Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 219/2000/QĐ-BTC Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành: 29/12/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 219/2000/QĐ-BTC

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2000

 

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH VÀ CÔNG BỐ SÁU (06) CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM (ĐỢT 2)

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về Nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 07/CP ngày 29/01/1994 của Chính phủ ban hành Quy chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân;
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, tài chính, nâng cao chất lượng của kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân; Kiểm tra, kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập, lành mạnh hoá thông tin tài chính trong nền kinh tế quốc dân;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán, Chánh Văn phòng Bộ Tài chính
,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành sáu (06) chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (đợt 2) có số hiệu và tên gọi sau đây:

1. Chuẩn mực số 250 - Xem xét tính tuân thủ pháp luật và các qui định

 trong kiểm toán báo cáo tài chính;

  2. Chuẩn mực số 310 - Hiểu biết về tình hình kinh doanh;

3. Chuẩn mực số 500 - Bằng chứng kiểm toán;

4. Chuẩn mực số 510 - Kiểm toán năm đầu tiên - Số dư đầu năm tài chính;

5. Chuẩn mực số 520 - Quy trình phân tích;

  6. Chuẩn mực số 580 - Giải trình của Giám đốc.

Điều 2: Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định này áp dụng đối với hoạt động kiểm toán độc lập các báo cáo tài chính. Dịch vụ kiểm toán độc lập các thông tin tài chính khác và dịch vụ liên quan của Công ty kiểm toán được áp dụng theo quy định cụ thể của từng chuẩn mực.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 4: Kiểm toán viên và Công ty kiểm toán hoạt động hợp pháp tại Việt Nam có trách nhiệm triển khai thực hiện chuẩn mực kiểm toán Việt Nam trong hoạt động của mỗi Công ty.

Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán, Chánh Văn phòng Bộ và Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, Phó Thủ tướng
 Chính phủ (để báo cáo)
- Văn phòng TW Đảng
- Văn phòng Chủ tịch nước
- Văn phòng Quốc hội
- Văn phòng Chính phủ
- Toà án NDTC
- Viện Kiểm sát NDTC
- Sở Tài chính - Vật giá và Cục thuế
 các tỉnh, thành phố
- Các công ty kiểm toán
- Các Trường Đại học TCKT, KTQD,
 Kinh tế TP. HCM
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ
- Lưu VP (2 bản), CĐKT

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH




Nguyễn Sinh Hùng

 

HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM

CHUẨN MỰC SỐ 250XEM XÉT TÍNH TUÂN THỦ PHÁP LUẬT VÀ CÁC QUY ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
(Ban hành theo Quyết định số 219/2000/QĐ-BTCngày 29 tháng 12 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

QUI ĐỊNH CHUNG

01. Mục đích của chuẩn mực này là quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc, thủ tục cơ bản liên quan đến kiểm toán viên và công ty kiểm toán khi xem xét tính tuân thủ pháp luật và các quy định của đơn vị được kiểm toán trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính.

02. Khi lập kế hoạch và thực hiện các thủ tục kiểm toán, khi đánh giá kết quả và lập báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải chú ý đến vấn đề đơn vị được kiểm toán không tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. Mặc dù trong một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính không thể phát hiện hết mọi hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan.

03. Việc đánh giá và xác định hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định nói chung không phải là trách nhiệm nghề nghiệp của kiểm toán viên và công ty kiểm toán. Trường hợp phải xác định hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định làm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính thì kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải tham khảo ý kiến của chuyên gia pháp luật hoặc cơ quan chức năng có liên quan.

04. Quy định và hướng dẫn về trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán trong việc xem xét “gian lận và sai sót” trong một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính được quy định trong một chuẩn mực riêng khác mà không quy định trong chuẩn mực này.

05. Chuẩn mực này áp dụng cho cuộc kiểm toán báo cáo tài chính và cũng được vận dụng cho kiểm toán thông tin tài chính khác và các dịch vụ liên quan của công ty kiểm toán. Chuẩn mực này không áp dụng cho cuộc kiểm toán tuân thủ do công ty kiểm toán thực hiện được lập thành hợp đồng riêng.

Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải tuân thủ các quy định của chuẩn mực này khi xem xét tính tuân thủ pháp luật và các quy định trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính.

Đơn vị được kiểm toán và các bên sử dụng kết quả kiểm toán phải có những hiểu biết cần thiết về các nguyên tắc và thủ tục quy định trong chuẩn mực này để thực hiện trách nhiệm của mình và để phối hợp công việc với kiểm toán viên và công ty kiểm toán giải quyết các mối quan hệ trong quá trình kiểm toán.

Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:

06. Pháp luật và các quy định: Là những văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền ban hành (Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ và cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; văn bản liên tịch của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân các cấp và các cơ quan khác theo quy định của pháp luật); các văn bản do cấp trên, hội nghề nghiệp, Hội đồng quản trị và Giám đốc quy định không trái với pháp luật, liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý kinh tế, tài chính, kế toán thuộc lĩnh vực của đơn vị.

07. Không tuân thủ: Là chỉ những hành vi thực hiện sai, bỏ sót, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời hoặc không thực hiện pháp luật và các quy định dù là vô tình hay cố ý của đơn vị. Những hành vi này bao gồm hành vi của tập thể, cá nhân dưới danh nghĩa đơn vị hoặc của những người đại diện cho đơn vị gây ra. Chuẩn mực này không đề cập đến hành vi không tuân thủ do tập thể hoặc cá nhân của đơn vị gây ra nhưng không liên quan đến báo cáo tài chính của đơn vị.

NỘI DUNG CHUẨN MỰC

Trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán trong việc tuân thủ pháp luật và các quy định

08. Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán có trách nhiệm đảm bảo cho đơn vị tuân thủ đúng pháp luật và các quy định hiện hành; ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định trong đơn vị.

09. Đơn vị được kiểm toán phải áp dụng các biện pháp và thủ tục nhằm ngăn ngừa, phát hiện những hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định, gồm:

- Nắm bắt kịp thời yêu cầu của pháp luật và các quy định liên quan đến hoạt động của đơn vị, và có các biện pháp để thực hiện những yêu cầu đó;

- Thiết lập và vận hành một hệ thống kiểm soát nội bộ thích hợp và hiệu quả;

- Xây dựng và thực hiện các quy tắc trong hoạt động kinh doanh của đơn vị, có biện pháp theo dõi, khen thưởng, kỷ luật kịp thời;

- Sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật, kể cả dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán để thực hiện đúng các yêu cầu của pháp luật và các quy định;

  - Tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ phù hợp với quy mô và yêu cầu của đơn vị;

- Lưu trữ đầy đủ các văn bản pháp luật và các quy định liên quan mà đơn vị phải tuân thủ và những tài liệu có liên quan đến các vụ tranh chấp, kiện tụng.

  Xem xét của kiểm toán viên về tính tuân thủ pháp luật và các quy định

10. Trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán là phải tuân thủ pháp luật và các qui định. Thông qua việc kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm, kiểm toán viên và công ty kiểm toán sẽ giúp cho đơn vị được kiểm toán ngăn ngừa, phát hiện một phần các hành vi không tuân thủ pháp luật và các qui định.

11. Công việc kiểm toán luôn phải chịu rủi ro kiểm toán là rất khó phát hiện hết mọi sai sót làm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, kể cả khi cuộc kiểm toán đã được lập kế hoạch và tiến hành thận trọng, đúng theo chuẩn mực kiểm toán. Nguyên nhân rủi ro kiểm toán gồm:

Hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán của đơn vị không đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của các văn bản pháp luật và các quy định có liên quan đến hoạt động và báo cáo tài chính của đơn vị;

- Hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán có những hạn chế tiềm tàng trong việc ngăn ngừa và phát hiện sai phạm, nhất là những sai phạm do hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định;

- Kiểm toán viên sử dụng phương pháp chọn mẫu;

- Bằng chứng kiểm toán thường có tính xét đoán và thuyết phục nhiều hơn là tính khẳng định chắc chắn;

- Đơn vị có thể cố tình che dấu những vi phạm của mình (Ví dụ: Thông đồng, che dấu, giả mạo chứng từ, cố tình hạch toán sai...) hoặc cố tình cung cấp sai thông tin cho kiểm toán viên.

12. Khi lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải có thái độ thận trọng nghề nghiệp (theo quy định tại Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200), phải chú ý đến hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định dẫn đến sai sót ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. Khi phát hiện thấy một hành vi cố ý không tuân thủ pháp luật và các quy định, kiểm toán viên phải tính đến khả năng đơn vị còn có những vi phạm khác nữa. Ngược lại, nếu hành vi là vô tình, kiểm toán viên không nhất thiết phải áp dụng yêu cầu trên.

13. Trường hợp luật pháp qui định hoặc một hợp đồng kiểm toán có yêu cầu phải báo cáo về việc tuân thủ những điều khoản nhất định của các quy định pháp luật, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải lập kế hoạch để kiểm tra việc tuân thủ của đơn vị được kiểm toán về những điều khoản này.

14. Để lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên phải có sự hiểu biết tổng thể về pháp luật và các quy định liên quan đến hoạt động và ngành nghề kinh doanh của đơn vị được kiểm toán; phải nắm được cách thức, biện pháp thực hiện pháp luật và các quy định của đơn vị. Kiểm toán viên phải chú ý đến các quy định mà nếu vi phạm những quy định này sẽ gây ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, hoặc ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của đơn vị được kiểm toán.

15. Để hiểu biết tổng thể về pháp luật và các quy định có liên quan đến đơn vị được kiểm toán, kiểm toán viên áp dụng những biện pháp sau đây:

- Sử dụng các kiến thức hiện có liên quan đến hoạt động và ngành nghề kinh doanh của đơn vị;

- Yêu cầu đơn vị cung cấp và giải trình về những qui định và thủ tục nội bộ của đơn vị liên quan đến việc tuân thủ pháp luật và các quy định;

- Trao đổi với lãnh đạo đơn vị về pháp luật và các quy định có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính của đơn vị;

- Xem xét các qui định và thủ tục giải quyết cụ thể của đơn vị khi xảy ra tranh chấp hoặc xử phạt;

- Thảo luận với những cơ quan chức năng liên quan, chuyên gia tư vấn pháp luật và cá nhân khác để hiểu biết thêm về pháp luật và các quy định liên quan đến hoạt động của đơn vị.

16. Dựa trên những hiểu biết tổng thể về pháp luật và các quy định liên quan đến hoạt động của đơn vị được kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải tiến hành các thủ tục cần thiết để xác định hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định liên quan đến quá trình lập báo cáo tài chính, đặc biệt phải chú ý đến các thủ tục sau:

- Trao đổi với Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán về việc tuân thủ pháp luật và các quy định;

- Trao đổi với các cơ quan chức năng có liên quan.

17. Kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về việc không tuân thủ pháp luật và các quy định của đơn vị làm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. Kiểm toán viên phải có những hiểu biết đầy đủ về pháp luật và các quy định nhằm mục đích xem xét tính tuân thủ pháp luật và các qui định khi kiểm toán cơ sở dẫn liệu liên quan đến các thông tin trên báo cáo tài chính.

18. Khi những văn bản pháp luật và các quy định liên quan đến hoạt động của đơn vị và ngành kinh doanh có thay đổi trong từng giai đoạn, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải xem xét tính tuân thủ những quy định này trong quan hệ phù hợp về mặt thời gian với việc lập báo cáo tài chính.

19. Ngoài những nguyên tắc và thủ tục đã nêu trong các đoạn 16, 17 và 18, kiểm toán viên và công ty kiểm toán không cần thực hiện những thủ tục kiểm tra khác đối với việc tuân thủ pháp luật và các quy định của đơn vị, nếu những thủ tục đó nằm ngoài phạm vi kiểm toán báo cáo tài chính.

20. Việc thực hiện các thủ tục kiểm toán báo cáo tài chính sẽ giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán phát hiện ra những hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định.

21. Kiểm toán viên phải thu thập được bản giải trình của Giám đốc và các tài liệu của đơn vị liên quan đến hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định thực tế đã xảy ra hoặc có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính.

22. Sau khi tiến hành các thủ tục xem xét đúng theo yêu cầu của chuẩn mực này, nếu không thu được các bằng chứng về hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định thì kiểm toán viên có quyền xem như đơn vị đã tuân thủ pháp luật và các quy định.

Các thủ tục phải thực hiện khi phát hiện hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định

23. Kiểm toán viên phải luôn chú ý tới các dấu hiệu dẫn đến hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định của đơn vị. Một số dấu hiệu chủ yếu này được nêu tại Phụ lục số 01.

24. Khi phát hiện ra những thông tin liên quan đến hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải tìm hiểu rõ tính chất của hành vi, hoàn cảnh phát sinh hành vi và những thông tin liên quan để đánh giá ảnh hưởng có thể có đến báo cáo tài chính.

25. Khi xét thấy các hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải xem xét đến:

- Khả năng xảy ra hậu quả về tài chính, thậm chí dẫn đến rủi ro buộc đơn vị được kiểm toán phải ngừng hoạt động;

- Sự cần thiết phải giải trình hậu quả về tài chính trong phần Thuyết minh báo cáo tài chính;

- Mức độ ảnh hưởng đến tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính.

26. Khi có nghi ngờ hoặc khi đã phát hiện có hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định, kiểm toán viên phải ghi lại và lưu hồ sơ kiểm toán những phát hiện đó và thảo luận với Giám đốc (hoặc người đứng đầu) của đơn vị được kiểm toán. Hồ sơ lưu bao gồm bản trích sao chứng từ, sổ kế toán, biên bản họp và các tài liệu khác có liên quan.

27. Trường hợp Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị không cung cấp đầy đủ thông tin chứng minh rằng đơn vị tuân thủ đúng pháp luật và các quy định thì kiểm toán viên và công ty kiểm toán cần thảo luận, trao đổi với các chuyên gia tư vấn pháp luật hoặc cơ quan chức năng có liên quan về các hành vi bị nghi ngờ là không tuân thủ ảnh hưởng đến báo cáo tài chính. Việc trao đổi này giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán hiểu rõ thêm về những hậu quả xảy ra và những biện pháp phải tiếp tục thực hiện.

28. Trường hợp không thể thu thập được đầy đủ thông tin để xoá bỏ nghi ngờ về hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải xem xét ảnh hưởng của việc thiếu bằng chứng và phải trình bày điều đó trong báo cáo kiểm toán.

29. Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải phân tích hậu quả của việc không tuân thủ pháp luật và các quy định liên quan đến công việc kiểm toán, nhất là đối với độ tin cậy vào các bản giải trình của Giám đốc. Kiểm toán viên phải đánh giá lại rủi ro và xem xét lại các bản giải trình của Giám đốc trong các trường hợp:

  - Hệ thống kiểm soát nội bộ không phát hiện và không ngăn ngừa được hành vi không tuân thủ;

  - Hành vi không tuân thủ không được nêu trong bản giải trình, đặc biệt là những hành vi mà đơn vị cố tình che dấu.

Thông báo những hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định

Thông báo cho Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán

30. Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải thông báo cho Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị về các hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định do kiểm toán viên phát hiện được. Kiểm toán viên được phép không phải thông báo những hành vi không tuân thủ nếu xác định là không gây hậu quả đáng kể, trừ trường hợp kiểm toán viên và đơn vị có thoả thuận khác.

31. Nếu kiểm toán viên và công ty kiểm toán xác định các hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định là cố ý và có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính thì phải thông báo ngay phát hiện của mình bằng văn bản cho Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị.

32. Nếu kiểm toán viên và công ty kiểm toán phát hiện Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị có liên quan đến các hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định làm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính thì phải tham khảo ý kiến của chuyên gia pháp luật và báo cáo lên cấp cao hơn của đơn vị được kiểm toán.

  Thông báo cho người sử dụng báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính

33. Nếu kiểm toán viên kết luận là những hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định làm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính nhưng không được phản ảnh đúng trong báo cáo tài chính mặc dù kiểm toán viên đã đề nghị sửa đổi, điều chỉnh thì kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần, hoặc ý kiến không chấp nhận.

34. Nếu đơn vị không tạo điều kiện cho kiểm toán viên thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để đánh giá các hành vi không tuân thủ pháp luật và các qui định có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, thì kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần, hoặc ý kiến từ chối đưa ra ý kiến vì bị hạn chế về phạm vi kiểm toán.

35. Nếu không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng về các hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định đã xảy ra thì kiểm toán viên phải xem xét ảnh hưởng của nó đến báo cáo kiểm toán.

  Thông báo cho cơ quan chức năng có liên quan       

36. Kiểm toán viên và công ty kiểm toán có trách nhiệm bảo mật các thông tin, số liệu của khách hàng. Tuy nhiên, nếu đơn vị được kiểm toán có hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định thì tuỳ theo yêu cầu của pháp luật, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải thông báo hành vi đó cho cơ quan chức năng có liên quan. Trường hợp này, kiểm toán viên được phép trao đổi trước với chuyên gia tư vấn pháp luật.          

  Kiểm toán viên và công ty kiểm toán rút khỏi hợp đồng kiểm toán  

37. Khi xét thấy đơn vị được kiểm toán không có biện pháp cần thiết để xử lý các hành vi, hoặc những biểu hiện không tuân thủ pháp luật và các quy định, kể cả những hành vi không ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, thì công ty kiểm toán được phép chấm dứt hợp đồng kiểm toán. Công ty kiểm toán phải cân nhắc kỹ lưỡng và trao đổi với chuyên gia tư vấn pháp luật trước khi đưa ra quyết định này.

38. Khi kiểm toán viên khác được thay thế yêu cầu cung cấp thông tin về khách hàng, kiểm toán viên hiện tại phải có trách nhiệm: 

  - Nếu khách hàng cho phép thảo luận về công việc của họ thì kiểm toán viên hiện tại phải đưa ra những thông tin về hành vi không tuân thủ pháp luật và các qui định, lý do chấm dứt hợp đồng và khuyến nghị với kiểm toán viên khác được thay thế nên từ chối hoặc chấp nhận hợp đồng;

  - Nếu khách hàng không cho phép thảo luận về công việc của họ thì kiểm toán viên và công ty kiểm toán hiện tại cũng phải thông báo về việc không cho phép này cho kiểm toán viên được thay thế./.           

PHỤ LỤC SỐ 01: CÁC DẤU HIỆU CHỦ YẾU DẪN ĐẾN HÀNH VI KHÔNG TUÂN THỦ PHÁP LUẬT VÀ CÁC QUY ĐỊNH

- Đã có sự kiểm tra, thanh tra, điều tra của cơ quan chức năng có liên quan về việc vi phạm pháp luật và các qui định, như vay mượn, quan hệ thanh toán, tiền phạt ...;

- Có những khoản thanh toán không rõ ràng, hoặc cho các đối tượng là những người có chức, có quyền vay;

- Các khoản chi phí trả cho các dịch vụ quá cao so với các doanh nghiệp khác cùng ngành hoặc so với giá trị bản thân dịch vụ nhận được;

- Giá cả mua bán quá cao hoặc quá thấp so với mức giá của thị trường;

- Doanh nghiệp có những quan hệ không bình thường với những công ty có nhiều đặc quyền, kinh doanh quá thuận lợi hoặc những công ty có vấn đề nghi vấn;

- Thanh toán hàng hoá và dịch vụ cho một nước khác với nước sản xuất hoặc cung cấp hàng hoá, dịch vụ đó;

- Không có chứng từ mua bán hợp lệ, thích hợp khi thanh toán;

- Chấp hành không đúng, không đầy đủ chế độ kế toán phải thực hiện;

- Những nghiệp vụ thu, chi không được phê duyệt hoặc những nghiệp vụ ghi chép sai quy định;

- Đơn vị đã bị tố giác, hoặc đã có dư luận không tốt trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc từ xã hội;

- Kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp không ổn định, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thường xuyên biến động;

- Chi phí quản lý, chi phí quảng cáo quá cao;

- Bổ nhiệm kế toán trưởng không đúng quy định;

- Thực hiện chế độ kiểm kê không đúng quy định.

HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM

CHUẨN MỰC SỐ 310 HIỂU BIẾT VỀ TÌNH HÌNH KINH DOANH
(Ban hành theo Quyết định số 219/2000/QĐ-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính )

QUY ĐỊNH CHUNG

01. Mục đích của chuẩn mực này là quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc, thủ tục cơ bản để tìm hiểu tình hình kinh doanh và việc sử dụng những hiểu biết đó trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính.

02. Để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải có hiểu biết cần thiết, đầy đủ về tình hình kinh doanh nhằm đánh giá và phân tích được các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị được kiểm toán mà theo kiểm toán viên thì có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, đến việc kiểm tra của kiểm toán viên hoặc đến báo cáo kiểm toán. Ví dụ: Kiểm toán viên sử dụng sự hiểu biết về tình hình kinh doanh để xác định rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và xác định nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục kiểm toán.

03. Hiểu biết cần thiết của kiểm toán viên để thực hiện một cuộc kiểm toán bao gồm những hiểu biết tổng quan về nền kinh tế, lĩnh vực hoạt động của đơn vị, hiểu biết cụ thể hơn về tổ chức và hoạt động của đơn vị được kiểm toán. Mức độ hiểu biết về đơn vị của kiểm toán viên không nhất thiết phải như Ban Giám đốc của đơn vị được kiểm toán.

Nội dung cụ thể những vấn đề cần hiểu biết khi thực hiện một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính được trình bày trong Phụ lục số 01. Kiểm toán viên được phép bổ sung thêm các nội dung vào danh mục này và cũng được phép không phải áp dụng tất cả danh mục này cho một cuộc kiểm toán cụ thể.

04. Chuẩn mực này áp dụng cho kiểm toán báo cáo tài chính và cũng được vận dụng cho kiểm toán thông tin tài chính khác và các dịch vụ có liên quan của công ty kiểm toán.

Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải tuân thủ các quy định của chuẩn mực này trong quá trình thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính.

NỘI DUNG CHUẨN MỰC

Thu thập thông tin

05. Trước khi chấp nhận một hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải thu thập những thông tin sơ bộ về lĩnh vực hoạt động, loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu, công nghệ sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý và thực tiễn hoạt động của đơn vị, qua đó đánh giá khả năng có thể thu thập được những thông tin (hiểu biết) cần thiết về tình hình kinh doanh để thực hiện công việc kiểm toán.

06. Sau khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên phải thu thập những thông tin chi tiết cần thiết ngay từ khi bắt đầu công việc kiểm toán. Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải luôn xem xét, đánh giá, cập nhật và bổ sung thêm các thông tin mới.

07. Việc thu thập các thông tin cần thiết về tình hình kinh doanh của đơn vị là một quá trình tích luỹ liên tục, bao gồm việc thu thập, đánh giá và đối chiếu thông tin thu thập được với các bằng chứng kiểm toán ở tất cả các giai đoạn của quá trình kiểm toán. Ví dụ: Các thông tin đã thu thập ở giai đoạn lập kế hoạch vẫn phải được tiếp tục cập nhật và bổ sung thêm ở các giai đoạn kế tiếp để kiểm toán viên hiểu biết đầy đủ hơn về hoạt động của đơn vị.

08. Đối với hợp đồng kiểm toán năm sau, kiểm toán viên phải cập nhật và đánh giá lại những thông tin đã thu thập trước đây, nhất là những thông tin trong hồ sơ kiểm toán các năm trước. Kiểm toán viên phải chú ý đến các vấn đề tồn tại đã phát hiện trong năm trước và thực hiện các thủ tục nhằm phát hiện ra những thay đổi đáng kể phát sinh sau lần kiểm toán trước.

09. Kiểm toán viên thu thập thông tin về tình hình kinh doanh từ các nguồn như:

- Kinh nghiệm thực tiễn về đơn vị và ngành nghề kinh doanh của đơn vị được kiểm toán trên báo cáo tổng kết, biên bản làm việc, báo chí;

- Hồ sơ kiểm toán năm trước;

- Trao đổi với Giám đốc, kế toán trưởng hoặc cán bộ, nhân viên của đơn vị được kiểm toán;

- Trao đổi với kiểm toán viên nội bộ và xem xét báo cáo kiểm toán nội bộ của đơn vị được kiểm toán;

- Trao đổi với kiểm toán viên khác và với các nhà tư vấn đã cung cấp dịch vụ cho đơn vị được kiểm toán hoặc hoạt động trong cùng lĩnh vực với đơn vị được kiểm toán;

- Trao đổi với chuyên gia, đối tượng bên ngoài có hiểu biết về đơn vị được kiểm toán (Ví dụ: Chuyên gia kinh tế, cơ quan cấp trên, khách hàng, nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh...);

- Tham khảo các ấn phẩm liên quan đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị được kiểm toán (Ví dụ: Số liệu thống kê của Chính phủ, báo chí chuyên ngành, thông tin của ngân hàng, thông tin của thị trường chứng khoán...);

- Các văn bản pháp lý và các quy định có ảnh hưởng đến đơn vị được kiểm toán;

- Khảo sát thực tế văn phòng, nhà xưởng của đơn vị được kiểm toán;

- Các tài liệu do đơn vị được kiểm toán cung cấp (Ví dụ: Nghị quyết và biên bản các cuộc họp, tài liệu gửi cho các cổ đông hay cho cơ quan cấp trên, báo cáo quản lý nội bộ, báo cáo tài chính định kỳ, các chính sách về quản lý kinh tế, tài chính, thuế, hệ thống kế toán, tài liệu kiểm soát nội bộ, quy định về quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong đơn vị...).

Sử dụng hiểu biết

10. Những hiểu biết về tình hình kinh doanh là cơ sở quan trọng để kiểm toán viên đưa ra các xét đoán chuyên môn. Mức độ hiểu biết tình hình kinh doanh và việc sử dụng các hiểu biết này một cách hợp lý sẽ trợ giúp kiểm toán viên trong các công việc:

- Đánh giá rủi ro và xác định các vấn đề đáng chú ý;

- Lập kế hoạch và thực hiện công việc kiểm toán một cách hiệu quả;

- Đánh giá bằng chứng kiểm toán;

- Cung cấp dịch vụ tốt hơn cho đơn vị được kiểm toán.

11. Trong quá trình kiểm toán, hiểu biết về tình hình kinh doanh là rất quan trọng để giúp kiểm toán viên xét đoán trên các khía cạnh cụ thể sau:

- Đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát;

- Phân tích rủi ro kinh doanh và các phương án giải quyết của Giám đốc (hoặc người đứng đầu);

- Xây dựng kế hoạch và chương trình kiểm toán;

- Xác định mức độ trọng yếu và đánh giá sự phù hợp của mức độ trọng yếu đó trong quá trình kiểm toán;

- Đánh giá về sự đầy đủ và tính thích hợp của các bằng chứng kiểm toán;

- Đánh giá các ước tính kế toán và giải trình của Giám đốc;

- Xác định các vùng phải chú ý đặc biệt trong việc kiểm toán và các kỹ năng kiểm toán cần thiết;

- Xác định các bên liên quan và nghiệp vụ phát sinh giữa các bên liên quan;

- Xác định các thông tin có mâu thuẫn ;

- Xác định các tình huống bất thường (Ví dụ: Gian lận hoặc không tuân thủ pháp luật và các qui định; số liệu thống kê mâu thuẫn với số liệu báo cáo tài chính...);

- Đặt ra câu hỏi thăm dò và đánh giá mức độ hợp lý của các câu trả lời;

- Xem xét sự phù hợp của chế độ kế toán, các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính.

12. Kiểm toán viên và công ty kiểm toán sử dụng các trợ lý kiểm toán được phân công thực hiện công việc kiểm toán cũng phải đảm bảo đạt được sự hiểu biết nhất định về tình hình kinh doanh để thực hiện công việc của mình. Ngoài ra, các trợ lý phải thực hiện việc thu thập thông tin bổ sung đáp ứng yêu cầu công việc của mình và trao đổi các thông tin đó với các thành viên khác của nhóm.

13. Để sử dụng hiệu quả các hiểu biết về tình hình kinh doanh, kiểm toán viên phải đánh giá, xem xét mức độ ảnh hưởng tổng thể từ những hiểu biết của mình đến báo cáo tài chính của đơn vị, cũng như sự phù hợp của các cơ sở dẫn liệu trong báo cáo tài chính so với những hiểu biết của kiểm toán viên về tình hình kinh doanh./.

PHỤ LỤC SỐ 01: NHỮNG NỘI DUNG CỤ THỂ KIỂM TOÁN VIÊN PHẢI HIỂU BIẾT VỀ TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TOÁN

A- Hiểu biết chung về nền kinh tế:

- Thực trạng nền kinh tế (Ví dụ: Suy thoái, tăng trưởng kinh tế,...);

- Các tỷ lệ lãi suất và khả năng tài chính của nền kinh tế;

- Mức độ lạm phát và giá trị đơn vị tiền tệ;

- Các chính sách của Chính phủ:

+ Chính sách tiền tệ ngân hàng (Ví dụ: Mức lãi suất, tỉ giá hối đoái, hạn mức tín dụng,...);

+ Chính sách tài chính;

+ Chính sách thuế ( Ví dụ: Thuế giá trị gia tăng; thuế xuất nhập khẩu; thuế thu nhập doanh nghiệp,...);

+ Chính sách khuyến khích đầu tư (Ví dụ: Các chương trình trợ giúp của Chính phủ,...).

- Biến động thị trường chứng khoán và các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán;

- Kiểm soát ngoại hối và tỉ giá ngoại tệ.

B- Môi trường và lĩnh vực hoạt động của đơn vị được kiểm toán:

- Các yêu cầu về môi trường và các vấn đề liên quan;

- Thị trường và cạnh tranh;

- Đặc điểm hoạt động kinh doanh (liên tục hay theo thời vụ);

- Các thay đổi trong công nghệ sản xuất, kinh doanh;

- Rủi ro kinh doanh (Ví dụ: Công nghệ cao, thị hiếu của thị trường, cạnh tranh,...);

- Sự thu hẹp hay mở rộng quy mô kinh doanh;

- Các điều kiện bất lợi (Ví dụ: Cung, cầu tăng hoặc giảm, chiến tranh, giá cả,...);

- Các tỷ suất quan trọng và các số liệu thống kê về hoạt động kinh doanh hàng năm;

- Chuẩn mực, chế độ kế toán và các vấn đề liên quan;

- Các quy định pháp luật và các chính sách, chế độ cụ thể có liên quan;

- Các nguồn cung cấp (Ví dụ: Hàng hóa, dịch vụ, lao động,...) và giá cả.

C- Nhân tố nội tại của đơn vị được kiểm toán:

1- Các đặc điểm quan trọng về sở hữu và quản lý

- Hội đồng quản trị:

+ Số lượng uỷ viên và thành phần;

+ Uy tín và kinh nghiệm của từng cá nhân;

+ Tính độc lập đối với Giám đốc và kiểm soát hoạt động của Giám đốc;

+ Các cuộc họp định kỳ;

+ Sự tồn tại và phạm vi hoạt động của Ban kiểm soát;

+ Sự tồn tại và tác động của quy chế hoạt động của đơn vị;

+ Những thay đổi về các cố vấn chuyên môn (nếu có).

- Giám đốc (người đứng đầu) và bộ máy điều hành:

+ Thay đổi nhân sự (Ví dụ: Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng,...);

+ Kinh nghiệm và uy tín;

+ Thu nhập;

+ Các cán bộ tài chính chủ chốt và vị trí của họ trong đơn vị;

+ Kế toán trưởng và nhân viên kế toán;

+ Các chế độ khuyến khích vật chất, khen thưởng, kỷ luật;

+ Sử dụng các ước tính kế toán và dự toán;

+ Phân cấp quyền hạn và trách nhiệm trong bộ máy điều hành;

+ áp lực đối với Giám đốc (hoặc người đứng đầu);

+ Các hệ thống thông tin quản lý.

- Loại hình doanh nghiệp ( Ví dụ: Nhà nước, tập thể, tư nhân, cổ phần, trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài...);

- Lĩnh vực, phạm vi và đối tượng được phép kinh doanh;

- Thời hạn được phép hoạt động;

- Các chủ sở hữu vốn và các bên liên quan (Ví dụ: Trong nước, ngoài nước, uy tín và kinh nghiệm, ...);

- Cơ cấu vốn (những thay đổi gần đây hay dự kiến trong tương lai, ...);

- Sơ đồ tổ chức bộ máy sản xuất, kinh doanh;

- Phạm vi hoạt động;

- Cơ sở sản xuất, kinh doanh chính và các chi nhánh, đại lý;

- Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý;

- Các mục tiêu quản lý và kế hoạch chiến lược;

- Thu hẹp hay mở rộng hoạt động kinh doanh (đã lên kế hoạch hay đã thực hiện gần đây);

- Các nguồn và biện pháp tài chính;

- Chức năng và chất lượng hoạt động của bộ phận kiểm toán nội bộ (nếu có);

- Quan niệm và thái độ của Giám đốc đối với hệ thống kiểm soát nội bộ;

- Công ty kiểm toán và kiểm toán viên các năm trước.

2- Tình hình kinh doanh của đơn vị

 (Sản phẩm, thị trường, các nhà cung cấp, chi phí, các hoạt động nghiệp vụ)

- Đặc điểm và qui mô hoạt động sản xuất, kinh doanh;

- Các điều kiện sản xuất, kho bãi, văn phòng;

- Các vấn đề về nhân lực (Ví dụ: Số lượng, chất lượng lao động, sự phân bố nhân lực, nguồn cung cấp, mức lương, quy chế nhân viên, thoả ước lao động tập thể và công đoàn, việc thực hiện chế độ hưu trí và quy định của Chính phủ về lao động,...);

- Sản phẩm, dịch vụ và thị trường (Ví dụ: Các khách hàng và hợp đồng chính, các điều khoản về thanh toán, tỷ lệ lợi nhuận gộp, phần thị trường chiếm lĩnh, các đối thủ cạnh tranh, xuất khẩu, các chính sách giá cả, danh tiếng các mặt hàng, bảo hành, đơn đặt hàng, xu hướng, chiến lược và mục tiêu tiếp thị, quy trình sản xuất,...);

- Các nhà cung cấp hàng hoá và dịch vụ quan trọng (Ví dụ: Các hợp đồng dài hạn, mức độ ổn định của nhà cung cấp, các điều kiện thanh toán, các hình thức nhập khẩu, các hình thức cung ứng,...);

- Hàng tồn kho (Ví dụ: Địa điểm, số lượng, chất lượng, quy cách,...);

- Lợi thế thương mại, quyền sử dụng nhãn hiệu, bằng phát minh sáng chế...;

- Các khoản chi phí quan trọng;

- Nghiên cứu và phát triển;

- Các tài sản, công nợ, nghiệp vụ bằng ngoại tệ và các nghiệp vụ bảo hiểm rủi ro hối đoái;

- Luật pháp và các quy định có ảnh hưởng lớn đến đơn vị được kiểm toán;

- Các hệ thống thông tin quản lý (Tình trạng hiện tại, dự kiến thay đổi, ...);

- Cơ cấu nợ vay, các điều khoản thu hẹp và giới hạn nợ.

3- Khả năng tài chính

(Các nhân tố liên quan đến tình hình tài chính và khả năng sinh lợi của đơn vị được kiểm toán)

- Các tỷ suất quan trọng và số liệu thống kê về hoạt động kinh doanh;

- Xu hướng biến động của kết quả tài chính.

4- Môi trường lập báo cáo

(Các tác động khách quan có ảnh hưởng đến Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị trong việc lập các báo cáo tài chính)

5- Yếu tố luật pháp

- Môi trường và các quy định pháp luật;

- Các chính sách tài chính và chính sách thuế ;

- Các yêu cầu đối với báo cáo kiểm toán;

- Những người sử dụng báo cáo tài chính.

HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM

CHUẨN MỰC SỐ 500 BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN
(Ban hành theo Quyết định số 219/2000/QĐ-BTCngày 29 tháng 12 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

QUI ĐỊNH CHUNG

01. Mục đích của chuẩn mực này là quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc, thủ tục cơ bản đối với số lượng và chất lượng các bằng chứng kiểm toán phải thu thập khi kiểm toán báo cáo tài chính.

02. Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến của mình về báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán.

03. Chuẩn mực này áp dụng cho kiểm toán báo cáo tài chính và cũng được vận dụng cho kiểm toán thông tin tài chính khác và các dịch vụ có liên quan của công ty kiểm toán.

Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải tuân thủ các qui định của chuẩn mực này trong quá trình thu thập và xử lý bằng chứng kiểm toán.

Đơn vị được kiểm toán (khách hàng) và các bên sử dụng kết quả kiểm toán phải có những hiểu biết cần thiết về chuẩn mực này để phối hợp công việc và xử lý các mối quan hệ liên quan đến quá trình cung cấp và thu thập bằng chứng kiểm toán.

04.Bằng chứng kiểm toán được thu thập bằng sự kết hợp thích hợp giữa các thủ tục thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản. Trong một số trường hợp, bằng chứng kiểm toán chỉ có thể thu thập được bằng thử nghiệm cơ bản.

Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:

05. Bằng chứng kiểm toán: Là tất cả các tài liệu, thông tin do kiểm toán viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các thông tin này kiểm toán viên hình thành nên ý kiến của mình.

Bằng chứng kiểm toán bao gồm các tài liệu, chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu, thông tin từ những nguồn khác.

06. Thử nghiệm kiểm soát (kiểm tra hệ thống kiểm soát): Là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ.

07. Thử nghiệm cơ bản (kiểm tra cơ bản): Là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán liên quan đến báo cáo tài chính nhằm phát hiện ra những sai sót trọng yếu làm ảnh hưởng đến báo cáo tài chính. “Thử nghiệm cơ bản" gồm:

a/ Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư;

b/ Quy trình phân tích.

NỘI DUNG CHUẨN MỰC

Bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp

08. Kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp cho mỗi loại ý kiến của mình. Sự "đầy đủ" và tính "thích hợp" luôn đi liền với nhau và được áp dụng cho các bằng chứng kiểm toán thu thập được từ các thủ tục thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản. “Đầy đủ” là tiêu chuẩn thể hiện về số lượng bằng chứng kiểm toán; “Thích hợp” là tiêu chuẩn thể hiện chất lượng, độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán. Thông thường kiểm toán viên dựa trên các bằng chứng mang tính xét đoán và thuyết phục nhiều hơn là tính khẳng định chắc chắn. Bằng chứng kiểm toán thường thu được từ nhiều nguồn, nhiều dạng khác nhau để làm căn cứ cho cùng một cơ sở dẫn liệu.

09. Trong quá trình hình thành ý kiến của mình, kiểm toán viên không nhất thiết phải kiểm tra tất cả các thông tin có sẵn. Kiểm toán viên được phép đưa ra kết luận về số dư tài khoản, các nghiệp vụ kinh tế hoặc hệ thống kiểm soát nội bộ trên cơ sở kiểm tra chọn mẫu theo phương pháp thống kê hoặc theo xét đoán cá nhân.

10. Đánh giá của kiểm toán viên về sự đầy đủ và tính thích hợp của bằng chứng kiểm toán chủ yếu phụ thuộc vào:

  . Tính chất, nội dung và mức độ rủi ro tiềm tàng của toàn bộ báo cáo tài chính, từng số dư tài khoản hoặc từng loại nghiệp vụ;

  . Hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ và sự đánh giá về rủi ro kiểm soát;

  . Tính trọng yếu của khoản mục được kiểm tra;

  . Kinh nghiệm từ các lần kiểm toán trước;

  . Kết quả các thủ tục kiểm toán, kể cả các sai sót hoặc gian lận đã được phát hiện;

. Nguồn gốc, độ tin cậy của các tài liệu, thông tin.

11.        Khi thu thập bằng chứng kiểm toán từ các thử nghiệm kiểm soát, kiểm toán viên phải xem xét sự đầy đủ và tính thích hợp của các bằng chứng làm cơ sở cho việc đánh giá của mình về rủi ro kiểm soát.

12. Kiểm toán viên cần thu thập bằng chứng kiểm toán từ hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ về các phương diện:

Thiết kế: Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế sao cho có khả năng ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu;

Thực hiện: Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ tồn tại và hoạt động một cách hữu hiệu trong suốt thời kỳ xem xét.

13. Khi thu thập bằng chứng kiểm toán từ các thử nghiệm cơ bản, kiểm toán viên phải xem xét sự đầy đủ và tính thích hợp của các bằng chứng từ các thử nghiệm cơ bản kết hợp với các bằng chứng thu được từ thử nghiệm kiểm soát nhằm khẳng định cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính.

14. Cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính: Là căn cứ của các khoản mục và thông tin trình bày trong báo cáo tài chính do Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị chịu trách nhiệm lập trên cơ sở các chuẩn mực và chế độ kế toán qui định phải được thể hiện rõ ràng hoặc có cơ sở đối với từng chỉ tiêu trong báo cáo tài chính.

Cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính phải có các tiêu chuẩn sau:

a/ Hiện hữu: Một tài sản hay một khoản nợ phản ánh trên báo cáo tài chính thực tế phải tồn tại (có thực) vào thời điểm lập báo cáo;

b/ Quyền và nghĩa vụ: Một tài sản hay một khoản nợ phản ánh trên báo cáo tài chính đơn vị phải có quyền sở hữu hoặc có trách nhiệm hoàn trả tại thời điểm lập báo cáo;

c/ Phát sinh: Một nghiệp vụ hay một sự kiện đã ghi chép thì phải đã xảy ra và có liên quan đến đơn vị trong thời kỳ xem xét;

 d/ Đầy đủ: Toàn bộ tài sản, các khoản nợ, nghiệp vụ hay giao dịch đã xảy ra có liên quan đến báo cáo tài chính phải được ghi chép hết các sự kiện liên quan;

e/ Đánh giá: Một tài sản hay một khoản nợ được ghi chép theo giá trị thích hợp trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được thừa nhận);

f/ Chính xác: Một nghiệp vụ hay một sự kiện được ghi chép theo đúng giá trị của nó, doanh thu hay chi phí được ghi nhận đúng kỳ, đúng khoản mục và đúng về toán học.

  g/ Trình bày và công bố: Các khoản mục được phân loại, diễn đạt và công bố phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận).

15. Bằng chứng kiểm toán phải được thu thập cho từng cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính. Bằng chứng liên quan đến một cơ sở dẫn liệu (như sự hiện hữu của hàng tồn kho) không thể bù đắp cho việc thiếu bằng chứng liên quan đến cơ sở dẫn liệu khác (như giá trị của hàng tồn kho đó). Nội dung, lịch trình và phạm vi của các thử nghiệm cơ bản được thay đổi tuỳ thuộc vào từng cơ sở dẫn liệu. Các thử nghiệm có thể cung cấp bằng chứng kiểm toán cho nhiều cơ sở dẫn liệu cùng một lúc (như việc thu hồi các khoản phải thu có thể cung cấp bằng chứng cho sự hiện hữu và giá trị của các khoản phải thu đó).

16. Độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán phụ thuộc vào nguồn gốc (ở bên trong hay ở bên ngoài); hình thức (hình ảnh, tài liệu, hoặc lời nói) và từng trường hợp cụ thể. Việc đánh giá độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán dựa trên các nguyên tắc sau đây:

. Bằng chứng có nguồn gốc từ bên ngoài đơn vị đáng tin cậy hơn bằng chứng có nguồn gốc từ bên trong;

. Bằng chứng có nguồn gốc từ bên trong đơn vị có độ tin cậy cao hơn khi hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu quả;

. Bằng chứng do kiểm toán viên tự thu thập có độ tin cậy cao hơn bằng chứng do đơn vị cung cấp;

. Bằng chứng dưới dạng văn bản, hình ảnh đáng tin cậy hơn bằng chứng ghi lại lời nói.

17. Bằng chứng kiểm toán có sức thuyết phục cao hơn khi có được thông tin từ nhiều nguồn và nhiều loại khác nhau cùng xác nhận. Trường hợp này kiểm toán viên có thể có được độ tin cậy cao hơn đối với bằng chứng kiểm toán so với trường hợp thông tin có được từ những bằng chứng riêng rẽ. Ngược lại, trường hợp bằng chứng có từ nguồn này mâu thuẫn với bằng chứng có từ nguồn khác, thì kiểm toán viên phải xác định những thủ tục kiểm tra bổ sung cần thiết để giải quyết mâu thuẫn trên.

18. Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải xem xét mối quan hệ giữa chi phí cho việc thu thập bằng chứng kiểm toán với lợi ích của các thông tin đó. Khó khăn và chí phí phát sinh để thu thập bằng chứng không phải là lý do để bỏ qua một số thủ tục kiểm toán cần thiết.

19.Khi có nghi ngờ liên quan đến cơ sở dẫn liệu có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải thu thập thêm bằng chứng kiểm toán để loại trừ sự nghi ngờ đó. Nếu không thể thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp, kiểm toán viên sẽ phải đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần, hoặc ý kiến không thể đưa ra ý kiến.

  Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán

20. Kiểm toán viên thu thập bằng chứng kiểm toán bằng các phương pháp sau: kiểm tra, quan sát, điều tra, xác nhận, tính toán và quy trình phân tích. Việc thực hiện các phương pháp này một phần tuỳ thuộc vào thời gian thu thập được bằng chứng kiểm toán.

21. Kiểm tra: Là việc soát xét chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu có liên quan hoặc việc kiểm tra các tài sản hữu hình. Việc kiểm tra nói trên cung cấp bằng chứng có độ tin cậy cao hay thấp tuỳ thuộc vào nội dung, nguồn gốc của các bằng chứng và tuỳ thuộc vào hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với quy trình xử lý tài liệu đó. Bốn nhóm tài liệu chủ yếu sau đây cung cấp cho kiểm toán viên các bằng chứng với độ tin cậy khác nhau:

. Tài liệu do bên thứ ba lập và lưu giữ;

. Tài liệu do bên thứ ba lập và đơn vị được kiểm toán lưu giữ;

. Tài liệu do đơn vị được kiểm toán lập và bên thứ ba lưu giữ;

. Tài liệu do đơn vị được kiểm toán lập và lưu giữ.

Việc kiểm tra tài sản hữu hình cung cấp bằng chứng tin cậy về tính hiện hữu của tài sản, nhưng không hẳn là bằng chứng đủ tin cậy về quyền sở hữu và giá trị của tài sản đó.

22. Quan sát: Là việc theo dõi một hiện tượng, một chu trình hoặc một thủ tục do người khác thực hiện (Ví dụ: Kiểm toán viên quan sát việc kiểm kê thực tế hoặc quan sát các thủ tục kiểm soát do đơn vị tiến hành...).

23. Điều tra: Là việc tìm kiếm thông tin từ những người có hiểu biết ở bên trong hoặc bên ngoài đơn vị. Điều tra được thực hiện bằng việc chính thức gửi văn bản, phỏng vấn hoặc trao đổi kết quả điều tra, sẽ cung cấp cho kiểm toán viên những thông tin chưa có, hoặc những thông tin bổ sung để củng cố các bằng chứng đã có.

24. Xác nhận: Là sự trả lời cho một yêu cầu cung cấp thông tin nhằm xác minh lại những thông tin đã có trong các tài liệu kế toán (Ví dụ: Kiểm toán viên yêu cầu đơn vị gửi thư cho khách hàng xác nhận trực tiếp đối với số dư các khoản phải thu của khách hàng...).

25. Tính toán: Là việc kiểm tra tính chính xác về mặt toán học của số liệu trên chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu liên quan khác hay việc thực hiện các tính toán độc lập của kiểm toán viên.

26. Quy trình phân tích: Là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến./.

HỆ THỐNGCHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM

CHUẨN MỰC SỐ 510 KIỂM TOÁN NĂM ĐẦU TIÊN - SỐ DƯ ĐẦU NĂM TÀI CHÍNH
(Ban hành theo Quyết định số 219/2000/QĐ-BTCngày 29 tháng 12 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

QUI ĐỊNH CHUNG

01. Mục đích của chuẩn mực này là quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc, thủ tục cơ bản liên quan đến số dư đầu năm tài chính khi kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên. Chuẩn mực này cũng yêu cầu kiểm toán viên nắm được những sự kiện không chắc chắn hay những cam kết hiện hữu ở thời điểm đầu năm tài chính trong trường hợp kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên.

02. Khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên, kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm bảo đảm:

a)    Số dư đầu năm không có sai sót làm ảnh hưởng trọng yếu tới báo cáo tài chính năm nay;

b)   Số dư cuối năm của năm tài chính trước được kết chuyển chính xác, hoặc được phân loại lại một cách phù hợp trong trường hợp cần thiết;

c)    Chế độ kế toán đã được áp dụng nhất quán hoặc các thay đổi về chế độ kế toán đã được điều chỉnh trong báo cáo tài chính và trình bày đầy đủ trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.

03. Chuẩn mực này áp dụng cho kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên và được vận dụng cho kiểm toán năm đầu tiên các thông tin tài chính khác.

Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải tuân thủ những quy định của chuẩn mực này trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên.

Đơn vị được kiểm toán (khách hàng) và các bên sử dụng kết quả kiểm toán phải có những hiểu biết cần thiết về các quy định trong chuẩn mực này để phối hợp công việc với công ty kiểm toán và kiểm toán viên cũng như khi xử lý các quan hệ liên quan đến báo cáo tài chính năm đầu tiên được kiểm toán.

Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:

04. Số dư đầu năm: Là số dư trên tài khoản kế toán vào thời điểm đầu năm tài chính. Số dư đầu năm được lập dựa trên cơ sở số dư cuối năm tài chính trước.

  Số dư đầu năm chịu ảnh hưởng của:

a) Các sự kiện và nghiệp vụ kinh tế trong các năm trước;

b) Chế độ kế toán đã áp dụng trong năm trước.

05. Năm đầu tiên: Là năm được kiểm toán mà Báo cáo tài chính năm trước đó:

- Chưa được kiểm toán; hoặc

- Được công ty kiểm toán khác kiểm toán.

NỘI DUNG CHUẨN MỰC

Các thủ tục kiểm toán

06. Mức độ đầy đủ và tính thích hợp của bằng chứng kiểm toán về số dư đầu năm phải thu thập phụ thuộc vào:

- Chế độ kế toán mà đơn vị áp dụng;

- Báo cáo tài chính năm trước đã được kiểm toán hoặc chưa được kiểm toán và nội dung của báo cáo kiểm toán năm trước (nếu đã kiểm toán);

- Nội dung, tính chất của các tài khoản và các rủi ro có sai sót trọng yếu ảnh hưởng đến báo cáo tài chính năm nay;

- Tính trọng yếu của các số dư đầu năm liên quan đến báo cáo tài chính năm nay.

07. Kiểm toán viên phải xem xét các số dư đầu năm đã được phản ánh theo chế độ kế toán được áp dụng trong năm trước và được áp dụng nhất quán trong năm nay. Nếu có thay đổi chế độ kế toán thì kiểm toán viên phải xem xét những thay đổi đó cũng như việc thực hiện và trình bày trong báo cáo tài chính năm nay.

08. Khi báo cáo tài chính năm trước được công ty kiểm toán khác kiểm toán thì kiểm toán viên năm nay có thể thu thập bằng chứng kiểm toán về số dư đầu năm bằng cách xem xét hồ sơ kiểm toán của kiểm toán viên năm trước. Trong trường hợp này, kiểm toán viên năm nay cần lưu ý đến năng lực chuyên môn và tính độc lập của kiểm toán viên năm trước. Nếu báo cáo kiểm toán của kiểm toán viên năm trước không chấp nhận toàn phần thì kiểm toán viên năm nay phải lưu ý đến những nguyên nhân không chấp nhận toàn phần của ý kiến kiểm toán năm trước.

09. Khi báo cáo tài chính năm trước chưa được kiểm toán hoặc đã được kiểm toán nhưng kiểm toán viên năm nay không thoả mãn sau khi đã thực hiện các thủ tục quy định trong đoạn 08, mà không thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp, thì kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục kiểm toán quy định trong đoạn 10 và đoạn 11.

10. Đối với số dư đầu năm về nợ ngắn hạn và tài sản lưu động, kiểm toán viên có thể thu thập được bằng chứng kiểm toán khi thực hiện thủ tục kiểm toán năm nay.

+ Ví dụ 1: “Khi xem xét việc thanh toán các khoản phải thu, phải trả trong năm nay, kiểm toán viên sẽ thu thập được bằng chứng kiểm toán về số dư các khoản phải thu, phải trả đầu năm.

+ Ví dụ 2: Đối với hàng tồn kho đầu năm, kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung bằng cách giám sát kiểm kê thực tế trong năm hoặc cuối năm nay, đối chiếu số lượng, giá trị nhập, xuất từ đầu năm đến thời điểm kiểm kê thực tế và tính ra hàng tồn kho đầu năm.

+ Ví dụ 3: Đối với số dư tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu, phải trả cũng có thể thực hiện thủ tục xác nhận số dư đầu năm của người thứ ba”.

Sự kết hợp các thủ tục kiểm toán này sẽ cung cấp cho kiểm toán viên đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp.

11. Đối với tài sản cố định, các khoản đầu tư và nợ dài hạn, kiểm toán viên phải kiểm tra các chứng từ chứng minh cho số dư đầu năm. Trong một số trường hợp nhất định, đối với các khoản đầu tư và nợ dài hạn, kiểm toán viên có thể lấy xác nhận về số dư đầu năm từ bên thứ ba hoặc thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung.

Kết luận và lập báo cáo kiểm toán

12. Sau khi tiến hành các thủ tục kiểm toán nêu trên, nếu kiểm toán viên vẫn không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về số dư đầu năm, thì báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên sẽ được lập theo một trong các loại sau:

a)    Báo cáo kiểm toán loại ý kiến chấp nhận từng phần(hoặc ý kiến ngoại trừ)

Ví dụ 1:

 “...Chúng tôi đã không thể giám sát kiểm kê thực tế hàng tồn kho vào ngày 31/12/X1, vì tại thời điểm đó, chúng tôi không được bổ nhiệm làm kiểm toán. Các thủ tục kiểm toán bổ sung cũng không cho phép chúng tôi kiểm tra được tính đúng đắn của số lượng hàng tồn kho tại thời điểm trên.

Theo ý kiến chúng tôi, ngoại trừ những ảnh hưởng (nếu có) đến báo cáo tài chính vì lý do nêu trên, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của công ty tại thời điểm 31/12/X2 cũng như kết quả kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúc tại ngày 31/12/X2, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan.

b)   Báo cáo kiểm toán loại ý kiến từ chối (hoặcý kiến không thể đưa ra ý kiến)

Ví dụ 2:

...Chúng tôi đã không thể giám sát kiểm kê thực tế hàng tồn kho tại ngày 31/12/X1, vì tại thời điểm đó chúng tôi không được bổ nhiệm làm kiểm toán. Do những hạn chế từ phía đơn vị mà chúng tôi không thể kiểm tra được hàng tồn kho đầu năm với giá trị XX VNĐ cũng như không nhận được các bản xác nhận nợ phải thu đầu năm với giá trị XY VNĐ trên Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/X1. Theo ý kiến của chúng tôi vì tính trọng yếu của các sự kiện này, chúng tôi từ chối đưa ra ý kiến (hoặc không thể đưa ra ý kiến) của mình về báo cáo tài chính kết thúc tại ngày 31/12/X2 của đơn vị.

13. Trường hợp số dư đầu năm có nhiều sai sót ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính năm nay thì kiểm toán viên phải thông báo cho Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị và sau khi được sự đồng ý của Giám đốc, thông báo cho kiểm toán viên năm trước (nếu có).

Trường hợp số dư đầu năm có những sai sót ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính năm nay như nói trên, nhưng đơn vị được kiểm toán không xử lý và không trình bày trong thuyết minh báo cáo tài chính thì kiểm toán viên đưa ra “ý kiến chấp nhận từng phần” hoặc “ý kiến không chấp nhận”.

14. Trường hợp chế độ kế toán của năm nay thay đổi so với chế độ kế toán năm trước và sự thay đổi đó đơn vị được kiểm toán không xử lý và không trình bày đầy đủ trong thuyết minh Báo cáo tài chính thì kiểm toán viên đưa ra “ý kiến chấp nhận từng phần” hoặc “ý kiến không chấp nhận”.

15.Trường hợp báo cáo kiểm toán năm trước không đưa ra “ý kiến chấp nhận toàn phần”, thì kiểm toán viên phải xem xét lý do dẫn đến ý kiến đó và ảnh hưởng của nó đến báo cáo tài chính năm nay. Ví dụ, do giới hạn phạm vi kiểm toán hoặc không có khả năng xác định số dư hàng tồn kho đầu năm nhưng điều đó không ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính năm nay thì kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần. Nếu lý do không được chấp nhận toàn phần trong báo cáo kiểm toán năm trước vẫn còn và ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính năm nay thì kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến phù hợp trong báo cáo kiểm toán năm nay./.


HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM

CHUẨN MỰC SỐ 520 QUY TRÌNH PHÂN TÍCH
(Ban hành theo Quyết định số 219/2000/QĐ-BTCngày 29 tháng 12 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

QUI ĐỊNH CHUNG

01. Mục đích của chuẩn mực này là quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc, thủ tục cơ bản liên quan đến quy trình (thủ tục) phân tích trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính.

02. Kiểm toán viên phải thực hiện quy trình phân tích khi lập kế hoạch kiểm toán và giai đoạn soát xét tổng thể về cuộc kiểm toán.

Quy trình phân tích cũng được thực hiện ở các giai đoạn khác trong quá trình kiểm toán.

03. Chuẩn mực này áp dụng cho kiểm toán báo cáo tài chính và cũng được vận dụng cho kiểm toán thông tin tài chính khác và các dịch vụ có liên quan của Công ty kiểm toán.

Kiểm toán viên và Công ty kiểm toán phải tuân thủ những quy định của chuẩn mực này trong quá trình thực hiện kiểm toán và cung cấp dịch vụ liên quan.

Đơn vị được kiểm toán (khách hàng) phải có những hiểu biết cần thiết về chuẩn mực này để phối hợp với kiểm toán viên trong việc cung cấp các thông tin và tài liệu cần thiết liên quan đến cuộc kiểm toán.

Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:

04. Quy trình phân tích: Là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến.

NỘI DUNG CHUẨN MỰC

Nội dung và mục đích của quy trình phân tích

05. Quy trình phân tích bao gồm việc so sánh các thông tin tài chính, như:

- So sánh thông tin tương ứng trong kỳ này với các kỳ trước;

- So sánh giữa thực tế với kế hoạch của đơn vị (Ví dụ: Kế hoạch sản xuất, kế hoạch bán hàng ...);

- So sánh giữa thực tế với ước tính của kiểm toán viên (Ví dụ: Chi phí khấu hao ước tính...);

- So sánh giữa thực tế của đơn vị với các đơn vị trong cùng ngành có cùng quy mô hoạt động, hoặc với số liệu thống kê, định mức cùng ngành (Ví dụ: Tỷ suất đầu tư, tỷ lệ lãi gộp...).

06. Quy trình phân tích cũng bao gồm việc xem xét các mối quan hệ:

- Giữa các thông tin tài chính với nhau (Ví dụ: Mối quan hệ giữa lãi gộp với doanh thu...);

- Giữa các thông tin tài chính với các thông tin phi tài chính (Ví dụ: Mối quan hệ giữa chi phí nhân công với số lượng nhân viên...).

07. Trong quá trình thực hiện quy trình phân tích, kiểm toán viên được phép sử dụng nhiều phương pháp khác nhau từ việc so sánh đơn giản đến những phân tích phức tạp đòi hỏi phải sử dụng các kỹ thuật thống kê tiên tiến. Quy trình phân tích cũng được áp dụng đối với báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tài chính của đơn vị thành viên hoặc từng thông tin riêng lẻ của các báo cáo tài chính.

Việc lựa chọn quy trình phân tích, phương pháp và mức độ áp dụng tuỳ thuộc vào sự xét đoán chuyên môn của kiểm toán viên.

08. Quy trình phân tích được sử dụng cho các mục đích sau:

- Giúp kiểm toán viên xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán khác;

- Quy trình phân tích được thực hiện như là một thử nghiệm cơ bản khi việc sử dụng thủ tục này có hiệu quả hơn so với kiểm tra chi tiết trong việc giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính;

- Quy trình phân tích để kiểm tra toàn bộ báo cáo tài chính trong khâu soát xét cuối cùng của cuộc kiểm toán.

Quy trình phân tích áp dụng khi lập kế hoạch kiểm toán

09. Kiểm toán viên phải áp dụng quy trình phân tích trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán để tìm hiểu tình hình kinh doanh của đơn vị và xác định những vùng có thể có rủi ro.

Quy trình phân tích giúp kiểm toán viên xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán khác.

10. Quy trình phân tích áp dụng trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán được dựa trên các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính (Ví dụ: Mối quan hệ giữa doanh thu với số lượng hàng bán hoặc số lượng sản phẩm sản xuất với công suất máy móc, thiết bị...).

Quy trình phân tích trong thử nghiệm cơ bản

11. Trong quá trình kiểm toán, nhằm giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải thực hiện quy trình phân tích hoặc kiểm tra chi tiết hoặc kết hợp cả hai. Nhằm xác định thủ tục kiểm toán thích hợp cho một mục tiêu kiểm toán cụ thể, kiểm toán viên phải xét đoán hiệu quả của từng thủ tục kiểm toán.

12. Kiểm toán viên phải thảo luận với Giám đốc, kế toán trưởng hoặc người đại diện của đơn vị được kiểm toán về khả năng cung cấp thông tin và độ tin cậy của các thông tin cần thiết cho việc áp dụng quy trình phân tích, kể cả kết quả phân tích mà đơn vị đã thực hiện. Kiểm toán viên được phép sử dụng các dữ liệu phân tích của đơn vị nếu tin tưởng vào các dữ liệu này.

13. Khi áp dụng quy trình phân tích, kiểm toán viên phải xem xét các yếu tố sau:

- Mục tiêu của phân tích và độ tin cậy của kết quả thu được;

- Đặc điểm của đơn vị và mức độ chi tiết hoá thông tin (Ví dụ: Quy trình phân tích áp dụng đối với thông tin tài chính của từng đơn vị thành viên sẽ hiệu quả hơn là chỉ áp dụng đối với thông tin tổng hợp của các đơn vị...);

- Khả năng sẵn có của các thông tin tài chính và phi tài chính;

- Độ tin cậy của các thông tin (Ví dụ: Sự đúng đắn của các kế hoạch hoặc dự toán ...);

- Tính thích đáng của các thông tin (Ví dụ: Kế hoạch được thiết lập có tính khả thi hơn là kế hoạch chỉ là các mục đích phải đạt được);

- Nguồn gốc thông tin (Ví dụ: Thông tin từ bên ngoài thường có độ tin cậy cao hơn thông tin do đơn vị cung cấp...);

- Khả năng so sánh của thông tin (Ví dụ: Thông tin do đơn vị cung cấp có thể so sánh với thông tin của đơn vị khác trong cùng ngành...);

- Những hiểu biết có được từ cuộc kiểm toán các kỳ trước cùng với hiểu biết về tính hiệu quả của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ và các vấn đề nảy sinh đã dẫn đến các bút toán điều chỉnh trong những kỳ trước.

Quy trình phân tích áp dụng trong giai đoạn soát xét tổng thể cuộc kiểm toán

14. Trong giai đoạn soát xét tổng thể cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phải áp dụng quy trình phân tích để có kết luận tổng quát về sự phù hợp trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính với những hiểu biết của mình về tình hình kinh doanh của đơn vị. Quy trình phân tích giúp kiểm toán viên khẳng định lại những kết luận có được trong suốt quá trình kiểm tra các tài khoản hoặc các khoản mục trên báo cáo tài chính. Trên cơ sở đó giúp kiểm toán viên đưa ra kết luận tổng quát về tính trung thực, hợp lý của toàn bộ báo cáo tài chính. Tuy nhiên, quy trình phân tích cũng chỉ ra những điểm yêu cầu kiểm toán viên phải thực hiện công việc kiểm toán bổ sung.

Mức độ tin cậy của quy trình phân tích

15. Quy trình phân tích được áp dụng cho các thông tin có thực và có mối quan hệ lẫn nhau. Kết quả phân tích các mối liên hệ cung cấp cho kiểm toán viên các bằng chứng kiểm toán về sự đầy đủ, tính chính xác, tính hợp lý về các dữ liệu do hệ thống kế toán lập ra. Độ tin cậy của quy trình phân tích phụ thuộc vào sự đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro mà quy trình phân tích không phát hiện được (Ví dụ: Kết quả phân tích không thể hiện sự biến động hay chênh lệch lớn nhưng trong thực tế vẫn có sai sót trọng yếu...).

16. Mức độ tin cậy vào kết quả của quy trình phân tích phụ thuộc vào các nhân tố sau:

- Tính trọng yếu của các tài khoản hoặc loại nghiệp vụ (Ví dụ: Hàng tồn kho là trọng yếu thì không chỉ dừng lại ở quy trình phân tích mà còn thực hiện một số thủ tục kiểm tra chi tiết khác trước khi kết luận. Ngược lại khoản mục nợ phải thu được coi là không trọng yếu thì có thể chỉ căn cứ vào kết quả phân tích để kết luận...);

- Các thủ tục kiểm toán khác có cùng một mục tiêu kiểm toán (Ví dụ: Thủ tục kiểm tra nghiệp vụ thu tiền sau ngày khoá sổ của các khoản phải thu sẽ khẳng định hoặc phủ nhận kết quả của quy trình phân tích nợ phải thu theo thời hạn, ...);

- Độ chính xác có thể dự kiến của quy trình phân tích (Ví dụ: Kiểm toán viên thường so sánh, phân tích tỷ lệ lãi gộp giữa năm nay với năm trước hơn là so sánh các chi phí bất thường giữa năm trước với năm nay...);

- Đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát (Ví dụ: Nếu việc kiểm soát nội bộ của bộ phận bán hàng là yếu kém thì nên dựa vào kiểm tra chi tiết hơn là dựa vào quy trình phân tích...).

17. Kiểm toán viên phải kiểm tra lại các thủ tục kiểm soát để tạo ra các thông tin sử dụng trong quy trình phân tích. Trường hợp thủ tục kiểm soát có hiệu quả thì kiểm toán viên sẽ tin tưởng hơn vào độ tin cậy của các thông tin và kết quả phân tích cũng tin cậy hơn. Kiểm toán viên phải kiểm tra đồng thời các thủ tục kiểm soát của kế toán với thủ tục kiểm soát thông tin phi tài chính (Ví dụ: Trường hợp đơn vị kiểm soát việc lập hoá đơn bán hàng đồng thời với kiểm soát số lượng bán hàng thì kiểm toán viên cũng kiểm tra đồng thời thủ tục kiểm soát hoá đơn bán hàng và kiểm soát số lượng hàng bán).

Điều tra các yếu tố bất thường

18. Trường hợp quy trình phân tích phát hiện được những chênh lệch trọng yếu hoặc mối liên hệ không hợp lý giữa các thông tin tương ứng, hoặc có chênh lệch lớn với số liệu dự tính, kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục điều tra để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp.

19. Điều tra các khoản chênh lệch trọng yếu hay mối liên hệ không hợp lý thường bắt đầu bằng việc yêu cầu Giám đốc (hoặc người đứng đầu ) đơn vị được kiểm toán cung cấp thông tin, tiếp theo là thực hiện các thủ tục:

- Kiểm tra lại những câu trả lời của Giám đốc (hoặc người đứng đầu) bằng cách đối chiếu với những bằng chứng kiểm toán khác đã thu được trong quá trình kiểm toán;

- Xem xét, thực hiện các thủ tục kiểm toán khác nếu Giám đốc (hoặc người đứng đầu) vẫn không thể giải thích được, hoặc giải thích không thoả đáng./.

HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM

CHUẨN MỰC SỐ 580 GIẢI TRÌNH CỦA GIÁM ĐỐC
(Ban hành theo Quyết định số 219/2000/QĐ-BTCngày 29 tháng 12 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

QUI ĐỊNH CHUNG

01. Mục đích của chuẩn mực này là qui định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc, thủ tục cơ bản trong việc thu thập và sử dụng các giải trình của Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán như những bằng chứng kiểm toán, các thủ tục được áp dụng để đánh giá và lưu trữ các giải trình của Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị, các biện pháp xử lý khi Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị từ chối cung cấp các giải trình thích hợp trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính.

02. Kiểm toán viên phải thu thập được các giải trình của Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán.

03. Chuẩn mực này áp dụng cho kiểm toán báo cáo tài chính và cũng được vận dụng cho kiểm toán thông tin tài chính khác và các dịch vụ liên quan của công ty kiểm toán.

Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải tuân thủ các qui định của chuẩn mực này trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính.

Đơn vị được kiểm toán (khách hàng) và các bên sử dụng kết quả kiểm toán phải có những hiểu biết cần thiết về chuẩn mực này để phối hợp công việc với kiểm toán viên và công ty kiểm toán cũng như xử lý các mối quan hệ trong kiểm toán.

Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:

04. Giám đốc (hoặc người đứng đầu): Là người đại diện theo pháp luật cao nhất của doanh nghiệp, tổ chức như: Giám đốc, Tổng Giám đốc, Chủ sở hữu, Thủ trưởng đơn vị. Trong một số trường hợp người đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng quản lý (dưới đây gọi chung là Giám đốc).

NỘI DUNG CHUẨN MỰC

Sự thừa nhận của Giám đốc đơn vị được kiểm toán về trách nhiệm đối với báo cáo tài chính

05. Kiểm toán viên phải thu thập bằng chứng về việc Giám đốc đơn vị được kiểm toán thừa nhận trách nhiệm của mình trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực, hợp lý, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận) và đã phê duyệt báo cáo tài chính. Kiểm toán viên thu thập bằng chứng nói trên trong các biên bản họp Hội đồng quản trị (hoặc Ban Giám đốc) liên quan đến vấn đề này, hoặc bằng cách yêu cầu Giám đốc cung cấp “Bản giải trình”, bản “Báo cáo của Giám đốc” hoặc “Báo cáo tài chính” đã được Giám đốc ký duyệt.

Sử dụng các giải trình của Giám đốc như là bằng chứng kiểm toán

06. Trường hợp không có đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp, kiểm toán viên phải thu thập các giải trình bằng văn bản của Giám đốc đơn vị được kiểm toán về những vấn đề xét thấy có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. Để hạn chế sự hiểu lầm giữa kiểm toán viên và Giám đốc đơn vị, các giải trình bằng lời phải được Giám đốc xác nhận lại bằng văn bản. Phụ lục số 01 đưa ra ví dụ về những vấn đề được thể hiện trong bản giải trình của Giám đốc hoặc trong văn bản của kiểm toán viên yêu cầu Giám đốc xác nhận.

07. Các vấn đề yêu cầu Giám đốc giải trình bằng văn bản được giới hạn trong những vấn đề riêng lẻ, hoặc tổng hợp có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. Đối với những vấn đề xét thấy cần thiết, kiểm toán viên phải thông báo với Giám đốc biết rõ ý kiến của mình về tính trọng yếu của vấn đề cần phải giải trình.

08. Trong quá trình kiểm toán, Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán gửi các bản giải trình tới kiểm toán viên và công ty kiểm toán một cách tự nguyện hoặc do yêu cầu cụ thể của kiểm toán viên. Khi những giải trình này có liên quan đến những vấn đề có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải làm các công việc sau:

- Thu thập bằng chứng kiểm toán từ các thông tin ở trong đơn vị hay ngoài đơn vị để xác minh các giải trình của Giám đốc;

- Đánh giá sự hợp lý và nhất quán giữa bản giải trình của Giám đốc với các bằng chứng kiểm toán khác đã thu thập được;

- Xác định mức độ hiểu biết các vấn đề đã được giải trình của người lập giải trình.

09. Giải trình của Giám đốc không thể thay thế các bằng chứng kiểm toán mà kiểm toán viên thu thập được. (Ví dụ: Giải trình của Giám đốc về nguyên giá một TSCĐ không thể thay thế cho bằng chứng kiểm toán về nguyên giá TSCĐ đó như hoá đơn của người bán hay báo cáo quyết toán dự án hoàn thành được duyệt). Việc kiểm toán viên không thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về một vấn đề ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, trong khi có thể thu thập được các bằng chứng đó sẽ dẫn đến sự giới hạn về phạm vi kiểm toán mặc dù vấn đề đó đã được Giám đốc giải trình.

10. Trong một số trường hợp, giải trình của Giám đốc là bằng chứng kiểm toán duy nhất thu thập được (Ví dụ: Kiểm toán viên không phải thu thập các bằng chứng khác để chứng minh cho chủ trương của Giám đốc thực hiện một khoản đầu tư dài hạn nào đó...).

11. Kiểm toán viên phải tìm hiểu nguyên nhân khi giải trình của Giám đốc mâu thuẫn với bằng chứng kiểm toán khác và khi cần thiết thì phải xác minh lại mức độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán và các giải trình của Giám đốc.

Lưu vào hồ sơ kiểm toán các giải trình của Giám đốc

12. Kiểm toán viên phải lưu vào hồ sơ kiểm toán các giải trình của Giám đốc dưới hình thức tóm tắt các lần trao đổi bằng lời hoặc các giải trình bằng văn bản để làm bằng chứng kiểm toán.

13. Các giải trình bằng văn bản được đánh giá là các bằng chứng kiểm toán có giá trị hơn các giải trình bằng lời nói. Các giải trình bằng văn bản được thể hiện dưới các hình thức:

- Bản giải trình của Giám đốc;

- Thư của kiểm toán viên liệt kê ra tất cả những hiểu biết của mình về các giải trình của Giám đốc và được Giám đốc xác nhận là đúng;

- Biên bản họp Hội đồng quản trị hoặc báo cáo tài chính đã được Giám đốc ký duyệt.

  Các yếu tố cơ bản của một bản giải trình

14. Khi yêu cầu Giám đốc đơn vị lập bản giải trình, kiểm toán viên phải đề nghị văn bản đó được gửi trực tiếp cho mình với nội dung gồm: Các thông tin phải giải trình, ngày tháng, họ tên, chữ ký của người lập hoặc xác nhận vào bản giải trình.

15. Thông thường, bản giải trình của Giám đốc được ghi ngày tháng cùng với ngày tháng ghi trên báo cáo kiểm toán. Một số trường hợp yêu cầu lập bản giải trình ngay trong qúa trình kiểm toán hoặc sau ngày ghi trên báo cáo tài chính nhưng phải trước ngày ghi trên báo cáo kiểm toán. Trường hợp cá biệt, bản giải trình được lập và công bố sau ngày phát hành báo cáo kiểm toán (Ví dụ: Ngày phát hành cổ phiếu...).

16. Bản giải trình của Giám đốc thường do Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị ký. Trong một số trường hợp, kiểm toán viên được phép nhận bản giải trình từ các thành viên khác được Giám đốc uỷ quyền. (Ví dụ: Kiểm toán viên muốn thu thập bản xác nhận về việc cung cấp đầy đủ toàn bộ biên bản họp đại hội cổ đông, biên bản họp Ban Giám đốc hoặc Hội đồng quản trị từ những người có trách nhiệm giữ các biên bản này...).

Các biện pháp xử lý nếu Giám đốc từ chối cung cấp giải trình

17. Nếu Giám đốc từ chối cung cấp giải trình mà kiểm toán viên yêu cầu sẽ làm hạn chế phạm vi kiểm toán thì kiểm toán viên phải đưa ra “ý kiến chấp nhận từng phần” hoặc “ý kiến từ chối”. Trong trường hợp này, kiểm toán viên phải đánh giá lại độ tin cậy của tất cả các giải trình khác của Giám đốc trong quá trình kiểm toán và xem xét mức độ ảnh hưởng của nó đến báo cáo tài chính./.

PHỤ LỤC SỐ 01: VÍ DỤ VỀ BẢN GIẢI TRÌNH CỦA GIÁM ĐỐC

 

 

 Công ty ABC

 

(Địa chỉ, điện thoại, Fax, ...)

Ngày ..... tháng ...... năm ......

 

 

Kính gửi: Ông/Bà .................................................................

 Kiểm toán viên Công ty Kiểm toán ....................

Bản giải trình này được lập ra trong phạm vi công tác kiểm toán của Ông (Bà) cho Báo cáo tài chính của công ty ABC, năm tài chính kết thúc ngày 31/12/X.

Chúng tôi chịu trách nhiệm lập và trình bày trung thực và hợp lý các báo cáo tài chính của đơn vị phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận tại công văn số ..... ngày .... tháng .... năm ....của ....).

Trong phạm vi trách nhiệm và sự hiểu biết của mình, chúng tôi xác nhận các giải trình sau đây :

Ÿ Chúng tôi khẳng định là báo cáo tài chính đã được lập, trình bày trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu và theo đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp thuận) và các qui định có liên quan.

Ÿ Chúng tôi đã chuyển cho Ông (Bà) xem xét tất cả sổ sách kế toán, các tài liệu, chứng từ liên quan và tất cả các biên bản họp Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, (gồm Biên bản họp ngày ... tháng ... năm... và ngày... tháng ... năm...);

Ÿ Chúng tôi khẳng định là đã cung cấp toàn bộ các thông tin về các bên có liên quan;

ŸCông ty chúng tôi đã tuân thủ tất cả các điều khoản quan trọng của các hợp đồng có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. Không có bất kỳ hành vi không tuân thủ nào liên quan đến các yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền, có thể có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính;

Ÿ Các yếu tố sau đây đã được ghi nhận một cách đúng đắn và trong trường hợp cần thiết các thông tin thích hợp đã được nêu ra trong phần thuyết minh báo cáo tài chính :

a)    Số dư và nghiệp vụ được thực hiện với các bên có liên quan;

b)    Thua lỗ từ các hợp đồng mua và bán;

c)    Thoả thuận và khả năng mua lại các tài sản đã được chuyển nhượng trước đây;

d)    Các tài sản được đem đi thế chấp.

Ÿ Chúng tôi không có bất kỳ một kế hoạch hay dự tính nào có thể làm sai lệch đáng kể số liệu kế toán hoặc cách phân loại tài sản và khoản nợ đã được phản ánh trong báo cáo tài chính;

Ÿ Chúng tôi không có bất kỳ một kế hoạch nào nhằm ngừng sản xuất một loại sản phẩm đang được sản xuất, cũng không có một kế hoạch hay dự tính nào có thể dẫn đến tình trạng hàng tồn kho, ứ đọng hoặc lạc hậu; và không có bất kỳ một khoản hàng tồn kho nào được hạch toán với giá trị cao hơn giá trị thực hiện thuần;

Ÿ Công ty là chủ sở hữu tất cả các tài sản trên báo cáo tài chính và không có bất kỳ một tài sản nào đang được cầm cố, thế chấp hoặc bị cầm giữ, ngoại trừ những tài sản được nêu trong phần thuyết minh X của báo cáo tài chính;

Ÿ Tất cả các khoản nợ, cam kết vay và các khoản bảo lãnh của công ty với bên thứ ba đã được công ty hạch toán hoặc giải trình trong phần thuyết minh X.;

Ÿ Hiện tại Công ty không có bất kỳ sự kiện nào phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính hoặc phải giải trình trong phần thuyết minh;

Ÿ Vụ tranh chấp với công ty XYZ đã được giải quyết với khoản tiền là XXX VNĐ, và đã được lập dự phòng trong báo cáo tài chính. Không có khiếu nại trong bất kỳ một vụ tranh chấp nào đang bị khởi tố hoặc hiện nay có thể dự đoán được;

Ÿ Chúng tôi đã hạch toán hoặc đã thuyết minh đầy đủ trong báo cáo tài chính tất cả các kế hoạch về việc mua lại các cổ phiếu của chính công ty, các nguồn vốn được dự trữ cho kế hoạch này, các khoản đảm bảo cũng như việc chuyển đổi và các yêu cầu có liên quan khác.

Giám đốc (hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị)
(Chữ ký, Họ và tên, đóng dấu)

 

 

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 219/2000/QD-BTC

Hanoi, December 29, 2000

 

DECISION

PROMULGATING AND ANNOUNCING SIX (6) VIETNAMESE AUDIT STANDARDS (SECOND PHASE)

THE FINANCE MINISTER

Pursuant to the Governments Decree No.15/CP of March 2, 1993 on the tasks, powers and State management responsibilities of the ministries and ministerial-level agencies;
Pursuant to the Governments Decree No.178/CP of October 28, 1994 on the tasks, powers and organizational apparatus of the Finance Ministry;
Pursuant to the Governments Decree No.07/CP of January 29, 1994 promulgating the Regulation on independent audit in the national economy;
In order to meet the requirements of renewing the economic and financial management mechanisms, raising the quality of independent audit in the national economy; to examine and inspect the quality of independent audit activities and make healthy the financial information in the national economy;
At the proposals of the directors of the Accounting Regime Department and the Office of the Finance Ministry,

DECIDES:

Article 1.- To promulgate six (6) Vietnamese audit standards (second phase) with the following codes and appellations:

1. Standard No.250 - Considering the observance of laws and regulations in the audit of financial reports;

2. Standard No.310 - Understanding of business situation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Standard No.510 - First- year audit- Fiscal year-starts balance;

5. Standard No.520 - Analytical process;

6. Standard No.580 - Directors exposition.

Article 2.- The Vietnamese audit standards promulgated together with this Decision shall apply to the independent audit of financial reports. The services of independent audit of other financial information and the relevant services of the auditing companies shall comply with the specific regulations of each standard.

Article 3.- This Decision takes effect 15 days after its signing.

Article 4.- Auditors and auditing companies operating lawfully in Vietnam shall have to deploy the implementation of the Vietnamese audit standards in their activities.

The director of the Accounting Regime Department, the director of the Ministrys Office and the heads of concerned units under and attached to the Finance Ministry shall have to guide and inspect the implementation of and implement this Decision.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

SYSTEM OF VIETNAMESE AUDIT STANDARDS

STANDARD NO. 250

CONSIDERING THE OBSERVANCE OF LAWS AND REGULATIONS IN THE AUDIT OF FINANCIAL REPORTS
(Issued together with Decision No. 219/2000/QD-BTC of December 29, 2000 of the Finance Minister)

GENERAL PROVISIONS

1. This standard aims to prescribe the basic principles and procedures and guide ways of applying the basic principles and procedures related to the auditors and auditing companies when considering the observance of laws and regulations by the audited units in the process of auditing the financial reports.

2. When drawing up plans and carrying out procedures for audit, when evaluating the results and making reports on audit, auditors and auditing companies must pay attention to the question that the non-observance of laws and relevant regulations by audited units may greatly affect the financial reports, though in an audit of financial reports all acts of non-observance of laws and relevant regulations cannot be fully detected.

3. The assessment and determination of acts of non-observance of laws and regulations generally do not professionally rest with auditors and auditing companies. Where it must be determined whether acts of non-observance of laws and regulations greatly affect the financial reports or not, the auditors and auditing companies shall have to consult with the legal experts or concerned functional bodies.

4. The regulations and guidance on responsibilities of auditors and auditing companies in considering "frauds and errors" in an audit of financial reports are prescribed in another specific standard but not in this standard.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Auditors and auditing companies must abide by the provisions of this standard when considering the observance of laws and regulations in the process of auditing the financial reports.

The audited units and the parties using the auditing results must have necessary knowledge about the principles and procedures prescribed in this standard in order to fulfill their duties and coordinate with auditors and auditing companies in dealing with relations in the auditing process.

Terms used in this standards are construed as follows:

6. Laws and regulations mean legal documents promulgated by competent bodies (the National Assembly, the National Assembly Standing Committee, the State President, the Government, the Prime Minister, the ministries and ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government; joint documents of competent agencies, organizations, Peoples Councils and Peoples Committees of all levels and other agencies prescribed by law); documents issued by the superiors of professional societies, Management Boards and directors, which are not contrary to laws and related to production and business activities as well as economic and financial and accounting management belonging to the units domains.

7. Non-observance means acts of wrongly implementing, omitting, inadequately and/or untimely implementing or not implementing laws and regulations, whether unintentionally or intentionally, by units. These acts committed by collectives, individuals in the names of units or the units representatives. This standard does not mention acts of non-observance committed by collectives or individuals of units but not relating to the financial reports of units.

CONTENTS OF THE STANDARD

The audited units responsibility in the observance of laws and regulations

8. Directors (or the heads) of the audited units have the responsibility to ensure that their units strictly observe laws and current regulations; to prevent, detect and handle acts of non-observance of laws and regulations in their units.

9. The audited units must apply measures and procedures to prevent and detect acts of non-observance of laws and regulations, including:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Establishing and operating an appropriate and efficient internal control system;

- Elaborating and following the rules in business activities of units, applying measures for monitoring, timely commendation and discipline;

- Using legal consultancy services, including financial and accounting consultancy services in order to properly meet the requirements of laws and regulations;

- Organizing the internal audit sections suitable to the sizes and requirements of units;

- Fully achieving legal documents and relevant regulations which the units have to abide by and documents related to cases of dispute, lawsuits.

Auditors scrutiny of the observance of laws and regulations

10. The audited units have the responsibility to observe laws and regulations. Through the audit of annual financial reports, the auditors and auditing companies shall help the audited units prevent and detect acts of non-observance of laws and regulations.

11. The risk which always confronts the audit is that it is very difficult to detect all errors that greatly affect the financial reports, even when the audit has been carefully mapped out and carried out in strict accordance with the auditing standards. The causes of the auditing risk include:

- The units internal control systems and accounting systems fail to fully satisfy the requirements of the legal documents and regulations related to their operations and financial reports;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Auditors use the sampling method;

- The auditing evidences are often characterized more by judging and convincing than sure confirmation;

- Units may deliberately cover their acts of violation (Example: collusion, cover-up, forgery of documents, deliberately making wrong accounting) or deliberately supply false information to auditors.

12. When drawing up plans for and performing the audit, auditors and auditing companies must take professionally cautious attitude (as provided for in Vietnamese audit standard No. 200), and must pay attention to acts of non-observance of laws and regulations, thus leading to errors which greatly affect the financial reports. When detecting an act of intentional non-observance of laws and regulations, auditors shall have to take into account the possibility of other violations committed by such unit. On the contrary, if such act is unintentional, the auditors must not necessarily apply the above caution.

13. Where the law or an auditing contract requires the report on the observance of given provisions of law, auditors and auditing companies shall have to draw up plans for inspection of the observance of such provisions by the audited units.

14. In order to draw up auditing plants, auditors must have the general knowledge of law and regulations related to the business activities and lines of the audited units; must thoroughly grasp the units ways and measures to implement laws and regulations. Auditors shall have to pay attention to the regulations the violation of which will greatly affect the financial reports, or affect the audited units capability for constant operation.

15. In order to obtain the overall understanding of laws and regulations related to the audited units, the auditors shall apply the following measures:

- Using the available knowledge related to business activities and lines of units;

- Requesting units to provide and explain their internal regulations and procedures related to the observance of laws and regulations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Scrutinizing the units specific regulations on and procedures for the settlement of disputes upon their occurrence or sanctions;

- Discussing with relevant functional bodies, law consultants and other individuals for further understanding of laws and regulations related to the units activities.

16. Basing themselves on the overall understanding of laws and regulations related to activities of audited units, the auditors and auditing companies shall have to proceed with necessary procedures for determining acts of non-observance of laws and regulations related to the process of elaborating financial reports, paying special attention to the following procedures:

- Exchanging ideas with directors (or heads) of the audited units on the observance of laws and regulations;

- Consulting with relevant functional bodies.

17. Auditors shall have to gather all appropriate auditing evidences on the non-observance of laws and regulations by units, thus greatly affecting the financial reports. Auditors must have adequate understanding of laws and regulations with a view to considering the observance of laws and regulations when auditing databases related to information on the financial reports.

18. When legal documents and regulations related to units business activities and lines see changes in each period, the auditors and auditing companies shall have to examine the observance of these regulations in their proper temporal relations with the elaboration of the financial reports.

19. Apart from the principles and procedures already mentioned in paragraphs 16, 17 and 18, the auditors and auditing companies need not carry out other procedures for inspecting the observance of laws and regulations by units if those procedures fall outside the scope of auditing the financial reports.

20. The carrying out of procedures for auditing financial reports will help auditors and auditing companies detect acts of non-observance of laws and regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



22. After carrying out the examination procedures as required by this standard, if being unable to gather evidences on acts of non-observance of laws and regulations, the auditors may regard the units as having observed laws and regulations.

Procedures which must be carried out upon the detection of acts of non-observance of laws and regulations

23. Auditors must always attach importance to clues leading to acts of non-observance of law and regulations by units. A number of these clues are mentioned in Appendix No.1.

24. When detecting information related to acts of non-observance of laws and regulations, the auditors and auditing companies must inquire into the nature of such acts, the circumstance in which such acts are committed and the relevant information for the assessment of possible impacts on the financial reports.

25. When deeming that acts of non-observance of laws and regulations have affected the financial reports, the auditors shall have to take into account:

- The possible financial consequences, even risks, which force the audited units to cease their operation;

- The necessity to explain the financial consequences in the section on explanation of financial reports;

- The degree of effect on the truthfulness and logic of the financial reports.

26. When having any doubts about or detecting acts of non-observance of laws and regulations, the auditors shall have to note down and keep in auditing dossiers such detection and discuss with the directors (or heads) of the audited units. Such a dossier shall include the extract of accounting vouchers and books, minutes of meetings and other relevant documents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



28. Where it is unable to gather adequate information in order to do away with doubts about acts of non-observance of laws and regulations, the auditors and auditing companies must examine the impact of the lack of evidences and present such in the auditing report.

29. Auditors and auditing companies shall have to analyze the consequences of the non-observance of laws and regulations related to auditing work, particularly on the reliability of the expositions of the directors. Auditors shall have to re-evaluate the risks and re-examine the directors expositions in the following cases where:

- The internal control system fail to detect and fail to prevent acts of non-observance;

- Acts of non-observance have not been mentioned in the expositions, particularly acts which the units have deliberately concealed.

Notification on acts of non-observance of laws and regulations.

Notification to directors (or heads) of the audited units.

30. In the course of audit, the auditors shall have to notify the directors (or the heads) of the units of the acts of non-observance of laws and regulations, which have been detected by the auditors. The auditors are allowed not to notify non-observance acts if they are determined as not having caused considerable consequences, except otherwise agreed upon by the auditors and the units.

31. If auditors and auditing companies determine that acts of non-observance of laws and regulations are intentionally committed and greatly affect the financial reports, they must immediately notify their findings in writing to the directors (or the heads) of the units.

32. If auditors and auditing companies detect that directors (or heads) of units are involved in acts of non-observance of laws and regulations, thus greatly affecting the financial reports, they must consult with legal experts and report such to the superior authorities of the audited units.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



33. If auditors conclude that acts of non-observance of laws and regulations have greatly affected the financial reports but not been correctly reflected in the financial reports though the auditors have requested the amendments and adjustments, such auditors shall have to state their opinions of partial acceptance or non-acceptance.

34. If units fail to create conditions for auditors to adequately gathers appropriate auditing evidences for the assessment of acts of non-observance of laws and regulations, which greatly affect the financial reports, the auditors shall have to give their opinions of partial acceptance or their refusal to give opinions as they have been restricted in auditing scope.

35. If being unable to gather adequate evidences on acts of non-observance of laws and regulations, which have occurred, auditors must examine their impacts on the financial reports.

Notification to concerned functional bodies.

36. Auditors and auditing companies have the responsibility to keep confidential the customers information and data. Yet, if audited units have committed acts of non-observance of laws and regulations, depending on the legal requirements, the auditors and auditing companies must notify such acts to concerned functional bodies. For this case, the auditors are allowed to make prior consultation with legal experts.

Auditors and auditing companies withdraw from auditing contracts.

37. When deeming that the audited units fail to take necessary measures to handle acts or signs of non-observance of laws and regulations, including acts which do not greatly affect the financial reports, the auditing companies are allowed to terminate the auditing contracts. The auditing companies shall have to carefully consider and consult with legal experts before making such decisions.

38. When substitute auditors request the incumbent auditors to supply information on customers, the latter have the responsibility:

- If allowed by customers to discuss about their work, to supply the substitute auditors with information on acts of non-observance of laws and regulations, the reasons for termination of contracts as well as their recommendations on whether to refuse or accept the contracts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

APPENDIX NO. 1

MAIN CLUES TO ACTS OF NON-OBSERVANCE OF LAWS AND REGULATIONS

- Examination, inspection and investigation were already conducted by concerned functional bodies regarding the violations of laws and regulations such as borrowing and lending, payment relations, fines,...;

- Payments were made without clear reasons or loans were provided to people with positions, powers;

- Payments for services were too high as compared to other enterprises of the same branches or to the actual value of the provided services themselves;

- Purchase/ sale prices are too high or too low as compared to market prices;

- Enterprises have maintained unusual ties with companies which have had many special rights, favorable business or companies which have been suspected of meeting with problems;

- Payment has been made to a country other than the country which has produced or supplied such goods, services;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Failing to strictly and fully observe the prescribed accounting regimes;

- Revenue and expenditure operations have not been approved or the operation of recording has been conducted in contravention of regulations;

- The units have already been denounced or ill-rumored by mass media or people;

- The enterprises production and/or business results have not been stable, their business result reports have seen constant changes;

- The expenses for management and advertisements have been too high;

- The appointment of chief accountants has been made in contravention of regulations;

- The inventory regime has been implemented in contravention of regulation.

 

STANDARD NO. 310

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



GENERAL PROVISIONS

1. This standard aims to prescribe the basic principles and procedures and guide ways of applying the basic principles and procedures in order to inquire into the business situation and the use of such knowledge in the process of auditing the financial reports.

2. To perform the auditing of financial reports, the auditors must have necessary and adequate understanding of the business situation in order to be able to assess and analyze events, operations and practical activities of the audited units, which, according to the auditors, greatly affect the financial reports, the inspection by auditors or the auditing reports. Example: Auditors use their knowledge of business situation to determine potential risks as well as controlled risks and determine the contents, order and scope of auditing procedures.

3. The auditors knowledge needed for performing an audit shall include their overall knowledge of the economy, the units operation spheres, more specific knowledge of organization and operation of the audited units. The auditors knowledge of the units must not necessary up to the level of the directorate of the audited units.

The specific contents of matters to be understood when auditing the financial reports are presented in Appendix No.1. The auditors may add contents to this list and may not apply this entire list to a specific audit.

4. This standard shall apply to the audit of financial reports and also to the audit of other financial information as well as relevant services of the auditing companies.

The auditors and auditing companies must abide by the provisions of this standard in the process of auditing financial reports.

CONTENTS OF THE STANDARD

Information gathering

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. After accepting the auditing contracts, the auditors shall have to gather necessary detailed information right from the time the auditing work starts. In the course of audit, the auditors shall have to always examine, evaluate, update and supplement new information.

7. The gathering of necessary information on units business situation is a process of continuous accumulation, including the gathering, evaluation and comparison of the gathered information with the auditing evidences at all stages of the auditing process. Example: Information gathered at the stage of plan elaboration must still be continuously updated and further supplemented at the subsequent stages so that the auditors fully understand the units activities.

8. For auditing contracts of the subsequent year, the auditors shall have to update and re-evaluate the information gathered previously, particularly the information in the auditing dossiers of the previous years. The auditors shall have to pay attention to the existing problems detected in the previous year and complete all procedures with a view to detecting considerable changes which have arisen after the previous audit.

9. The auditors gather information on business situation from the following sources:

- The practical experiences about the units and the business lines of the audited units in the sum-up reports, working minutes, the press;

- The previous years auditing dossiers;

- The consultation with the directors, chief accountants or officials as well as employees of the audited units;

- The consultation with the internal auditors and the examination of internal audit reports of the audited units;

- The consultation with other auditors and consultants who have provided services for the audited units or work in the same fields with the audited units;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The consultation of publications relating to the audited units operation domains (Example: Statistical figures of the Government, specialized press, banks information, securities markets information);

- The legal documents and regulations which affect the audited units;

- Field surveys of the offices, workshops of the audited units;

- The documents supplied by the audited units (Example: Resolutions and minutes of meetings, materials sent to shareholders or superior bodies, internal management reports, periodical financial reports, policies on economic management, finance, tax, accounting system, internal control documents, regulations on powers, functions and tasks of each section in the units).

Use of knowledge

10. The knowledge of business situation constitutes an important basis for the auditors to make professional assessments. The level of business situation knowledge and the rational use of such knowledge will help the auditors in the following job:

- Assessing risks and determining noteworthy issues;

- Drawing up plans and conducting the auditing work efficiently;

- Assessing the auditing evidences;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



11. In the auditing process, understanding the business situation is very important, which helps the auditors assess the following specific aspects:

- Evaluation of possible risks and controlled risks;

- Analysis of business risks and handling options of the directors (or the heads);

- Elaboration of auditing plans and programs;

- Determination of the importance and evaluation of its compatibility in the auditing process;

- Evaluation of the adequacy and appropriateness of the auditing evidences;

- Evaluation of accounting estimates and expositions of the directors;

- Determination of areas which require special attention in auditing and necessary auditing skills;

- Determination of concerned parties and operations arising among the concerned parties;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Determination of unusual circumstances (Example: Fraudulence or non-observance of laws and regulations; statistical figures contradicting the figures of financial reports);

- Making questionnaires and evaluation of the reasonability of the answers;

- Consideration of the compatibility of the accounting regime, information presented on the financial reports.

12. Audit assistants who are employed by auditors and auditing companies and assigned to perform auditing work must have certain knowledge of the business situation so as to perform their work. Besides, the assistants must gather supplementary information to meet the requirements of their work and exchange such information with other members of their groups.

13 In order to effectively use the knowledge of business situation, the auditors shall have to evaluate and examine the overall impacts of their knowledge on the units financial reports as well as the consistency of the data in the financial reports as compared with the auditors knowledge of the business situation./.

 

APPENDIX NO. 1

THE SPECIFIC CONTENTS OF AUDITORS KNOWLEDGE ABOUT THE AUDITED UNITS BUSINESS SITUATION

A. GENERAL KNOWLEDGE OF THE ECONOMY

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Interest rates and financial capability of the economy;

- The inflation rate and currency unit value;

- The Governments policies:

+ Monetary and banking policies (Example: Interest rates, exchange rates, credit limits,);

+ Financial policies;

+ Tax policies (Example: value added tax, import and export tax; enterprise income tax,);

+ Investment promotion policies (Example: The Governments support programs,);

- Fluctuation of the securities market and the ratios to secure safety in business activities of the audited units;

- Control of foreign exchange and exchange rates.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Requirements on the environment and relevant matters;

- Market and competition;

- Characters of business operation (constant or seasonal);

- Changes in production technology and business;

- Business risks (Example: High technologies, markets tastes, competition,);

- Shrinkage or expansion of business scale;

- Unfavorable conditions (Example: Rise or fall of supply and demand, war, prices,);

- Important rates and statistical figures on annual business activities;

- Accounting standards, regimes and relevant matters;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Sources of supply (Example: Commodities, services, labor,) and prices thereof.

C. INTERNAL FACTORS OF THE AUDITED UNITS

1. Important ownership and management characters

- The Management Board:

+ The number of its members and composition;

+ The prestige and experience of each individuals;

+ The independence from the director and the control of the directors activities;

+ Periodical meetings;

+ The existence and operation scope of the Control Board;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Changes in professional advisers (if any).

- The director (or the head) and the executive apparatus:

+ Personnel change (Example: the director, deputy-director, chief accountant,);

+ Experience and prestige;

+ Income;

+ Key finance officials and their positions in the unit;

+ Chief accountant and accounting personnel;

+ Regimes of material incentives, commendation, discipline;

+ Using accounting drafts and estimates;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Pressure on the director (or the head);

+ Management information systems.

- Type of enterprise (Example: State-run, collective, private, equitized, limited liability, foreign-invested enterprises);

- Permitted business fields, scope and subjects;

- Permitted operation duration;

- Capital owners and concerned parties (Example: Domestic, foreign, prestige and experience,);

- Capital structure (recent or anticipated changes,);

- Chart on organization of production and business apparatus;

- Operation scope;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Chart on organization of the managerial apparatus;

- Management targets and strategic plans;

- Shrinkage or expansion of business operation (already planned or recently implemented);

- Financial sources and measures;

- Function and operational quality of the internal audit section (if any);

- The directors views on and attitude toward the internal control system;

- The auditing companies and auditors in the previous years.

2. The units business situation

(Products, markets, suppliers, expenditure, professional activities)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Production conditions, warehouses and storing yards, offices;

- Issues concerning human resources (Example: Labor quantity and quality, human resource distribution, supply sources, wage levels, employee regulation, collective labor contract and trade union, the implementation of the retirement regime and the Governments regulations on labor,);

- Products, services and markets (Example: Customers and principal contracts, terms on payments, rates of accumulative profits, percentage of dominant markets, competitive rivals, export, pricing policies, fame of goods articles, warranty, goods order, marketing trends, strategy and targets, production process,);

- Key goods and service suppliers (Example: long-term contracts, the stability of suppliers, payment terms, forms of import, forms of supply,);

- Goods in stock (Example: Location, quantity, quality, specifications,);

- Commercial advantages, the right to use labels, invention patents;

- Important expenses;

- Research and development;

- Assets, debts, operations in foreign currencies and foreign exchange risk insurance operations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Management information systems (present status, anticipated changes,);

- Loan debt structure, terms on debt narrowing and restriction.

3. Financial capability

(Factors relating to the financial situation and profit-generating capability of the audited units).

- Important rates and statistical data on business operation;

- Trends of fluctuation of the financial results.

4. Environment for making reports

(Objective impacts on the units directors (or heads) in making the financial reports.

5. Legal factors

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Financial policies and tax policies;

- Requirements on the auditing reports;

- Users of financial reports.

 

STANDARD NO. 500

AUDITING EVIDENCES
(Issued together with the Finance Minister’s Decision No. 219/2000/QD-BTC of December 29, 2000)

GENERAL PROVISIONS

1. This standard aims to prescribe the basic principles and procedures and guide the ways of applying the basic principles and procedures to the quantity and quality of auditing evidences to be gathered when auditing financial reports.

2. The auditors and auditing companies shall have to adequately gather the appropriate auditing evidences for use as basis to state their opinions on the financial reports of the audited units.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The auditors and auditing companies shall have to abide by the provisions of this standard in the process of gathering and processing the auditing evidences.

The audited units (customers) and the parties using the auditing results must have necessary knowledge of this standard for coordination in work and the handling of relations related to the process of supplying and gathering the auditing evidences.

4. The auditing evidences shall be gathered through the proper combination between controlled experiment and basic experiment procedures. In a number of cases, the auditing evidences can only be gathered through basic experiments.

Terms used in this standard shall be understood as follows:

5. Auditing evidences mean all materials and information gathered by auditors and related to the audit and on the basis of such information the auditors shall formulate their opinions.

The auditing evidences include accounting materials, vouchers and books, the financial reports and materials and information from other sources.

6. Controlled experiment (inspection of control system) means the inspection conducted to gather auditing evidences on the conformability and efficient operation of the accounting system and the internal control system.

7. Basic experiment (basic inspection) means the inspection conducted to gather auditing evidences related to financial reports, aiming to detect key errors which affect the financial reports. "Basic experiments" shall include:

a/ Detailed inspection of operations and balances;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



CONTENTS OF THE STANDARD

Adequate and appropriate auditing evidences

8. The auditors shall have to adequately gather the appropriate auditing evidences for each kind of their opinion. The "adequacy" and "appropriateness" must always go hand in glove and shall apply to the auditing evidences gathered from controlled experiments and basic experiments. "Adequacy" is the criteria indicating the quantity of auditing evidences. "Appropriateness" is the criteria indicating the quality and reliability of the auditing evidences. Usually, the auditors shall base themselves more on the evidences of critical and persuasive character than on evidences of affirmative character. The auditing evidences are often gathered from various sources and in various forms, serving as basis for the same database.

9. In the course of formulating their opinions, the auditors must not necessarily check all available information. The auditors may make conclusions on the account balances, economic operations or internal control systems on the basis of sampling inspection by the statistical method or personal judgment.

10. The auditors assessment of the adequacy and appropriateness of the auditing evidences largely depends on:

. The nature, content and extent of the potential risks of the whole financial report, of each account balance or each type of operation;

. The accounting system, the internal control system and the evaluation of controlled risks;

. The importance of the inspected clauses and items;

. Experiences from previous inspections;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



. The sources and reliability of materials and information.

11. When gathering auditing evidences from controlled experiments, the auditors shall have to examine the adequacy and appropriateness of the auditing evidences which serve as basis for their assessment of controlled risks.

12. Auditors should gather auditing evidences from the accounting system and the internal control system in terms of:

Designing: The accounting system and the internal control system are designed in a way so as to be able to ward off, detect and correct key errors;

Implementation: The accounting system and the internal control system exist and operate efficiently throughout the period of examination.

13. When gathering auditing evidences from basic experiments, the auditors shall have to examine the adequacy and appropriateness of the evidences gathered from basic experiments together with evidences gathered from controlled experiments with a view to confirming the database of the financial reports.

14. Database of financial reports means the basis of clauses, items and information presented in the financial reports, which the directors (of the heads) of the units have the responsibility to elaborate on the basis of the prescribed standards and accounting regimes, which must be expressed clearly or with grounds for each index in the financial reports.

The database of a financial report must meet the following criteria:

a/ Tangibility: An asset or a debt reflected in the units financial report must actually exist (availability) at the time of making the report;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Occurrence: An operation or an event, which is already recorded, must occur and relate to the unit during the period of examination;

d/ Adequacy: All assets, debts, operations or transactions, which have occurred and related to financial reports must be reported fully with all relevant events;

e/ Assessment: An asset or a debt is recorded according to appropriate value on the basis of existing standards and accounting regimes (or acknowledged);

f/ Accuracy: An operation or an event is inscribed strictly according to its value, turnover or expenditures are acknowledged according to prescribed periods, correct clauses and items and mathematically correct.

g/ Presentation and announcement: Clauses and items are classified, expressed and announced in conformity with the existing accounting standards and regime (or accepted).

15. The auditing evidences must be gathered for each database of a financial report. Evidences related to a database (such as the actual existence of goods in stock) can not make up for the lack of evidences related to other databases (such as the value of such stocked goods). The content, order and scope of basic experiments vary according to each database. Experiments may supply auditing evidences for various databases at a time (like the recovery of collectible amounts may supply evidences for the actual existence and value of such collectible amounts).

16. The reliability of auditing evidences depends on their sources (inside or outside), forms (image, documents or voices) and each specific case. The evaluation of the reliability of auditing evidences rely on the following principles:

. Evidences originating from outside the units are more reliable than evidences originating from the inside;

. Evidences originating from inside the units shall be more reliable when the accounting system and the internal control system operate efficiently;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



. Evidences in forms of documents and images are more reliable than evidences recorded verbally.

17. Auditing evidences shall be more convincing when they are confirmed by information from various sources and in various forms. In this case, the auditors may have higher reliability for auditing evidences than cases where information are obtained from separate evidences. On the contrary, where the evidences from this source contradict with evidences from other sources, the auditors shall have to determine procedures for necessary supplementary inspection to solve the above-said contradiction.

18. In the auditing process, the auditors must take into account the relationship between the expenses for the gathering of auditing evidences and the profits gained from such information. Arising difficulties and expenses for gathering evidences must not be the reasons for ignoring a number of necessary inspection procedures.

19. When having doubts about databases which may greatly affect the financial reports, the auditors shall have to gather more auditing evidences to get rid of such doubts. If unable to adequately gather appropriate evidences, the auditors shall have to give their opinions of whether to accept them partially or not to give any comments.

Methods of gathering auditing evidences

20. The auditors shall gather auditing evidences by the following methods: examination, observation, investigation, certification, calculation and analytical process. The application of these methods depends partially on the time of gathering auditing evidences.

21. Examination: means the scrutiny of accounting vouchers and books, financial reports and relevant documents or the inspection of tangible assets. The above-said examination supply evidences of high or low reliability depending on the contents and sources of the evidences and on the effectiveness of the internal control system for the process of treating such documents. Four following major sources of documents shall supply the auditors with evidences of varied reliability:

. Documents compiled and kept by the third party;

. Documents compiled by the third party and kept by the audited units;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



. Documents compiled and kept by the audited units.

The inspection of tangible assets shall supply reliable evidences on the actual existence of the assets, which are, however, not necessary the reliable evidences on the ownership and value of such assets.

22. Observation: means the monitoring of a phenomenon, a process or a procedure performed by other people (Example: Auditors observe the actual inventory or the control procedures carried out by units).

23. Investigation: means the search for information from knowledgeable people inside and outside the units. The investigation carried out by officially sending documents, interviews or exchanges of investigation results will supply auditors with information not yet available, or supplementary information for the consolidation of already obtained evidences.

24. Certification: means the reply to a request for the supply of information aiming to verify again the information already available in the accounting documents (Example: Auditors request the units to send letters to customers for direct verification of the balances of collectible amounts of the customers).

25. Calculation: means the examination of mathematical accuracy of data in the accounting vouchers and books, financial reports and other relevant documents or the independent calculation by auditors.

26. Analytical process: means the analysis of data, information and important rates thereby to find out trends and fluctuations and to find out relations contradicting with other relevant information or the big disparity with the anticipated value./.

 

STANDARD NO. 510

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(Issued together with the Finance Minister’s Decision No. 219/2000/QD-BTC of December 29, 2000)

GENERAL PROVISIONS

1. This standard aims to prescribe the basic principles and procedures and guide the ways of applying the basic principles and procedures, which are related to the fiscal year- starts balance when examining the financial report of the first year. This standard also requires the auditors to know uncertain events or existing commitments at the time of the beginning of the fiscal year in case of auditing the financial report of the first year.

2. When auditing the first years financial report, the auditors shall have to adequately gather appropriate auditing evidences in order to ensure that:

a) The year-starts balance contains no errors which greatly affect the current years financial report;

b) The year-end balance of the previous fiscal year is accurately carried forward or properly re-classified in case of necessity;

c) The accounting regime has been consistently applied or the changes in the accounting regime have been adjusted in the financial reports and fully presented in the explanation of the financial report.

3. This standard shall apply to auditing the financial report of the first year and also to the first-year auditing of other financial information.

The auditors and auditing companies must abide by the provisions of this standard in the process of auditing the first years financial report.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Terms used in this standard shall be understood as follows:

4. The year-start balance: means the balance of the book-keeping account at the time of the beginning of the fiscal year. The year-start balance is elaborated on the basis of the balance at the end of the previous fiscal year.

The year-start balance is subject to the impact of:

a/ Economic events and operations in the previous years;

b/ The accounting regimes applied in the previous year.

5. The first year: means the year of auditing when the financial report of the previous year:

- Has not yet been audited; or

- Has been audited by other auditing companies.

CONTENTS OF THE STANDARD

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. The adequacy and appropriateness of the to be-gathered auditing evidences on the year-start balances depend on:

- The accounting regime applied by units;

- The previous years financial report either audited or not yet audited and the content of the previous years auditing report (if already audited);

- The content and nature of accounts and risks with major errors affecting the current years financial report;

- The importance of the year-start balance relating to the current years financial report.

7. The auditors must examine the year-start balances already reflected according to the accounting regime applied in the previous year and applied consistently in the current year. If there are changes in the accounting regime, the auditors shall have to examine such changes as well as the implementation and presentation thereof in the current years financial report.

8. When the previous years financial report is audited by another auditing company, the auditors of the current year may gather the auditing evidences on the year-start balance by way of examining the auditing files of the auditors of the previous year. In this case, the current years auditors should pay attention to the professional capability and independence of the previous years auditors. If the auditing report of the previous years auditors has not fully accepted the financial report, the current years auditors must pay attention to the reasons for non-total acceptance by the previous years auditors.

9. When the previous years financial report has not yet been audited or has already been audited but failed to satisfy the current years auditors, after filling in the procedures prescribed in Paragraph 08 but failing to adequately gather appropriate auditing evidences, the auditors shall have to carry out the auditing procedures specified in Paragraph 10 and Paragraph 11.

10. For the year-start balances regarding the short-term debts and working assets, auditors may gather auditing evidences when carrying out the current years auditing procedures.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Example 2: "For goods in stock at the beginning of the year, the auditors shall have to carry out additional auditing procedures by way of supervising the actual inventory in the year or at the year-end, comparing the quantity, import and export value from the year-start to the time of actual inventory and find out the year-starts goods in stock".

+ Example 3: "For bank deposit credit balance, collectible and payable amounts, the procedure for certification of the year-start balance by the third person may be carried out".

The combination of these auditing procedures will provide auditors fully with appropriate auditing evidences.

11. For fixed assets, investment amounts and long-term debts, the auditors shall have to examine the vouchers proving the year-start balances. In a number of certain cases, for investment amounts and long-term debts, the auditors may get the certification of the year-start balances from the third party or carry out additional auditing procedures.

Conclusion and making of auditing reports

12. After carrying out the above-mentioned auditing procedures, if the auditors are still unable to adequately gather appropriate auditing evidences on the year-start balances, the report on the auditing of the first years financial report shall be made according to one of the following types:

a/ The auditing report of type "Opinion of partial acceptance" (or "Exclusion opinion")

Example 1:

"We could not supervise the actual inventory of goods in stock on December 31, X1, as by that time we had not been appointed auditors. The additional auditing procedures also do not permit us to examine the truthfulness of the volume of goods in stock by above-said time.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ The auditing report of type "Opinion of refusal" (or "Opinion of being unable to give opinions")

Example 2:

"We could not supervise the actual inventory of goods in stock on December 31, X1, as by that time we had not been appointed auditors. Due to the units limitation we could not examine the goods in stock at the beginning of the year with the value of VND XX as well as we did not receive the certifications of debts to be recovered at the beginning of the year with the value of VND XY on the accounting balance sheet on December 31, X1. To us, because of the importance of these events, we refuse to give our opinions (or cannot give our opinions) on the units financial report ending on December 31, X2".

13. Where the year-start balance contains many errors which greatly affect the current years financial report, the auditors shall have to notify such to the director (or the head) of the unit and, after getting the consent of the director, to the previous years auditors (if any).

Where the year-start balance contains many errors which greatly affect the current years financial report as mentioned above, but the audited unit has failed to treat and present them in the financial report, the auditors shall give the "Opinion of partial acceptance" or "Opinion of non-acceptance".

14. Where the current years accounting regime sees changes as compared with the previous years accounting regime and such changes have not been handled and fully presented in the explanation of the financial report, the auditor shall give the "Opinion of partial acceptance" or "Opinion of non-acceptance".

15. Where the previous years auditing report fails to give the " Opinion of total acceptance", the auditor shall have to examine the reasons therefor and its impact on the current years financial report. Example, due to the auditing scope limit or the inability to determine the year-start balance of goods in stock but such does not greatly affect the current years financial report, the auditor may give the opinion of total acceptance. If the reasons for non-total acceptance of the previous years financial report remain and greatly affect the current years financial report, the auditor shall have to give proper opinion in the current years auditing report./.

 

STANDARD NO. 520

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



GENERAL PROVISIONS

1. This standard aims to prescribe the basic principles and procedures and guide the ways of applying the basic principles and procedures related to the analytical process (procedures) in the course of auditing the financial reports.

2. The auditors must carry out the analytical process when making the auditing plans and the overall examination of the audit.

The analytical process is also carried out at other stages of the auditing process.

3. This standard shall apply to the audit of financial reports and also to the audit of other financial information and relevant services of the auditing companies.

The auditors and auditing companies must abide by the provisions of this standard in the course of performing the audit and providing relevant services.

The audited units (customers) must have necessary knowledge of this standard for coordination with auditors in supplying necessary information and documents related to the audit.

Terms used in this standard shall be understood as follows:

4. Analytical process: means the analysis of data, information and important rates, in order through which, to find out trends and fluctuations as well as relations, which contradict other relevant information or see great disparity with the anticipated value.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Contents and purposes of the analytical process

5. The analytical process covers the comparison of financial information, such as:

- Comparing corresponding information in the period with those of the previous periods;

- Comparing reality with the units plan (Example: Production plan, sales plan);

- Comparing reality with the auditors estimates (Example: Estimated depreciation expense);

- Comparing the reality of the unit with those of other units of the same operation scale in the same branch, or with the statistical figures, norms of the same branch (example: Investment rate, combined profit percentage).

6. The analytical process also includes the consideration of relations:

- Between financial information (Example: The relation between combined profit and turnover);

- Between financial information and non-financial information (Example: The relation between the labor expense and the number of employee).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The selection of the analytical process, method and extent of application shall depend on the professional assessment of the auditors.

8. The analytical process shall be used for the following purposes:

- Assisting the auditors to determine the contents, order and scopes of other auditing procedures;

- The analytical process is applied as a basic experiment when the use of this measure is more efficient than the detailed examination in reducing the detected risks relating to the database of the financial report;

- Examining the entire financial report in the final assessment of the audit.

The analytical process shall apply when making the auditing reports

9. The auditors shall have to apply the analytical process in the course of making auditing reports in order to inquire into the business situation of units and determines areas prone to risks.

The analytical process shall assist the auditors to determine the contents, order and scopes of other auditing procedures.

10. The analytical process applicable in the course of making auditing reports is based on financial information and non-financial information (Example: The relation between turnover and sale volume or between the quantity of products turned out and the capacity of machinery, equipment).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



11. In the course of auditing, with a view to reducing detected risks related to the database of the financial reports, the auditors shall have to implement the analytical process or detailed examination or both. In order to determine appropriate auditing procedures for a specific auditing purpose, the auditors shall have to assess the efficiency of each auditing procedure.

12. The auditors shall have to discuss with the directors, chief accountants or representatives of the audited units about the capability to supply information and the reliability of necessary information for the application of the analytical process, including the analytical results already achieved by the units. The auditors may use the analytical data of the units if they believe in such data.

13. When applying the analytical process, the auditors shall have to consider the following factors:

- The objectives of the analysis and the reliability of the obtained results;

- The units characters and the extent of information details (Example: The analytical process applicable to the financial information of each member unit shall yield more efficiency than the application only to the general information of units);

- The availability of financial information and non-financial information;

- The reliability of information (Example: The correctness of plans or estimates);

- The appropriateness of information (Example: The feasibly formulated plans are better than those which contain only targets to be achieved);

- The sources of information (Example: Information from the outside is more reliable than information supplied by units);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Knowledge gained from audits of the previous periods together with the knowledge of the efficiency of the accounting system and the internal control system, and arising matters, which have led to the adjusted book-entries in the previous period.

The analytical process applicable in the stage of overall assessment of the audits

14. During the stage of overall assessment of the audits, the auditors shall have to apply the analytical process in order to get the overall conclusion on the compatibility of the major aspects of the financial report with their own knowledge about the business situation of the units. The analytical process shall assist auditors to reconfirm the conclusions obtained throughout the process of examining accounts or clauses, items on the financial report. On that basis, the auditors shall be assisted in making general conclusions on the truthfulness and logic of the entire financial report. However, the analytical process also points to matters which require the auditors to conduct the supplementary audit.

The reliability of the analytical process

15. The analytical process shall apply to information which are real and interrelated. The results of analyzing the relations shall provide the auditors with auditing evidences on the adequacy, accuracy and reasonability of the data compiled by the accounting system. The reliability of the analytical process depends on the auditors assessment of risks which cannot be detected by the analytical process (Example: The analytical results do not reflect the big fluctuation or disparity but there are in fact important errors).

16. The reliability on the results of the analytical process depends on the following factors:

- The importance of accounts or operations (Example: For goods in stock , which are considered important, not only the analytical process but also other procedures for detailed inspection shall be applied before making conclusions. On the contrary, for collectable debts which are considered unimportant, only the analytical results may be used as basis for making conclusions...);

- Other auditing procedures for the same auditing target (Example: The procedure for inspection of the money-collecting operation before the date of book closure for collectable amounts shall confirm or deny the results of the process of analyzing debts to be collected according to time-limits,);

- The anticipated accuracy of the analytical process (Example: Auditors often prefer the comparison and analysis of the combined profit percentages between the current year and the previous year to the comparison of irregular expenses between the previous year and the current year);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



17. The auditors must re-check the control procedures in order to create information for use in the analytical process. Where the control procedures are effective, the auditors shall put more trust on the reliability of the information and the analytical results are also more reliable. The auditors must examine simultaneously the accounting control procedures and the non-financial information control procedures (Example: Where the units control the making of sale invoices together with the quantity of sold goods, the auditors shall check simultaneously the procedures for control of sale invoices and control of the quantity of sold goods).

Investigation of unusual factors

18. Where the analytical process detects important disparities or irrational relationships among corresponding information, or big disparities with the estimated data, the auditors shall have to carry out the investigation procedures in order to adequately collect appropriate auditing evidences.

19. The investigation of import disparities or irrational relationships often start by requesting the directors (or heads) of the audited units to supply information and proceed with the following procedures:

- Reexamining the answers of the directors (or the heads) by comparing them with other auditing evidences already obtained in the course of auditing;

- Considering and implementing other procedures if the directors (or the heads) are still unable to give the explanation or have given unsatisfactory explanation./.

 

STANDARD NO. 580

DIRECTORS EXPOSITIONS
(Issued together with the Finance Minister’s Decision No. 219/2000/QD-BTC of December 29, 2000)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. This standard aims to prescribe the basic principles and procedures and guide the ways of applying the basic principles and procedures to the gathering and use of the expositions of the directors (of the heads) of the audited units as auditing evidences, the procedures applicable to evaluate and archive the expositions of the directors (or the heads) of the units, the handling measures when the directors (or the heads) of the units refuse to supply appropriate expositions in the process of auditing financial reports.

2. The auditors shall have to gather expositions of the directors (or the heads) of the audited units.

3. This standard shall apply to the audit of financial reports and also to the audit of other financial information and relevant services of the auditing companies.

The auditors and auditing companies shall have to abide by the provisions of this standard in the course of auditing the financial reports.

The audited units (customers) and the parties using the auditing results must have necessary knowledge of this standard for coordination with the auditors and auditing companies in work as well as in handling of relations in auditing.

Terms used in this standard shall be understood as follows:

4. Directors (or the heads) are the highest representatives at law of enterprises or organizations such as directors, general directors, owners, heads of units. In a number of cases, the heads are chairmen of the Managing Councils or the Management Boards (hereinafter called collectively the directorates).

CONTENTS OF THE STANDARD

The audited unit directors acknowledge of the responsibility for the financial reports

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Using directors expositions as auditing evidences

6. In case of lack of appropriate auditing evidences, the auditors shall have to gather the written expositions of the directors of the audited units on matters which are deemed to greatly affect the financial reports. In order to limit the misunderstanding between auditors and directors of the units, the written explanations must be re-certified in writing by the directors. Appendix No.1 gives examples on matters expressed in the written expositions of directors or in the auditors written requests for certification by the directors.

07. Matters requested to be explained in writing by directors are restricted to specific or general matters which greatly affect the financial reports. For matters which are deemed necessary, the auditors shall have to inform the directors clearly of their opinions on the importance of the matters which should be explained.

08. In the course of auditing, the directors (or heads) of the audited units shall send their written expositions to the auditors and auditing companies voluntarily or at the request of the auditors. When the expositions are related to matters which greatly affect the financial reports, the auditors shall have to do the following:

- Gathering auditing evidences from information inside or outside the units for verification of the directors expositions;

- Assessing the reasonability and consistency between the directors expositions and other gathered auditing evidences;

- Determining the extent of understanding about the explained matters by the exposition makers.

9. The directors expositions cannot substitute the auditing evidences gathered by auditors. (Example: The directors explanation about the cost price of a fixed asset cannot substitute the auditing evidence on the cost price of that asset such as invoice issued by the seller or the approved report on settlement of completed project). The auditors failure to adequately gather appropriate auditing evidences on a matter which greatly affects the financial report while such evidences can be gathered will lead to the restriction on the auditing scope though that matter has already been explained by the director.

10. In a number of cases, the directors expositions are the only gathered auditing evidence. (Example: Auditors must not gather other evidences to prove the directors decision to make some long-term investment).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Archiving into the auditing files the directors expositions

12. The auditors shall have to keep in the auditing files the directors expositions in form of summarizing the verbal exchanges or written explanations for use as auditing evidences.

13. The written expositions evaluated as auditing evidences are more valuable than the verbal explanations. The written expositions are demonstrated in the following forms:

- The directors written exposition;

- The auditors letter listing all his/her understanding of the directors explanations, which are certified by the director as correct;

- The minutes of meetings of the Management Boards or financial reports already signed for approval by the directors.

Basic details of a written exposition

14. When requesting the units director to make the exposition, the auditor shall have request that such documents be addressed directly to him/her with the contents: the information to be explained, day, month, full name and signature of the exposition maker of his/her certification in the exposition.

15. Usually, the director�s written exposition is inscribed with the same day and month inscribed on the auditing report. Some cases require the making of written explanations right in the course of auditing or after the date inscribed on the financial report but before the date inscribed on the auditing report. In specific cases, the explanation is made and announced after the issuance of the auditing report. (Example: the date of issuance of shares�).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Handling measures to be applied if directors refuse to supply explanations

17. If directors refuse to supply explanations requested by auditors, thus restricting the auditing scope, the auditors must give their "opinion of partial acceptance" or "opinion of refusal". In this case, the auditors shall have to re-evaluate the reliability of all other explanations of the directors in the course of auditing and consider the extent of their effect on the financial report.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 219/2000/QĐ-BTC ngày 29/12/2000 ban hành và công bố sáu (06) chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (đợt 2) do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.590

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.107.161
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!