as follows:

a/ The maximum score is 9 points and the minimum score is 0 point;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Failure to fully implement or implement on schedule one of the criteria prescribed in Clause 1 of this Article is subject to subtraction of 1.5 (points).

Article 15. Evaluation of the detection and handling of corrupt acts and recovery of corruption-related assets

1. The evaluation of the detection and handling of corrupt acts and recovery of corruption- related assets must comply with the Anti-Corruption Law and be based on the following criteria:

a/ Elaboration, adoption and implementation of plans to periodically or frequently examine individuals, agencies, organizations and units under management in performing their tasks and powers;

b/ Elaboration, adoption and implementation of annual inspection plans, covering administrative inspection or irregular inspection for detection and handling of corrupt acts;

c/ Results of settlement of denunciations about corrupt acts and handling of denounced corrupt persons according to competence prescribed by law;

d/ Results of implementation of decisions on recovery of money and assets and decisions on handling of violators detected through state management, examination and inspection activities.

2. Evaluation of the detection and handling of corrupt acts and recovery of corruption- related assets shall be scored as follows:

a/ The maximum score is 9 points and the minimum score is 0 point;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Failure to adopt and implement examination or inspection plans or failure to conduct examination or inspection; fulfillment of less than 25% of examination or inspection plans; settlement of less than 25% of denunciations about corrupt acts which have been accepted under competence; or recovery of less than 50% of money and assets or handling of less than 50% of violating individuals and organizations is subject to subtraction of 2 (points);

d/ Fulfillment of less than 50% of examination or inspection plans; settlement of less than 50% of denunciations about corrupt acts which have been accepted under competence; or recovery of less than 50% of money and assets or handling of less than 50% of violating individuals and organizations is subject to subtraction of 1 (point);

dd/ Fulfillment of less than 70% of examination or inspection plans; settlement of less than 70% of denunciations about corrupt acts which have been accepted under competence; or recovery of less than 80% of money and assets or handling of less than 80% of violating individuals and organizations is subject to subtraction of 0.5 (point);

e/ Fulfillment of less than 80% of examination or inspection plans; settlement of less than 80% of denunciation about corrupt acts'which have been accepted under competence; delay in implementation of the activities under the criteria prescribed at Points a and b, Clause 1 of this Article is subject to subtraction of 0.25 (point);

Chapter IV

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 16. Responsibilities of the Government Inspectorate

1. To guide, urge and examine ministries, ministerial-level agencies, government- attached agencies and provincial-level People’s Committees in annually judging the situation of corruption and evaluating anti-corruption work under this Circular.

2. To assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries, sectors, localities and agencies in, mobilizing, managing and using necessary resources for the judgment of the situation of corruption and evaluation of anti-corruption work in accordance with law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 17. Responsibilities of ministries, ministerial-level agencies, government- attached agencies and provincial-level People’s Committees

1. Annually, to thoroughly grasp and carry out the judgment of the situation of corruption and evaluation of anti-corruption work within sectors, industries and localities under their management as prescribed in this Circular and guided by the Government Inspectorate.

2. To mobilize in coordination with the Government Inspectorate necessary resources for the judgment of the situation of corruption and evaluation of anti-corruption work in accordance with current law.

3. To coordinate with and provide the Government Inspectorate with necessary information and data related to results of self-judgment of the situation of corruption and evaluation of anti-corruption work within sectors, industries and localities under their management.

Article 18. Coordination with related agencies and organizations in the judgment of the situation of corruption and evaluation of anti-corruption work

The State Audit Office, the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy, the Vietnam Fatherland Front Central Committee and central agencies of socio-political organizations shall, within the ambit of their functions, tasks and powers, coordinate with and direct their attached agencies, units and organizations under their line management in coordinating with the Government Inspectorate, ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial-level People’s Committees in judging the situation of corruption and evaluating anti-corruption work in accordance with this Circular.

Article 19. Funds for the judgment of the situation of corruption and evaluation of anticorruption work

1. Funds for the judgment of the situation of corruption and evaluation of anti-corruption work shall be allocated from the state budget.

Annually, the Government Inspectorate, ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial-level People’s Committees shall make state budget estimates for the judgment of the situation of corruption and evaluation of anti-corruption work in accordance with current law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 20. Implementation provisions

1. This Circular replaces Circular No. 11/2011/TT-TTCP of November 9, 2011, and takes effect on January 1, 2015.

2. Any problems arising in the course of implementation should be reported to the Government Inspectorate for guidance, amendment and supplementation as appropriate.-

 

 

INSPECTOR GENERAL




Huynh Phong Tranh

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 04/2014/TT-TTCP ngày 18/09/2014 về nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


21.578

DMCA.com Protection Status
IP: 18.226.187.24
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!