Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 49/2014/NĐ-CP thanh tra doanh nghiệp nhà nước chấp hành pháp luật quyết định chủ sở hữu

Số hiệu: 49/2014/ND-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 20/05/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 49/2014/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2014

NGHỊ ĐỊNH

VỀ GIÁM SÁT, KIỂM TRA, THANH TRA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT VÀ TUÂN THỦ CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA CHỦ SỞ HỮU

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Theo đề nghị của Tổng Thanh tra Chính phủ,

Chính phủ ban hành Nghị định về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu.

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định việc giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các doanh nghiệp nhà nước (sau đây gọi chung là doanh nghiệp cấp 1), bao gồm:

a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế; công ty mẹ của tổng công ty nhà nước; công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con; công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ quản lý ngành), Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định thành lập;

b) Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ do các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ sở hữu vốn đầu tư vào doanh nghiệp.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần do các doanh nghiệp cấp 1 là chủ sở hữu vốn đầu tư vào doanh nghiệp và nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (sau đây gọi chung là doanh nghiệp cấp 2).

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; chủ sở hữu, tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu ủy quyền, phân cấp hoặc giao thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, kiểm soát viên, người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Giám sát doanh nghiệp nhà nước” là hoạt động theo dõi, tổng hợp và phân tích, đánh giá thường xuyên hoặc định kỳ của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định về việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước.

2. “Kiểm tra doanh nghiệp nhà nước” là hoạt động xem xét, xác minh, làm rõ và kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền định kỳ hoặc đột xuất theo căn cứ, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định về việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước.

3. ‘‘Thanh tra doanh nghiệp nhà nước” là hoạt động xem xét, đánh giá và xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền định kỳ hoặc đột xuất theo căn cứ, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định về việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước.

4. “Chủ sở hữu” là cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, bao gồm các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các doanh nghiệp cấp 1 khi đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khác.

5. “Cơ quan quản lý nhà nước về tài chính đối với doanh nghiệp” là Bộ Tài chính và Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp).

6. “Người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn đầu tư tại doanh nghiệp” (sau đây viết tắt là Người đại diện) là cá nhân được chủ sở hữu ủy quyền bằng văn bản để thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu tại doanh nghiệp.

7. “Người quản lý doanh nghiệp” là Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Công ty, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Giám đốc, kế toán trưởng (không bao gồm Tổng giám đốc, Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, kế toán trưởng làm việc theo hợp đồng lao động).

8. “Doanh nghiệp nhà nước” là doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Điều 4. Áp dụng pháp luật trong hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước

1. Trường hợp các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc pháp luật chuyên ngành có quy định khác về giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước, thì áp dụng theo quy định của các điều ước quốc tế hoặc pháp luật chuyên ngành đó.

2. Đối với các doanh nghiệp do Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và doanh nghiệp cấp 1 là chủ sở hữu vốn đầu tư vào doanh nghiệp và nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ, thì Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và doanh nghiệp cấp 1 căn cứ vào các quy định tại Nghị định này quy định cụ thể về quy chế giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tại doanh nghiệp.

Điều 5. Mục đích của giám sát, kiểm tra, thanh tra

1. Nắm bắt, phản ánh và đánh giá đúng đắn về việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp nhà nước, qua đó kịp thời chấn chỉnh hoặc áp dụng các biện pháp phù hợp, giúp doanh nghiệp khắc phục những tồn tại, hạn chế để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

2. Giúp các cơ quan quản lý nhà nước, chủ sở hữu phát hiện những yếu kém trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước; xác định nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xem xét, xử lý.

3. Kịp thời phát hiện những sơ hở, bất cập trong chính sách, pháp luật và cơ chế quản lý đối với các doanh nghiệp nhà nước để kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những biện pháp khắc phục, hoàn thiện.

4. Tăng cường thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước; khuyến khích việc chia sẻ, nhân rộng những kinh nghiệm tốt, mô hình kinh doanh có hiệu quả giữa các doanh nghiệp nhà nước.

Điều 6. Nguyên tắc giám sát, kiểm tra, thanh tra

1. Tuân theo các quy định của pháp luật và bảo đảm tính khách quan, chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch.

2. Tăng cường phối hợp có hiệu quả giữa chủ sở hữu, cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ giám sát, kiểm tra, thanh tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra.

3. Không làm cản trở hoạt động bình thường của các doanh nghiệp là đối tượng giám sát, kiểm tra, thanh tra và các chủ thể có liên quan khác.

4. Không trùng lặp về phạm vi, nội dung, đối tượng, thời gian kiểm tra, thanh tra giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

Điều 7. Nội dung giám sát, kiểm tra, thanh tra

1. Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật trên các lĩnh vực sau đây:

a) Quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước; chế độ tài chính và giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp theo quy định của Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành;

b) Sắp xếp, đổi mới, kiện toàn tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp; xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về đầu tư phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp;

c) Tuyển dụng, quản lý, sử dụng lao động; đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, chính sách tiền lương, tiền thưởng và các chế độ, chính sách khác đối với người quản lý doanh nghiệp, người đại diện và người lao động làm việc tại doanh nghiệp;

d) Quy định của pháp luật chuyên ngành về lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh; quy định, quy trình về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp;

đ) Các quy định của pháp luật về việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, đánh giá hiệu quả hoạt động và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, công khai, minh bạch trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

e) Các quy định của pháp luật khác theo yêu cầu của chủ sở hữu hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ quyết định của chủ sở hữu về các nội dung sau:

a) Việc thực hiện các chiến lược, kế hoạch sản xuất, kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển đã được phê duyệt; nhiệm vụ công ích được giao cho doanh nghiệp; các dự án đầu tư nhóm A, B đã được phê duyệt;

b) Việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ; tăng, giảm vốn điều lệ; vay nợ, cho vay nợ (trong nước và nước ngoài); huy động vốn; nghĩa vụ tài sản; mua, bán tài sản có giá trị (từ 50% vốn điều lệ trở lên hoặc theo quy định trong Điều lệ); việc góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn của doanh nghiệp tại các doanh nghiệp khác theo chủ trương đã phê duyệt;

c) Việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản; thành lập, giải thể các đơn vị mới trực thuộc theo đề án đã phê duyệt;

d) Việc thực hiện các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; việc thực hiện các nhiệm vụ hoặc tham gia thực hiện việc cung cấp và bảo đảm các sản phẩm, dịch vụ công ích, thiết yếu của nền kinh tế theo quyết định hoặc quy định của chủ sở hữu;

đ) Việc thực hiện các quyết định liên quan đến tuyển dụng, quản lý, sử dụng; thực hiện chế độ, chính sách; đánh giá hoạt động, khen thưởng, kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp và người lao động;

e) Việc thực hiện các quyết định khác liên quan đến kết quả giám sát, kiểm tra, thanh tra; đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả quản lý và điều hành đối với doanh nghiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của người quản lý doanh nghiệp;

g) Các nội dung khác theo yêu cầu của chủ sở hữu.

Điều 8. Xây dựng, phê duyệt kế hoạch giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước hàng năm

1. Quý IV hàng năm, căn cứ vào tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước thuộc quyền quản lý, chủ sở hữu là Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo việc xây dựng, phê duyệt và thực hiện kế hoạch giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước. Nội dung về thanh tra của kế hoạch giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước hàng năm phải thống nhất với Định hướng chương trình thanh tra do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hướng dẫn xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ và kế hoạch thanh tra của chủ sở hữu; chủ sở hữu là doanh nghiệp cấp 1 xây dựng, phê duyệt và thực hiện kế hoạch giám sát, kiểm tra đối với các doanh nghiệp cấp 2.

2. Kế hoạch giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước hàng năm phải xác định rõ mục tiêu, nội dung, đối tượng, phạm vi giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với mỗi doanh nghiệp và được gửi cho Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thanh tra Chính phủ và các Bộ, ngành, cơ quan nhà nước có liên quan để lấy ý kiến và sau khi phê duyệt để phối hợp thực hiện; kế hoạch giám sát, kiểm tra của chủ sở hữu là các doanh nghiệp cấp 1 phải được gửi cho Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp để lấy ý kiến và sau khi phê duyệt để phối hợp thực hiện.

Điều 9. Xử lý chồng chéo trong hoạt động kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ pháp luật và chấp hành các quyết định của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước

1. Tổng Thanh tra Chính phủ chủ trì xử lý chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra việc tuân thủ pháp luật và chấp hành các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp nhà nước giữa các Thanh tra Bộ và giữa Thanh tra Bộ với Thanh tra tỉnh.

2. Chánh Thanh tra bộ quản lý ngành chủ trì xử lý chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ pháp luật và chấp hành các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; phối hợp với Chánh Thanh tra tỉnh giải quyết việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Chánh Thanh tra tỉnh chủ trì xử lý chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ pháp luật và chấp hành các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp nhà nước trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh; giữa các Thanh tra sở; chủ trì, phối hợp với Chánh Thanh tra bộ quản lý ngành giải quyết việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

4. Việc xử lý chồng chéo theo quy định tại Điều này được thực hiện thông qua hoạt động hướng dẫn, điều phối lập kế hoạch trong quá trình xây dựng, phê duyệt kế hoạch giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước hàng năm theo quy định tại Điều 8 Nghị định này. Trường hợp có phát sinh chồng chéo trong quá trình thực hiện kế hoạch, thì ưu tiên hoạt động kiểm tra, thanh tra do chủ sở hữu hoặc cơ quan, đơn vị có thẩm quyền được chủ sở hữu giao tiến hành.

Chương 2.

GIÁM SÁT VIỆC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT VÀ TUÂN THỦ CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA CHỦ SỞ HỮU

Mục 1: TRÁCH NHIỆM GIÁM SÁT

Điều 10. Thẩm quyền giám sát

1. Chủ sở hữu là các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giám sát việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp cấp 1 và các doanh nghiệp cấp 2.

2. Chủ sở hữu là các doanh nghiệp cấp 1 có thẩm quyền giám sát việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp cấp 2.

3. Trong phạm vi quản lý nhà nước của mình, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không phải là chủ sở hữu có trách nhiệm phối hợp với chủ sở hữu giám sát việc chấp hành pháp luật và tuân thủ quyết định của chủ sở hữu theo phân công, phân cấp về quản lý nhà nước và thực hiện các quyền chủ sở hữu đối với doanh nghiệp.

Điều 11. Trách nhiệm của chủ sở hữu là các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Phân công, phân cấp và giao nhiệm vụ thống nhất việc giám sát các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền cho cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc; quy định chi tiết về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị là đầu mối thống nhất việc giám sát doanh nghiệp.

2. Hướng dẫn về nội dung giám sát, hình thức giám sát, quy định và tổ chức thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động giám sát đối với các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

3. Định kỳ sáu (06) tháng tối thiểu 1 lần, trực tiếp làm việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị là đầu mối thống nhất việc giám sát doanh nghiệp; trường hợp cần thiết có thể mời thêm hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, kiểm soát viên, người đại diện tại doanh nghiệp tham dự để nắm tình hình về việc chấp hành pháp luật và tuân thủ quyết định của chủ sở hữu.

4. Kịp thời áp dụng các biện pháp quản lý hoặc các biện pháp khác theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

5. Căn cứ vào kết quả giám sát doanh nghiệp, tiến hành kiểm tra, thanh tra theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, thanh tra.

6. Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có hành vi không tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật được phát hiện qua hoạt động giám sát.

7. Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ tướng Chính phủ khi để xảy ra sai phạm dẫn đến thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước tại các doanh nghiệp được giao hoặc thuộc quyền quản lý nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các biện pháp quản lý cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn.

Điều 12. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị được chủ sở hữu giao là đầu mối thống nhất việc giám sát doanh nghiệp

1. Định kỳ hàng năm xây dựng nội dung, hoạt động giám sát và tổng hợp chung vào kế hoạch giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước trình chủ sở hữu phê duyệt.

2. Tiếp nhận thông tin, báo cáo về các nội dung giám sát doanh nghiệp trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu được quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật khác liên quan.

3. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của chủ sở hữu theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

4. Kiến nghị với chủ sở hữu theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, thanh tra căn cứ vào kết quả giám sát đối với các doanh nghiệp.

5. Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của chủ sở hữu và các cơ quan, tổ chức có liên quan tiến hành kiểm tra, thanh tra đối với các doanh nghiệp nhà nước.

6. Căn cứ nhiệm vụ được giao, phân công cán bộ chuyên trách thường xuyên theo dõi, nắm tình hình về hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước và quản lý, tổ chức bộ máy để triển khai các nhiệm vụ về giám sát đối với các doanh nghiệp nhà nước.

7. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao là đầu mối thống nhất việc giám sát doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu về việc thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc khi có sai phạm dẫn đến thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước tại các doanh nghiệp.

Điều 13. Trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty tại các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

1. Căn cứ vào các quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan, thực hiện giám sát trong nội bộ doanh nghiệp về việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu; giám sát thường xuyên thông qua người đại diện đối với các doanh nghiệp góp vốn.

2. Căn cứ vào các quy định pháp luật có liên quan và hướng dẫn của chủ sở hữu, tổ chức hệ thống thông tin, báo cáo về tình hình kinh doanh và quản lý nội bộ nhằm phục vụ cho công tác giám sát tại doanh nghiệp và giám sát thông qua người đại diện đối với các doanh nghiệp góp vốn.

3. Thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hoặc các biện pháp quản lý khác theo yêu cầu của chủ sở hữu hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm mục tiêu bảo toàn vốn và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

4. Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị chủ sở hữu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm pháp luật, không tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.

5. Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo chủ sở hữu, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc chấp hành pháp luật, tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp theo quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

6. Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi để xảy ra sai phạm dẫn đến thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các biện pháp quản lý cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn.

Điều 14. Trách nhiệm của kiểm soát viên, người đại diện tại doanh nghiệp

1. Trên cơ sở kế hoạch giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước hàng năm đã được phê duyệt xây dựng kế hoạch giám sát cụ thể tại doanh nghiệp mà mình là người đại diện hoặc được giao kiểm soát.

2. Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo với chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về tình hình chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

3. Kiến nghị với chủ sở hữu theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp nhằm chấn chỉnh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.

4. Kiến nghị với chủ sở hữu theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, thanh tra căn cứ vào kết quả giám sát đối với các doanh nghiệp.

5. Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp quản lý, đề xuất, kiến nghị của chủ sở hữu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với doanh nghiệp.

6. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước chủ sở hữu về việc thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Điều này; về tính trung thực của các thông tin, báo cáo hoặc khi để xảy ra sai phạm dẫn đến thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp được giao giám sát nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn.

Mục 2: HÌNH THỨC GIÁM SÁT

Điều 15. Hình thức giám sát

1. Đối với doanh nghiệp cấp 1 mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, chủ sở hữu là Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát thông qua các hình thức sau:

a) Xem xét, tổng hợp, đánh giá báo cáo tự giám sát của doanh nghiệp;

b) Xem xét, tổng hợp, đánh giá báo cáo của kiểm soát viên;

c) Tổng hợp các kiến nghị, đánh giá, biện pháp xử lý và tình hình thực hiện các kết luận kiểm tra, thanh tra, điều tra và báo cáo giám sát, kiểm toán;

d) Tiếp nhận, xem xét, giải quyết các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo liên quan đến doanh nghiệp theo thẩm quyền.

2. Đối với doanh nghiệp cấp 1 mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, chủ sở hữu là Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát thông qua báo cáo của người đại diện tại doanh nghiệp và các hình thức giám sát quy định tại Điểm c, Điểm d, Khoản 1 Điều này.

3. Đối với các doanh nghiệp cấp 2 thì doanh nghiệp cấp 1 và Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ sở hữu của doanh nghiệp cấp 1 thực hiện giám sát thông qua báo cáo của người đại diện tại doanh nghiệp.

Điều 16. Giám sát thông qua việc xem xét, tổng hợp, đánh giá các báo cáo tự giám sát của doanh nghiệp, báo cáo của kiểm soát viên hoặc người đại diện tại doanh nghiệp

1. Căn cứ vào quy định tại Điều 7 Nghị định này, cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao là đầu mối thống nhất việc giám sát doanh nghiệp có trách nhiệm thường xuyên xem xét, tổng hợp, đánh giá các báo cáo tự giám sát của doanh nghiệp, báo cáo của kiểm soát viên hoặc người đại diện.

2. Khi xem xét, đánh giá báo cáo tự giám sát của doanh nghiệp, báo cáo của kiểm sát viên hoặc người đại diện, cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao là đầu mối thống nhất việc giám sát doanh nghiệp có quyền yêu cầu doanh nghiệp, kiểm soát viên hoặc người đại diện cung cấp thông tin, tài liệu bổ sung hoặc giải trình về những vấn đề có liên quan nhằm làm rõ về các nội dung giám sát. Trường hợp cần thiết, có thể yêu cầu đại diện doanh nghiệp, kiểm soát viên hoặc người đại diện trực tiếp trình bày các nội dung còn chưa rõ trong báo cáo.

3. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao là đầu mối thống nhất việc giám sát doanh nghiệp chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân có liên quan đến lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp hoặc thuê tổ chức đánh giá độc lập nhằm làm rõ về các nội dung giám sát.

Điều 17. Giám sát thông qua việc tổng hợp các kiến nghị, đánh giá, biện pháp xử lý và tình hình thực hiện các kết luận kiểm tra, thanh tra, điều tra và báo cáo kết quả giám sát, báo cáo kiểm toán

1. Các cơ quan có thẩm quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra có trách nhiệm gửi kết luận kiểm tra, thanh tra, điều tra hoặc báo cáo giám sát, kiểm toán doanh nghiệp cho chủ sở hữu để thực hiện việc giám sát.

2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao là đầu mối thống nhất việc giám sát doanh nghiệp có trách nhiệm tổng hợp các kiến nghị, đánh giá, biện pháp xử lý và tình hình thực hiện các kết luận giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra hoặc báo cáo kiểm toán vào báo cáo kết quả giám sát đối với doanh nghiệp.

Điều 18. Giám sát thông qua việc tiếp nhận, xem xét, giải quyết các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo liên quan đến doanh nghiệp

1. Chủ sở hữu theo thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận, xem xét, giải quyết các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo có liên quan trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp hoặc quyết định, hành vi của người quản lý và người lao động làm việc tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các văn bản pháp luật có liên quan.

2. Kết quả tiếp nhận, xem xét, giải quyết các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo đối với doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp hoặc quyết định, hành vi của người quản lý, người lao động làm việc tại doanh nghiệp được gửi cho cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao là đầu mối thống nhất việc giám sát doanh nghiệp tổng hợp vào báo cáo kết quả giám sát.

Mục 3: CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ XỬ LÝ KẾT QUẢ GIÁM SÁT

Điều 19. Báo cáo tự giám sát của doanh nghiệp

Căn cứ vào hướng dẫn của chủ sở hữu là Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định này, các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ xây dựng báo cáo tự giám sát về tình hình chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu.

Điều 20. Báo cáo của kiểm soát viên, người đại diện tại doanh nghiệp

1. Báo cáo của kiểm soát viên, người đại diện tại các doanh nghiệp cấp 1 được thực hiện như sau:

a) Báo cáo được lập theo định kỳ hàng quý, năm và gửi cho chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nước về tài chính đối với doanh nghiệp (doanh nghiệp do Bộ quản lý thì gửi Bộ Tài chính và doanh nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý thì gửi Sở Tài chính);

b) Báo cáo quý không gửi chậm quá ngày 15 của tháng đầu quý tiếp theo; báo cáo năm gửi không chậm quá ngày 31 tháng 1 của năm kế tiếp.

2. Đối với doanh nghiệp cấp 2, chế độ báo cáo của người đại diện do chủ sở hữu là doanh nghiệp cấp 1 quy định cụ thể. Khi gửi báo cáo cho chủ sở hữu, người đại diện tại doanh nghiệp cấp 2 đồng thời có trách nhiệm gửi cho Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ sở hữu của doanh nghiệp cấp 1.

Điều 21. Báo cáo kết quả giám sát của chủ sở hữu là Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Định kỳ sáu (06) tháng và hàng năm, căn cứ vào kết quả thực hiện các hình thức giám sát quy định tại các Điều 16, 17, 18 của Nghị định này, chủ sở hữu là Bộ quản lý ngành hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập báo cáo kết quả giám sát gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thanh tra Chính phủ và các cơ quan có liên quan. Báo cáo kết quả giám sát phải gửi kèm theo báo cáo tự giám sát của từng doanh nghiệp, báo cáo giám sát của kiểm soát viên hoặc của người đại diện tại doanh nghiệp. Thời hạn gửi báo cáo 06 tháng không muộn quá ngày 31 tháng 8 của năm báo cáo; báo cáo năm không muộn quá ngày 31 tháng 5 năm kế tiếp.

2. Báo cáo kết quả giám sát bao gồm các nội dung sau đây:

a) Đặc điểm, tình hình của các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của chủ sở hữu và thực trạng công tác quản lý đối với doanh nghiệp trong kỳ báo cáo (cơ sở pháp lý và các quyết định của chủ sở hữu);

b) Tóm tắt kết quả tự giám sát của doanh nghiệp, báo cáo của kiểm soát viên, của người đại diện tại doanh nghiệp;

c) Kết quả giám sát của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ quyết định của chủ sở hữu theo các nội dung quy định tại Điều 7 Nghị định này;

d) Đánh giá kết quả giám sát của chủ sở hữu và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về mức độ chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp (theo các mức: chấp hành và tuân thủ đầy đủ; chấp hành và tuân thủ một phần; chưa chấp hành và không tuân thủ); đánh giá về mức độ bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại các doanh nghiệp;

đ) Giải pháp đã áp dụng của chủ sở hữu hoặc các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có); kiến nghị hoặc đề xuất các giải pháp nhằm chấn chỉnh, khắc phục hoặc kiểm tra, thanh tra (nếu có).

3. Báo cáo kết quả giám sát được lưu vào hồ sơ quản lý doanh nghiệp nhà nước của chủ sở hữu và được công khai theo quy định của pháp luật.

Điều 22. Xử lý kết quả giám sát

Căn cứ kết quả giám sát, chủ sở hữu hoặc cơ quan, đơn vị được chủ sở hữu giao có trách nhiệm:

1. Xem xét, giải quyết kịp thời theo thẩm quyền những khó khăn, vướng mắc có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp; tạo điều kiện để doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu, kế hoạch kinh doanh đã được phê duyệt.

2. Đôn đốc và kịp thời áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền nhằm chấn chỉnh hoạt động của doanh nghiệp.

3. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý kỷ luật đối với Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty tại các doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Xử lý theo thẩm quyền đối với người quản lý doanh nghiệp, người đại diện khi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo, không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ các quy định của chủ sở hữu và các vi phạm pháp luật khác.

4. Quyết định kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp theo thẩm quyền quy định tại Nghị định này.

5. Chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan điều tra có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự khi có dấu hiệu tội phạm.

Chương 3.

KIỂM TRA DOANH NGHIỆP

Điều 23. Trách nhiệm kiểm tra

1. Chủ sở hữu là Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi thẩm quyền của mình có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tiến hành kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất việc chấp hành pháp luật và thực hiện các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp theo nội dung được quy định tại Điều 7 Nghị định này;

b) Hướng dẫn về trình tự, thủ tục, nội dung kiểm tra đối với các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

2. Các doanh nghiệp cấp 1 có trách nhiệm tiến hành kiểm tra trong nội bộ doanh nghiệp, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp cấp 2.

3. Hoạt động kiểm tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chủ sở hữu hoặc cơ quan, tổ chức được chủ sở hữu giao đối với các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của chủ sở hữu.

4. Hoạt động kiểm tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, không chấp hành các quyết định của chủ sở hữu hoặc theo yêu cầu quản lý của chủ sở hữu và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5. Hoạt động kiểm tra do đoàn kiểm tra hoặc người được giao thực hiện nhiệm vụ kiểm tra tiến hành.

Điều 24. Thẩm quyền kiểm tra

1. Trường hợp chủ sở hữu là Bộ quản lý ngành, thì Bộ trưởng Bộ quản lý ngành quyết định kiểm tra hoặc giao cho Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc kiểm tra đối với các doanh nghiệp cấp 1 và các doanh nghiệp cấp 2.

2. Trường hợp chủ sở hữu là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định kiểm tra hoặc giao cho Thủ trưởng các sở, ngành trực thuộc kiểm tra đối với các doanh nghiệp cấp 1 và các doanh nghiệp cấp 2.

3. Trường hợp chủ sở hữu là doanh nghiệp cấp 1, thì Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty, Hội đồng quản trị của doanh nghiệp cấp 1 quyết định kiểm tra việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp cấp 2.

4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không phải là chủ sở hữu và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật có trách nhiệm phối hợp với chủ sở hữu, cơ quan, đơn vị được chủ sở hữu giao trong việc kiểm tra đối với doanh nghiệp.

Điều 25. Tổ chức đoàn kiểm tra

1. Ra quyết định kiểm tra:

a) Căn cứ vào kế hoạch giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp hàng năm đã được phê duyệt, chủ sở hữu hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị được chủ sở hữu giao phải ra quyết định kiểm tra và gửi cho doanh nghiệp được kiểm tra, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất;

b) Trường hợp kiểm tra đột xuất, đoàn kiểm tra có trách nhiệm thông báo thời gian, nội dung kiểm tra cho doanh nghiệp được kiểm tra chậm nhất là 01 ngày làm việc trước ngày kiểm tra.

2. Quyết định kiểm tra phải có các nội dung sau:

a) Căn cứ kiểm tra;

b) Đối tượng kiểm tra;

c) Nội dung, phạm vi kiểm tra;

d) Thời hạn tiến hành kiểm tra;

đ) Họ, tên, chức vụ, nơi công tác của trưởng đoàn và thành viên đoàn kiểm tra hoặc người kiểm tra.

3. Thời hạn tiến hành cuộc kiểm tra tối đa là 10 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra; trường hợp cuộc kiểm tra liên quan đến nhiều đối tượng, địa bàn kiểm tra rộng, tính chất việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra.

4. Trong quá trình kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra tiến hành lập biên bản đối với hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp hoặc để xác nhận việc thu thập, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra. Biên bản phải có các nội dung sau:

a) Ngày, tháng, năm lập biên bản;

b) Họ, tên, chức vụ của trưởng đoàn kiểm tra;

c) Họ, tên, chức vụ của đại diện doanh nghiệp được kiểm tra;

d) Hành vi vi phạm của doanh nghiệp được kiểm tra hoặc thông tin, tài liệu được thu thập, cung cấp;

đ) Xác nhận của trưởng đoàn kiểm tra và đại diện doanh nghiệp được kiểm tra.

Điều 26. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được kiểm tra

1. Doanh nghiệp được kiểm tra có các quyền sau:

a) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu hoặc từ chối giải trình về các vấn đề không thuộc phạm vi, nội dung kiểm tra và nêu rõ lý do từ chối;

b) Giải trình và làm rõ những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra;

c) Khiếu nại hoặc thông báo với cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền về các quyết định, hành vi có dấu hiệu trái pháp luật của trưởng đoàn kiểm tra, thành viên đoàn kiểm tra, của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.

2. Doanh nghiệp được kiểm tra có trách nhiệm:

a) Chấp hành quyết định kiểm tra;

b) Hợp tác, cung cấp thông tin, tài liệu chính xác, đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của đoàn kiểm tra, người kiểm tra;

c) Thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu của đoàn kiểm tra, người kiểm tra; quyết định, kết luận của người ra quyết định kiểm tra.

Điều 27. Báo cáo kết quả kiểm tra, kết luận kiểm tra

1. Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra hoặc người kiểm tra có trách nhiệm báo cáo về kết quả kiểm tra với người ra quyết định kiểm tra. Báo cáo kết quả kiểm tra bao gồm các nội dung sau đây:

a) Đánh giá tình hình, kết quả kiểm tra;

b) Kết luận về nội dung kiểm tra;

c) Kiến nghị các biện pháp xử lý hành vi vi phạm pháp luật và các nội dung khác (nếu có);

d) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành thanh tra (nếu có);

đ) Các giải pháp khắc phục (nếu có).

2. Báo cáo kết quả kiểm tra được gửi cho người ra quyết định kiểm tra.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả kiểm tra và giải trình của doanh nghiệp được kiểm tra (nếu có), người ra quyết định kiểm tra phải ban hành kết luận kiểm tra.

4. Kết luận kiểm tra phải được thể hiện bằng văn bản và được gửi cho doanh nghiệp được kiểm tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Kết luận kiểm tra được lưu trong hồ sơ quản lý doanh nghiệp.

Điều 28. Xử lý kết quả kiểm tra

1. Căn cứ kết quả kiểm tra, người ra quyết định kiểm tra có trách nhiệm áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để chấn chỉnh và khắc phục những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Yêu cầu doanh nghiệp đưa ra các giải pháp hoặc thực hiện các giải pháp khắc phục.

2. Trường hợp kết quả kiểm tra chưa đủ để đánh giá thực trạng của doanh nghiệp thì người ra quyết định kiểm tra theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thủ trưởng cơ quan chủ sở hữu quyết định thanh tra theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thanh tra.

3. Trong quá trình xem xét, xử lý kết quả kiểm tra, nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì người ra quyết định kiểm tra chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm sang cơ quan điều tra có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Chương 4.

THANH TRA DOANH NGHIỆP

Điều 29. Trách nhiệm thanh tra

1. Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ sở hữu của doanh nghiệp và các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra trong phạm vi thẩm quyền của mình có trách nhiệm thanh tra hoặc tham gia thanh tra việc chấp hành pháp luật, thực hiện các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp khi có một trong những căn cứ theo quy định của Luật thanh tra và Nghị định này.

2. Đối với lĩnh vực đầu tư hoặc quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp thì căn cứ vào kết quả giám sát, kiểm tra, Bộ quản lý ngành là chủ sở hữu của doanh nghiệp có trách nhiệm thanh tra việc chấp hành pháp luật và tuân thủ quyết định của chủ sở hữu tối thiểu hai (02) năm một (01) lần đối với doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quy định tại Điểm a, Khoản 2 Điều 30 Nghị định này; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ sở hữu của doanh nghiệp có trách nhiệm thanh tra việc chấp hành pháp luật và tuân thủ quyết định của chủ sở hữu tối thiểu một (01) năm một (01) lần đối với doanh nghiệp thuộc thẩm quyền theo quy định tại Khoản 3 Điều 30 Nghị định này.

3. Trường hợp Bộ quản lý ngành là chủ sở hữu của doanh nghiệp không thực hiện trách nhiệm quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc khi phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có trụ sở chính của doanh nghiệp có quyền ra quyết định thanh tra theo các nội dung thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cùng cấp đối với doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của Bộ quản lý ngành quy định tại Khoản 2 Điều 30 Nghị định này. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm về việc ra quyết định thanh tra và gửi quyết định thanh tra cho Bộ quản lý ngành để phối hợp trong quá trình tiến hành thanh tra.

Điều 30. Thẩm quyền thanh tra

1. Thanh tra Chính phủ thanh tra việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp cấp 1 do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và các doanh nghiệp cấp 2.

2. Thanh tra Bộ quản lý ngành:

a) Thanh tra việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp cấp 1 do Bộ trưởng quyết định thành lập hoặc được chuyển đổi từ các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ hoặc được giao cho Bộ quản lý và các doanh nghiệp cấp 2.

Đối với các doanh nghiệp cấp 1 do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập mà Bộ quản lý ngành được giao là cấp trên trực tiếp của Hội đồng thành viên, thì Thanh tra Bộ tiến hành thanh tra sau khi đã báo cáo và thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ;

b) Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ đối với các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thanh tra.

3. Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Thanh tra tỉnh) thanh tra việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp cấp 1 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc được chuyển đổi từ các doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các doanh nghiệp cấp 2; thanh tra việc chấp hành pháp luật đối với các doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 29 Nghị định này khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao. Trường hợp Thanh tra tỉnh không đáp ứng các yêu cầu cần thiết để tiến hành thanh tra thì có trách nhiệm báo cáo Thanh tra Chính phủ để xem xét, xử lý.

4. Thanh tra sở thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của sở đối với doanh nghiệp cấp 1 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc được chuyển đổi từ các doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; việc chấp hành pháp luật chuyên ngành của các doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 29 Nghị định này khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.

Điều 31. Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra

Khi tiến hành thanh tra đối với các doanh nghiệp, người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại các Điều 46, 47, 48, 53, 54 và 55 của Luật Thanh tra và các quy định của Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra, Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 2 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.

Điều 32. Căn cứ, trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra; kết luận và xử lý kết luận thanh tra

Căn cứ, trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra; kết luận và xử lý kết luận thanh tra đối với doanh nghiệp trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu được thực hiện theo quy định tại Luật Thanh tra, Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra, Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 2 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.

Chương 5.

XỬ LÝ VI PHẠM VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 33. Xử lý vi phạm

1. Người quản lý doanh nghiệp, người đại diện, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau đây:

a) Áp dụng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ nộp báo cáo, cung cấp thông tin theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước;

b) Áp dụng hình thức từ hạ bậc lương đến buộc thôi việc trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ thực hiện các biện pháp quản lý, các quyết định của chủ sở hữu và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền dẫn đến thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp.

2. Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ sở hữu của các doanh nghiệp, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành nếu để xảy ra thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp thuộc thẩm quyền trong các trường hợp sau:

a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với các doanh nghiệp nhà nước thuộc quyền quản lý hoặc được giao quản lý theo quy định tại Nghị định này;

b) Vi phạm nghĩa vụ báo cáo hoặc báo cáo không trung thực kết quả giám sát đối với các doanh nghiệp nhà nước thuộc quyền quản lý hoặc được giao quản lý theo quy định tại Nghị định này;

c) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các kết luận hoặc quyết định xử lý của cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp, cơ quan thanh tra, cơ quan kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước về các biện pháp xử lý sai phạm, khắc phục hạn chế, yếu kém trong quản lý đối với doanh nghiệp nhà nước hoặc quản lý vốn, tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp.

3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, người được giao giám sát, kiểm tra doanh nghiệp nếu có hành vi vi phạm trong khi thực hiện nhiệm vụ; người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra nếu thiếu trách nhiệm trong việc phát hiện những sai phạm của doanh nghiệp dẫn đến thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 34. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 7 năm 2014.

Điều 35. Tổ chức thực hiện

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiểm soát viên và người đại diện tại các doanh nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp;
- Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, V.I (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

THE GOVERNMENT
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 49/2014/ND-CP

Hanoi, May 20, 2014

 

DECREE

PROVIDING THE SUPERVISION, EXAMINATION AND INSPECTION OF STATE ENTERPRISES IN THE OBSERVANCE OF LAW AND OWNERS’ DECISIONS

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the November 29, 2005 Law on Enterprises;

Pursuant to the November 15, 2010 Law on Inspection;

At the proposal of the Inspector General,

The Government promulgates the Decree providing the supervision, examination and inspection of state enterprises in the observance of law and owners’ decisions.

Chapter I

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Scope of regulation

This Decree provides the supervision, examination and inspection of the observance of law and owners decisions by state enterprises.

Article 2. Subjects of application

1. State enterprises (below referred to as grade-1 enterprises), including:

a/ Single-member limited liability companies being parent companies of economic groups; parent companies of state corporations; parent companies after the parent company-subsidiary model; and independent single-member limited liability companies established under decisions of the Prime Minister or ministries, ministerial-level agencies or government-attached agencies (below collectively referred to as line ministries), or People’s Committees of provinces or centrally run cities (below collectively referred to as provincial- level People’s Committees);

b/ Joint-stock companies and limited liability companies with two or more members in which the State holds over 50% of charter capital and line ministries or provincial-level People’s Committees are owners of invested capital.

2. Limited liability companies or joint-stock companies in which grade-1 enterprises are owners of invested capital and hold over 50% of charter capital (below collectively referred to as grade-2 enterprises).

3. Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial-level People’s Committees; owners, organizations and individuals authorized by owners, decentralized or assigned to exercise the rights and perform the obligations of owners, controllers, authorized representatives for capital amounts invested in enterprises, and other agencies, organizations and individuals involved in the supervision, examination and inspection of state enterprises.

Article 3. Interpretation of terms

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Supervision of state enterprises means regular or periodical monitoring, synthesization, analysis and assessment by competent agencies or organizations of the observance of law and owners’ decisions by state enterprises according to the law-prescribed order and procedures.

2. Examination of state enterprises means periodical or extraordinary consideration, verification, clarification and conclusion by competent state agencies of the observance of law and owners’ decisions by state enterprises according to the law-prescribed bases, order and procedures.

3. Inspection of state enterprises means periodical or extraordinary consideration, assessment, and handling by competent state agencies of the observance of law and owners’ decisions by state enterprises according to the law-prescribed bases, order and procedures.

4. Owner means an agency or organization assigned or decentralized to exercise the rights and perform the obligations of the owner toward state- owned single-member limited liability companies and state capital amounts at enterprises, including line ministry, provincial-level People’s Committee and grade-1 enterprise, when investing capital in other enterprises.

5. State management agencies in charge of corporate finance include the Ministry of Finance and Finance Departments of provinces or centrally run cities (below collectively referred to as corporate finance management agencies).

6. Authorized representative for capital amount invested in an enterprise (below referred to as representative) means an individual authorized in writing by the owner to exercise the rights and perform the responsibilities and obligations of the owner at an enterprise.

7. Enterprise managers include chairpersons and members of Members’ Councils, Boards of Directors or company presidents, controllers, directors general, deputy directors general or directors, deputy directors, and chief accountants (excluding directors general, directors, deputy directors general, deputy directors and chief accountants working under labor contracts).

8. State enterprise means an enterprise in which the State holds over 50% of charter capital.

Article 4. Application of law in the supervision, examination and inspection of the observance of law and owners’ decisions by state enterprises

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. For enterprises in which line ministries, provincial-level People’s Committees or grade-1 enterprises are owners of invested capital and hold no more than 50% of charter capital, these line ministries, provincial-level People’s Committees or grade-1 enterprises shall, pursuant to this Decree, issue specific regulations on supervision, examination and assessment of the use efficiency of capital invested in such enterprises.

Article 5. Purposes of supervision, examination and inspection

1. To correctly grasp, report and assess the observance of law and owners’ decisions by state enterprises for promptly taking remedies or appropriate measures to assist the enterprises in addressing their shortcomings and limitations in order to raise their business efficiency.

2. To assist state management agencies and owners in detecting weaknesses in business activities of state enterprises; to identify causes and responsibilities of related agencies, organizations and individuals and handle them according to competence or report to competent persons for consideration and handling.

3. To promptly detect loopholes and problems in policies, laws and management mechanisms applicable to state enterprises in order to propose solutions to competent state agencies.

4. To increase publicity and transparency in activities of state enterprises; to encourage the sharing and expansion of good experiences and effective business models among state enterprises.

Article 6. Principles of supervision, examination and inspection

1. Complying with law and ensuring objectivity, accuracy, promptness, publicity and transparency.

2. Enhancing effective coordination between owners, agencies, organizations and individuals assigned with supervision, examination and inspection tasks and other related agencies, organizations and individuals in supervision, examination and inspection work.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Ensuring no overlap in the scope, contents, subjects and time frames of examinations and inspections conducted by competent agencies, organizations and persons.

Article 7. Contents of supervision, examination and inspection

1. To supervise, examine and inspect the observance of law in the following fields:

a/ Management and use of state capital and assets; financial regime applicable to and financial supervision of enterprises under the Government’s Decree No. 61/2013/ND-CP of June 25, 2013, and guiding documents;

b/ Reorganization, renewal, and consolidation of the organization and operation, of enterprises; formulation and implementation of development investment strategies, master plans and plans and production and business plans for enterprises;

c/ Recruitment, management and employment of laborers; assessment, commendation and disciplining of, and salaries, bonuses and other regimes and policies toward, managers, representatives and laborers of enterprises;

d/ Observance of specialized laws concerning the business fields and lines of enterprises and of professional-technical regulations and processes and managerial rules in these business fields and lines;

dd/ Observance of regulations on supervision, examination, inspection, assessment of the operation efficiency and implementation of regulations on information, reporting, publicity and transparency in the business activities, by enterprises;

e/ Observance of other regulations at the request of owners or competent state agencies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Implementation of approved production and business strategies and plans and development investment plans; public-utility tasks assigned to enterprises; and approved investment projects of groups A and B;

b/ Distribution of profits, and setting up and use of funds; increase or decrease of charter capital; borrowing and provision of (domestic and foreign) loans; capital raising; asset liabilities; purchase and sale of valuable assets (accounting for 50% or more of charter capital or as prescribed in the charter); contribution, holding, increase or decrease of capital of enterprises at other enterprises under approved policies;

c/ Implementation of business targets, tasks and lines; reorganization, ownership transformation, dissolution and bankruptcy claim; establishment and dissolution of attached units under approved plans;

d/ Implementation of market development, marketing and technological solutions; performance of tasks or participation in the provision and assurance of essential public-utility products and services of the economy under decisions or regulations of owners;

dd/ Implementation of decisions relating to recruitment, management and employment of laborers; implementation of regimes and policies; operation assessment, commendation and disciplining of managers and laborers of enterprises;

e/ Implementation of other decisions relating to the results of supervision, examination and inspection; assessment of production and business efficiency, management and administration of enterprises by competent state agencies; and performance of tasks and exercise of powers of managers of enterprises;

g/ Other contents at the request of owners.

Article 8. Formulation and approval of annual plans on supervision, examination and inspection of state enterprises

1. In the fourth quarter every year, based on the operation situation of state enterprises under their management, line ministries or provincial-level People’s Committees shall direct the formulation, approval and implementation of annual plans on supervision, examination and inspection of state enterprises. These plans’ inspection contents must be consistent with orientations of the Prime Minister-approved inspection programs, the Government Inspectorate’s guidance on formulation of inspection plans and owners’ inspection plans; grade-1 enterprises shall formulate, approve and implement plans on supervision and examination of grade-2 enterprises.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 9. Handling of overlap in the examination and inspection of the observance of law and owners’ decisions by state enterprises

1. The Inspector General shall assume the prime responsibility for handling overlap in the scope, subjects, contents and time of inspection of the observance of law and owners’ decisions by state enterprises, among the inspectorates of ministries and between the inspectorates of ministries and provincial-level inspectorates.

2. Chief inspectors of line ministries shall assume the prime responsibility for handling overlap in the scope, subjects, contents and time of examination and inspection of the observance of law and owners’ decisions by state enterprises under the ministries’ state management; and coordinate with provincial-level chief inspectors in handling overlap in the scope, subjects, contents and time of inspection of the observance of law and owners’ decisions by state enterprises in provinces or centrally run cities.

3. Provincial-level chief inspectors shall assume the prime responsibility for handling overlap in the scope, subjects, contents and time of examination and inspection of the observance of law and owners’ decisions by state enterprises under the state management of provincial-level People’s Committees; and among the inspectorates of provincial-level Departments; and assume the prime responsibility for, and coordinate with chief inspectors of line ministries in, handling overlap in the scope, subjects, contents and time of inspection of the observance of law and owners’ decisions by state enterprises in provinces or centrally run cities.

4. The handling of overlap prescribed in this Article shall be conducted through guidance and coordination during the formulation and approval of annual plans on supervision, examination and inspection of state enterprises under Article 8 of this Decree. For overlap occurring in the course of plan implementation, priority shall be given to examination and inspection conducted by owners or competent agencies or units assigned by owners.

Chapter II

SUPERVISION OF THE OBSERVANCE OF LAW AND OWNERS’ DECISIONS

Section 1. SUPERVISION RESPONSIBILITY

Article 10. Supervision competence

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Owners being grade-1 enterprises have the competence to supervise the observance of law and owners’ decisions by grade-2 enterprises.

3. Within the scope of their state management, ministries, ministerial- level agencies and provincial-level People’s Committees other than owners shall coordinate with owners in supervising the observance of law and owners’ decisions according to state management assignment and decentralization and exercise the owners’ rights toward enterprises.

Article 11. Responsibilities of owners being line ministries or provincial-level People’s Committees

1. To assign and decentralize the uniform supervision of enterprises under their management to their attached agencies, organizations and units; to detail the tasks and powers of agencies, organizations and units that act as focal points in uniformly supervising enterprises.

2. To guide the contents and forms of supervision, stipulate, and organize the implementation of, regimes on information and reporting on supervision, examination, and handling of violations in supervisory activities for enterprises under their management in accordance with this Decree and other relevant legal documents.

3. At least once every six (6) months, to work directly with agencies, organizations and units that act as focal points in uniformly supervising enterprises; when necessary, to invite members’ councils, company presidents, controllers and representatives to attend these working sessions to grasp the situation of observance of law and owners’ decisions.

4. To timely apply management measures or other measures according to their competence or propose competent agencies or organizations to apply necessary measures to remove difficulties and problems in the business activities of enterprises.

5. Based on the results of supervision of enterprises, to conduct examination or inspection according to their competence or propose competent state agencies to do so.

6. To handle according to their competence or propose competent state agencies to handle agencies, organizations, units or individuals that commit illegal acts or failing to observe owners’ decisions which are detected through supervision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 12. Responsibilities of agencies, organizations and units assigned by owners to act as focal points in uniformly supervising enterprises

1. To annually work out supervision contents and activities and include them in plans on supervision, examination and inspection of state enterprises for submission to owners for approval.

2. To receive information and reports on the contents of supervision of enterprises in the observance of law and owners’ decisions as prescribed in this Decree and other relevant regulations.

3. To implement regulations on information and reporting on the observance of law and owners’ decisions by enterprises under owners’ management in accordance with this Decree and other relevant regulations.

4. To propose owners according to their competence or request competent state agencies to examine and inspect enterprises based on supervision results.

5. To assume the prime responsibility for, or coordinate with agencies, organizations or units under owners’ management and related agencies and organizations in, examining or inspecting state enterprises.

6. Based on their assigned tasks, to assign full-time officers to regularly monitor and grasp the operation, management and organizational apparatus of state enterprises for organizing the supervision of state enterprises.

7. Heads of agencies, organizations or units assigned to act as focal points in uniformly supervising enterprises shall take responsibility before law and owners for the performance of their assigned tasks or for violations leading to losses of state capital or assets at enterprises.

Article 13. Responsibilities of Members’ Councils and company presidents at enterprises in which the State holds 100% charter capital

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Based on relevant regulations and owners’ guidance, to organize systems of information and reporting on the business and internal management situation to serve supervision at enterprises and supervision of capital-contributing enterprises through representatives.

3. To take measures to remove difficulties and problems or other management measures at the request of owners or competent state agencies in order to preserve capital and raise the business efficiency.

4. To handle according to their competent or propose owners or competent state agencies to handle agencies, organizations, units or individuals under their management that violate law or fail to observe owners’ decisions as prescribed by law.

5. To periodically or extraordinarily report the observance of law and owners’ decisions by enterprises to owners or competent state agencies in accordance with this Decree and other relevant regulations.

6. Members’ Councils and company presidents shall take responsibility before law and the Prime Minister, line ministers and chairpersons of provincial-level People’s Committees for violations leading to losses of state capital or assets at enterprises if they fail to implement or fully implement necessary preventive management measures.

Article 14. Responsibilities of controllers and representatives

1. Based on approved annual plans on supervision, examination and inspection of state enterprises, to formulate specific plans on supervision at enterprises of which they are representatives or which they are assigned to control.

2. To periodically or extraordinarily report the observance of law and owners’ decisions to owners or competent state agencies in accordance with this Decree and other relevant regulations.

3. To propose owners according to their competence or request competent state agencies to apply appropriate management measures to remove difficulties or problems for enterprises.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. To monitor and urge the implementation of management measures, proposals and petitions of owners and competent state agencies by enterprises.

6. To take responsibility before law and owners for the implementation of their responsibilities prescribed in this Article; for the accuracy of information and reports; or for violations leading to losses of state capital or assets at enterprises assigned to them for supervision if they fail to implement or fully implement necessary preventive measures.

Section 2. FORMS OF SUPERVISION

Article 15. Forms of supervision

1. For grade-1 enterprises in which the State holds 100% charter capital, owners being line ministries or provincial-level People’s Committees shall conduct supervision in the following forms:

a/ Considering, synthesizing and assessing self-supervision reports of enterprises;

b/ Considering, synthesizing and assessing reports of controllers;

c/ Synthesizing petitions, assessments, handling measures and implementation of examination, inspection or investigation conclusions and supervision or audit reports;

d/ Receiving, considering and settling according to their competence proposals, reports, complaints or denunciations related to enterprises.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. For grade-2 enterprises, grade-1 enterprises and line ministries or provincial-level People’s Committees being owners of grade-1 enterprises shall conduct supervision based on reports of representatives.

Article 16. Supervision through considering, synthesizing and assessing self-supervision reports of enterprises or reports of controllers or representatives

1. Pursuant to Article 7 of this Decree, agencies, organizations or units assigned to act as focal points in uniformly supervising enterprises shall regularly consider, synthesize and assess self-supervision reports of enterprises or reports of controllers or representatives.

2. When considering and assessing self-supervision reports of enterprises or reports of controllers or representatives, agencies, organizations or units assigned to act as focal points in uniformly supervising enterprises may request enterprises, controllers or representatives to provide

additional information or documents or to explain relevant matters for clarifying the contents of supervision. When necessary, they may request persons representing enterprises, controllers or representatives to directly present unclear contents in the reports.

3. Agencies, organizations or units assigned to act as focal points in uniformly supervising enterprises shall take the initiative in coordinating with agencies, organizations, units or individuals involved in the business fields or lines of enterprises in clarifying, or hire independent assessment organizations to clarify, the contents of supervision.

Article 17. Supervision through synthesizing petitions, assessments, handling measures and implementation of examination, inspection or investigation conclusions, supervision and audit reports

1. Agencies with supervision, examination, inspection, audit or investigation competence shall send examination, inspection or investigation conclusions or supervision and audit reports of enterprises to owners for supervision.

2. Agencies, organizations or units assigned to act as focal points in uniformly supervising enterprises shall synthesizing petitions, assessments, handling measures and implementation of supervision, examination, inspection or investigation conclusions or audit and supervision reports on enterprises.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Owners shall, according to their competence, receive, consider and settle proposals, reports, complaints or denunciations directly related to the operation of enterprises, or decisions or acts of managers and laborers of enterprises in accordance with the laws on complaints and denunciations and relevant legal documents.

2. The results of receiving, considering and settling proposals, reports, complaints or denunciations related to the operation of enterprises, or decisions or acts of managers and laborers of enterprises shall be sent to agencies, organizations or units assigned to act as focal points in uniformly supervising enterprises for inclusion in supervision reports.

Section 3. REPORTING REGIME AND HANDLING OF SUPERVISION RESULTS

Article 19. Self-supervision reports of enterprises

Based on the guidance of their owners being line ministries or provincial-level Peoples Committees as prescribed in Clause 2, Article 11 of this Decree, enterprises in which the State holds 100% charter capital shall prepare self-supervision reports on the observance of law and ownersdecisions.

Article 20. Reports of controllers or representatives

1. Reports of controllers or representatives at grade-1 enterprises are prescribed as follows:

a/ Reports shall be made on a quarterly basis and an annual basis and sent to owners and corporate finance management agencies (the Ministry of Finance, for enterprises under its management, or provincial-level Finance Departments, for enterprises managed by provincial-level People’s Committees);

b/ Quarterly reports must be sent no later than the 15th of the first month of the subsequent quarter while annual reports must be sent no later than January 31 of the subsequent year.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 21. Reports on supervision results of owners being line ministries or provincial-level Peoples Committees

1. Every six (6) months and every year, based on the results of supervision in the forms specified in Articles 16, 17 and 18 of this Decree, owners being line ministries or provincial-level People’s Committees shall make and send reports on supervision results to the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment, the Government Inspectorate and related agencies. A report on supervision results must be enclosed with a self- supervision report of each enterprise and the supervision report of the controller or representative. Biannual reports must be sent no later than August 31 of the reporting year while annual reports must be sent no later than May 31 of the subsequent year.

2. A report on supervision results has the following contents:

a/ Characteristics and situation of enterprises under owners’ management and actual state of management of enterprises in the reporting period (legal grounds and owners’ decisions);

b/ Summary of the results of self-supervision by enterprises, reports of controllers or representatives;

c/ Results of owners’ supervision of enterprises in the observance of law and owners’ decisions, based on the contents specified in Article 7 of this Decree;

d/ Assessment of the results of supervision by owners, ministries, ministerial-level agencies and related agencies, organizations and individuals, of the observance of law and owners’ decisions by enterprises (by the following levels: full observance, partial observance, and non-observance); assessment of the preservation and development of state capital at enterprises;

dd/ Solutions already taken by owners or related agencies, organizations or individuals (if any); proposed remedies or examination or inspection (if any).

3. Reports on supervision results shall be filed with owners’ dossiers of management of state enterprises and publicized in accordance with law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Based on supervision results, owners or agencies or units assigned by owners shall:

1. Consider and promptly solve according to their competence difficulties and problems related to the operation of enterprises; and create conditions for enterprises to fulfill approved business targets and plans.

2. Urge and timely apply according to their competence measures to rectify the operation of enterprises.

3. Propose the Prime Minister to discipline chairpersons of Members’ Councils or company presidents of enterprises established under the Prime Minister’s decisions. Handle according to their competence enterprise managers or representatives who fail to implement or fully implement information and reporting regulations, fail to observe or fully observe regulations of owners, or commit other violations.

4. Decide on examination or inspection of enterprises according to their competence defined in this Decree.

5. Forward dossiers of violations to competent investigation agencies for examination of penal liability when detecting criminal signs.

Chapter III

EXAMINATION OF ENTERPRISES

Article 23. Examination responsibility

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors in, conducting regular or extraordinary examination of the observance of law and owners’ decisions by enterprises, based on the contents specified in Article 7 of this Decree;

b/ Guide the order, procedures and contents of examination of enterprises under their management in accordance with this Decree and other relevant legal documents.

2. Grade-1 enterprises shall conduct examination within grade-2 enterprises and examine the observance of law and owners’ decisions by grade-2 enterprises.

3. Regular examination of enterprises under owners’ management shall be conducted based on the functions, tasks and powers of owners or agencies or organizations assigned by owners.

4. Extraordinary examination shall be conducted when detecting enterprises’ violations of law or failure to observe owners’ decisions or to meet management requirements of owners and competent state agencies.

5. Examination shall be conducted by examination teams or persons assigned with the examination task.

Article 24. Examination competence

1. In case owners are line ministries, line ministers may decide to examine or assign heads of their attached agencies or units to examine grade-1 and grade-2 enterprises.

2. In case owners are provincial-level People’s Committees, chairpersons of provincial-level People’s Committees may decide to examine or assign heads of their attached provincial-level Departments or sectors to examine grade-1 and grade-2 enterprises.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People’s Committees other than owners and related agencies and units shall, within their functions and tasks prescribed by law, coordinate with owners or agencies or units assigned by owners in examining enterprises.

Article 25. Organization of examination teams

1. Issuance of examination decisions:

a/ Based on approved annual plans on supervision, examination or inspection of enterprises, owners or heads of agencies or units assigned by owners shall issue examination decisions and send them to to-be-examined enterprises, except for extraordinary examination;

b/ In case of extraordinary examination, examination teams shall notify to-be-examined enterprises of the time and contents of examination at least 1 working day before the date of examination.

2. An examination decision must have the following contents:

a/ Bases for examination;

b/ Subjects of examination;

c/ Contents and scope of examination;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd/ Full names, positions and workplaces of the head and members of the examination team or examiners.

3. The duration of an examination must not exceed 10 working days from the date of announcement of the examination decision; in case an examination involves different subjects, is conducted in large areas and is of complicated nature, the duration of examination may be longer but must not exceed 15 working days from the date of announcement of the examination decision.

4. During examination, the head of the examination team shall make a record of violations of the enterprise or to certify the collection and provision of information and documents relating to the contents of examination. Such a record must have the following contents:

a/ Date of making the record;

b/ Full name and position of the head of the examination team;

c/ Full name and position of the representative of the examined enterprise;

d/ Violations of the examined enterprise or the collected and provided information and documents;

dd/ Certification by the head of the examination team and the representative of the examined enterprise.

Article 26. Rights and obligations of examined enterprises

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ To refuse to provide information or documents or refuse to explain the matters falling beyond the scope and contents of examination, and clearly state the reason for such refusal;

b/ To explain and clarify matters related to the contents of examination;

c/ To lodge complaints about, or notify competent agencies, organizations or persons of, illegal decisions or acts of the head or members of the examination team or of the owner in accordance with law.

2. An examined enterprise has the following responsibilities:

a/ To observe the examination decision;

b/ To cooperate with, and provide accurate, adequate and prompt information and documents at the request of, the examination team or examiner;

c/ To strictly comply with requests of the examination team or examiner; and decisions and conclusions of the examination decision issuer.

Article 27. Reports on examination results, examination conclusions

1. Within 5 working days after concluding an examination, the head of the examination team or the examiner shall report examination results to the examination decision issuer. A report on examination results has the following contents:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Conclusion on the contents of examination;

c/ Proposed measures to handle violations and other contents (if any);

d/ Proposal to a competent agency to conduct inspection (if any);

dd/ Remedies (if any).

2. A report on examination results shall be sent to the examination decision issuer.

3. Within 5 working days after receiving a report on examination results and explanations of the examined enterprise (if any), the examination decision issuer shall issue an examination conclusion.

4. An examination conclusion must be made in writing and sent to the examined enterprise and related agencies, organizations and individuals, and inserted in the enterprise management dossier.

Article 28. Handling of examination results

1. Based on examination results, examination decision issuers shall apply according to their competence measures to remove difficulties and problems of enterprises, and request enterprises to set out solutions or implement remedies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. In the course of considering and handling examination results, if detecting criminal signs, examination decision issuers shall forward dossiers of violations to competent investigation agencies in accordance with law.

Chapter IV

INSPECTION OF ENTERPRISES

Article 29. Inspection responsibility

1. Line ministries or provincial-level People’s Committees being owners of enterprises and agencies with the inspection function shall, within their competence, conduct inspection or participate in the inspection of the observance of law and owners’ decisions by enterprises when having one of the bases prescribed in the Inspection Law and this Decree.

2. For investment or management and use of state capital and assets invested in enterprises, line ministries being owners of enterprises shall, based on supervision and examination results, inspect the observance of law and owners’ decisions at least every two (2) years by enterprises under their management as prescribed at Point a, Clause 2, Article 30 of this Decree; provincial-level People’s Committees being owners of enterprises shall inspect the observance of law and owners’ decisions at least once (1) every year by enterprises under their management as prescribed in Clause 3, Article 30 of this Decree.

3. When line ministries being owners of enterprises fail to perform the responsibilities defined in Clause 2 of this Article or when detecting enterprises’ violations, chairpersons of provincial-level People’s Committees of localities where enterprises are based may issue decisions based on the contents under the management of provincial-level People’s Committees to inspect enterprises under the management of line ministries as prescribed in Clause 2, Article 30 of this Decree. Chairpersons of provincial-level People’s Committees shall take responsibility for the issuance of inspection decisions and send inspection decisions to line ministries for coordination during inspection.

Article 30. Inspection competence

1. The Government Inspectorate may inspect the observance of law and owners’ decisions by grade-1 enterprises established under the Prime Minister’s decisions and by grade-2 enterprises.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ To inspect the observance of law and owners’ decisions by grade-1 enterprises established under ministers’ decisions or transformed from state enterprises under ministries or assigned to ministries for management, and b y grade-2 enterprises.

For grade-1 enterprises established under the Prime Minister’s decisions of which line ministries are assigned to act as immediate superior agencies of Members’ Councils, inspectorates of ministries shall conduct inspection after reporting to and reaching agreement with the Inspector General;

b/ To inspect the observance of specialized laws, professional-technical regulations and sectoral management rules under state management of ministries by enterprises in accordance with the inspection law.

3. Inspectorates of provinces or centrally run cities (below referred to as provincial-level inspectorates) shall inspect the observance of law and owners’ decisions by grade-1 enterprises established under decisions of chairpersons of provincial-level People’s Committees or transformed from state enterprises under provincial-level People’s Committees, and by grade-2 enterprises; inspect the observance of law by enterprises under Clause 3, Article 29 of this Decree as assigned by chairpersons of provincial-level People’s Committees. Provincial-level inspectorates that fail to meet the necessary requirements for conducting inspection shall report such to the Government Inspectorate for consideration and handling.

4. The inspectorates of provincial-level Departments shall inspect the observance of specialized laws, professional-technical regulations and sectoral management rules under the management of provincial-level Departments by grade-1 enterprises established under decisions of chairpersons of provincial-level People’s Committees or transformed from state enterprises under provincial-level People’s Committees; and the observance of specialized laws by enterprises under Clause 3, Article 29 of this Decree as assigned by chairpersons of provincial-level People’s Committees.

Article 31. Tasks and powers of inspection decision issuers and heads and members of inspection teams

While conducting inspection of enterprises, inspection decision issuers and heads and members of inspection teams shall perform the tasks and exercise the powers defined in Articles 46, 47, 48, 53, 54 and 55 of the Inspection Law and in the Government’s Decree No. 86/2011/ND-CP of September 22, 2011, detailing and guiding a number of the Inspection Law, and the Government’s Decree No. 07/2012/ND-CP of February 9, 2012, defining agencies with the specialized inspection function and specialized inspection activities.

Article 32. Inspection bases, order and procedures; making and handling of inspection conclusions

The inspection bases, order and procedures and the making and handling of inspection conclusions with regard to enterprises in the observance of law and owners decisions must comply with the Inspection Law; the Governments Decree No. 86/2011/ND-CP of September 22, 2011, detailing and guiding a number of the Inspection Law, and the Governments Decree No. 07/2012/ND-CP of February 9, 2012, defining agencies with the specialized inspection function and specialized inspection activities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

HANDLING OF VIOLATIONS AND ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 33. Handling of violations

1. Managers and representatives of enterprises shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined in one of the following forms:

a/ Reprimand or caution, in case they violate the obligation to submit reports or provide information under this Decree and regulations on supervision, examination and inspection of state enterprises;

b/ Salary decrease or severance, in case they violate the obligation to implement management measures or decisions of owners and competent state agencies, leading to losses of state capital or assets at enterprises.

2. Line ministers or chairpersons of provincial-level People’s Committees being owners of enterprises shall, depending on the nature and severity of their violations, take responsibility and be handled under current regulations for losses of state capital or assets at enterprises under their management in the following cases:

a/ Failing to implement or fully implement the responsibility to supervise, examine and inspect state enterprises under their management or assigned to them for management in accordance with this Decree;

b/ Violating the reporting obligation or untruthfully reporting the results of supervision of state enterprises under their management or assigned to them for management in accordance with this Decree;

c/ Failing to implement or fully implement instructions of the Government or the Prime Minister and conclusions or handling decisions of corporate finance management agencies, inspection agencies, examination agencies or the State Audit Office of Vietnam regarding measures to address violations or remedy shortcomings or weaknesses in managing state enterprises or state capital and assets at enterprises.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 34. Effect

This Decree takes effect on July 10, 2014.

Article 35. Organization of implementation

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government- attached agencies, chairpersons of provincial-level Peoples Committees, chairpersons of Members Councils, company presidents, chairpersons of Boards of Directors, controllers and representatives shall implement this Decree.-

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Decree No. 49/2014/ND-CP dated May 20, 2014, providing the supervision, examination and inspection of state enterprises in the observance of law and owners’ decisions

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.568

DMCA.com Protection Status
IP: 3.146.37.35
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!