Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 286/2002/QĐ-NHNN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Nguyễn Văn Giàu
Ngày ban hành: 03/04/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----- o0o -----

Số: 286/2002/QĐ-NHNN

Hà Nội, Ngày 03 tháng 04 năm 2002

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ ĐỒNG TÀI TRỢ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 12 năm 1997
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tín dụng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế Đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 154/1998/QĐ-NHNN14 ngày 29/4/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế Đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

KT/ THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Nguyễn Văn Giàu

 

QUY CHẾ

ĐỒNG TÀI TRỢ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 286/2002/QĐ-NHNN ngày 03/4/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh.

Quy chế này điều chỉnh việc đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng cho một hoặc một phần dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển và đời sống (trong Quy chế này gọi tắt là dự án) nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của bên nhận tài trợ và của tổ chức tín dụng.

Điều 2. Giải thích từ ngữ.

Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đồng tài trợ: là quá trình tổ chức thực hiện việc cấp tín dụng của bên đồng tài trợ với sự tham gia của 2 hay nhiều tổ chức tín dụng do một tổ chức tín dụng làm đầu mối cho một hoặc một phần dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển và đời sống.

2. Bên đồng tài trợ: là hai hay nhiều tổ chức tín dụng cùng cam kết và phối hợp với nhau để thực hiện việc đồng tài trợ đối với bên nhận tài trợ theo quy định tại Quy chế này.

3. Thành viên: là tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh tổ chức tín dụng được Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng ủy quyền chấp thuận tham gia cấp tín dụng theo các hình thức cụ thể mà thành viên đó thực hiện trong đồng tài trợ cho dự án.

4. Tổ chức đầu mối đồng tài trợ: là một trong số tổ chức tín dụng thành viên được các thành viên khác thống nhất lựa chọn và giao trách nhiệm đầu mối việc tổ chức đồng tài trợ trên cơ sở năng lực của tổ chức tín dụng đó. Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và công ty tài chính thuộc Tổng công ty không được làm tổ chức đầu mối đồng tài trợ.

5. Thành viên đầu mối cấp tín dụng: Phải là thành viên có đủ năng lực trong việc thực hiện các nghiệp vụ cụ thể có liên quan của hình thức cấp tín dụng được giao làm đầu mối, bao gồm:

5.1. Thành viên đầu mối cho vay hợp vốn: là thành viên được các thành viên tham gia cho vay hợp vốn thống nhất lựa chọn và giao trách nhiệm đầu mối trong việc tổ chức cho vay hợp vốn.

5.2. Thành viên đầu mối đồng bảo lãnh: là thành viên được các thành viên tham gia bảo lãnh thống nhất lựa chọn và giao trách nhiệm đầu mối trong việc tổ chức đồng bảo lãnh.

6. Tổ chức đầu mối thanh toán: Tổ chức đầu mối thanh toán phải là tổ chức tín dụng được phép cung ứng các dịch vụ thanh toán và được các thành viên tham gia khác thống nhất lựa chọn và giao trách nhiệm cung ứng các dịch vụ thanh toán trong việc đồng tài trợ.

7. Bên nhận tài trợ: là pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình, công ty hợp danh hoặc cá nhân có nhu cầu và được bên đồng tài trợ cấp tín dụng theo các quy định tại Quy chế này để thực hiện dự án.

8. Hợp đồng đồng tài trợ: là cam kết bằng văn bản giữa các thành viên tham gia đồng tài trợ về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ cụ thể của mỗi thành viên trong toàn bộ quá trình đồng tài trợ.

9. Hợp đồng cấp tín dụng đối với đồng tài trợ: là cam kết bằng văn bản giữa bên đồng tài trợ (nhóm thành viên hoặc từng thành viên) với bên nhận tài trợ trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mỗi bên và mỗi thành viên trong quan hệ cho vay, bảo lãnh để thực hiện dự án đồng tài trợ.

Hợp đồng cấp tín dụng đối với đồng tài trợ gồm: hợp đồng cho vay, hợp đồng cho vay hợp vốn, hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng đồng bảo lãnh.

Điều 3. Trường hợp áp dụng đồng tài trợ.

1. Nhu cầu xin cấp tín dụng để thực hiện dự án của bên nhận tài trợ vượt giới hạn cho vay hoặc bảo lãnh của tổ chức tín dụng theo quy định hiện hành;

2. Khả năng tài chính và nguồn vốn của một tổ chức tín dụng không đáp ứng được nhu cầu cấp tín dụng của dự án;

3. Nhu cầu phân tán rủi ro của tổ chức tín dụng,

4. Bên nhận tài trợ có nhu cầu huy động vốn từ nhiều tổ chức tín dụng khác nhau.

Điều 4. Tổ chức được tham gia đồng tài trợ.

Tổ chức được tham gia đồng tài trợ là các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng và chi nhánh được ủy quyền. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở không được tham gia đồng tài trợ.

Điều 5. Các hình thức cấp tín dụng đối với đồng tài trợ.

1. Cho vay, cho vay hợp vốn;

2. Bảo lãnh, đồng bảo lãnh;

3. Kết hợp các hình thức trên.

Việc sử dụng các hình thức cấp tín dụng khác trong thực hiện đồng tài trợ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.

Điều 6. Đồng tiền sử dụng trong đồng tài trợ.

Đồng tiền sử dụng trong đồng tài trợ là VNĐ hoặc ngoại tệ, phù hợp với nhu cầu của dự án và quy định về cấp tín dụng, quản lý ngoại hối có liên quan.

Điều 7. Nguyên tắc tổ chức việc đồng tài trợ.

1. Các thành viên tự nguyện tham gia và phối hợp với nhau để thực hiện đồng tài trợ.

2. Các thành viên thống nhất lựa chọn tổ chức đầu mối, thành viên đầu mối cấp tín dụng, thành viên đầu mối thanh toán để thực hiện đồng tài trợ.

3. Hình thức cấp tín dụng và phương thức giao dịch giữa các bên tham gia đồng tài trợ với bên nhận tài trợ phải được các thành viên thỏa thuận thống nhất ghi trong hợp đồng đồng tài trợ.

Điều 8. Nguyên tắc thực hiện đồng tài trợ.

Các bên liên quan đồng tài trợ ngoài thực hiện các quy định về đồng tài trợ phải thực hiện:

1. Việc cấp tín dụng dưới từng hình thức cụ thể, áp dụng các biện pháp bảo đảm trong quá trình đồng tài trợ: phải thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan.

2. Thành viên tham gia đồng tài trợ phải thỏa thuận thống nhất phương thức thẩm định dự án, có thể thành lập Hội đồng thẩm định (thành viên từ các tổ chức tín dụng tham gia đồng tài trợ) hoặc không thành lập Hội đồng thẩm định nhưng phải đảm bảo sự thống nhất giữa các thành viên về tính khả thi của dự án, tạo điều kiện thực hiện cấp tín dụng thuận lợi và đúng quy định của pháp luật.

3. Quyền và nghĩa vụ của bên đồng tài trợ và biên nhận tài trợ được thực hiện tương ứng với từng hình thức cấp tín dụng theo các quy định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước.

4. Bên đồng tài trợ phải thường xuyên kiểm tra, giám sát việc sử dụng các nguồn tài trợ cho dự án theo thỏa thuận trong hợp đồng đồng tài trợ và hợp đồng cấp tín dụng và phối hợp với bên nhận tài trợ để xử lý những vấn đề phát sinh.

Điều 9. Lãi và phí trong đồng tài trợ.

1. Các bên tham gia đồng tài trợ thu lãi, các loại phí theo quy định của pháp luật.

2. Các chi phí phát sinh trong quá trình đồng tài trợ do các thành viên đồng tài trợ thỏa thuận thống nhất ghi trong hợp đồng đồng tài trợ và được bù đắp từ nguồn nhu lãi và các loại phí của khách hàng.

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 10. Đề xuất đồng tài trợ cho một dự án.

1. Sau khi nhận hồ sơ đề nghị cấp tín dụng theo quy định đối với từng loại hình cấp tín dụng do khách hàng gửi, tổ chức tín dụng thực hiện thẩm định sơ bộ, nhận định tính khả thi của dự án đề nghị vay vốn.

2. Ngay sau khi thẩm định sơ bộ, nếu dự án có tính khả thi và cần thiết phải đồng tài trợ, tổ chức tín dụng nhận hồ sơ dự kiến các tổ chức tín dụng tham gia đồng tài trợ để gửi thư mời đồng tài trợ kèm theo kết quả thẩm định sơ bộ cho các tổ chức này. Nếu dự án không có tính khả thi, tổ chức tín dụng trả lời khách hàng bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cấp tín dụng.

3. Thư mời đồng tài trợ phai có các nội dung chủ yếu về dự án (tên dự án, chủ đầu tư, tổng nguồn vốn đầu tư, nhu cầu đồng tài trợ để thực hiện dự án, thời gian vay và trả nợ, thời gian bảo lãnh, dự kiến lãi suất, phí và phương án trả nợ của dự án) và các thông tin chủ yếu về dự kiến đề nghị tham gia đồng tài trợ, phương thức tham gia đồng tài trợ, thời hạn đồng tài trợ, lãi suất, các loại phí liên quan đến việc thực hiện đồng tài trợ cho dự án.

Điều 11. Phối hợp đồng tài trợ.

1. Tổ chức tín dụng được mời tham gia đồng tài trợ căn cứ vào các đề nghị của tổ chức tín dụng mời đồng tài trợ, các tài liệu gửi kèm theo, khả năng nguồn vốn của mình và các quy định pháp luật hiện hành để quyết định việc tham gia hay không tham gia đồng tài trợ và phải trả lời các đề nghị của bên mời đồng tài trợ bằng văn bản.

2. Nếu nhu cầu đồng tài trợ được chấp thuận đáp ứng đủ đề nghị cấp tín dụng của bên nhận tài trợ thì tổ chức tín dụng mời đồng tài trợ trả lời cho bên nhận tài trợ về việc chấp thuận đồng tài trợ. Các bên có trách nhiệm thống nhất và thực hiện các nội dung đồng tài trợ.

3. Trường hợp nhu cầu đồng tài trợ được chấp thuận không đủ so với đề nghị của bên nhận tài trợ thì tổ chức tín dụng mời đồng tài trợ xử lý như sau:

a) Xem lại khả năng cấp tín dụng cho bên nhận tài trợ phù hợp với quy định của pháp luật và khả năng về tài chính, nguồn vốn và tài sản của mình.

b) Nếu tổ chức tín dụng nhận hồ sơ không có khả năng cấp tín dụng đơn phương thì thông báo cho bên nhận tài trợ về việc không thể cho vay, bảo lãnh, kể cả bằng hình thức đồng tài trợ và nêu rõ lý do.

4. Trong thời gian đề nghị đồng tài trợ đã được các bên thỏa thuận, bên nhận tài trợ không được đề nghị tổ chức tín dụng khác đồng tài trợ nếu không được chấp thuận của tổ chức đã nhận hồ sơ.

5. Việc mời đồng tài trợ có thể thực hiện thông qua các hình thức khác, nhưng chấp thuận của các thành viên phải được lập và gửi bằng văn bản.

Điều 12. Thẩm định dự án đồng tài trợ.

1. Bên đồng tài trợ lựa chọn và thống nhất với nhau phương thức thẩm định dự án, bản chính hồ sơ thẩm định phải được lưu giữ tại tổ chức đầu mối đồng tài trợ và kết quả thẩm định phải được gửi cho các thành viên và lưu tại tổ chức đầu mối đồng tài trợ.

2. Kết quả thẩm định phải có đầy đủ thông tin chủ yếu của dự án, năng lực tài chính và khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên nhận tài trợ đối với bên đồng tài trợ.

Điều 13. Hợp đồng đồng tài trợ.

1. Hợp đồng đồng tài trợ cần có những nội dung chủ yếu sau:

1.1. Các thành viên tham gia đồng tài trợ.

1.2. Tổ chức đầu mối đồng tài trợ.

1.3. Thành viên đầu mối cấp tín dụng.

1.4. Bên nhận tài trợ, cơ cấu và kế hoạch nguồn vốn để thực hiện dự án.

1.5. Phương thức và kết quả thẩm định dự án.

1.6. Hình thức cấp tín dụng.

1.7. Nội dung đồng tài trợ:

a) Tổng số tiền đồng tài trợ có chia ra theo từng hình thức cấp tín dụng theo từng thành viên tham gia đồng tài trợ.

b) Các thỏa thuận cụ thể về phí đồng tài trợ.

c) Các nội dung chính của từng hình thức cấp tín dụng theo quy định pháp luật hiện hành, cụ thể đối với:

Cho vay, cho vay hợp vốn: Thành viên đầu mối cho vay hợp vốn, các tổ chức tín dụng tham gia, thể loại và phương thức cho vay, số tiền, thời hạn, lãi suất cho vay, biện pháp đảm bảo tiền vay, phương thức thu hồi vốn (bao gồm gốc và lãi) và các nội dung khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về cho vay.

Bảo lãnh, đồng bảo lãnh: Thành viên đầu mối đồng bảo lãnh, các tổ chức tín dụng tham gia, loại bảo lãnh, giá trị nghĩa vụ bảo lãnh, thời gian bảo lãnh, phí bảo lãnh và các nội dung khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về bảo lãnh.

1.8. Đảm bảo thanh toán (nếu có): Đầu mối thanh toán, phương thức tài trợ, thu nợ, thanh toán phí, lãi đối với bên nhận tài trợ và giữa các thành viên tham gia đồng tài trợ.

1.9. Quy định về trao đổi thông tin giữa các thành viên tham gia đồng tài trợ về tiến độ thực hiện đồng tài trợ và các tin tức khác có liên quan đến thực hiện dự án của bên nhận tài trợ.

1.10. Bảo đảm cấp tín dụng: Hình thức bảo đảm, phương pháp đánh giá tài sản bảo đảm tiền vay, hợp đồng bảo đảm cấp tín dụng, xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ và các vấn đề khác có liên quan.

1.11. Xử lý rủi ro và tranh chấp giữa các thành viên, nguyên tắc xử lý các phát sinh trong quá trình thực hiện đồng tài trợ.

1.12. Lưu trữ hồ sơ.

1.13. Các nội dung khác theo thỏa thuận giữa các bên tham gia đồng tài trợ.

1.14. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của từng thành viên trong việc ký và thực hiện hợp đồng đồng tài trợ và hợp đồng cấp tín dụng với bên nhận tài trợ.

2. Nội dung cụ thể của hợp đồng đồng tài trợ phải phù hợp với quy định của pháp luật về hợp đồng kinh tế, các quy định của Quy chế này và các quy định pháp luật khác có liên quan.

3. Hợp đồng đồng tài trợ phải được lập thành nhiều bản có giá trị như nhau và đủ để mỗi thành viên giữ 1 bản.

Điều 14. Hợp đồng cấp tín dụng.

1. Nội dung hợp đồng cấp tín dụng bao gồm các nội dung liên quan đến các quy định cụ thể của từng hình thức cấp tín dụng và quy định về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong từng quan hệ cấp tín dụng, các nội dung cần thiết có liên quan đã thỏa thuận tại hợp đồng đồng tài trợ. Hợp đồng cấp tín dụng phải có chứng kiến của tổ chức đầu mối đồng tài trợ nếu tổ chức đầu mối đồng tài trợ không tham gia cấp tín dụng theo hợp đồng này.

2. Hợp đồng cấp tín dụng có thể được ký kết giữa các bên tham gia đồng tài trợ với bên nhận tài trợ thông qua thành viên đầu lối Cấp tín dụng, hoặc ký trực tiếp giữa tổ chức tín dụng với bên nhận tài trợ phù hợp với quy định tại hợp đồng đồng tài trợ.

Điều 15. Bảo đảm tiền vay, việc thu hồi nợ gốc, lãi, gia hạn nợ.

Bảo đảm tiền vay, việc thu hồi nợ gốc, lãi, gia hạn nợ thực hiện theo quy định hiện hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về cho vay, bảo lãnh và thỏa thuận giữa các bên tham gia đồng tài trợ trong hợp đồng đồng tài trợ và hợp đồng cấp tín dụng.

Điều 16. Trách nhiệm của các bên tham gia đồng tài trợ.

1. Các bên tham gia đồng tài trợ có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định hiện hành đối với từng hình thức cấp tín dụng theo đúng cam kết tại hợp đồng đồng tài trợ và hợp đồng cấp tín dụng.

2. Bên nhận tài trợ có trách nhiệm báo cáo đầy đủ tình hình tài chính và hoạt động của mình cho bên đồng tài trợ (tổ chức đầu mối đồng tài trợ, thành viên đầu mối cấp tín dụng và các bên có liên quan) để thực hiện việc theo dõi, kiểm tra khi tiến hành việc đồng tài trợ.

3. Tổ chức đầu mối đồng tài trợ dự thảo hợp đồng đồng tài trợ và lấy ý kiến thống nhất của các thành viên; thay mặt bên đồng tài trợ thảo luận với bên nhận tài trợ và chịu trách nhiệm đôn đốc các thành viên khác xử lý các vấn đề phát sinh

4. Thành viên đầu mối cho vay hợp vốn dự thảo hợp đồng cho vay hợp vốn, lấy ý kiến thống nhất của các thành viên cho vay hợp vốn; thay mặt các thành viên cho vay hợp vốn ký kết hợp đồng cho vay hợp vốn với bên nhận tài trợ theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về cho vay và chịu trách nhiệm đôn đốc, theo dõi các thành viên khác và bên nhận tài trợ trong việc cho vay hợp vốn đồng thời phải thông báo đầy đủ, kịp thời kết quả kiểm tra sử dụng vốn, các thông tin liên quan khác cho tổ chức đầu mối đồng tài trợ và các bên nhằm bàn bạc, thống nhất thực hiện các biện pháp xử lý khi cần thiết.

5. Thành viên đầu mối đồng bảo lãnh thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về bảo lãnh.

6. Tổ chức đầu mối thanh toán thực hiện các nghiệp vụ thanh toán phát sinh trong quá trình thực hiện đồng tài trợ phù hợp với các thỏa thuận về thanh toán tại hợp đồng đồng tài trợ, hợp đồng cấp tín dụng.

7. Các thành viên tham gia đồng tài trợ thực hiện trao đổi thông tin về tình hình thực hiện hợp đồng đồng tài trợ theo thỏa thuận trong hợp đồng đồng tài trợ.

Điều 17. Kiểm tra, xử lý rủi ro, tranh chấp.

1. Các bên tham gia đồng tài trợ phải thường xuyên kiểm tra quá trình thực hiện đồng tài trợ, quá trình quản lý và sử dụng vốn của bên nhận tài trợ theo các hợp đồng đã ký kết giữa các bên và các quy định pháp luật hiện hành.

2. Trường hợp phát sinh rủi ro trong quá trình đồng tài trợ, các bên tham gia đồng tài trợ cùng thỏa thuận và thống nhất với bên nhận tài trợ để xử lý theo hợp đồng đồng tài trợ và các quy định pháp luật hiện hành.

3. Mọi tranh chấp do vi phạm hợp đồng đồng tài trợ hoặc hợp đồng cấp tín dụng được các bên giải quyết trên cơ sở đàm phán, thỏa thuận.

Trường hợp không thể giải quyết được, các bên có quyền khởi kiện theo quy định của pháp luật.

III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 18. Tổ chức triển khai thực hiện.

1. Căn cứ Quy chế này, tổ chức tín dụng ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể phù hợp với điều kiện, đặc điểm và điều lệ hoạt động của tổ chức mình.

2. Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chỉ đạo và giám sát việc thực hiện Quy chế này.

3. Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn hạch toán đối với các khoản chuyển vốn, cấp tín dụng và các nghiệp vụ cụ thể khác phát sinh khi các tổ chức tín dụng thực hiện đồng tài trợ theo Quy chế này.

Điều 19. Sửa đổi, bổ sung.

Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định./.

 

 

KT/ THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Nguyễn Văn Giàu

 

THE STATE BANK
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 286/2002/QD-NHNN

Hanoi, April 03, 2002

 

DECISION

ISSUING THE REGULATION ON CO-FINANCING BY CREDIT INSTITUTIONS

THE STATE BANK GOVERNOR

Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam and the Law on Credit Institutions of December 12, 1997;
Pursuant to the Government’s Decree No. 15/CP of March 2, 1993 on the tasks, powers and State management responsibilities of the ministries and ministerial-level agencies;
At the proposal of the director of the Credit Department,

DECIDES:

Article 1.- To issue together with this Decision the Regulation on co-financing by credit institutions.

Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its signing and replaces the State Bank Governor’s Decision No. 154/1998/QD-NHNN14 of April 29, 1998 issuing the Regulation on co-financing by credit institutions.

Article 3.- The director of the Office, the director of the Credit Department, the heads of the units under the State Bank, the directors of the State Bank’s branches in the provinces and centrally-run cities, the chairmen of the Managing Boards and the general directors (directors) of credit institutions shall have to implement this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

FOR THE STATE BANK GOVERNOR
DEPUTY GOVERNOR




Nguyen Van Giau

 

REGULATION

ON CO-FINANCING BY CREDIT INSTITUTIONS
(Issued together with Decision No. 286/2002/QD-NHNN of April 3, 2002 of the State Bank Governor)

I. GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation

This Regulation governs the co-financing by credit institutions for part or the whole of a production, business, service, development investment or livelihood project or plan (hereinafter referred to as a project for short) in order to raise the capacity and efficiency of production and business activities of the financed parties and credit institutions.

Article 2.- Interpretation of terms

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Co-financing is the process of organizing the granting of credit by the co-financing parties with the participation of two or more credit institutions, with one of them acting as the coordinator, for part or the whole of a production, business, service, development investment or livelihood project or plan.

2. Co-financing parties are two or more credit institutions jointly committing to and coordinating with one another in co-financing the financed parties according to the provisions of this Regulation.

3. Members are credit institutions or their branches authorized by the credit institutions general directors (directors) to accept to participate in granting credit in specific forms to co-finance a project.

4. Co-financing coordinating organization is one of the member credit institutions, which is unanimously selected by the other members on the basis of its capacity and assigned to coordinate the organization of the co-financing. The central peoples credit fund and financial companies of corporations shall not be allowed to act as the co-financing coordinating organization.

5. Credit-granting coordinating member must be a member capable of performing related specific operations of the credit-granting form assigned to it for coordination, including:

5.1. Syndicated loan-provision coordinating member: being a member unanimously selected by the members participating in the syndicated loan provision and assigned to coordinate the organization of the syndicated loan provision.

5.2. Co-guaranty coordinating member: being a member unanimously selected by the members participating in the guaranty and assigned to coordinate the organization of co-guaranty.

6. Payment coordinating organization must be a credit institution licensed to provide payment services and is unanimously selected by the other participating members and assigned to provide payment services in the co-financing.

7. Financed parties are legal persons, private enterprises, cooperation groups, households, partnerships or individuals that need credit and are granted credit by the co-financing parties according to the provisions of this Regulation for carrying out projects.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



9. Credit-granting contract for co-financing is a written commitment between the co-financing parties (group of members or individual members) and the co-financed parties in exercising the rights and fulfilling the obligations of each party and each member in lending or guaranty relations for carrying out co-financed projects. Credit-granting contracts for co-financing include lending contracts, syndicated loan-providing contracts, guaranty contracts, and co-guaranty contracts.

Article 3.- Cases of application of co-financing

1. The financed party’s need for credit for a project exceeds the currently prescribed lending or guaranty limit of credit institutions;

2. The financial capability and capital source of a single credit institution fails to meet the project’s need for credit;

3. Credit institutions need to distribute risks;

4. The financed party needs to mobilize capital from different credit institutions.

Article 4.- Organizations eligible for participating in co-financing

Organizations eligible for participating in co-financing are credit institutions established and operating under the Law on Credit Institutions and their authorized branches. Grassroots people’s credit funds shall not be allowed to participate in co-financing.

Article 5.- Credit-granting forms for co-financing

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Guaranty, co-guaranty;

3. Combination of the above forms.

The use of other credit-granting forms in co-financing shall be prescribed by the State Bank Governor.

Article 6.- Currency used in co-financing

The currency used in co-financing is Vietnam dong or a foreign currency suitable for the project’s need and compliant with the relevant regulations on credit granting and foreign exchange management.

Article 7.- Principles for organization of co-financing

1. The members volunteer to participate and coordinate with one another in co-financing.

2. The members unanimously select a credit-granting coordinating organization and member, and a payment-coordinating member for co-financing.

3. The credit-granting form and transaction mode between the co-financing parties and financed parties must be agreed upon by the members and inscribed in the co-financing contract.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The concerned co-financing parties must, apart from complying with the co-financing regulations, observe the following:

1. The credit granting in each specific form and the application of security measures in the co-financing process must comply with the State Bank Governor’s regulations and other relevant law provisions.

2. Co-financing members must reach unanimous agreement on the project evaluation method and may decide to or not to set up an evaluation council (composed of members from the co-financing credit institutions), if not, must secure the consent among the members on the project’s feasibility, create conditions for granting credit in a convenient and lawful manner.

3. The rights and obligations of the co-financing parties and the financed parties shall be exercised and fulfilled corresponding to each credit-granting form according to the regulations of the State Bank Governor.

4. The co-financing parties must regularly inspect and supervise the use of financing sources for the project as agreed upon in the co-financing contract and the credit-granting contract and coordinate with the financed party in dealing with any arising matters.

Article 9.- Interests and charges in co-financing

1. The co-financing members shall collect interests and assorted charges according to the provisions of law.

2. Expenses incurred in the co-financing process shall be agreed upon by the co-financing members, inscribed in the co-financing contracts, and covered by the interests and assorted charges collected from the customers.

II. SPECIFIC PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. After receiving dossiers of application for credit as prescribed for each credit-granting form from the customers, credit institutions shall preliminarily evaluate the dossiers, assessing the feasibility of the projects seeking for loans.

2. Immediately after preliminarily evaluating the dossiers, if finding that the projects are feasible and need co-financing, the credit institutions which have received the dossiers shall project those credit institutions for participation in co-financing and send them the letters of invitation for co-financing enclosed with the preliminary evaluation results. If projects are infeasible, the credit institutions shall issue written replies to the customers, clearly stating the reasons for refusal to grant credit.

3. Letters of invitation for co-financing must include the project’s principal details (the project title, investor’s name, total investment capital, the need of co-financing for project execution, lending and repayment time, guaranty duration, estimated interest rate, charges, and the project’s debt repayment plan) and basic information on the proposal for participation in co-financing, the mode of participation in co-financing, co-financing duration, interest rate, assorted charges related to the project’s co-financing.

Article 11.- Co-financing coordination

1. Credit institutions invited to participate in co-financing shall base themselves on the co-financing proposals of the inviting credit institutions and enclosed documents, the capacity of their capital sources and current law provisions to decide whether or not to participate in co-financing and must respond to such proposals in writing.

2. If the co-financing proposal is accepted and fully meets the credit need of the financed parties, the co-financing inviting credit institutions shall reply to the financed parties on the acceptance of co-financing. The concerned parties shall have to reach agreement upon and carry out the co-financing contents.

3. Where the co-financing proposal is accepted but not enough for the credit need of the financed parties, the co-financing inviting credit institutions shall:

a/ Re-consider the possibility to grant credit to the co-financed parties in accordance with the law provisions and their capabilities in terms of finance, capital source and assets.

b/ If the credit institution which has received the dossier is unable to grant credit unilaterally, it shall notify the financed party of its inability to lend or guarantee, even in the co-financing form and clearly state the reasons therefor.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. The invitation for co-financing may be effected in other forms but the members approval must be made and sent in writing.

Article 12.- Evaluation of co-financed projects

1. The co-financing parties shall together select and agree on the mode of evaluating the projects; the original evaluation dossiers must be filed at the co-financing coordinating organizations and the evaluation results must be sent to the members and filed at the co-financing coordinating organizations.

2. The evaluation results must include all substantial information on the project, the co-financed party’s financial capability and its ability to fulfill obligations toward the co-financing parties.

Article 13.- Co-financing contracts

1. A co-financing contract should contain the following principal particulars:

1.1. Co-financing members.

1.2. The co-financing coordinating organization.

1.3. The credit-granting coordinating member.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.5. The project evaluation mode and results.

1.6. The credit-granting form.

1.7. Co-financing content:

a/ The total co-financing amount divided by each credit-granting form and by each co-financing member.

b/ Concrete agreements on co-financing charge.

c/ The principal details of each credit-granting form as prescribed by law, specifically:

- Lending, provision of syndicated loans: Syndicated loan-provision coordinating member, participating credit institutions, type and mode of lending, loan amount and term, interest rate, loan security measures, capital (both principal and interest) recovery mode and other details according to the State Bank Governor’s regulations on lending.

- Guaranty and co-guaranty: Co-guaranty coordinating member, participating credit institutions, type of guaranty, the value of the guaranty obligation, the guaranty duration, guaranty charge, and other details according to the State Bank Governor’s regulations on guaranty.

1.8. Payment security (if any): Payment coordinator, financing mode, debt collection, payment of charges and interests by the financed parties and among the co-financing participating members.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.10. Credit-granting security: The security form, the method of valuing the assets as loan security, credit-granting security contract, handling of security assets for debt recovery and other related matters.

1.11. Handling of risks and disputes among members, principles for handling problems arising in the co-financing process.

1.12. Dossier archival.

1.13. Other details as agreed upon among the co-financing parties.

1.14. Rights, obligations and responsibilities of each member in the signing and performance of the co-financing and credit-granting contracts with the financed parties.

2. The specific provisions of the co-financing contracts must comply with the law provisions on economic contracts, the provisions of this Regulation, and other relevant law provisions.

3. A co-financing contract must be made in multiple copies of equal validity, sufficiently for each member to keep one.

Article 14.- Credit-granting contracts

1. A credit-granting contract shall include contents related to the specific provisions on each credit-granting form and the provisions on the rights and obligations of each party in each credit-granting relation, and the relevant necessary provisions as agreed upon in the co-financing contract. The credit-granting contract must be certified by the co-financing coordinating organization if such organization does not participate in granting credit under this contract.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 15.- Loan security, principal and interest recovery, debt rescheduling

Loan security, principal and interest recovery, and debt rescheduling shall comply with the State Bank Governor’s current regulations on lending, guaranty and agreement of the co-financing parties in the co-financing contract and the credit-granting contract.

Article 16.- Responsibilities of the co-financing parties

1. The co-financing parties shall have to adhere to the current regulations on each credit-granting form as committed in the co-financing and credit-granting contracts.

2. The financed parties shall have to report fully on their financial situation and activities to the co-financing parties (co-financing coordinating organization, credit-granting coordinating member and concerned parties) for the latter to supervise and inspect when co-financing.

3. The co-financing coordinating organizations shall draft the co-financing contracts and reach agreement with the members thereon; to discuss on behalf of the co-financing parties with the financed parties and have the responsibility to urge other members to handle arising questions.

4. The syndicated loan-provision coordinating members shall draft the syndicated loan-provision contracts, reach agreement with the syndicated loan-provision members, sign on behalf of these members the syndicated loan-provision contracts with the financed parties according to the State Bank Governor’s regulations on lending and have the responsibility to urge and supervise the other members and the financed parties in the syndicated loan provision and concurrently inform promptly and fully the results of the inspection of the use of capital, and other information to the co-financing coordinating organizations and the concerned parties so as to discuss and agree on handling measures to be taken when necessary.

5. The co-guaranty coordinating members shall abide by the State Bank Governor’s regulations on guaranty.

6. The payment coordinating organizations shall carry out the payment operations arising in the process of performing the co-financing contracts in conformity with the payment agreements in the co-financing and credit-granting contracts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 17.- Inspection, handling of risks and disputes

1. The co-financing parties must regularly oversee the co-financing process, inspect the financed parties in the process of managing and using capital according to the provisions of the contracts signed by the concerned parties and current law provisions.

2. Where risks occur in the co-financing process, the co-financing parties shall reach agreement among themselves and with the financed parties on how to handle them according to the co-financing contracts and current law provisions.

3. All disputes over breaches of the co-financing or credit-granting contracts shall be solved by the concerned parties through negotiation and agreement. Where they cannot be settled, the concerned parties shall be entitled to initiate lawsuits according to the provisions of law.

III. IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 18.- Implementation organization

1. Based on to this Regulation, credit institutions shall issue documents concretely guiding professional operations suited to their respective conditions, characteristics and operation charters.

2. The heads of the units under the State Bank of Vietnam and the directors of the State Bank’s branches in the provinces and centrally-run cities shall base themselves on their assigned functions and tasks to direct and oversee the implementation of this Regulation.

3. The director of the Accounting and Finance Department shall have to guide the cost-accounting of transferred capital amounts and granted credits as well as other particular professional operations arising when credit institutions provide co-financing under this Regulation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Any amendment and supplementation of this Regulation shall be decided by the State Bank Governor.

 

 

FOR THE STATE BANK GOVERNOR
DEPUTY GOVERNOR




Nguyen Van Giau

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 286/2002/QĐ-NHNN ngày 03/04/2002 về Quy chế Đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


20.487

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.143.4
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!