Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 0703TM/XNK Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Thương mại Người ký: Lương Văn Tự
Ngày ban hành: 12/02/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 0703 TM/XNK
V/v quy tắc xuất xứ Asean - Trung Quốc đối với hàng dệt may xuất khẩu

Hà Nội, ngày 12 tháng 2 năm 2004

 

Kính gửi:

 

- Bộ Công nghiệp
- Bộ Tài chính
- Tổng Công ty Dệt May Việt Nam
- Hiệp hội Dệt may Việt Nam

 

Ngày 12 tháng 12 năm 2003 Bộ Thương mại đã có Quyết định số 1727/2003/QĐ-BTM ban hành quy chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu E của Việt Nam cho hàng hoá để được hưởng ưu đãi thuế quan thực hiện Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN - Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (ACFTA), có hiệu lực thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2004.

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá và quy tắc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá là một trong những nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại hàng hoá giữa các nước ASEAN và ASEAN - Trung Quốc nói riêng. Hiệu có 3 quy tắc xuất xứ hàng hoá được đề xuất áp dụng:

+ Quy tắc xuất xứ thuần tuý (wholly obtain criterion)

+ Quy tắc tỷ lệ hàm lượng sản phẩm (quy định của ASEAN là 40%)

+ Quy tắc chuyển đổi dòng thuế (change of tariff clasification).

Một trong những vấn đề được các nước thành viên ASEAN quan tâm nhất hiện nay tăng cường tính hiệu quả của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá bằng đề xuất áp dụng nguyên tắc chuyển đổi cơ bản (substantial transformation) trên cơ sở chuyển đổi dòng thuế (Changes in tariff classification) nếu không đáp ứng được Nguyên tắc xuất xứ 40% hàm lượng sản phẩm nội địa thông thường. Nguyên tắc này đang được áp dụng đối với hàng dệt, may thuộc chương trình CEPT/ASEAN (C/O form D) kể từ năm 2001.

Một trong những nội dung chính phiên họp tới của Nhóm Quy tắc Xuất xứ ASEAN - Trung Quốc dự kiến vào tháng 3/2004 tại Kuala Lumpur, Malaysia là thảo luận việc sử dụng quy tắc xuất xứ hàng dệt, may của CEPT/ASEAN (C/O form D) áp dụng tương tự cho ACFTA/ASEAN - CHINA (C/O form E).

Buôn bán hàng dệt, may giữa Việt Nam và Trung Quốc trong các năm 2001 - 2003 như sau:

 

2001

2002

2003

- Việt Nam XK hàng dệt, may:

15,3

19,6

28,4

- Việt Nam NK nguyên phụ liệu DM, da:

74

128

200

 Buôn bán hàng dệt, may giữa Việt Nam và ASEAN trong các năm 2001 - 2003 như sau:

 

2001

2002

2003

- Việt Nam nhập khẩu

75

128

82,1

- Việt Nam xuất khẩu

 

72,5

100,7

Mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với vải nguyên liệu Việt Nam đang áp dụng ở mức 20% đối với vải có xuất xứ từ ASEAN, từ 12 - 20% áp dụng cho EU, Hoa Kỳ (theo cam kết) và 40% áp dụng cho các nước khác.

Bộ Thương mại cho rằng:

1. Việc áp dụng C/O form D đối với hàng dệt may hiện đang áp dụng đối với CEPT/ASEAN cũng đã có những mặt tích cực trong việc đẩy mạnh thương mại 2 chiều giữa các nước ASEAN, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh và khắc phục được sự thiết hụt về vải và chất lượng vải sản xuất trong nước.

2. Việc áp dụng C/O form E đối với hàng dệt may hiện đang áp dụng đối với CEPT/ASEAN không ảnh hưởng gì đến nguồn hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu sang các nước có quy định hạn ngạch nhập khẩu (EU, Hoa Kỳ và Canada), chỉ có giá trị hiệu lực thực hiện giữa ASEAN và Trung Quốc;

3. Một đặc điểm đối với ngành công nghiệp dệt, may Việt Nam là chủ yếu gia công (80%) cho Công ty nước ngoài, việc nhập khẩu vải nguyên liệu để sản xuất do khách hàng chỉ định hầu hết có xuất xứ từ các nước trong khu vực hoặc từ Trung Quốc và được miễn thuế nhập khẩu.

Vì vậy, nếu đưa nguyên tắc xứ hàng dệt may C/O form D của các nước ASEAN áp dụng cho C/O form E giữa ASEAN và Trung quốc sẽ không ảnh hưởng nhiều đến nguồn thu thuế của Việt Nam, ngược lại thương nhân Việt Nam có thể nâng cao khả năng cạnh tranh nhờ sử dụng vải giá rẻ của Trung quốc để hạ giá thành sản phẩm.

4. Xu thế giảm thuế đối với nguyên liệu đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu là tất yếu. Trong quá trình hội nhập tất yếu phải có mặt được và mặt “mất”, song cái mất ở đây lại là tiền đề cho cái được thì Việt Nam khi đã tham gia vào “sân chơi” chung cũng cần hưởng ứng theo luật chơi chung.

Bộ Thương mại xin gửi kèm các hồ sơ nêu trên để Quý cơ quan nghiên cứu và gửi ý kiến đóng góp đối với:

- Nguyên tắc xuất xứ hàng dệt may của ASEAN áp dụng cho ASEAN - Trung Quốc, khả năng áp dụng của Việt Nam đối với C/O form E?

- Nguyên tắc xuất xứ chuyển đổi dòng thuế do Thái Lan đề xuất

Ý kiến đóng góp xin gửi về Bộ Thương mại (Vụ xuất nhập khẩu) - 21 Ngô Quyền, Hà Nội trước ngày 24 tháng 02 năm 2004.

Rất mong nhận được sự hợp tác của quý Cơ quan.

 

KT BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
THỨ TRƯỞNG




Lương Văn Tự

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn số 0703 TM/XNK ngày 12/02/2004 của Bộ Thương mại về việc quy tắc xuất xứ Asean-Trung Quốc đối với hàng dệt may xuất khẩu

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.762

DMCA.com Protection Status
IP: 3.146.65.212
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!