Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 62a-HĐBT Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Hội đồng Bộ trưởng Người ký: Phạm Văn Đồng
Ngày ban hành: 19/05/1986 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số:62a-HĐBT

Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 1986

 

NGHỊ QUYẾT

CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 62A-HĐBT NGÀY 19-5-1986 VỀ PHÁT HUY QUYỀN LÀM CHỦ TẬP THỂ VỀ VAI TRÒ XUNG KÍCH CỦA THANH NIÊN TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC

Thanh niên chiếm 55% lực lượng lao động trong nông nghiệp, 55% trong công nghiệp và tiểu, thủ công nghiệp, 80% trong lực lượng vũ trang thường trực, khoảng 60% trong đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật. Hàng năm có 1,4 triệu thanh niên đến tuổi lao động. Đó là vốn quý của cách mạng, là tiềm năng to lớn của đất nước ta.

Nhằm phát huy quyền làm chủ tập thể và vai trò xung kích của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bồi dưỡng và đào tạo thanh niên thành lớp người kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp của Đảng và dân tộc, Hội đồng Bộ trưởng quyết định những chủ trương, biện pháp và cơ chế sau đây để thực hiện Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về công tác thanh nhiên.

I. NHỮNG CHỦ TRƯƠNG, BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT HUY QUYỀN LÀM CHỦ TẬP THỂ VÀ VAI TRÒ XUNG KÍCH CỦA THANH NIÊN

A. TRÊN MẶT TRẬN SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI, LƯU THÔNG.

1. Lao động để xây dựng đất nước và có thu nhập chính đáng, qua đó, tự rèn luyện mình thành con người mới xã hội chủ nghĩa là nguyện vọng thiết tha và nghĩa vụ cao quý của thanh niên. Theo tinh thần ấy và theo hoàn cảnh của thanh niên ở từng nơi và từng lúc, thanh niên phải hăng hái lao động sản xuất và công tác với ý thức "đâu Đảng cần thanh niên có, đâu khó thanh niên làm" ; phải đi đầu trong phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa nhằm hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước, trong việc thực hiện các định mức kinh tế - kỹ thuật, các quy chế và nội quy của xí nghiệp, cơ quan; phải đấu tranh chống thói chây lười lao động, làm dối, làm ẩu, tham ô, lãng phí và những hành động tiêu cực khác trong lao động sản xuất và công tác.

2. Uỷ ban kế hoạch Nhà nước và các ngành khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ ban Nhân dân các cấp, cho đến các xí nghiệp, các đơn vị cơ sở, khi xây dựng kế hoạch kinh tế - xã hội phải quan tâm đúng mức đến lực lượng lao động thanh niên, tạo điều kiện phát huy tiềm lực và mọi khả năng của thanh niên, từng bước giải quyết việc làm cho thanh niên đến tuổi lao động.

B- TRÊN MẶT TRẬN AN NINH, QUỐC PHÒNG.

1. Bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của toàn dân, trước hết là của tuổi trẻ. Thanh niên phải tự nguyện và gương mẫu làm nghĩa vụ quân sự. Khi chưa gia nhập các lực lượng vũ trang, ngoài nhiệm vụ lao động sản xuất hoặc công tác, thanh niên phải tích cực luyện tập quân sự ở cơ quan, xí nghiệp hoặc địa phương mình; đồng thời hăng hái tham gia phong trào "Vì điểm tựa tiền tiêu", "Đoàn kết 3 lực lượng" v.v. nhằm góp phần chi viện cho tiền tuyến, giữ vững an ninh và trật tự xã hội ở hậu phương. Khi đã tham gia các lực lượng vũ trang, thanh niên phải tích cực rèn luyện để nâng cao tinh thần chiến đấu, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc, nâng cao năng lực chiến đấu, bảo đảm chiến đấu thắng lợi.

2. Các cơ quan chức năng của Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ ban Nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp cùng Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giáo dục thanh niên nhận rõ âm mưu trước mắt và lâu dài của kể thù, nghĩa vụ và trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

C. TRÊN MẶT TRẬN VĂN HOÁ - XÃ HỘI (GIÁO DỤC, KHOA HỌC - KỸ THUẬT, VĂN HOÁ, Y TẾ, THỂ DỤC THỂ THAO...).

1. Học tập là quyền lợi và nghĩa vụ của thanh niên. Để có bản lĩnh và năng lực đảm nhiệm sự phân công của xã hội, thanh niên phải học tập, không ngừng nâng cao trình độ chính trị, trình độ văn hoá, khoa học, kỹ thuật và quản lý; phải rèn luyện đạo đức cách mạng, tác phong xã hội chủ nghĩa và lối sống lành mạnh.

2. Nhà nước và xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện cho thanh niên phấn đấu nâng cao trình độ mọi mặt và không ngừng phát triển tài năng. Uỷ ban kế hoạch Nhà nước và các ngành có liên quan của Hội đồng Bộ trưởng, khi xây dựng kế hoạch phát triển văn hoá - xã hội của thanh niên. Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp, Tổng cục Dạy nghề cần phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục, hướng dẫn các trường, lớp trong việc giáo dục hướng nghiệp, trong việc thực hiện liên kết giữa nhà trường với địa phương và các cơ sở sản xuất nhằm đem lại những kết quả thiết thực. Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước cùng các cơ quan nghiên cứu khoa học và các ngành khác phối hợp với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức và chỉ đạo phong trào ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sáng chế, phát minh trong thanh niên. Bộ Văn hoá và các hội văn học nghệ thuật phối hợp với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hướng dẫn sinh hoạt văn hoá nghệ thuật của thanh niên, quan tâm phát hiện và đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ. Tổ chức du lịch đến những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử để giáo dục cho thanh niên tình yêu quê hương, đất nước, ý thức học tập và phát huy truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc. ở những nơi thanh niên có nhu cầu du lịch lớn mà cơ quan du lịch không đảm nhận được, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có thể tổ chức các hoạt động du lịch với sự giúp đỡ và quản lý của cơ quan có liên quan khác ở địa phương (văn hoá, du lịch...).

Bộ y tế và Tổng cục Thể dục thể thao phối hợp với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chỉ đạo tốt phong trào bảo vệ sức khoẻ, rèn luyện thể lực, phát triển tài năng trong thanh niên.

3. Theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", Uỷ ban Nhân dân các cấp phối hợp với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các đoàn thể nhân dân khác có kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất cho việc học tập, giải trí của thanh niên, thiếu nhi (trường học, thư viện, nhà văn hoá, nhà truyền thống, sân vận động, câu lạc bộ...) bằng vốn đầu tư của Nhà nước và sự đóng góp của thanh niên và nhân dân địa phương.

D. TRƯỚC MẮT, CẦN HUY ĐỘNG THANH NIÊN VÀO NHỮNG VIỆC CHỦ YẾU SAU ĐÂY:

- Sản xuất nông nghiệp tại chỗ, hoặc tham gia xây dựng các khu kinh tế mới (ở Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ, miền núi phía Bắc, khai hoang lấn biển, v.v...); vận dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống cây, giống con, làm phân bón, thuỷ lợi, bảo vệ thực vật...; cải tạo xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp.

- Đi đầu trong việc chống quan liêu, bao cấp, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chuyển hẳn sang hạch toán kinh tế, kinh doanh xã hội chủ nghĩa; trong việc sắp xếp và tổ chức lại sản xuất, tinh giảm bộ máy và giảm nhẹ biên chế, trong phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, xây dựng và thực hiện các định mức tiên tiến, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham ô.

- Góp phần tích cực trong việc cải tạo tư thương, quản lý thị trường, ổn định giá cả, xây dựng quầy hàng, cửa hàng kiểu mẫu và tập thể mậu dịch viên thật sự là người phục vụ trung thành của nhân dân, kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực trên mặt trận phân phối, lưu thông.

Đi đầu trong việc tham gia lực lượng vũ trang và bán vũ trang để bảo vệ Tổ quốc; tham gia xây dựng văn hoá mới, nếp sống giảm dị văn minh, vui tươi lành mạnh, chống các hủ tục và tệ nạn xã hội.

II. CƠ CHẾ BẢO ĐẢM QUYỀN LÀM CHỦ TẬP THỂ VÀ VAI TRÒ XUNG KÍCH CỦA THANH NIÊN.

1. Chính quyền các cấp có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ có phẩm chất, năng lực, và đề bạt vào cơ quan lãnh đạo cao cấp, nhất là ở cơ sở.

2. Hàng năm, căn cứ đề nghị của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh, Uỷ ban kế hoạch Nhà nước xem xét khả năng và dự kiến phương hướng giải quyết các nhu cầu hợp lý về phương tiện, vật tư, kinh phí cho hoạt động của Đoàn thanh niên trình Hội đồng Bộ trưởng xét duyệt.

3. Bộ giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Tổng cục Dạy nghề... phối hợp Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh hướng dẫn các trường và các cấp bộ Đoàn trong việc bố trí cán bộ phụ trách công tác Đoàn thanh niên, tổng phụ trách Đội thiếu niên ở các trường.

4. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chủ động hoặc phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp của chính quyền địa phương tổ chức cho thanh niên tham gia các hoạt động kinh tế xã hội theo các hình thức thích hợp như công trình thanh niên, đội thanh niên xung phong, tổ máy hoặc xe máy thanh niên, quầy hàng hoặc cửa hàng thanh niên, đội thanh niên kiểm tra, triển lãm tuổi trẻ sáng tạo, luyện tay nghề, thi thợ giỏi. . . những hình thức hoạt động kể trên phải tuân thủ những nguyên tắc về tổ chức, về quản lý của Nhà nước và phù hợp với pháp luật của Nhà nước.

5. Khi xây dựng các chính sách, chế độ có liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi của thanh niên, các cơ quan chủ quản xây dựng đề án cần tham khảo ý kiến của Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trước khi trình hội đồng Bộ trưởng xét duyệt.

Khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi của thanh niên, thủ trưởng các cơ quan hoặc đơn vị cần tham khảo ý kiến của Đoàn thanh niên cùng cấp trước khi quyết định.

Các tổ chức có liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi của thanh niên như hội đồng tuyển sinh, Hội đồng nghĩa vụ quân sự... cần có quy chế làm việc để hiểu biết thấu đáo những tiềm năng và nguyện vọng chính đáng của thanh niên; khi cần thì có đại diện của Đoàn thanh niên cùng cấp tham gia, thảo luận và giải quyết những vấn đề có liên quan đến thanh niên.

6. Uỷ ban Khoa học xã hội (và các Viện khoa học có liên quan) cần cộng tác với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến thanh niên và thiếu nhi.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các ngành ở trung ương mà chức năng có quan hệ nhiều đến nghĩa vụ và quyền lợi của thanh niên, hoặc các ngành có đông đảo thanh niên làm việc, Uỷ ban Nhân dân các cấp cần phân công cán bộ lãnh đạo và có quy chế làm việc thích hợp để theo dõi tình hình thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với thanh niên, kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện Nghị quyết này.

2. Hàng năm khi báo cáo tình hình hoạt động của ngành và của địa phương lên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Thủ trưởng các ngành có liên quan của Hội đồng Bộ trưởng và Uỷ ban Nhân dân các cấp phải coi việc thực hiện Nghị quyết này là một nội dung quan trọng trong báo cáo.

3. Bộ trưởng Tổng thư ký Hội đồng Bộ trưởng giữ liên hệ thường xuyên với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc theo dõi, đôn đốc thực hiện Nghị quyết này; định kỳ tổ chức các buổi làm việc giữa thường vụ Hội đồng Bộ trưởng với Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

 

 

Phạm Văn Đồng

(Đã ký)

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết số 62a-HĐBT ngày 19/05/1986 về việc phát huy quyền làm chủ tập thể về vai trò xung kích của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc do Hội đồng Bộ trưởng ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.974

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.108.241
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!